#28 Đại kỵ khi mang thai mà bà bầu cần nên biết để tránh nhé

Đại kỵ khi mang thai mà bà bầu cần nên biết để tránh nhé

Trong hành trình làm mẹ, mỗi người phụ nữ đều phải trải qua rất nhiều thay đổi. Bởi một số thói quen sống hằng ngày cũng có thể gây ảnh hưởng sức khỏe. Vậy những điều đại kỵ khi mang thai mà các mẹ cần tránh là gì? Lưu lại ngay bài viết này của Mỹ Phẩm Bà Bầu để có những thông tin chính xác nhất nhé!

Tại sao mẹ cần kiêng kị trong khi mang thai

So với lúc chưa mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ suy yếu đi rất nhiều. Vì thế trong mọi hoạt động thai phụ cần hết sức cẩn thận để hạn chế rủi ro như sảy thai, sinh non hoặc gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.

Quá trình phát triển của thai nhi được chia thành 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Đây cũng là những cột mốc vô cùng quan trọng mà thai phụ cần nắm rõ. Bởi mỗi giai đoạn phát triển đều phụ thuộc rất nhiều vào chế độ sinh hoạt, thói quen và dinh dưỡng.

So với lúc chưa mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ suy yếu đi rất nhiều
So với lúc chưa mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ suy yếu đi rất nhiều

28 điều kiêng kị cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Trong thời đại phát triển, việc thụ thai rất khó, giữ thai lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tỉ lệ sẩy tự nhiên cực kì cao. Vì thế mẹ bầu cần lưu ý những điều đại kỵ khi mang thai sau mà khỏe đẹp cao hơn liệt kê nhé:

Các thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi

Chế độ ăn uống trong thai kỳ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ trong thai kỳ. Nhiều trường hợp ăn uống không khoa học có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, một số trường hợp nghiêm trọng hơn là gây tiêu cực tới sự phát triển của bào thai. Vì vậy mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan, đặc biệt nếu đã có tiền sử bị sảy thai thì càng nên cẩn thận.

Mẹ bầu nên lưu lại một số loại rau củ cần hạn chế ăn quá nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ như:

– Rau răm: thành phần aldehyd, polygonacae trong rau răm có tác dụng kháng estrogen, gây rối loạn nội tiết tố. Khi ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ.

– Khổ qua: Thành phần charatri, momondicum trong khổ qua có tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên.

– Đu đủ: Enzym papain trong đu đủ là chất phá hủy progesterone, gây ảnh hưởng đến quá trình nội tiết.

– Quả dứa: enzyme bromelain trong dứa đóng vai trò là một loại kháng viêm non steroid, không tốt cho mẹ bầu.

– Cam thảo: glycyrrhizin trong cam thảo khiến nồng độ hormone stress cortisol tăng cao, có thể khiến mẹ bị ảnh hưởng tâm lý, từ đó ít nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

– Rau sam: Ăn quá nhiều có thể gây gia tăng tần suất co bóp, kích thích mạnh đến tử cung.

– Rau ngót: Trong rau ngót có một hàm lượng lớn chất papaverin sử dụng trong làm giảm đau, hạ huyết áp, thậm chí là co thắt tử cung.

– Trái sơn trà: Ăn quá nhiều có thể gây co thắt tử cung.

– Đào, long nhãn: Ăn quá nhiều có thể gây xuất huyết trong thai kỳ.

– Nước dừa: Mẹ bầu nên hạn chế uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì nước dừa có tính giải nhiệt, hạ huyết áp, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp,… cơ thể mẹ bầu trong 3 tháng đầu dễ ốm nghén, mệt mỏi, nôn mửa, nước dừa sẽ làm các tình trạng này trầm trọng thêm.

– Ngải cứu: Ngải cứu cũng chứa nhiều thành phần gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.

Charatri, momondicum có trong khổ qua có tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi
Charatri, momondicum có trong khổ qua có tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi

Một số loại hải sản biển:

Không ăn quá nhiều mực, cua, vi cá mập, cá thu, cá kiếm, cá ngừ,….: Trong thịt các loại hải sản này có chứa hàm lượng thủy ngân cao, rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

Các thực phẩm dưa muối, ủ chua, phèn chua:

Mẹ bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm có sử dụng phèn chua như quẩy, bánh bò, các món dưa muối chua…. Các món ăn này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi.

Các món ăn gây nặng bụng:

Những món ăn như: đồ chiên, xào, nhiều dầu mỡ, món ăn quá béo, món nướng, xông khói, các món ăn có quá nhiều các loại gia vị. Các món ăn gây nặng bụng sẽ khiến mẹ bị khó tiêu, đầy bụng, khiến tình trạng ốm nghén nặng hơn. Đồng thời gây tăng sinh tuyến bã nhờn, khiến da mẹ dễ bị mụn trứng cá trong thai kỳ.

Kiêng ăn quá mặn:

Mẹ bầu ăn quá mặn dễ bị phù thũng, tăng huyết áp đột ngột gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, tệ hơn là lâu dài có thể dẫn đến nhiễm độc thai. Nếu thai phụ có tiền sử huyết áp thấp thì có thể ăn mặn một chút so với bình thường, tuy nhiên cũng không nên ăn quá mặn.

Tránh ăn quá nhiều gan động vật:

Trong gan động vật có chứa nhiều Vitamin A, thành phần này có tác động không tốt tới bào thai, thậm chí có thể gây dị dạng thai nhi nếu quá lạm dụng. Đặc biệt,vitamin A trong 3 tháng đầu của thai kỳ không cần nhiều, trong trường hợp mẹ bầu thèm các món liên quan đến gan hoặc chứa nhiều vitamin A, nên kiểm tra hàm lượng hoặc nghe tư vấn từ bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến con.

Trong gan có nhiều vitamin A, ăn quá nhiều không tốt cho thai nhi
Trong gan có nhiều vitamin A, ăn quá nhiều không tốt cho thai nhi

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tránh ăn thực phẩm quá ngọt để giảm nguy cơ tăng cân quá mức hoặc tiểu đường trong thai kỳ.

Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý đại kỵ khi mang thai trong ăn uống là luôn luôn phải PHẢI ĂN CHÍN UỐNG SÔI, tránh nguy cơ nhiễm giun, sán. Bởi bị nhiễm giun sán khi mang thai rất khó điều trị và cơ địa của phụ nữ mang thai thì không nên sử dụng thuốc.

Cuối cùng, mang thai là cả một quá trình, sự phát triển của bào thai không chỉ ngày một ngày hai. Vì vậy để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần cân đối dinh dưỡng đủ chất cho trẻ, không kiêng cữ tuyệt đối, cũng không bổ dưỡng quá đà.

Các loại thức uống có cồn, chất gây nghiện

– Bia rượu: Chất cồn trong rượu bia khi đi vào máu có thể gây ra ngộ độc rượu, tăng tỉ lệ dị tật thai nhi, sinh non và lưu thai.

– Thuốc lá: có thể gây dị dạng thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu, dị dạng hoặc sẩy sớm.

– Riêng trà, cà phê, ca cao, socola…: Mẹ bầu có thể sử dụng, tuy nhiên chỉ uống trong lượng vừa đủ. Quá lạm dụng có thể dẫn đến, tăng áp lực máu, tăng nhịp tim, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dễ sảy thai và sinh non.

Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Đa phần các loại thuốc đều không phù hợp với phụ nữ mang thai, một số thuốc sử dụng để kích thích nội tiết tố, chống ung thư, hạ huyết áp, streptomycin, tetracycline, vitamin A,… sẽ tác động dẫn đến việc thay đổi giới tính của thai nhi, các khuyết tật hoặc những biến đổi về khác về trí tuệ bẩm sinh.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh tự ý uống các loại thuốc Đông y trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì thuốc bổ quá đôi khi cũng dẫn đến động thai, xuất huyết âm đạo hoặc thậm chí là sảy thai.

Đối với các mẹ bầu là bệnh nhân tiểu đường, bị các bệnh về thận, động kinh, tim, bệnh tim, lupus đỏ, cường giáp,… cần sử dụng thuốc dài hạn thì cần ổn định sức khỏe trước khi mang thai. Trong trường hợp đã mang thai, mẹ bầu nên làm theo hướng dẫn và chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ. Ngoài ra, các mẹ cần điều chỉnh và tần suất sử dụng thuốc, đồng thời giám sát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và an toàn của mẹ cũng như thai nhi.

Vận động mạnh, bưng vác đồ nặng

Mẹ bầu mang thai nên tránh mang vác nặng, bởi vì mang vác nặng sẽ gây tỷ lệ động thai gấp 3,4 lần. Khom lưng, mang vác vật nặng có thể gây sa tử cung. Thay vì khom lưng hoặc mang vác đồ nặng, mẹ bầu nhờ người thân mang hộ nếu đồ quá nặng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh lên xuống cầu thang nhiều lần, với tay lên cao, vận động mạnh.

Sử dụng thuốc nhuộm, sơn móng tay

Trong hầu hết các loại sơn móng tay đều có chứa thuốc nhuộm, đây là thành phần gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mang thai là lúc mẹ bầu cần nói lời “tạm biệt” với bộ sưu tập sơn móng của mình. Trong trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sơn móng tay, có thể lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa chất độc hại hoặc đã được nghiên cứu lâm sàng phù hợp với phụ nữ mang thai để sử dụng.

Mang giày cao gót

Mang giày cao gót là một trong 28 điều kiêng kỵ khi mang thai cơ bản mà nhiều mẹ thường bỏ qua. Việc mang giày cao gót rất dễ gây té ngã, chưa kể đến việc bụng bầu của mẹ sẽ ngày một lớn dần, trọng lượng lẫn trọng tâm cơ thể cũng thay đổi theo thời gian. Do đó, mẹ bầu chỉ nên nên chọn những loại giày dép đế bằng, dễ đi lại, thoải mái, chiều cao tối đa 3–5 cm và có độ bám tốt.

Mẹ bầu không nên mang giày cao gót
Mẹ bầu không nên mang giày cao gót

Tham gia các trò chơi cảm giác mạnh

Một trong những điều kiêng kị khi mang thai là không tham gia các trò cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc, vượt thác… Đối với mẹ bầu đang ốm nghén, các hoạt động cảm giác mạnh càng khiến mẹ buồn nôn hơn, chưa kể đến việc tai nạn và các hoạt động mạnh gây tăng huyết áp, tăng lưu lượng máu dễ gây sảy thai.

Một số lưu ý khác khi mang thai khác

Ngoài những đại kỵ trên, mẹ bầu cần lưu ý trong suốt quá trình mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi như:

– Tránh xa các loại thú nuôi: Lông chó, mèo có thể làm mẹ bầu bị dị ứng. Nếu nhà có nuôi chó mèo nên hút bụi thật kĩ lượng. Ngoài ra, trong phân mèo có thể mang vi khuẩn Toxoplasmosis, đây là loại vi khuẩn vô cùng nguy hại đối với thai nhi.

– Tránh thức khuya, stress hoặc ngủ quá muộn. Ngủ phải mắc màn, tránh để mẹ bầu bị sốt xuất huyết do muỗi.

– Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ rau quả, trái cây tươi được rửa sạch, uống đủ nước để tránh táo bón.

– Không sờ đầu ti hoặc thường xuyên xoa nắn ngực và bụng trong suốt thời gian mang thai. Đây là hành động dễ gây co thắt tử cung, dẫn tới động thai, sảy thai hoặc sinh non.

– Tránh sử dụng hoặc không đứng gần lò vi sóng, bếp từ.

– Tuyệt đối kiêng quan hệ trong thời gian đầu mang thai, ít nhất trong 1 tháng đầu sau khi biết tin có thai.

– Thông báo hoặc đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

– Trong thời kỳ mang thai, da của mẹ bầu rất dễ bị mụn trứng cá, sạm nám hoặc dị ứng, vì vậy nên duy trì chăm sóc da mặt thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chọn lọc các sản phẩm chăm sóc da phù hợp dành cho bà bầu để sử dụng.

Những điều cấm kị cho mẹ bầu trước khi sinh

Bên cạnh những đại kỵ khi mang thai trên, mẹ bầu cần lưu ý những điều cấm kỵ trước khi sinh như:

Vội vàng

Hầu hết mẹ bầu nào cũng mong ngóng sự chào đời của con, đến lúc sắp sinh thì lo lắng vội vàng, thậm chí là còn dùng thuốc để kích thích sinh sớm. Tâm trạng vội vàng của mẹ bầu cũng sẽ gây những ảnh hưởng xấu, vì vậy được xem là một trong những điều cấm kị cho mẹ bầu khi mang thai.

Tùy theo sản phụ, không phải mẹ bầu nào cũng đúng 9 tháng 10 ngày là em bé chào đời, thông thường mỗi mẹ bầu sẽ có một chu kỳ mang thai khác nhau, sinh trước hoặc sau vài là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu để quá ngày mà vẫn không có dấu hiệu sinh, mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ để biết nguyên nhân.

Hồi hộp quá mức

Tinh thần của mẹ bầu trong trạng thái quá hồi hộp quá mức có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sinh nở. Mặc dù trong thời gian sinh con, mẹ bầu cũng có thể gặp nguy hiểm, tuy nhiên hầu hết các mẹ đều có thể “vượt cạn” an toàn. Đặc biệt trong điều kiện y tế tiên tiến hiện nay. Nếu mẹ bầu thường xuyên khám thai định kỳ và giữ gìn sức khỏe thì tỷ lệ an toàn khá cao. Vì thế mẹ bầu đừng quá lo lắng.

U sầu, lo lắng

Có một số sản phụ trước khi sinh có sức khỏe tinh thần không tốt, trong trạng thái u buồn, lo lắng quá mức. Nhiều mẹ chịu áp lực từ người thân trong gia đình như chồng hoặc bố mẹ chồng. Những hy vọng và mong muốn quá nhiều vào đứa bé sắp chào đời vô tình tạo áp lực vô hình và những gánh nặng tinh thần cho người mẹ.

Trạng thái tiêu cực này cũng sẽ là chướng ngại vật cho việc sinh nở. Người thân xung quanh nên tạo niềm tin và sự quan tâm đến sản phụ, không nên tạo áp lực cho mẹ bầu để tránh ảnh hưởng đến việc sinh con.

Stress, mệt mỏi quá mức

Sức khỏe tinh thần khỏe mạnh là điều kiện quan trọng để đảm bảo việc sinh nở diễn ra thuận lợi. Nếu trước khi sinh tinh thần hoặc cơ thể người mẹ mệt mỏi cũng gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Ngoài ra, thai nhi được sinh ra chủ yếu dựa vào quá trình thu hẹp tử cung và sự co bóp của bụng, trong quá trình sinh con, việc này sẽ làm mẹ mất rất nhiều sức lực. Do đó, mẹ bầu trước thời gian sinh nên có chế độ sinh hoạt điều độ hơn, ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ để giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái hơn.

Quá chủ quan và coi nhẹ việc sinh đẻ

Ngoài ra, nhiều sản phủ do gia đình chưa có kinh nghiệm nên không chuẩn bị chu đáo mọi thứ trước khi sinh. Có nhiều gia đình gần đến ngày sinh mới vội vàng chuẩn bị, nếu không chuẩn bị kịp thời có thể gây ra một số nguy hiểm ngoài ý muốn. Nhiều mẹ bầu gần đến thời kỳ sinh nở còn phải ngồi tàu xe đường dài làm cơ thể mệt mỏi, dễ dẫn đến tình trạng sinh giữa đường, điều này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu có thể nắm được những đại kỵ khi mang thai và trước khi sinh. Trong trường hợp các mẹ đang tìm các sản phẩm chăm sóc da trong thời gian mang thai, liên hệ ngay hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 quen thuộc để được tư vấn ngay nhé.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds