Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không? Cách phòng tránh?

Tuy chỉ xảy ra trong 10 – 20% thai phụ, nhưng tình trạng viêm âm đạo có thể khiến các mẹ khó chịu, ngứa ngáy hoặc thậm chí là lo lắng vì mùi “lạ” ở vùng kín. Vậy có cách nào để điều trị viêm âm đạo khi mang thai mà không gây nguy hiểm đến thai nhi? Cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau nhé.

Viêm âm đạo là gì?

Trong cuộc đời của một người phụ nữ, sẽ có ít nhất 1 lần bị viêm âm đạo. Bệnh có thể lại nhiều biến chứng sớm gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và một số biến chứng tiềm ẩn như vô sinh nếu không được điều trị đúng cách hoặc tái đi tái lại quá nhiều lần.

Mỗi người phụ nữ sẽ bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời
Mỗi người phụ nữ sẽ bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời

Ở môi trường bên trong âm đạo của người phụ nữ, có một loại dịch tiết hay còn gọi là khí hư (huyết trắng) có màu trắng như lòng trắng trứng, hơi dính, không màu, không mùi. Nhìn chung, khí hư có chức năng giữ ẩm cho môi trường âm đạo và tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển vào trong tử cung. Hầu hết các chị em phụ nữ đều sẽ có một lượng khí hư nhất định, tuy nhiên, nếu tiết ra quá nhiều và đi kèm theo mùi hơi khó chịu, thì rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng viêm âm đạo.

Tóm lại, viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng tiết dịch, ngứa và đau. Nguyên nhân thường là do sự mất cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo hoặc bị nhiễm trùng. Bệnh có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy khá phổ biến, nhưng vẫn có nhiều chị em chần chừ việc đi khám, dẫn tới bệnh tiến triển nặng và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt với các nhóm đối tượng mắc bệnh là phụ nữ mang thai, các mẹ nên trang bị sẵn những kiến thức cơ bản để có những biện pháp phòng tránh và xử lý nếu không may mắc bệnh.

Nguyên nhân viêm âm đạo khi mang thai?

Cơ thể người phụ nữ mang thai sẽ có rất nhiều thay đổi. Và một trong những sự thay đổi mang lại nhiều rắc rối nhất cho các chị em phải kể đến nội tiết tố. Dĩ nhiên, nội tiết tố không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến mẹ bầu bị viêm âm đạo, nhưng chúng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi khiến các vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, một số nguyên nhân khiến mẹ bị viêm âm đạo phải kể đến như:

Do nấm Candida

Âm đạo của người phụ nữ chính là nơi cư trú của nấm Candida. Chúng sẽ hoàn toàn vô hại nếu môi trường pH trong âm đạo ở mức cân bình. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, sự thay đổi nội tiết đột ngột sẽ khiến cơ thể chị em thay đổi độ pH. Từ đó, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển mạnh mẽ và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo. Người bị viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida thường có biểu hiện ngứa, nóng, kích ứng âm hộ, khó tiểu.

Trên thực tế, việc điều trị nấm Candida khi mang thai không phải quá khó. Tuy nhiên, bệnh này rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, các mẹ bầu thường được bác sĩ đưa ra những lời khuyên kiêng cữ, sinh hoạt kết hợp cùng các phương pháp điều trị an toàn để trị bệnh dứt điểm nhằm tránh lây nhiễm bệnh cho bé. Nếu mẹ vẫn bị nấm Candida khi sinh con, vi khuẩn có thể dính vào niêm mạc của trẻ, khiến trẻ bị đen miệng hoặc viêm da. Nguy hiểm hơn, việc nhiễm trùng âm đạo có thể gây ảnh hưởng đến quá trình truyền dinh dưỡng đến bào thai, tăng nguy cơ sinh non, khiến trẻ có sức đề kháng yếu, dễ bị viêm phổi hơn các bé khác.

Mẹ bầu bị viêm âm đạo phần lớn là do sự phát triển của nấm Candida
Mẹ bầu bị viêm âm đạo phần lớn là do sự phát triển của nấm Candida

Do lậu cầu khuẩn

Tình trạng viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân này có mức độ nguy hiểm khá cao. Nếu bệnh có thời gian ủ lâu, thai phụ sẽ xuất hiện các triệu chứng như nước tiểu đục, tiểu rắt, đôi khi có đi kèm theo mủ. Đồng thời, mẹ cũng dễ xuất hiện nhiều huyết trắng có mùi hôi, đau vùng bụng dưới. Tình trạng bệnh này nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới thai nhi, đơn cử như: sinh non, viêm màng ối, vỡ ối, trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân,… Bên cạnh đó, vi khuẩn lậu cũng dễ lây nhiễm từ mẹ qua bé khi sinh thường. Thêm vào đó, vi khuẩn lậu từ dịch tiết ở đường sinh dục có khả năng xâm nhập vào trong mắt trẻ, gây xung huyết, tạo mủ vàng, giảm thị lực. Thậm chí là có thể dẫn tới mù lòa.

Do vi khuẩn Bacterial Vaginosis

Thai phụ có nguy cơ bị viêm âm đạo khi vi khuẩn Bacterial Vaginosis phát triển quá mức. Nguyên nhân của hiện tượng này phần lớn cũng là do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Phụ nữ nhiễm bệnh sẽ có các biểu hiện như: dịch tiết âm đạo có màu xám, xuất hiện mùi hôi. Viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis có thể dẫn tới nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm như: vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng ối, sinh non, trẻ nhẹ cân, mẹ bị viêm màng tử cung,…

Dấu hiệu bị viêm âm đạo khi mang thai?

Phần lớn, các mẹ bầu bị viêm âm đạo là do nấm Candida. Bởi loại nấm này vốn dĩ đã có sẵn ở bên trong môi trường âm đạo của người mẹ. Khi bước vào giai đoạn mang thai, sự thay đổi của các hormone sẽ kéo theo tình trạng thay đổi pH, tạo ra môi trường phát triển lý tưởng cho vi khuẩn, virus. Do đó, viêm âm đạo có nguyên nhân từ nấm Candida thường phổ biến hơn những nguyên nhân gây viêm khác. Đặc biệt trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ.

Dù vậy, nhưng nếu đã bị viêm âm đạo, hầu hết các mẹ đều sẽ xuất hiện các triệu chứng cơ bản như:

– Bị ngứa vùng kín.

– Huyết trắng ra nhiều, có mùi hôi khó chịu hoặc màu sắc bất thường.

– Đôi khi khí hư cũng có màu bột trắng, hoặc giống vảy sơn bám trên quần lót.

– Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc lúc quan hệ tình dục.

– Một số người sẽ có cảm giác tiểu rắt, khó tiểu, tiểu đục, đôi khi có kèm theo mủ.

Trong một vài trường hợp, mẹ bầu bị viêm âm đạo cũng không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Điều này rất khó để biết bản thân có đang bị viêm nhiễm hay không. Do đó, mẹ cần thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra và tầm soát bệnh từ sớm.

Dấu hiệu nào cho biết chị em đang viêm âm đạo khi mang thai?
Dấu hiệu nào cho biết chị em đang viêm âm đạo khi mang thai?

Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Phần lớn sự phát triển và nguồn dinh dưỡng của trẻ khi mang thai đều đến từ cơ thể người mẹ. Nhìn chung, đa số các bệnh nhiễm trùng đều có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn rất khó để kết luận việc mẹ bị viêm âm đạo có thể gây ảnh hưởng đến con ở mức độ nào. Những ảnh hưởng đến bào thai còn tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng viêm âm đạo của mẹ và khả năng phát triển của con. Viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến thai nhi theo các cách sau:

– Gây hại cho mẹ, khiến cơ thể mẹ bị suy giảm sức đề kháng, không đủ sức khỏe để nuôi dưỡng tốt thai nhi. Nếu mẹ bị viêm âm đạo nặng, bác sĩ sẽ kê cho mẹ sử dụng một số loại thuốc, các loại thuốc này sẽ được kê theo chỉ định. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ có những tác hại nhất định với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

– Vi khuẩn do viêm âm đạo có thể kích thích chuyển dạ sớm, gây sảy thai hoặc sinh non.

– Vi khuẩn gây viêm âm đạo cho thể lấy qua cho trẻ khi sinh thường. Các loại vi khuẩn này có khả năng làm nhiễm trùng mắt, da và phổi của trẻ sơ sinh.

– Tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục cho trẻ. Một số bệnh có thể lây nhiễm phải kể đến như: viêm gan, giang mai, herpes, HIV,…

– Nếu mẹ bị viêm âm đạo cho bệnh lậu, virus này không chỉ gây chuyển dạ, sinh non sớm; mà chúng còn có thể bám vào mắt trẻ khiến bé bị nhiễm trùng mắt và gây mù.

– Biến chứng nặng hơn có thể gây tử vong với các trẻ sơ sinh.

Những điều trên chính là lời nhắc nhở mẹ bầu không nên chủ quan khi bị viêm âm đạo khi mang thai. Nếu không may mắc phải và không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Viêm âm đạo khi mang thai khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi vệ sinh âm hộ hoặc sinh hoạt thường ngày, mẹ bầu hãy đến ngay để được bác sĩ thăm khám nếu xuất hiện các tình trạng bất thường dưới đây:

– Âm đạo có mùi khó chịu, tiết dịch bất thường, khí hư có màu lạ.

– Trước khi có thai, mẹ bầu từng có nhiều bạn tình.

– Hoặc nếu “bạn chung phòng” có biểu hiện mắc bệnh về đường tình dục, mẹ cũng nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.

– Đã uống các loại thuốc điều trị viêm âm đạo theo chỉ định của bác sĩ, nhưng các tình trạng vẫn không cải thiện.

– Viêm âm đạo có kèm theo sốt, ớn lạnh hoặc đau vùng lưng, xương chậu.

Trên thực tế, tình trạng viêm nhiễm âm đạo ở một số thai phụ sẽ không có những biểu hiện rõ ràng. Do đó, các mẹ sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với những biểu hiện thai kỳ. Vì vậy, để có kết quả tốt nhất, mẹ nên khám thai định kỳ. Khi xuất hiện dấu hiệu bị viêm âm đạo, các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp can thiệp phù hợp nhất cho mẹ.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm âm đạo

Việc viêm phụ khoa không phải vấn đề lạ lẫm gì ở phụ nữ. Tuy nhiên, để điều trị bệnh khi mang thai là vấn đề rất phức tạp. Phương pháp điều trị bệnh cho thai phụ cần đảm bảo đủ an toàn để không ảnh hưởng đến sự phát triển của con, cũng như sức khỏe của người mẹ.

Nếu mẹ bầu nghi ngờ mình đang bị viêm âm đạo, cách tốt nhất là nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau khi biết được mức độ viêm và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ điều trị bằng một số loại thuốc. Lưu ý, mẹ chỉ được sử dụng các loại thuốc được bác sĩ chỉ định, uống đủ liều lượng và sản phẩm. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống tại nhà để tránh gây hại đến trẻ.

Khi nghi ngờ mình bị viêm âm đạo, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám
Khi nghi ngờ mình bị viêm âm đạo, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám

Bên cạnh việc dùng thuốc, bác sĩ sẽ đưa ra cho mẹ một vài lời khuyên sau để hạn chế tình trạng viêm âm đạo:

– Sử dụng đúng liều lượng thuốc của bác sĩ chỉ định. Không cần chịu đựng tình trạng ngứa vùng kín.

– Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hàng ngày hoặc liên tục.

– Ưu tiên các loại quần áo, đặc biệt là đồ lót thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt.

– Kiểm soát tần suất quan hệ tình dục. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi quan hệ.

– Tắm rửa hàng ngày, luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

– Duy trì các bài tập thể dục nhẹ nhàng, kết hợp cùng lối sống lành mạnh, không thức khuya khiến hệ miễn dịch suy yếu.

– Bổ sung thêm lợi khuẩn thông qua các loại sữa chua khác nhau.

– Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh mặt trời. Nếu có thời gian, mẹ hãy dùng máy sấy hoặc bàn là để tiêu diệt nốt những bào tử nấm còn sót lại trên đồ lót.

– Luôn tuân thủ đúng các nguyên tắc để phòng tránh, lây nhiễm viêm âm đạo trong thai kỳ.

– Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa sâu vào bên trong âm hộ. Đây là một trong những cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

– Không dùng các loại dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy rửa quá mạnh.

– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt, bởi chất ngọt sẽ gây tiết dịch nhiều hơn.

– Mẹ có thể dùng một số loại thuốc có tác dụng kem bôi tại chỗ để giảm ngứa. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra sản phẩm bôi phù hợp.

Mẹ bầu nên làm gì để giảm nguy cơ viêm âm đạo

Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng viêm âm đạo khi mang thai là phòng ngừa khuẩn nấm phát triển. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà mẹ có thể tham khảo:

– Tuân thủ quy tắc quan hệ một vợ một chồng

– Không dùng chung đồ lót với người khác, đồ lót phải luôn rộng rãi, thoáng mát;

– Dù có ra khí hư nhiều cũng không dùng băng vệ sinh hàng ngày;

– Luôn lau sạch cơ quan sinh dục và hậu môn mỗi khi đi vệ sinh;

– Tắm ngay sau khi bơi lội. Bởi đồ ướt và môi trường ẩm luôn là môi trường để các vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.

– Không thụt rửa âm đạo hoặc dùng các dung dịch vệ sinh chứa quá nhiều chất tẩy rửa;

– Không dùng nước hoa xịt vào vùng kín;

– Hạn chế đường trong khẩu phần ăn để ngăn ngừa nấm men phát triển;

– Duy trì các bài luyện tập thể chất để tăng cường sức khỏe;

– Dành thời gian để nghỉ ngơi, không cho vi khuẩn có cơ hội tấn công.

Nhìn chung, viêm âm đạo khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mà còn là tiền đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con. Đặc biệt, một số bệnh lý mà vi khuẩn viêm âm đạo có thể gây ra phải kể đến như: nhiễm trùng mắt, viêm phổi, các bệnh về đường tình dục, bệnh lậu,… Do đó, song song với mốc thời gian khám thai, mẹ bầu cũng cần được khám phụ khoa thường xuyên để kiểm tra và tầm soát sớm bệnh.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề viêm âm đạo khi mang thai. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức quan trọng trong giai đoạn này. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds