Các loại chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn mỹ phẩm

Hữu cơ là xu hướng rất được chú ý hiện nay. Hầu hết mọi người đều chú ý đến cụm từ này là do chúng có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, đồng thời bảo vệ sức khỏe lâu dài. Vì vậy mà nhu cầu thay đổi mỹ phẩm của mình trở thành sản phẩm hữu cơ là tham vọng rất lớn của nhiều thương hiệu. Tuy nhiên, không phải muốn là có thể “hô biến” sản phẩm trở thành hữu cơ là có thể làm ngay. Vậy chứng nhận hữu cơ là gì? Các loại chứng nhận hữu cơ nào phổ biến và thường thấy trên thị trường hiện nay? Loại nào mới là thương hiệu uy tín? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu qua bài viết sau.

Chứng nhận hữu cơ là gì?

Để hiểu về khái niệm chứng nhận hữu cơ và các loại chứng nhận hữu cơ, chị em cần hiểu về khái niệm thực phẩm hữu cơ. Bởi các sản phẩm hay chứng nhận hữu cơ đều xuất phát từ thực phẩm hữu cơ. Nhìn chung, thực phẩm hữu cơ là các thực phẩm được sản xuất theo những phương pháp tuân thủ nghiêm ngặt theo những tiêu chuẩn canh tác hữu cơ. Tuy chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại, nhưng từ lâu chúng đã trở nên quen thuộc và chiếm giữ vị trí quan trọng trong những mặt hàng thiết yếu tại nhiều nước. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau:

– Đối với nông sản, sản phẩm đó sẽ được trồng trọt mà không sử dụng đến hầu hết các loại thuốc trừ sâu thông thường. Đồng thời không được sử dụng phân bón nhân tạo, bùn thải, chất phóng xạ và những chất có thể gây biến đổi gen.

– Đối với động vật, thịt của chúng không được tiêm kháng sinh và các loại hormone, đồng thời phải được nuôi theo quy chuẩn riêng của quy định nuôi trồng hữu cơ.

Nhìn chung, thực phẩm hữu cơ có thể đa dạng bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau như: rau củ, thịt, cá, trứng,… cho đến các thực phẩm khác như bánh quy, soda, ngũ cốc. Chính vì thế, chúng ta đừng nghĩ rằng thực phẩm hữu cơ là cụm từ chỉ nói về rau xanh.

Chứng nhận hữu cơ chính là hoạt động đánh giá và kiểm chứng độ sạch, an toàn của các loại thực phẩm
Chứng nhận hữu cơ chính là hoạt động đánh giá và kiểm chứng độ sạch, an toàn của các loại thực phẩm

Tuy vậy, nhưng đa phần các dòng mỹ phẩm hữu cơ hầu hết được làm từ các loại nông sản và cây trồng. Chúng sẽ được sản xuất thông qua biện pháp canh tác tự nhiên, tránh tất cả các hóa chất nhân tạo, chất kích thích, kháng sinh hoặc sinh vật có khả năng biến đổi gen (GMO). Tiếp theo đó, để đạt được chứng nhận hữu cơ, những thực phẩm này phải được đánh giá, phân tích, kiểm chứng độ sạch và an toàn sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn hữu cơ thế giới hoặc quốc gia.

Tại sao cần chứng nhận hữu cơ?

Trong xã hội công nghiệp phát triển như hiện tại, mọi người đều đang có xu hướng hướng tới một cuộc sống xanh, sạch và khỏe mạnh. Do đó, thực phẩm hữu cơ đã trở thành một cụm từ đang rất được mọi người quan tâm. Có rất nhiều nhà sản xuất cố gắng để sản phẩm của mình nhận được chứng nhận hữu cơ với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, phần lớn nguyên nhân khiến các nhà sản xuất cố gắng để sản phẩm của mình nhận được chứng nhận hữu cơ là vì:

Được đánh giá cao

Thực ra, khái niệm về hữu cơ không hề quá khó hiểu. Tuy nhiên, việc thực hiện để chúng đủ tiêu chuẩn để nhận chứng nhận hữu cơ thì lại rất khó khăn. Có rất nhiều doanh trại, nông nghiệp cố gắng trồng trọt theo phương pháp hữu cơ, nhưng phần lớn là làm theo kinh nghiệm và những hiểu biết truyền miệng. Mặc khác, những sản phẩm được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ sẽ được đánh giá cao. Đặc biệt, chứng nhận hữu cơ còn được cả Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận. Do đó, có thể nói rằng chứng nhận hữu cơ có giá trị rất lớn trong ngành nông nghiệp nói chung.

Tạo ưu thế trong ngành thực phẩm hữu cơ

Trên thực tế, hầu hết các thực phẩm hữu cơ trên thị trường Việt Nam hiện nay, dù có được gắn mác là “Organic” hay “Thực phẩm hữu cơ” thì cũng không được chứng nhận chính thức. Do đó, sản phẩm được Trung tâm kiểm nghiệm công nhận và nhận được chứng nhận hữu cơ chính là ưu thế lớn, cũng là tạo niềm tin rất lớn trong lòng người tiêu dùng.

Đem lại an toàn cao cho người sử dụng

Ngày nay, tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm canh tác không đúng quy trình khắp nơi. Điều này khiến cho người tiêu dùng mất đi niềm tin với các sản phẩm. Có thể nói rằng, thực phẩm hữu cơ được đánh giá cao không chỉ bởi vì cách canh tác, mà chúng còn đem lại an toàn cao khi sử dụng. Ngoài ra, lúc các sản phẩm hữu cơ được bào chế thành sản phẩm tiêu dùng như: mỹ phẩm, sữa tắm hoặc các sản phẩm tiêu dùng khác, cũng đem lại mức độ an toàn rất cao cho người dùng.

Các loại chứng nhận hữu cơ phổ biến hiện nay

Trên thế giới, hiện tại có rất nhiều loại chứng nhận hữu cơ khác nhau. Nhưng khi nhắc đến những chứng nhận hữu cơ có tiêu chuẩn khắt khe, chúng ta không thể nào bỏ qua các loại chứng nhận hữu cơ sau:

Chứng nhận hữu cơ USDA – Hoa Kỳ

USDA là chứng nhận hữu cơ có nguồn gốc từ Mỹ, được cấp bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Có thể nói, USDA chính là một trong những chứng nhận hữu cơ uy tín nhất trên thế giới. Khác với chứng nhận JAS nhắm tới mục đích nâng cao chất lượng đời sống của người Nhật, USDA lại có tiêu chuẩn chung dành cho quốc tế.

USDA là chứng nhận hữu cơ uy tín nhất thế giới
USDA là chứng nhận hữu cơ uy tín nhất thế giới

Theo đó, USDA cũng khó để đạt được chứng nhận hơn. Để sản phẩm đạt được chứng nhận USDA, các trang trại phải trải qua rất nhiều lần kiểm tra, đi kèm theo đó phải đáp ứng đủ nhiều tiêu chuẩn như: con giống sạch, động thực vật không biến đổi gen; nguồn đất – nước sạch; đảm bảo canh tác tự nhiên; nếu chăn nuôi phải tuân thủ theo kỹ thuật chăn nuôi thả đàn, kiểm soát dịch bệnh theo tiêu chuẩn riêng. Đồng thời, không chỉ diệt sâu bệnh, mà nhổ cỏ dại cũng yêu cầu thực hiện bằng biện pháp cơ học,… Bên cạnh đó, xuyên suốt quá trình cũng có rất nhiều quy định nhỏ nhặt khác.

Không chỉ vậy, bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ rất chú trọng việc bảo vệ môi trường. Do đó, chứng nhận hữu cơ USDA rất chú trọng đến việc dán nhãn bao bì. Nhãn “100% hữu cơ” chỉ được dán cho những sản phẩm thực sự có 100% thành phần hữu cơ. Ngoài “100% hữu cơ”, USDA còn có loại nhãn “hữu cơ”, tương đương với hơn 95% thành phần hữu cơ. USDA còn có thêm một loại nhãn là “được làm từ các sản phẩm hữu cơ”, tức thành phần hữu cơ của sản phẩm sẽ chiếm khoảng 70 – 94%.

Có một điều chắc chắn rằng, tất cả sản phẩm được dán nhãn từ USDA sẽ đều được kiểm định Organic và chứng nhận an toàn với sức khỏe người tiêu dùng trước khi được tung ra thị trường.

Chứng nhận hữu cơ ACO – Úc

Chứng nhận hữu cơ ACO, hay còn gọi là Australian Certified Organic. Đây là chứng nhận hữu cơ đến từ nước Úc. Chứng nhận này chỉ mới được biết đến qua một số sản phẩm Úc phân phối tại Việt Nam trong một vài năm gần đây. Do đó, có thể sẽ có nhiều người chưa biết đến chúng nhưng loại chứng nhận này gắt gao không hề kém cạnh so với USDA.

Chứng nhận hữu cơ ACO - Úc
Chứng nhận hữu cơ ACO – Úc

Để đạt được tiêu chuẩn ACO, hầu như các trang trại đều phải trải qua nhiều đợt kiểm tra trong những lần canh tác và trồng trọt. Đặc biệt, ACO luôn cố gắng nâng cao yêu cầu về chất lượng bao bì để các sản phẩm tung ra thị trường ngày càng thân thiện với môi trường hơn. Tương tự USDA, ACO cũng được chia ra 4 cấp độ:

– 100% Organic (100% thành phần hữu cơ)

– Certified Organic (>95% thành phần hữu cơ)

– Made with organic ingredients (70-94% thành phần hữu cơ)

– Nếu sản phẩm có dưới 70% thành phần hữu cơ chí được phép hiển thị trên bảng thành phần sản phẩm

Chứng nhận hữu cơ Organic EU – châu Âu

Có thể nói, chứng nhận hữu cơ Organic EU chính là loại chứng nhận hữu cơ có mức độ đánh giá khắt khe nhất châu u. Organic EU có biểu tượng chiếc lá xếp trên 12 ngôi sao trắng trên nền xanh. Chứng nhận này được dùng cho khắp châu u.

Organic EU được xem là loại chứng nhận có mức độ khắt khe nhất châu u. Bởi không chỉ dừng lại ở những tiêu chí nghiêm ngặt về nguồn nước, nguồn đất, con giống, cách chăm sóc,… các trang trại muốn nhận được chứng nhận hữu cơ này còn phải đáp ứng những yêu cầu sau:

– Trong quá trình canh tác, trang trại phải đảm bảo việc sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm.

– Duy trì đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong khu vực.

– Song song đó, phải đảm bảo việc nuôi dưỡng, nâng cao độ phì nhiêu của đất, không khiến chúng mất đi độ màu mỡ.

– Luôn luôn chú ý đến chất lượng nguồn nước.

– Bảo đảm sự an toàn và tập tính của các loại động vật xung quanh

Chứng nhận hữu cơ Organic EU có biểu tượng chiếc lá xếp trên 12 ngôi sao trắng trên nền xanh
Chứng nhận hữu cơ Organic EU có biểu tượng chiếc lá xếp trên 12 ngôi sao trắng trên nền xanh

Như vậy, Chứng nhận hữu cơ Organic EU không chỉ yêu cầu ở sản phẩm, còn bắt buộc trang trại phải chú trọng đến môi trường sống, canh tác bền vững và hòa hợp với thiên nhiên.

Chứng nhận của viện Tiêu chuẩn quốc gia NSF – Mỹ

NSF là một trong những chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ xuất hiện sớm tại Mỹ, chỉ sau USDA – dành cho các nhà sản xuất mỹ phẩm. So với những tiêu chuẩn khắt khe của USDA thì NSF có phần nhẹ nhàng hơn. Tuy vậy, nhưng chứng nhận NSF vẫn yêu cầu các sản phẩm phải chứa ít nhất 70% thành phần là hữu cơ – trừ nước, mới được công bố với nhãn “made with organic” (làm từ thành phần hữu cơ). Nhìn chung, NSF cũng có những quy trình sản xuất khá giống với USDA. Nhưng có một điểm đặc biệt lớn, đó là NSF cho phép các nhà sản xuất sử dụng các chất bảo quản và hóa học trong quá trình sản xuất thoái mái hơn USDA.

Chứng nhận hữu cơ Soil Association (UK) – Anh

Soil Association là chứng nhận hữu cơ khá phổ biến đến từ nước Anh. Chứng nhận này yêu cầu nhà sản xuất phải để tất cả tỷ lệ thành phần hữu cơ xuất hiện trên bao bì của sản phẩm. Chứng nhận này khắt khe ở chỗ, để được gọi là hữu cơ, dòng sản phẩm đó phải có chứa 95% thành phần hữu cơ, Những dòng sản phẩm được ghi nhãn “made with organic X” (được làm từ hữu cơ X) cũng phải đảm bảo chứa trên 70% thành phần hữu cơ. Tuy nhiên chứng nhận này vẫn chấp nhận những thành phần không trích xuất từ tự nhiên.

Ngoài những chứng nhận hữu cơ trên, các mẹ có thể tham khảo một số chứng nhận hữu cơ khác qua bảng so sánh dưới đây:

Một số loại chứng nhận hữu cơ phổ biến trên thị trường và các tiêu chuẩn chứng nhận.
Một số loại chứng nhận hữu cơ phổ biến trên thị trường và các tiêu chuẩn chứng nhận.

Phân biệt mỹ phẩm hữu cơ và mỹ phẩm handmade

Tuy rằng, có thể khẳng định các sản phẩm hữu cơ rất tốt cho sức khỏe của con người. Nhưng đứng trước những thông tin về hàng nhái, hàng giả, không rõ nguồn gốc giả dạng hữu cơ cũng khiến nhiều người lo lắng. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, đây là nhóm đối tượng có thể nhận nhiều hệ lụy nếu chọn nhầm sản phẩm. Khi mang thai, các chị em thường có xu hướng chọn những dòng sản phẩm gắn mác tự nhiên, handmade hoặc organic để sử dụng.

Thế nhưng, Mỹ Phẩm Bà Bầu nghĩ rằng có nhiều mẹ vẫn sẽ bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm mỹ phẩm hữu cơ và mỹ phẩm handmade, thiên nhiên. Dưới đây là một số tiêu chí giúp các chị em phân biệt mỹ phẩm hữu cơ và mỹ phẩm handmade:

Nguồn nguyên liệu khác nhau

Mặc dù nhìn từ bên ngoài, chúng ta sẽ thấy hai nguyên liệu thành phần của hai sản phẩm này chẳng khác gì nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thì nguyên liệu của mỹ phẩm hữu cơ đã được kiểm tra và kiểm duyệt chặt chẽ ngay khi chúng được trồng trên mặt đất. Tất cả thực phẩm hữu cơ đều phải trải qua nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ gieo trồng tới thu hoạch và sản xuất. Trong khi đó, thành phần trong sản phẩm handmade/thiên nhiên sẽ chưa được chứng nhận về nguồn gốc.

Quy trình sản xuất và công nghệ khác nhau

Có lẽ khi mua sắm, nghĩ đến quy trình sản xuất hay công nghệ là thứ sẽ khiến chúng ta cảm thấy nhàm chán. Nhưng đây chính là điểm khác biệt lớn của hai sản phẩm hữu cơ và handmade. Bởi phần lớn các sản phẩm handmade được tạo theo những công thức riêng tùy ý thích người pha trộn, thì mỹ phẩm hữu cơ phải thực hiện theo quy trình công nghệ bào chế hiện đại, tuân thủ quy định của Chính phủ, với những tiêu chuẩn hữu cơ khắt khe được đề ra trước đó.

Mức độ an toàn

Nhiều người nghĩ rằng, sản phẩm handmade được sản xuất từ thành phần thiên nhiên nên cũng sẽ an toàn. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Bởi sản phẩm handmade chưa được kiểm duyệt và không bắt buộc người sản xuất phải dùng thành phần tự nhiên. Nếu gặp phải những nhà sản xuất không có tâm, họ vẫn dễ dàng bỏ thêm nhiều thành phần hóa học, phẩm màu hoặc hóa chất khác vào sản phẩm để tăng công dụng như trắng da, trị mụn. Mặc khác, mỹ phẩm hữu cơ phải sản xuất theo những quy định sản xuất hữu cơ chung. Do đó, các nhà sản xuất đều phải nói không với thành phần hóa chất trong danh sách cấm, nếu muốn sản phẩm của mình được các cơ quan kiểm cấp chứng nhận. Tóm lại, sản phẩm thiên nhiên thì có thể “tự phong”, nhưng mỹ phẩm hữu cơ thì không thể tự nhận.

Giá thành

Do phải trải qua nhiều tiêu chuẩn khắt khe, đồng thời quy trình sản xuất nghiêm ngặt nên sản phẩm hữu cơ thường có giá thành cao hơn sản phẩm handmade. Tuy nhiên, mức độ an toàn cũng đi kèm theo với giá thành, nên người tiêu dùng không phải lo lắng về vấn đề kích ứng, hấp thu hóa chất độc hại, hay sử dụng lâu dài có thể nguy hiểm với sức khỏe.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề các loại chứng nhận hữu cơ. Nếu các chị em đang phân vân không biết nên sử dụng sản phẩm hữu cơ nào khi mang thai, hãy liên hệ ngay với Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 để được các Dược sĩ hỗ trợ!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds