Cách trị da vảy nến khi mang thai hiệu quả

Tình trạng bà bầu bị vảy nến dù rất ít gặp nhưng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng mắc căn bệnh khó chịu này trong thay kỳ. Phải làm thế nào để vừa điều trị hiệu quả, vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển của con? Mỹ Phẩm Bà Bầu sẽ giải đáp giúp Mẹ nhé!

Da vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là một loại bệnh rối loạn da mãn tính có tên tiếng anh là Psoriasis, tỷ lệ mắc chiếm từ 2-3% dân số. Đối tượng có khả năng mắc vảy nến rất đa dạng từ người già, người trưởng thành đến trẻ em, trong đó có phụ nữ đang mang thai.

Bệnh có những biểu hiện lâm sàng như hình thành các mảng sẩn đỏ kèm vảy trắng, khiến làn da ngứa ngáy, bong tróc và phồng rộp. Những vị trí thường bị vảy nến là da đầu, khuỷu tay, đầu gối, các nếp gấp ở vùng khe mông, xương chậu hoặc bộ phận sinh dục… Đốm vảy nến xuất hiện rải rác hoặc có thể lan rộng sang các bộ phận khác, Mẹ có thể phân biệt qua 2 dạng phổ biến sau:

– Dạng bệnh học có mảng bám: chiếm tỷ lệ lớn 70-80% các trường hợp mắc bệnh, dễ nhận ra bởi những mảng da lớn kích thước 2-20cm đóng vảy trên bề mặt

– Dạng có mủ: tương tự như dạng mảng, vảy nến với mủ có thể khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, vết thương dễ vỡ lây lan sang các vùng da khỏe khác.

Vảy nến xuất hiện dưới dạng các nốt hoặc mảng phồng rộp, đôi khi có mủ, gây ngứa ngáy và sưng tấy.
Vảy nến xuất hiện dưới dạng các nốt hoặc mảng phồng rộp, đôi khi có mủ, gây ngứa ngáy và sưng tấy.

Da bà bầu bị vảy nến là do đâu?

Các nhà khoa học vẫn chưa có lý do chính xác cho tình trạng vảy nến là từ chủ quan hay khách quan. Dựa theo những nghiên cứu số đông, cách tổn thương của vảy nến xảy ra với nguy cơ cao hơn khi di truyền hoặc gặp những yếu tố thuận lợi liên quan đến nhiễm khuẩn, chấn thương, rối loạn nội tiết, thay đổi miễn dịch, sử dụng thuốc…, cụ thể như sau:

– Do suy yếu hoặc rối loạn miễn dịch: Tình trạng vảy nến liên quan trực tiếp đến tế bào miễn dịch, đặc biệt là lympho T. Lympho T được coi là lá chắn cho cơ thể, thế nhưng khi hệ miễn dịch rối loạn, các tế bào này trở thành “phản đồ”, tấn công ngược lại các tế bào khỏe mạnh. Sự “hiểu lầm” này của lympho T khiến cho cơ chế làm lành vết thương được kích hoạt sai thời điểm, chu kỳ thay mới da được đẩy nhanh, da liên tục sản xuất lớp tế bào mới để thay thế các tế bào cũ. Các lớp da này chồng lên nhau, khiến da đóng vảy hoặc lộ ra những mảng thương tổn.

– Do di truyền: Ngoài di truyền trực tiếp từ bố mẹ, bệnh vảy nến còn di truyền giữa các thành viên trong gia đình theo tỷ lệ khác nhau. Thông thường, con cái sẽ mắc bệnh với tỷ lệ 8% nếu người mẹ mắc bệnh và 41% với trường hợp cả bố và mẹ cùng mắc.

– Do thời tiết: Vào sau khoảng thời gian giao mùa, bệnh vảy nến thường xuyên xuất hiện và dễ tạo thành dịch, cũng như dễ tái đi tái lại nhiều lần.

– Do tổn thương ngoài da: Những vết thương hở, vết trầy xước, vết tiêm v.v… chính là con đường dẫn truyền cho virus vảy nến.

– Do các loại thuốc điều trị bệnh khác: Sử dụng các loại thuốc như corticoid, chloroquine, lithium, terbinafine hoặc các đông, nam dược cũng có thể là nguyên nhân gây ra vảy nến.

– Căng thẳng, thay đổi môi trường sống: Các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc thường xuyên gặp áp lực hoặc stress cũng là nguyên nhân khiến da dễ tổn thương, nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh.

Bị vảy nến khi mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến rất khó phòng ngừa, chưa thể chữa khỏi hoàn toàn và có thể di truyền cho thai nhi. Tuy không nguy hiểm chết người, bệnh vảy nến đem lại nhiều khó chịu và sự mất thẩm mỹ ở vùng da mắc bệnh, dẫn đến việc người mắc vảy nến thường xuyên bị kỳ thị xa lánh, tâm lý ảnh hưởng do bị cô lập. Có từ 5% – 30% trường hợp người bệnh mắc vảy nến sẽ phát triển thành viêm khớp gây phá hủy khớp. Bệnh còn có một số biến chứng về thận, huyết áp, tim mạch, chuyển hóa, làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2…

Người mắc bệnh vảy nến ngoài những triệu chứng trên da còn chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề khi bị xa lánh, cô lập
Người mắc bệnh vảy nến ngoài những triệu chứng trên da còn chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề khi bị xa lánh, cô lập

Một tin mừng là vảy nến không hạn chế khả năng mang thai của người Mẹ, cũng không góp phần gây sảy thai hay khiến thai nhi mắc dị tật bẩm sinh. Nếu đã mắc vảy nến trước đó và được điều trị ổn định, Mẹ có thể yên tâm để bắt đầu mang thai dưới sự theo dõi của Bác sĩ Sản khoa.

Bà bầu bị vảy nến khi nào cần gặp bác sĩ

Mối quan tâm lớn nhất của Mẹ bầu khi mắc vảy nến là phương pháp điều trị sao cho không ảnh hưởng thai kỳ. Khi vừa phát hiện, Mẹ cần đi khám bác sĩ da liễu thường xuyên trong thời gian đầu để kiểm soát tình trạng bệnh và lựa chọn các loại thuốc phù hợp, không gây hại đến sự phát triển và ra đời của Bé.

Việc lơ là hay điều trị vảy nến không đúng cách, nghe theo lời khuyên không được kiểm chứng trên mạng cũng đều khiến tình trạng bệnh không dứt mà còn trở nặng hơn, phải điều trị tốn kém hoặc phải dùng kháng sinh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, để tránh hậu quả lâu dài này, Mẹ bầu cần nhanh chóng đến khám bác sĩ da liễu.

Bị vảy nến khi mang bầu có trị được hay không?

Khi mang thai, bất cứ bệnh lý nào cũng trở nên khó điều trị hơn vì không thể sử dụng những phương pháp “nặng đô” như thuốc chứa corticoid để chống ngứa, chống viêm. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà Mẹ e dè, bỏ qua việc điều trị. Do đặc điểm rất khó dứt điểm và có khả năng tái đi tái lại nhiều lần, bệnh vảy nến dù ở bất kỳ thời điểm nào cũng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm khoanh vùng tổn thương, đẩy lùi viêm nhiễm, hạn chế sẹo do lở loét và hướng đến việc ổn định tình trạng bệnh.

Cách trị vảy nến cho bà bầu hiệu quả nhất?

Việc điều trị có thể là sự kết hợp giữa thuốc đường uống/đường bôi, điều trị tại chỗ, quang trị liệu, điều trị toàn thân nhằm ổn định và ngăn ngừa tái phát. Lựa chọn phương pháp điều trị sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh, tỷ lệ phần trăm tổn thương da, sự ảnh hưởng của bệnh tới chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, các bác sĩ còn cân nhắc dựa trên hiệu quả điều trị, cách đáp ứng điều trị, những bệnh lý đi kèm và nhu cầu của Mẹ.

Điều trị tại chỗ bằng thuốc và kem bôi dưới sự theo dõi và can thiệp của Bác sĩ

Tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ, các nốt vảy nến khô ráo hay đang tạo mủ mà Bác sĩ Da liễu sẽ có phác đồ phù hợp nhất cho Mẹ. Các dạng thuốc đường uống giúp vảy nến không bị nhiễm trùng, trong khi kem đường bôi hỗ trợ việc giảm các triệu chứng ngoài da như bong tróc, ngứa ngáy. Trong trường hợp cần thiết, Bác sĩ có thể chỉ định cho Mẹ nhập viện để được điều trị tích cực và theo dõi sát sao, với mục đích chung sớm dứt được bệnh.

Điều trị bằng tia cực tím

Điều trị với tia cực tím hay còn gọi là quang trị liệu sẽ sử dụng UVB dải hẹp hoặc UVB dải rộng đối với vùng da nhiễm bệnh rộng và nặng. Phương pháp này hoàn toàn an toàn với Mẹ bầu nhưng sẽ cần tuân thủ điều trị tại bệnh viện 3 lần mỗi tuần. Dù điều trị bằng ánh sáng, Mẹ cũng sẽ cần sự trợ giúp của các loại kem dưỡng ẩm làm mềm da nhằm hạn chế bong tróc lớp vảy nến. Phương pháp này cũng có khả năng làm tình trạng nám da trầm trọng hơn, do đó Mẹ cần chú ý che chắn cẩn thận khi thực hiện liệu pháp.

Điều trị toàn thân

Trong trường hợp không đáp ứng với 2 phương pháp trên, bác sĩ có thể cân nhắc đến điều trị toàn thân. Tuy nhiên, phương pháp điều trị toàn thân bằng thuốc kháng TNF có rất ít dữ liệu tư vấn an toàn cho bà bầu, nên Mẹ cần hết sức cân nhắc và chỉ điều trị dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ khi tất cả các phương pháp còn lại không có nhiều tác dụng.

Dù điều trị bằng phương pháp nào, sức khỏe và sự phát triển của Bé yêu vẫn luôn là mối ưu tiên hàng đầu của bất kỳ người Mẹ trong thai kỳ
Dù điều trị bằng phương pháp nào, sức khỏe và sự phát triển của Bé yêu vẫn luôn là mối ưu tiên hàng đầu của bất kỳ người Mẹ trong thai kỳ

Trị vảy nến khi mang thai cần lưu ý gì?

Các loại thuốc chống chỉ định với bà bầu khi điều trị

Các bác sĩ trên thế giới đã chỉ ra 3 loại thuốc chống chỉ định cho việc điều trị vảy nến ở phụ nữ mang thai là tazarotene, methotrexate và acitretin. Đây đều là những hoạt chất có nhiều khả năng hấp thụ vào máu để ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, gây dị tật ở vùng tim, sọ mặt, tuyến ức và hệ thần kinh trung ương, gây các bệnh lý bẩm sinh hoặc sảy thai. Vì những lý do nguy hiểm này, các bác sĩ có khuyến cáo không nên mang thai trong thời gian sử dụng các loại thuốc kể trên hoặc có một khoảng nghỉ hợp lý giữa việc dùng thuốc và mang thai để sức khỏe của Mẹ và Bé được đảm bảo nhất.

Vệ sinh, chăm sóc vùng da bệnh

Những nốt vảy nến cũng giống như vết thương hở, cần được chăm sóc đặc biệt. Khi mắc vảy nến, tình trạng bệnh sẽ ngày một trở nặng nếu phải tiếp xúc với bụi bặm, ẩm ướt. Do đó, Mẹ cần chú ý tắm rửa bằng nước ấm mỗi ngày và lau khô người ngay lập tức. Khi ra ngoài, Mẹ cần che chắn cơ thể để vết vảy nến không có cơ hội nhiễm khuẩn. Trong thời gian mắc vảy nến, Mẹ không nên mặc những loại quần áo bó sát, thường xuyên giặt giũ và thay mới các vật có thể tiếp xúc với vùng da bệnh như vỏ gối, vỏ nệm, chăn màn v.v..

Giữ tinh thần lạc quan khi điều trị

Tình trạng vảy nến là một bệnh lý hiếm gặp và gây nên nhiều căng thẳng, phiền toái trong thai kỳ. Do đó, Mẹ cần giữ cho mình một tinh thần tốt để luôn khỏe mạnh, lạc quan, xây dựng lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý nhằm hỗ trợ đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh và tăng khả năng tái tạo của cơ thể. Tinh thần ổn định vui khỏe còn rất có ích trong thai kỳ, hạn chế những tác động không mong muốn cho sự phát triển của Bé.

Trên đây là những lời khuyên, lưu ý từ Mỹ Phẩm Bà Bầu về cách trị vảy nến khi mang thai hiệu quả. Chúc Mẹ sớm đẩy lùi triệu chứng bệnh để trải qua một thai kỳ an toàn viên mãn.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds