#Bà bầu ăn măng được không? Lưu ý nên quan tâm?

Mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng măng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Măng là thực phẩm góp mặt trong nhiều món ăn của người Việt, mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng phụ nữ mang thai không nên ăn măng vì có thể gây mất máu, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bà bầu ăn măng được không, hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu đi tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé.

Măng là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất
Măng là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất

Giá trị dinh dưỡng của măng?

Từ xưa đến nay, măng là loại thực phẩm giàu vitamin A, E, thường được sử dụng để chế biến nhiều món ăn trong gia đình từ món xào, kho, canh cho đến các món nước khác nhau. Ngoài ra, trong măng tre còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe như protein, axit amin, niacin, thiamin, carbohydrate, chất béo, đường, chất xơ và các muối vô cơ.

Theo một số nghiên cứu, trong 100g măng có chứa trung bình 2.65g chất đạm với 17 loại axit amin, khoảng 57% – 67% tyrosine và các axit amin, vitamin quý như thiamin, niacin, vitamin A, B1, B3, B6, E cũng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.

Về dinh dưỡng, măng tươi cũng tương tự như các loại rau tươi với đầy đủ các chất bao gồm:

– Chất xơ: hàm lượng chất xơ trong măng khoảng 2% trở lên cao hơn so với các loại rau tươi, So với các loại rau khác như rau mầm có khoảng 1,27%, dưa leo khoảng 0,61% và bắp cải khoảng 1,58%. Với hàm lượng chất xơ cao, măng có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư, nhất là ung thư hệ tiêu hóa.

– Chất chống oxy hóa: trong măng có chứa phytosterol hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp làm giảm viêm trong cơ thể, đồng thời cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

– Ít chất béo và đường: măng là thực phẩm có hàm lượng chất béo và đường thấp, thậm chí không đáng kể nên rất tốt cho mẹ bầu trong việc kiểm soát cân nặng và hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

– Các loại chất dinh dưỡng khác: ngoài nước và các thành phần khác như protein, vitamin, măng còn chứa nhiều loại khoáng chất, trong đó đáng chú ý là hàm lượng kali cao, cụ thể là cứ 100g măng có chứa khoảng 533 mg kali. Theo các nghiên cứu, các loại thực phẩm chứa tối thiểu 400mg kali có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng măng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng măng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Bà bầu có nên ăn măng khi mang thai?

Nhiều mẹ bầu có “niềm đam mê” với các món ăn được làm từ măng như thịt kho măng, bún măng vịt, canh chua măng… nhưng lại khá đắn đo về việc có nên ăn măng hay không vì có nhiều thông tin cho rằng bà bầu ăn măng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai có thể ăn mang nhưng không được vượt quá khẩu phần cho phép kể cả măng tươi hay măng khô. Khẩu phần ăn măng phù hợp cho mẹ bầu là khoảng 200g cho mỗi lần ăn, tần suất trung bình là từ 1 – 2 lần/tháng. Trong trường hợp mẹ bầu ăn măng khô thì tính trọng lượng măng đã được ngâm nở. Ngoài ra, do trong măng có nhiều độc tố nên mẹ bầu cần chú ý đến nguồn mua thực phẩm cũng như đảm bảo ở khâu sơ chế và nấu nướng để loại bỏ độc tố khỏi thực phẩm này.

Mẹ bầu ăn măng có lợi ích gì?

Trên thực tế, nước ta có hàng chục loại măng khác nhau nhưng hai loại măng được sử dụng nhiều nhất là măng nứa và măng tre. Cả 2 loại đều có giá trị dinh dưỡng phong phú. Nếu mẹ bầu biết bổ sung các chất dinh dưỡng từ măng đúng cách thì không chỉ không gây hại mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời như đây:

Tăng cường miễn dịch

Giai đoạn chuyển mùa với tình trạng nắng mưa thất thường kèm theo khả năng hoạt động mạnh mẽ của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh khiến mẹ bầu rất dễ bị cảm lạnh. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng từ măng trong giai đoạn này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch để phòng các bệnh cảm cúm vì măng có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn cao.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Với hàm lượng chất xơ dồi dào, măng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Điều này sẽ giúp các mẹ bầu hạn chế được những vấn đề liên quan đến tim mạch, đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Lượng chất xơ cùng các khoáng chất khác có trong măng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa trong cơ thể, đặc biệt là phòng ngừa táo bón hiệu quả.

Kiểm soát cân nặng

Như đã thông tin, lượng chất béo và đường có trong măng là khá thấp nên mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm về việc kiểm soát cân nặng khi ăn các món ăn làm từ măng. Ngoài ra, lượng đường trong măng thấp, giúp mẹ bầu kiểm soát lượng đường trong cơ thể.

Phòng ngừa ung thư

Phytosterol hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, có khả năng ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể nhằm hạn chế các tác nhân gây ra bệnh ung thư. Do đó, việc tiêu thụ một lượng măng vừa đủ có thể giúp mẹ bầu kiểm soát nguy cơ gây bệnh ung thư hiệu quả.

Măng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu
Măng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu

Bà bầu ăn măng cần lưu ý những gì?

Tuy bà bầu có thể ăn măng nhưng cũng cần lưu ý một số điều như sau:

– Đảm bảo lượng măng trong một bữa ăn không quá khẩu phần cho phép, mỗi lần không quá 200g và chỉ ăn từ 1 – 2 lần/tuần.

– Tránh ăn măng trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất vì có thể gây ra đầy hơi, khó tiêu, đồng thời khiến quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể bị gián đoạn do chất glucozit.

– Sơ chế và nấu măng thật kỹ để loại bỏ độc tố trong măng cũng như chọn lựa nguồn măng an toàn, chất lượng. Theo đó, mẹ bầu nên hạn chế mua măng ở chợ vì người bán có thể sử dụng các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Thay vào đó, các mẹ nên tìm các nguồn cung cấp măng uy tín, không chứa các chất gây hại.

– Ngâm măng với muối ít nhất 6 tiếng nếu ăn măng khô rồi luộc và rửa lại với nước nhiều lần cho đến khi măng ra nước trong thì mới mang đi nấu.

– Hạn chế ăn măng sau khi ăn đồ lạnh vì có thể xuất hiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu..

– Không nên ăn măng trong trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh tiêu hóa hoặc sỏi thận…

– Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu xuất hiện tình trạng bất thường sau khi ăn măng.

Mẹ bầu cần sơ chế và nấu măng đúng cách để loại bỏ độc tố trong măng
Mẹ bầu cần sơ chế và nấu măng đúng cách để loại bỏ độc tố trong măng

Tác hại của măng đối với phụ nữ mang thai

Bên cạnh những lợi ích mà măng mang lại cho sức khỏe của mẹ bầu, việc tiêu thụ măng không đúng khẩu phần hoặc chế biến không đúng cách cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng chú ý như sau.

Măng có nguy cơ gây ngộ độc thai kỳ

Dù là thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất xơ… cho cơ thể nhưng măng cũng chứa khá nhiều chất độc, cụ thể là glucozit. Khi đi vào cơ thể, glucozit sẽ được dạ dày phân hủy dưới tác động của men tiêu hóa, sinh ra axit xyanhydric – một loại axit rất dễ gây ngộ độc. Nếu không may bị ngộ độc măng, mẹ bầu có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, khó thở, tụt huyết áp, nôn ói… Do đó, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận khi ăn các món ăn được làm từ măng.

Gây hiện tượng đầy hơi, khó tiêu

Ngoài ngộ độc thai kỳ, mẹ bầu cũng có thể bị đầy hơi, khó tiêu khi mang thai do chất glucozit, khiến dạ dày rất dễ bị kích ứng, dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó chịu. Do đó, với những mẹ bầu có các bệnh lý về dạ dày nên hạn chế ăn măng.

Là nguyên nhân gây thiếu máu ở bà bầu

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần phải bổ sung lượng máu cần thiết để cung cấp cho bản thân và nuôi dưỡng thai nhi nên việc bổ sung sắt cho cơ thể là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong măng có chứa độc tố cyanide, làm ảnh hưởng đến chuỗi hô hấp, dẫn đến vô hiệu hóa enzyme sắt, gây ra các vấn đề như thiếu máu, thiếu oxy…

Tóm lại, măng cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn trong khẩu phần cho phép cũng như đảm bảo loại bỏ độc tố trước khi tiêu thụ vào cơ thể để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, đối với những mẹ bầu có các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa cũng cần hạn chế ăn măng để tránh gây ra những vấn đề cho sức khỏe. Chúc các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds