Chàm sữa là bệnh viêm da mãn tính, thường xảy ra ở các trẻ dưới 5 tuổi. Nếu như không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của bé cưng và có thể tái đi tái lại nhiều lần rất phiền phức. Do đó, các mẹ nên tìm hiểu thông tin về bệnh để có cách trị chàm sữa cho bé, loại bỏ triệu chứng cho trẻ. Vậy thực chất chàm sữa là bệnh như thế nào và có cách điều trị ra sao, các mẹ cùng Mỹ Phẩm Cho Bà Bầu tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Chàm sữa là gì?
Chàm sữa là một trong những bệnh về da khá phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng nhiều bậc cha mẹ không biết bệnh gì nên lo lắng và mãi loay hoay tìm cách trị cho con nhưng đều không khỏi mà ngày càng thêm nặng.
Chàm sữa (Atopic dermatitis) còn có nhiều tên gọi khác như eczema, lác sữa, viêm da cơ địa. Đây là một dạng viêm da cơ địa thường xuyên tái lại nhiều lần, kéo dài và gây ngứa. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3-24 tháng tuổi và các trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh chàm sữa tuy không nguy hiểm nhưng khó điều trị dứt điểm, có thể hiểu đây là một bệnh rối loạn miễn dịch ở trẻ.
Nguyên nhân bé bị chàm sữa?
Chàm sữa là kết quả của phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch ở trẻ. Cho đến hiện nay, vẫn chưa có nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm sữa. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng tìm thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của các chất gây dị ứng, vi khuẩn và các yếu tố về gen đến sự hình thành và phát triển nặng của bệnh chàm sữa.
– Khoảng 20-30% trẻ mắc chàm sữa có chứa một loại gen khiến cho lớp biểu bì ngoài của da dễ bị tổn thương hơn những trẻ bình thường. Thế nên, da của em bé không mịn màng mà luôn trong tình trạng khô, nứt nẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố bên ngoài tấn công da và gây bệnh.
– Chàm sữa cũng xuất hiện ở các bé dễ bị dị ứng trên da hay người thân, cha mẹ có tiền sử mắc bệnh mề đay, hen suyễn, dị ứng da do thời tiết.
– Các bé sơ sinh có thể bị chàm sữa do dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ. Nếu mẹ ăn nhiều đồ tanh, hải sản, chất giàu đạm sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa, khiến cơ thể bé không thích ứng được gây ra dị ứng.
– Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh hoặc là những yếu tố khiến cho tình trạng của bé trở nên nặng hơn: Thời tiết hanh khô, nóng ẩm; xà phòng tắm, giặt; thuốc tẩy, vải áo quần, khói thuốc lá, khói bụi, lông động vật chó, mèo,…
Do nguyên nhân của chàm sữa chủ yếu đến từ sự bất thường của gen và hệ thống miễn dịch nên không có cách nào điều trị dứt điểm ngay. Tuy nhiên, tình trạng của bé sẽ được dần cải thiện khi bé lớn dần, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng khỏe mạnh. Có khoảng 70% bé bị chàm sữa khỏi hẳn khi lớn nhưng số còn lại sẽ gắn bó với bệnh suốt đời. Vì vậy, cha mẹ nên xác định rõ mục tiêu điều trị để tìm cách trị chàm sữa đúng đắn cho bé.
Dấu hiệu bé bị chàm sữa?
Việc nhận biết dấu hiệu chàm sữa xuất hiện trên da bé sẽ giúp mẹ có biện pháp chăm sóc và điều trị cho bé sớm hơn.
– Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở trên mặt, hai bên má và có thể lan ra toàn thân mình, tay chân,…
– Ban đầu, chàm sữa chỉ là những nốt mẩn đỏ, rồi thành mụn nước nhỏ li ti, có màu đỏ, gây nứt da và rịn nước, đóng vảy và sau đó bong tróc vảy.
– Ở những vùng da trẻ nổi chàm sữa khi chạm vào sẽ cảm giác thấy thô ráp và có các vảy nhỏ li ti, da khô và căng. Những mảng da khô và mẩn đỏ này thường xuất hiện ở trên mặt và các vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, mắt cá chân.
– Bên cạnh nổi chàm, thì trẻ cũng có thể gặp thêm các dấu hiệu dị ứng của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi.
– Khi bị lác sữa, nếu như mẹ quan sát và theo dõi trẻ sẽ thấy trẻ rất khó chịu, thường hay quơ tay lên mặt như muốn gãi ngứa hoặc chà đầu, mặt vào gối cho đỡ ngứa. Và chính biểu hiện ngứa ngáy này mà trẻ thường hay quấy khóc, bú kém và ngủ không ngon giấc
– Các vùng da ngứa khiến trẻ bứt rứt và có thể càu hay gãi liên tục. Điều này khiến cho các nốt mụn nước vỡ ra, gây chảy máu. Nếu như không vệ sinh và chăm sóc kỹ sẽ khiến cho những vùng da này càng bị tổn thương nhiều hơn, thậm chí còn gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Từ đó, gây khó khăn cho việc điều trị và nguy cơ để lại sẹo rất cao.
Bé bị chàm sữa có trị được hay không?
Bé bị chàm sữa có trị được hay không là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi khi thấy con mình xuất hiện triệu chứng khó chịu vô cùng xót.
Chàm sữa ở trẻ em là bệnh rất dễ tái phát, nhất là khi gặp các tác nhân gây dị ứng như thực phẩm khi ăn uống hay thời tiết thay đổi. Theo các bác sĩ, mục đích của điều trị chàm sữa là bình thường hóa làn da và kéo dài thời gian lành bệnh ở trẻ, giảm nguy cơ tái phát. Bởi đây là bệnh rất khó điều trị dứt điểm. Do đó, trẻ đang bị chàm sữa cấp tính cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh để tránh tình trạng trở nặng.
Ngoài ra, khi cha mẹ phát hiện con mình mắc bệnh chàm sữa thì không nên tự ý điều trị tại nhà để tránh hệ lụy không tốt cho trẻ về sau.
Cách trị chàm sữa cho bé hiệu quả nhất?
Mặc dù bệnh chàm sữa khó điều trị dứt điểm nhưng bệnh có thể được kiểm soát. Nếu như biết cách chăm sóc và điều trị đúng thì bệnh sẽ dần thuyên giảm khi trẻ lớn dần, bởi lúc này sức đề kháng và hệ miễn dịch của tốt hơn.
Đối với mỗi đợt tái phát chàm, thời gian tự khỏi thường khoảng 7-10 ngày khi được xử lý đúng cách và hệ đề kháng của trẻ tốt. Những trẻ có sức đề kháng kém thì triệu chứng bệnh có thể phức tạp hơn.
Dưới đây là một số cách trị chàm sữa cho trẻ mà các bậc cha mẹ nên tham khảo:
Kiểm soát nguyên nhân gây bệnh
Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu và biết được nguyên nhân gây bệnh sữa hay các yếu tố khiến tình trạng dị ứng trên da của trẻ. Với cách này sẽ giúp tránh được hoàn toàn hay loại bỏ một phần các yếu tố gây kích ứng da, để giảm tình trạng bùng phát bệnh.
Sử dụng thuốc
Khi nhận thấy trên da trẻ xuất hiện dấu hiệu của chàm sữa, cha mẹ không nên tự xử lý tại nhà mà nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán tình trạng và có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
Tùy vào tình trạng, mức độ của mỗi trẻ mà bác sĩ chỉ định sử dụng những loại thuốc đặc trị riêng. Các loại thuốc giúp kiểm soát cơn ngứa, triệu chứng khó chịu và chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn vết chàm,… Do đó, để bệnh nhanh chóng thuyên giảm, cha mẹ nên tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc bên ngoài hay dùng các loại lá dân gian đắp lên vết chàm.
Dưỡng ẩm và chăm sóc da cho trẻ
Mục đích của cách điều trị này là giúp làn da bé chống khô, nứt nẻ, tạo nên hàng rào bảo vệ làn da, có khả năng chống chọi lại các tác nhân bên ngoài tấn công làn da.
Các sản phẩm này các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Da liễu để đảm bảo phù hợp tình trạng và an toàn cho bé nhé.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng, đây là một trong những cách trị chàm sữa cần phải kết hợp tốt với dùng thuốc của bác sĩ. Bởi nếu bé có thực đơn dinh dưỡng phù hợp sẽ cải thiện được sức đề kháng chống lại bệnh.
Mẹ nên cân bằng dinh dưỡng, đa dạng dưỡng chất cho trẻ nhưng tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ hải sản, trứng, đậu phộng, cà chua,…
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên duy trì cho con bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất, tốt nhất chỉ nên cho bé ăn đang dạng thực phẩm từ 6 tháng trở lên. Điều này đảm bảo hệ thống miễn dịch của bé được củng cố tốt nhất. Và các mẹ cho con bú cũng đặc biệt chú ý chế độ ăn của mình nhé bởi nếu ăn thực phẩm dị ứng bé con cũng sẽ bị ảnh hưởng đấy.
Trị chàm sữa cho bé tại nhà cần lưu ý những gì?
Để thuyên giảm triệu chứng, điều trị hiệu quả cho bé cưng, các bậc cha mẹ nên lưu ý một số điều sau:
– Khi phát hiện triệu chứng không nên chần chừ mà nên lập tức đi bé đi khám và kiểm tra tại bệnh viện hay cơ sở Da liễu.
– Tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ
– Không được tự ý mua thuốc bên ngoài hay bôi đắp các lá, sản phẩm không được bác sĩ cho phép. Điều này nguy hiểm, bởi rất nhiều loại thuốc có thành phần corticoid, thành phần này dễ làm teo da, sạm da, nhiễm nấm,… và làm tình trạng trở nên nghiêm trọng.
– Cho trẻ mặc trang phục thoáng mát, chất liệu nhẹ, dễ chịu, việc này sẽ giúp thấm mồ hôi tốt hơn, làm giảm kích ứng da trẻ,…
– Tránh để trẻ gãi vùng chàm sữa như mang bao tay, cắt móng tay cho trẻ,…
– Giữ cơ thể trẻ không bị ẩm ướt, vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ mỗi ngày.
– Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, tránh nước quá nóng và tránh dùng các sản phẩm sữa tắm gội chứa nhiều chất gây kích ứng, tạo bọt, tạo mùi. Nên dùng các sản phẩm dịu nhẹ, có thành phần từ tự nhiên. Sau khi tắm xong cần lau khô da trẻ bằng khăn tắm mềm mịn, không nên chà xát mạnh lên da trẻ.
– Vệ sinh những đồ dùng, đồ chơi của trẻ thật kỹ
– Chăm sóc vết chàm thật tốt tránh bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
– Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, lông thú, phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc,… bên ngoài
– Khi thời tiết thay đổi nên bảo vệ trẻ phù hợp với thời tiết. Nếu như thời tiết lạnh, nên giữ ấm cơ thể, thời tiết nóng ẩm nên cho trẻ không gian và mặc quần áo thoáng mát, dễ chịu,…
– Chú ý chế độ ăn của trẻ, tránh cho trẻ ăn các thức ăn giàu chất tanh: tôm, cua, cá,…, các thức ăn giàu chất béo: thịt mỡ, các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ,…, các thức ăn giàu chất cay và tê, lên men,…
– Mẹ đang cho trẻ bú cũng cần tránh ăn những thực phẩm dị ứng và nội tạng để tránh gây dị ứng cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ.
Cách ngăn ngừa bé bị chàm sữa?
Phòng ngừa bé bị chàm sữa, các bậc cha mẹ nên dung hòa nhiều các yếu tố về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh làn da của trẻ và môi trường sống xung quanh. Nếu như thực hiện tốt thì nguy cơ tái phát và phát bệnh sẽ giảm, giúp bé nâng cao sức khỏe.
Vệ sinh tắm rửa mỗi ngày cho trẻ
Để phòng chàm sữa, các mẹ nên tắm cho trẻ đều đặn mỗi ngày bằng nước ấm. Nhiệt độ của nước không quá nóng mà nhiệt độ chỉ hơn thân nhiệt của trẻ từ 1-2 độ C.
Đồng thời, khi tắm cho trẻ, không nên tắm quá lâu với xà phòng hoặc sữa tắm hay ngâm mình quá lâu, thời gian tắm không nên quá 10 phút. Nhờ sự tư vấn của bác sĩ mà chọn sản phẩm sữa tắm, gội phù hợp với tình trạng của trẻ, thành phần dịu nhẹ, tự nhiên.
Tắm xong sử dụng khăn mềm, chất liệu quần áo thoáng mát cho trẻ.
Dưỡng da cho trẻ
Để phòng ngừa bệnh cũng như hạn chế tình trạng da khô nứt, các mẹ nên bôi dưỡng da cho trẻ. Các sản phẩm này nên cấp ẩm cho da và nên thực hiện sau khi trẻ tắm xong vài phút.
Vệ sinh nhà cửa, không gian ngủ cho trẻ
Trẻ cần được sống trong không gian thoáng đãng, không có lông động vật hay bụi khí bẩn. Vì thế cha mẹ nên dọn dẹp nhà cửa, dọn phòng và thay ga trải giường, giặt chăn gối thường xuyên.
Khi trẻ ở phòng, không thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh.
Chế độ dinh dưỡng
Trẻ cần được bú mẹ nhiều để tăng dinh dưỡng và sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. Các trẻ từ 6 tháng trở lên cần đa dạng dinh dưỡng nhưng hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng: lạc, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, hải sản,…
Với những thông tin về bệnh chàm sữa cũng như cách trị chàm sữa cho bé trong bài viết, hy vọng các bậc cha mẹ bổ sung được kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con. Vì bệnh chàm sữa khó điều trị khỏi hoàn toàn, nên quan trọng nhất vẫn là quá trình chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ. Nếu như trẻ xuất hiện triệu chứng, cần được thăm khám để có biện pháp điều trị kịp thời.
Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 nhé!
Giới thiệu bác sĩ Huyền
Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.
Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!
Đặt lịch bác sĩ