#4 Cách trị viêm da cơ địa cho bà bầu hiệu quả an toàn cho mẹ và bé

Viêm da ở bà bầu

Viêm da cơ địa là tình trạng thường xảy ra trong quá trình mang thai. Lúc này, da mẹ bầu có thể bị căng, nứt nẻ, viêm nhiễm,… khiến mẹ bầu ngứa ngáy và khó chịu. Do đó, mẹ bầu không chỉ lo lắng cho làn da của chính mình mà còn băn khoăn liệu có ảnh hưởng đến bé con. Chính vì thế, các mẹ thường vội vàng tìm kem hay phương pháp trị liệu để khắc phục tình trạng. Thế nhưng, giai đoạn mang thai nhạy cảm, không phải phương pháp nào cũng hiệu quả và an toàn. Để giúp các mẹ bầu tìm ra cách trị viêm da cơ địa cho bà bầu, đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) hay có tên tiếng anh là Atopic dermatitis. Đây là bệnh lý da liễu mạn tính thường gặp ở nhiều đối tượng. Trong đó, có phụ nữ mang thai và sau sinh. Bệnh lý về da này có nhiều yếu tố tác động, chủ yếu do di truyền và thay đổi nội tiết tố đột ngột.

Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là gì?

Trên da nổi mẩn ngứa làm cho mẹ bầu ngứa ngáy khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc. Vùng nổi chàm thường là các vùng da nhạy cảm như bụng, cổ, tay,… Bệnh có nguy cơ tái phát cao, vì thế sau khi điều trị mẹ bầu cần thực hiện các biện ngăn ngừa tối ưu cho làn da của chính mình.

Viêm da cơ địa ở bà bầu nguyên nhân vì sao?

Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da mà đa phần các chị em phụ nữ sẽ gặp phải khi mang thai. Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các chị em tìm được cách điều trị phù hợp và hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên viêm da cơ địa ở bà bầu:

Sự thay đổi đột ngột hormone nội tiết

Khi bước vào giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi do sự thay đổi đột ngột các hormone nội tiết trong cơ thể.

Trong đó, 2 hormone progesterone và prolactin được sản sinh nhiều hơn mức bình thường dẫn đến tăng nguy cơ kích ứng da và tạo điều kiện cho các bệnh về da bùng phát. Đồng thời, lượng hormone này có thể thay đổi sau khi mẹ sinh con nên có một số trường hợp bị viêm da cơ địa sau sinh.

Suy giảm hệ miễn dịch

Cơ thể phụ nữ mang thai khá nhạy cảm và sức khỏe yếu hơn bình thường. Điều này do hệ miễn dịch suy giảm không đủ sức bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Cùng với đó là sự gia tăng nồng độ IgE, kích thích giải phóng histamin gây kích ứng cho da khiến tình trạng viêm da cơ địa bùng phát.

Tâm trạng lo lắng, căng thẳng

Khi mang thai, đặc biệt ở những mẹ mang thai lần đầu tiên rất khó tránh khỏi những cảm xúc lo âu, stress,… Chính những điều đó, càng làm mẹ bầu thêm không vui, chán ăn, mất ngủ,… đều là những yếu tố gây bất lợi cho làn da, làm tăng khả năng phát sinh bệnh trên da.

Ốm nghén

Khi bị ốm nghén, mẹ bầu thường không ăn được gì dẫn đến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, mệt mỏi, kéo theo sức đề kháng suy giảm. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm tiến triển bệnh viêm da cơ địa.

Tiếp xúc với dị nguyên

Da của phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm hơn, do đó khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng cũng là nguyên nhân bùng phát bệnh. Một số dị nguyên mẹ bầu nên tránh: hóa chất, phấn hoa, lông động vật,…

Cách nhận biết bà bầu bị viêm da cơ địa?

– Cũng như những bệnh da liễu khác, viêm da cơ địa thường dễ nhận biết qua dấu hiệu xuất hiện trên da. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của viêm da cơ địa:

– Trên da xuất hiện những mụn nước li ti, có thể mọc đơn lẻ hoặc kết thành cụm. Thường các nốt mụn nước xuất hiện ở bụng, rốn, khuỷu tay, đôi khi lan khắp cả người.

– Bề mặt làn da nóng rát, đi kèm với những con ngứa ngáy khó chịu, cường độ càng tăng mạnh về đêm.

– Làn da trở nên thô ráp, bong vảy trắng, chuyển biến nặng sẽ bị lichen hóa, dày sừng.

– Các vết phát ban đỏ trên da với kích thước khác nhau xuất hiện khắp cơ thể.

– Ở một số phụ nữ có xuất hiện ban đỏ, phù nề, có dấu hiệu trợt loét, chảy dịch.

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa
Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa

Bà bầu bị viêm da cơ địa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nỗi lo chung của hầu hết các mẹ bầu bị viêm da cơ địa là sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Thực tế, viêm da cơ địa là bệnh ngoài da không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, lo lắng, chán ăn, mệt mỏi ở mẹ bầu khi mắc bệnh là yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Chưa kể đến, việc vội vàng dùng mỹ phẩm/kem hay áp dụng phương pháp điều trị không phù hợp cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé con.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, bệnh có tính di truyền và có xu hướng mãn tính. Do đó, phụ nữ khi phát hiện bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn chặn bệnh tiến triển thành viêm da cơ địa bội nhiễm.

Ngoài ra, khi mang thai mẹ mắc viêm da cơ địa cũng di truyền các bệnh liên quan đến viêm da cơ địa, chàm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… cho con. Cho nên, việc điều trị sớm là điều cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé, ngăn nguy cơ tái phát nhiều lần.

Cách trị viêm da cơ địa cho bà bầu hiệu quả?

Trị viêm da cơ địa trong giai đoạn mang thai khó khăn hơn những người bình thường. Vì không phải dùng thuốc hay phương pháp nào cũng được. Nếu dùng thuốc không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, muốn điều trị viêm da cơ địa mẹ bầu nên thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thuốc bôi/ kem dưỡng ẩm

Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng để được bác sĩ tư vấn về sản phẩm phù hợp trong giai đoạn mang thai.

Bôi kem dưỡng ẩm giúp làm mềm, mịn da và giảm khả năng bong tróc, ngứa ngáy. Điều này giúp làn da hạn chế tổn thương và tồi tệ hơn.

Ngoài ra, với một số trường hợp nặng, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau, ức chế miễn dịch, kháng histamin loại dành cho bà bầu. Và mẹ bầu chỉ được dùng đúng thuốc, đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ để hiệu quả và đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Bôi kem giảm triệu chứng viêm da cơ địa ở mẹ bầu
Bôi kem giảm triệu chứng viêm da cơ địa ở mẹ bầu

Mẹo chữa viêm da cơ địa từ tự nhiên

Trong dân gian, có nhiều nguyên liệu, thảo dược có tính làm mát, xoa dịu làn da. Trường hợp đang mang thai bị viêm da cơ địa nhẹ có thể áp dụng một số phương pháp bên dưới:

– Sử dụng mật ong rừng nguyên chất: Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt nên có thể loại bỏ vi khuẩn bề mặt, hạn chế viêm nhiễm. Ngoài ra còn cung cấp dưỡng chất và cấp ẩm cho làn da. Trước khi thực hiện, mẹ bầu cần sát trùng vùng da bị tổn thương bằng nước muối loãng, lau khô bằng khăn mềm. Sau đó thoa trực tiếp mật ong lên da. Nghỉ 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm, mỗi ngày thực hiện 1 lần trước khi đi ngủ để có kết quả tốt nhất.

– Lá trầu không: Tinh dầu lá trầu không có tác dụng kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn và giảm ngứa cực hiệu quả. Do đó, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn ở những vùng da bị viêm. Để thực hiện cần mang lá trầu không rửa sạch, để ráo nước sau đó giã nát, cho thêm vài hạt muối ăn. Có thể đắp trực tiếp lên da hoặc bọc vào vải xô mỏng rồi đặt lên, để 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

– Lá trà xanh: cũng có tính kháng viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa hiệu quả. Để thực hiện, mẹ bầu vò nát lá trà rồi cho vào nồi, đun cùng với 1,5 – 2 lít nước trong khoảng 15 phút. Gạn lấy nước pha ấm tắm toàn thân, mỗi tuần nên thực hiện 2 – 3 lần.

Để an toàn và tránh bị kích ứng, mẹ bầu nên chọn nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, các mẹo dân gian chỉ thực hơn khi viêm da cơ địa nhẹ hay bệnh mới khởi phát còn tình trạng nặng thì không ăn thua. Thế nên, dù bất kỳ lý do gì thì các mẹ vẫn nên đến bác sĩ Da liễu thăm khám để có phương pháp điều trị cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất.

Trị viêm da cơ địa cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Điều trị viêm da cơ địa cho phụ nữ mang thai phải hết cẩn trọng vì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do đó, khi điều trị mẹ bầu cần lưu ý:

Cơ sở điều trị uy tín

Mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ và chọn các cơ sở Da liễu dành riêng cho mẹ bầu để thực hiện. Vì những cơ sở không uy tín, không đủ điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng hoặc chuyên môn Da liễu nói riêng và chăm sóc mẹ bầu nói chung sẽ càng làm tổn thương vùng da khiến tình trạng càng tồi tệ. Thậm chí, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm cho mẹ và bé.

Phương pháp điều trị

– Phương pháp an toàn, không để lại tác dụng phụ, không sử dụng thuốc trong thời gian quá dài.

– Hiệu quả nhanh chóng, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

– Phục hồi tổn thương ngoài da, ngăn ngừa sẹo thâm, chàm da.

– Yếu tố quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Phương pháp chăm sóc da định kỳ – phục hồi da khô hư tổn cho mẹ bầu

Phương pháp không chỉ giúp mẹ bầu được chăm sóc và phục hồi da chuyên sâu mà còn cảm thấy thoải mái dễ chịu về tinh thần và sức khỏe. Chỉ sau 1 liệu trình điều trị, làn da mẹ bầu được phục hồi tích cực:

– Làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ tạp chất, cân bằng độ pH lý tưởng cho làn da và giữ lại màng ẩm cho da.

– Thúc đẩy làm sáng da, loại bỏ tế bào chết gây xỉn màu trên da, giảm khô tróc và cân bằng tuyến bã, giảm tiết dầu.

– Cấp ẩm tầng sâu, phục hồi màng lipid bảo vệ da, giảm ửng đỏ, kích ứng trên da, hồi phục sức sống cho làn da.

Phương pháp trị thâm phục hồi da – làm sáng da cho bà bầu

Phương pháp chăm sóc và phục hồi da chuyên sâu kết hợp với công nghệ điện di lạnh electroporation giúp da đều màu và sáng hơn. Khi thực hiện chăm sóc da mẹ bầu còn được massage giảm stress tạo cảm giác thoải mái dễ chịu và thư giãn toàn thân. Chỉ sau 1 liệu trình điều trị, mẹ bầu cảm nhận sự thay đổi rõ rệt về làn da của chính mình.

– Giúp da giảm lượng dầu tiết ra, giảm mụn, giảm viêm, đỏ và kích ứng trên da

– Cấp ẩm tầng sâu, thúc đẩy tăng sinh tế bào, giúp quá trình tái tạo da sau hư tổn diễn ra nhanh chóng.

– Se khít lỗ chân lông, tăng cường sức đề kháng cho da

– Thúc đẩy da phục hồi mịn màng, tinh khiết

Các phương pháp phục hồi và điều trị da cho mẹ bầu đòi hỏi địa chỉ uy tín và an toàn. Mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện các liệu trình điều trị hư tổn da tại Dr. Mommy – Phòng khám chuyên tư vấn và điều trị các loại mụn dành cho mẹ bầu. Đây là phòng khám được đánh giá uy tín, chất lượng và được mẹ bầu tin tưởng giới thiệu nhau. Với đội ngũ bác sĩ da liễu tận tâm, nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn sâu rộng cùng đội ngũ chuyên viên điều trị được đào tạo chuyên môn cao giúp mẹ bầu được tư vấn và điều trị an toàn, hiệu quả nhất.

Không tự ý điều trị

Để tránh nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương da nghiêm trọng mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc hay các phương pháp điều trị tại nhà. Sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần sẽ càng nguy hiểm hơn cho mẹ và bé.

Tuân thủ theo liệu trình và chỉ định của bác sĩ có thể giúp loại bỏ được 80% triệu chứng. Đồng thời, mẹ bầu biết cách kiêng cữ, chăm sóc da và chế độ ăn uống lành mạnh thì sẽ ngăn được viêm da cơ địa tái phát.

Các yếu tố cá nhân

Để giúp kết quả điều trị như mong muốn, mẹ bầu cũng nên chú ý:

– Không chạm/sờ hay gãi nhiều, tác động mạnh lên vùng da đang tổn thương

– Hạn chế dùng mỹ phẩm trong giai đoạn mang thai

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ, mặc quần áo rộng thoáng, chất liệu mềm mại

– Giặt chăn, gối, ga thường xuyên để giảm bớt vi khuẩn, bụi bẩn

Cách ngăn ngừa bị viêm da cơ địa khi mang thai

Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm tình trạng da xuống cấp, kèm với ngứa ngáy, khó chịu. Nên hầu hết các chị em phụ nữ đều lo sợ mắc phải. Thế nhưng, các mẹ có thể thực hiện phòng ngừa khi áp dụng:

– Khi mang thai, mẹ bầu nên sắp xếp thời gian để cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc.

Kết hợp vận động, thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, tăng cường sức đề kháng chống lại viêm nhiễm

– Luôn vệ sinh và giữ cơ thể sạch sẽ. Thông thường, phụ nữ mang thai tăng tiết mồ hôi nên đừng để người đẫm mồ hôi, hầm bí vì quần áo không phù hợp. Chính những điều này, là yếu tố dễ làm bùng phát bệnh dưới da.

– Lựa chọn trang phục phù hợp, chất liệu mát mẻ như cotton, rộng thoáng trong thời gian mang thai, không sử dụng chất liệu len, dạ, lông.

– Tránh tắm nước nóng vì nhiệt độ cao (>36 độ C) sẽ phá vỡ lớp màng lipid trên bề mặt da khiến da suy yếu. Từ đó, tạo điều kiện cho các tác nhân xâm nhập vào da. Bôi kem/dầu cấp ẩm ngay sau khi tắm và đảm bảo da luôn ẩm 24/24.

– Khi thời tiết thay đổi, mẹ bầu cần giữ ấm cho cơ thể không để bị nhiễm lạnh.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất cũng như các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và sức khỏe làn da. Chủ yếu là nhóm thực phẩm rau củ quả, thực phẩm tươi sống.

– Uống ít nhất 2-2,5 lít nước/ngày để da được cấp ẩm, phòng trường hợp da khô, nứt nẻ và tăng tiết dầu nhiều.

– Không nên tự ý dùng mỹ phẩm, nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia/bác sĩ. Tránh mua các loại đông y dân gian quảng cáo “trị chàm dứt điểm” không rõ thành phần trên mạng.

– Sử dụng máy hút ẩm trong các phòng kín, ẩm ướt.

– Thường xuyên vệ sinh chăn, ga, gối, nệm và dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.

– Tránh tiếp xúc với các dị nguyên có nguy cơ gây kích ứng: hóa chất, phấn hoa, lông động vật, bụi,…

– Tránh dùng xà phòng hay tiếp xúc với hóa chất có chứa chất tẩy rửa mạnh. Nên sử dụng loại không chứa SLS/SLES, không chứa hương liệu nhân tạo.

– Thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học. Điều này giúp mẹ bầu ngủ đủ giấc, đúng giờ, cũng giảm được những suy nghĩ tiêu cực, lo âu, căng thẳng gây ảnh hưởng cho làn da.

Cách phòng ngừa viêm da cơ địa ở mẹ bầu
Cách phòng ngừa viêm da cơ địa ở mẹ bầu

Viêm da ở bà bầu và các câu hỏi liên quan

Viêm da cơ địa ở bà bầu có di truyền sang con không?

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, mẹ mắc viêm da cơ địa có khả năng di truyền cho con khá cao. Ngoài ra, mẹ mắc viêm da cơ địa sinh em bé có thể mắc hen suyễn, viêm mũi dị ứng và cũng khá nhạy cảm với những tác nhân bên ngoài. Ví dụ như sự thay đổi thời tiết, các loại lông động vật, phấn hoa hoặc một số hóa chất,…

Bị viêm da cơ địa khi mang thai có trị hết triệt để không?

Viêm da cơ địa là bệnh có xu hướng mãn tính, bộc phát trong một thời điểm, có thể hết sau vài ngày nhưng nếu gặp các yếu tố kích thích sẽ tái phát trở lại. Bệnh này vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh mẹ bầu nên đi kiểm tra và thăm khám để có cách khắc phục kịp thời. Nếu tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế các yếu tố kích thích thì bệnh vẫn sẽ được kiểm soát tốt, ngăn ngừa tái phát.

Bà bầu bị viêm da cơ địa không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng khi mẹ bầu bị viêm da cơ địa. Để bệnh không bùng phát, mẹ bầu nên kiêng:

– Các thực phẩm dễ gây dị ứng: mỗi mẹ bầu có cơ địa khác nhau nên thực phẩm dị ứng cũng sẽ khác. Các mẹ hãy nhớ các món ăn hoặc những thực phẩm nào từng gây dị ứng và loại nó khỏi thực đơn hằng ngày. Ngoài ra, với món ăn hoặc thực phẩm lạ mà mẹ bầu không biết chắc nó có gây dị ứng không thì tốt nhất đừng ăn vào.

– Chất kích thích: rượu bia, thuốc lá,… vì dùng những thực phẩm chứa chất kích thích sẽ làm tăng ngứa ngáy và kính ứng da.

– Thịt đỏ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bị viêm da cơ địa không nên ăn nhiều thịt đỏ. Vì thịt chứa nhiều chất béo bão hòa nên dễ thúc đẩy các phản ứng viêm.

– Thực phẩm nhiều đường: bánh, kẹo, nước ngọt,… vì những thực phẩm giàu đường có thể làm tình trạng viêm da nặng hơn.

– Tinh bột: nếu bị viêm da cơ địa các mẹ nên thay thế các thực phẩm giàu tinh bột bằng các loại hạt ngũ cốc nguyên cám để tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể. Vì thực phẩm giàu tinh bột làm tăng triệu chứng viêm da.

Mong rằng những thông tin trong bài viết giúp các mẹ hiểu hơn về bệnh viêm da cơ địa khi mang thai để có cách điều trị phù hợp nhất. Nếu các mẹ còn lo lắng hay băn khoăn về da khi mang thai, đừng ngần ngại liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé. Chúc các mẹ bầu hạnh phúc đón bé con chào đời và nhanh chóng lấy lại làn da khỏe đẹp sau sinh.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds