#Bà bầu có nặn mụn được không, cùng chuyên gia lý giải nhé

Bà bầu có nặn mụn được không

Nổi mụn trong giai đoạn mang thai không còn quá xa lạ với nhiều mẹ bầu nhưng điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu khiến họ trở nên tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Khi đối mặt với trường hợp này, nhiều người chọn cách tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng mỹ phẩm trị mụn nhưng cũng có nhiều người lại tự ý nặn mụn tại nhà. Vậy bà bầu có nặn mụn được không? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu đi tìm lời giải đáp nhé.

THAM KHẢO THÊM: KEM + SERUM TRỊ MỤN BÀ BẦU TỐT NHẤT

Nổi mụn trong giai đoạn mang thai là vấn đề thường gặp ở phần lớn mẹ bầu
Nổi mụn trong giai đoạn mang thai là vấn đề thường gặp ở phần lớn mẹ bầu

Bà bầu nổi mụn thường do đâu?

Có không ít những thông tin về nguyên nhân gây mụn ở bà bầu nhưng nhiều người vẫn chưa biết đâu là thông tin chính xác, đáng tin cây. Vậy hãy cùng xem chuyên gia nói gì về lý do mẹ bầu bị nổi mụn trong thời kỳ mang thai nhé.

Sự tăng sinh chất bã trong tuyến bã nhờn

Thông thường, da sẽ sản xuất một lượng bã nhờn vừa đủ để làm ẩm bề mặt và không gây khô da do mất nước từ môi trường, đồng thời làm sạch các vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông. Các tuyến bã nhờn này sẽ hoạt động và phát triển thể tích nhờ sự điều tiết của các hormone, nhất là hormone sinh dục nam, làm tăng bài tiết chất bã lên nhiều lần. Sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai khiến các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành các nhân mụn.

Sự tăng sừng tại cổ nang lông

Làn da của con người được cấu tạo từ rất nhiều lớp, trong đó lớp ngoài cùng là lớp thượng bì (tế bào sừng), được xem là hàng rào bảo vệ đầu tiên của da và luôn được thay mới. Nếu có sự bất thường trong quá trình biệt hóa và tăng sinh của tế bào sừng tại ống dẫn nang lông, chúng sẽ bị kết dính lại với nhau, tạo thành nút chặn, bịt kín miệng nang lông không cho chất bã thoát khỏi lòng tuyến bã, lâu ngày cô đặc lại và làm cho tuyến bã phình to ra tạo nên nhân trứng cá.

Sự hiện diện và gia tăng hoạt động của vi khuẩn C.acnes (Cutibacterium acnes)

C.acnes là một loại vi khuẩn phát triển trong môi trường kỵ khí, thường cư trú trên da (đặc biệt là vùng nang lông tuyến bã) một cách vô hại nhưng khi các lỗ nang lông bị tắc nghẽn, tế bào chết và sợi bã nhờn góp phần tạo nên môi trường kỵ khí. Từ đó, vi khuẩn C.acnes bắt đầu phát triển và gây mụn. Cơ chế gây mụn của vi khuẩn bao gồm: thủy phân triglycerides nhằm tạo ra các acid béo kích thích hình thành nhân mụn, làm tăng sinh và biệt hóa tế bào sừng cũng như kết dính chúng lại với nhau gây cản trở quá trình bài tiết chất bã, thu hút một lượng lớn bạch cầu tại các nang lông, dẫn đến phản ứng viêm.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng thúc đẩy việc hình thành mụn trên da bao gồm: sử dụng các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không làm sạch sâu, loại bỏ lớp trang điểm, kem chống nắng hàng ngày gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn; mụn trứng cá có nguy cơ tái phát cao nếu trước đây mẹ bầu đã từng “sống chung” với nó, đặc biệt là mụn thường xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt; phát triển trong lỗ chân lông và gây mụn.

Bà bầu thường nổi mụn ở đâu?

Theo các chuyên gia da liễu, mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Ở mỗi vị trí mọc mụn sẽ biểu thị cho những nguyên nhân cốt lõi gây ra mụn, cụ thể là:

– Mụn mọc theo đường chân tóc đến gần tai: có thể là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông ở mẹ bầu hoặc kích ứng do sử dụng mỹ phẩm dưỡng da, dầu gội đầu hoặc các tác nhân khác. Trong trường hợp này, mẹ bầu có thể thay đổi mỹ phẩm đang dùng thành các sản phẩm hữu cơ an toàn cho mẹ bầu để xem mụn có thuyên giảm hay không. Nếu tình trạng mụn vẫn kéo dài, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.

– Mụn mọc trên trán: được xem là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ hoặc căng thẳng, làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gan và túi mật. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bị nổi mụn ở trán do mũ bảo hiểm gây bít tắc lỗ chân lông. Hướng giải quyết cho vấn đề này là mẹ bầu nên giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng và điều chỉnh lối sống, đồng thời chọn mũ bảo hiểm có khả năng tạo sự thông thoáng cho vùng đầu cũng như thường xuyên vệ sinh mũ bảo hiểm.

– Mụn giữa 2 chân mày (trên sống mũi): vị trí nổi mụn này cho thấy mẹ bầu có vấn đề về ga do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh. Do đó, các mẹ nên xây dựng chế đồ ăn uống khoa học, hạn chế ăn những món chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt.

– Mụn mọc trên đầu mũi: là biểu hiện của các vấn đề về tim mạch, lá lách hoặc phổi. Đồng thời, việc tiêu thụ các thực phẩm cay, mặn cũng khiến mẹ bầu bị nổi mụn trên trán. Chính vì thế, việc kiểm soát chế độ ăn và kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ giúp các mẹ bầu cải thiện tình trạng mụn.

– Mụn quanh vùng mắt: cho thấy chức năng suy thận của mẹ bầu đang bị suy giảm, vì thế, mẹ bầu cần uống nước đầy đủ mỗi ngày cũng như duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh có liên quan đến chức năng thận.

– Mụn trên má trái: có thể là biểu hiện của các vấn đề về gan hoặc xuất hiện do vi khuẩn lây lan từ khẩu trang hay màn hình điện thoại. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên giữ cho cơ thể thư giãn từ 13g – 17g (thời điểm chức năng gan yếu nhất trong ngày) cũng như thường xuyên vệ sinh điện thoại, thay khẩu trang sau mỗi lần dùng.

– Mụn trên má phải: có thể xuất hiện khi tiêu thụ quá nhiều đường vào cơ thể, đồng thời cũng không ngoại lệ nguyên nhân gây mụn là do khẩu trang hay điện thoại. Việc cắt giảm lượng đường nạp vào cơ thể và vệ sinh điện thoại, thay khẩu trang sau 1 lần dùng có thể cải thiện tình trạng nổi mụn trên má phải.

– Mụn mọc ở vùng quanh miệng: cho thấy rất có thể mẹ bầu đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa (đường ruột và dạ dày). Việc giảm tải gánh nặng cho đường tiêu hóa bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện vấn đề này.

– Mụn nổi nhiều dưới cằm: có thể xuất hiện do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể kèm theo các nguyên nhân khác như chế độ ăn chưa lành mạnh, stress… Mẹ bầu cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như giữ cho tinh thần thoải mái để nhanh chóng cải thiện tình trạng mụn nổi dưới cằm.

Vị trí mọc mụn gắn liền với những vấn đề về sức khỏe mà mẹ bầu cần biết
Vị trí mọc mụn gắn liền với những vấn đề về sức khỏe mà mẹ bầu cần biết

Các loại mụn thường gặp khi mang thai?

Trước khi giải đáp thắc mắc bà bầu có nặn mụn được không, chị em phụ nữ nên tìm hiểu các loại mụn thường gặp trong giai đoạn mang thai để dễ dàng nhận biết, từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất nhé.

– Mụn đầu trắng: là loại mụn nằm sâu bên trong lỗ chân lông, được hình thành do lỗ chân lông bị bít tắc bởi bã nhờn hay bụi bẩn. Lỗ chân lông bị bít tắc không mở ra nên mụn không tiếp xúc với oxy nên có đầu trắng.

– Mụn đầu đen: tương tự như cơ chế hình thành của mụn đầu trắng, mụn đầu đen cũng được tạo ra từ bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết trên da và thường xuất hiện ở vùng chữ T (vị trí da hay bị đổ dầu). Tuy nhiên, trong trường hợp lỗ chân lông mở ra, đầu mụn tiếp xúc với không khí, dẫn đến bị oxy hóa và có đầu đen.

– Mụn mủ: thường biểu hiện bằng nốt mụn có đầu trắng, xung quanh da bị ửng đỏ, sưng tấy và nhô cao hơn bề mặt da, bên trong chứa mủ màu trắng hoặc vàng.

– Mụn bọc: là loại mụn có nhân nằm sâu bên trong, bên ngoài sưng to, cứng và có cảm giác đau đớn khi ấn vào.

– Mụn sưng viêm: là loại mụn không nhìn thấy nhân mụn, nốt mụn sưng tấy, đỏ và rất dễ hình thành sẹo mụn nếu không nặn đúng cách.

Có bầu nặn mụn được không?

Các chuyên gia da liễu cho biết, mẹ bầu hoàn toàn có thể nặn mụn trong giai đoạn mang thai mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, chị em nên chọn những cơ sở hay phòng khám chuyên dành cho mẹ bầu để được kiểm tra, đánh giá chính xác tình trạng mụn, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất vì với mỗi loại mụn sẽ có mỗi hướng điều trị khác nhau.

Ngoài ra, các bác sĩ/Dược sĩ là người có kiến thức chuyên môn trong việc trị mụn cho bà bầu sẽ tư vấn cho chị em cách chăm sóc da trước và sau nặn mụn. Đồng thời, các cơ sở này cũng trang bị nhiều máy móc, thiết bị chuyên dụng, phục vụ cho quá trình trị mụn, giúp mẹ bầu nhanh chóng cải thiện các vấn đề về da cũng như hạn chế tình trạng lây lan mụn sang những khu vực khác.

Bà bầu có nên tự lấy nhân mụn tại nhà không?

Các bác sĩ da liễu khuyến cáo, mẹ bầu không nên tự lấy nhân mụn tại nhà vì đây là một công việc đòi hỏi phải có kỹ thuật và kiến thức chuyên môn mới hạn chế tối đa tình trạng thâm sau mụn hoặc sẹo mụn. Nếu không được xử lý đúng cách, các nốt mụn viêm có thể lây lan ổ vi khuẩn sang các khu vực khác, khiến cho mụn ngày càng gia tăng mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi đó, làn da của mẹ bầu có thể xuất hiện các loại mụn viêm nặng như mụn mủ, mụn bọc…, làm tăng nguy cơ hình thành sẹo mụn nếu tự ý lấy nhân mụn tại nhà.

Cách trị mụn an toàn cho bà bầu?

Đối với mẹ bầu bị mụn thì đâu là cách trị mụn hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu. Hãy cùng chuyên gia đi tìm lời giải đáp nhé.

– Sử dụng các sản phẩm trị mụn: là cách trị mụn được nhiều mẹ bầu áp dụng hàng ngày vì mang lại hiệu quả cao nếu sử dụng đúng cách. Các sản phẩm thành phần hỗ trợ trị mụn hữu cơ chiết xuất từ thực vật là lựa chọn hoàn toàn cho phụ nữ mang thai vì không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Một số sản phẩm được nhiều chuyên gia da liễu khuyên dùng với chứng nhận hữu cơ từ các tổ chức uy tín trên thế giới là ACO và USDA bao gồm:

Tinh chất trị mụn hữu cơ cho bà bầu Mukti Blemish Control có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, loại bỏ dầu nhờn trên da, làm khô cồi mụn nhanh chóng cũng như thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn mụn hình thành.

Serum trị mụn hữu cơ an toàn thai kỳ Juice Beauty Blemish Clearing Serum với khả năng giảm mụn đáng kể, làm sáng da và mềm da cũng như cấp nước cho da, giữ cho làn da luôn trong trạng thái tốt nhất.

Ngoài 2 sản phẩm này, Mukti Organics và Juice Beauty còn sở hữu nhiều sản phẩm hữu cơ trị mụn khác, hỗ trợ trị mụn hiệu quả, giúp mẹ bầu nhanh chóng lấy lại làn da khỏe mạnh, mịn màng. Mỹ Phẩm Bà Bầu là địa chỉ phân phối độc quyền và chính hãng của hai thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ này. Do đó, để được mua sản phẩm chính hãng nhanh nhất, mẹ bầu có thể liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438.

Sử dụng mỹ phẩm trị mụn có nguồn gốc hữu cơ để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Sử dụng mỹ phẩm trị mụn có nguồn gốc hữu cơ để đảm bảo an toàn cho thai nhi

– Sử dụng liệu trình trị mụn: được các chuyên gia da liễu khuyến khích mẹ bầu sử dụng vì tại đây các mẹ sẽ được kiểm tra chính xác tình trạng mụn trên da, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Qua đó, mẹ bầu cũng sẽ được theo dõi sát sao tình trạng da qua mỗi lần điều trị để đảm bảo hiệu quả trị mụn tốt nhất. Dr. Mommy là địa chỉ trị mụn uy tín chuyên dành cho mẹ bầu với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đội ngũ tư vấn viên được cập nhật kiến thức chăm sóc da cho mẹ bầu thường xuyên và trang thiết bị hiện đại. Để trải nghiệm dịch vụ trị mụn chuyên nghiệp tại Dr. Mommy, mẹ bầu hãy liên hệ qua Hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 ngay từ giờ.

– Sử dụng các nguyên liệu trị mụn tại nhà: ngoài 2 phương pháp trị mụn nêu trên, mẹ bầu cũng có thể kết hợp trị mụn tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên để đẩy nhanh quá trình điều trị. Một số nguyên liệu thường được mẹ bầu sử dụng để trị mụn bao gồm: tinh bột nghệ, mật ong, nha đam, sữa chua không đường… Các công thức trị mụn của những nguyên liệu này rất đơn giản và dễ thực hiện. Mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp này từ 3 – 4 lần/tuần cũng như kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả cao.

Bà bầu bị mụn cần chăm sóc da mặt như thế nào?

Việc chăm sóc da mặt đúng cách trong quá trình điều trị mụn là “chìa khóa vàng” giúp mẹ bầu đẩy lùi các loại mụn trên da, nhanh chóng sở hữu làn da mịn màng, tươi trẻ. Dưới đây là cách chăm sóc da mặt khi bị mụn được nhiều mẹ bầu áp dụng:

– Vệ sinh da mặt sạch sâu: giai đoạn mang thai khiến cho cơ thể tăng tuyến bã nhờn làm bít tắc lỗ chân lông. Nếu không loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da sau một ngày dài, mẹ bầu rất có thể phải đối mặt với nguy cơ bị mụn. Làm sạch da bằng phương pháp double cleansing bao gồm nước/dầu tẩy trang và sữa rửa mặt sẽ khiến cho làn da sạch sâu hơn.

– Tẩy tế bào chết đúng cách: đây cũng là một phương pháp làm sạch da mặt nhưng tần suất sử dụng có phần khác biệt so với phương pháp double cleansing. Theo đó, mẹ bầu chỉ nên sử dụng tẩy tế bào chết từ 1- 2 lần/tuần và không nên dùng tẩy tế bào chết dạng hạt mà chỉ nên dùng dạng acid trái cây để hạn chế gây tổn thương da.

– Sử dụng sản phẩm trị mụn và dưỡng da phù hợp: các sản phẩm trị mụn và dưỡng da hỗ trợ khá nhiều cho quá trình điều trị nếu mẹ bầu chọn đúng sản phẩm. Tốt nhất là chị em nên chọn những sản phẩm hữu cơ vừa có khả năng trị mụn vừa đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

– Bảo vệ da dưới mọi tác động của môi trường: khói bụi, vi khuẩn, ánh nắng mặt trời là những yếu tố gây mụn cho mẹ bầu, do đó các mẹ nên bảo vệ da một cách tốt nhất bằng cách che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài cũng như hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.

Bà bầu có nặn mụn được không và các câu hỏi liên quan

Bà bầu bị mụn mủ có tự lấy nhân tại nhà được không?

Mụn mủ là một trong những loại mụn viêm rất dễ làm lây lan ổ mụn cũng như dễ gây ra sẹo rỗ nếu không được xử lý đúng cách. Việc tự lấy nhân mụn tại nhà khi chưa có kiến thức và dụng cụ chuyên dụng có thể làm tăng khả năng hình thành thâm mụn, sẹo mụn cho làn da. Vì thế, lời khuyên tốt nhất cho mẹ bầu là không nên tự nặn mụn tại nhà mà nên đến các cơ sở, phòng khám để được điều trị tốt nhất.

Mụn trứng cá ở bà bầu có tự hết hay không?

Cơ chế hình thành mụn trứng cá là do sự tắc nghẽn bên trong lỗ chân lông. Do đó, nếu lỗ chân lông không được làm sạch, thông thoáng mà vẫn còn tích tụ bụi bẩn, sợi bã nhờn thì mụn trứng cá sẽ không tự biến mất mà còn có thể làm gia tăng tình trạng mụn trên da.

Chăm sóc da mặt đúng cách giúp mẹ bầu nhanh chóng loại bỏ các loại mụn
Chăm sóc da mặt đúng cách giúp mẹ bầu nhanh chóng loại bỏ các loại mụn

Bà bầu nặn mụn bị đau có ảnh hưởng gì không?

Cảm thấy đau trong quá trình nặn mụn là tình trạng thường gặp không chỉ ở mẹ bầu mà còn ở những người bình thường, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bị đau do loại mụn như mụn bọc, mụn sưng viêm thường gây đau khi ấn vào hay kỹ thuật lấy nhân mụn chưa đúng. Để hạn chế tình trạng đau do lấy nhân mụn không đúng kỹ thuật, mẹ bầu nên chọn những cơ sở uy tín, chất lượng.

Bà bầu sau khi nặn mụn xong nên làm gì?

Sau khi nặn mụn, mẹ bầu cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc vệ sinh và chăm sóc da hàng ngày để cải thiện làn da nhanh chóng. Đồng thời, không nên tự ý cạy các nốt mụn bằng tay cũng như không tự ý sử dụng các sản phẩm dưỡng da ngoài các sản phẩm được chỉ định bởi bác sĩ/dược sĩ.

Qua bài viết này, Mỹ Phẩm Bà Bầu đã giúp chị em giải đáp thắc mắc “bà bầu có nặn mụn được không?” qua góc nhìn của chuyên gia. Mong rằng, mẹ bầu sẽ sớm tìm được phương pháp trị mụn phù hợp với bản thân cũng như nhanh chóng loại bỏ mụn và sớm sở hữu làn da mịn màng, trắng sáng.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds