Công Nghiệp Xanh Là Gì? Các Quốc Gia Trên Thế Giới Phát Triển Công Nghiệp Xanh Thế Nào?

Ngày nay, ‘Công nghiệp Xanh’ là cụm từ đang được các doanh nghiệp đặt mục đích hướng tới. Đặc biệt, khi nền kinh tế bắt đầu suy thoái, xu hướng phát triển công nghiệp xanh được chú trọng và dần rõ nét hơn. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội và mang nhiều lợi thế cạnh tranh so với các nền công nghiệp khác. Vậy thực sự Công nghiệp Xanh là gì? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin qua bài viết sau.

Công nghiệp xanh là gì

Theo tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc, Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, là nền công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường tốt hơn.  Trong toàn bộ quá trình sản xuất, công nghiệp xanh giúp giảm thiểu tối đa tác động xấu tới môi trường. Ngoài ra, công nghiệp xanh còn bao hàm cả việc tái sử dụng các chất thải, các chất thải năng lượng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác (khoáng sản, gỗ tự nhiên…), hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản thực phẩm…) bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến để khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Công nghiệp Xanh hướng tới một nền công nghiệp chú trọng việc thân thiện với môi trường
Công nghiệp Xanh hướng tới một nền công nghiệp chú trọng việc thân thiện với môi trường

Tương tự như tên gọi, Công nghiệp Xanh hướng tới một nền công nghiệp chú trọng việc thân thiện với môi trường. Nếu như đem lên bàn cân so sánh, chúng ta có thể hiểu rằng, nền công nghiệp thông thường mà chúng ta biết có thể sản xuất ra rất nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, song song đó là sự ô nhiễm, tàn phá môi trường do quá trình sản xuất. Lâu dần, nền công nghiệp này sẽ đe dọa đến môi trường sống, sức khỏe và điều kiện sống của con người.

Tuy nhiên, để được gọi là ‘Công nghiệp Xanh’, ngành công nghiệp sản xuất phải tuân thủ những quy định sản xuất thân thiện với môi trường. Không chỉ vậy, Công nghiệp Xanh còn có thể giúp cải tạo điều kiện tự nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Bên cạnh đó, ngành Công nghiệp Xanh còn bao gồm cả việc tái sử dụng chất thải, dùng chất thải thiên nhiên. trong quá trình sản xuất, nhà máy cần đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng và các tài nguyên thiên nhiên như: khoáng sản, gỗ tự nhiên,… Đặc biệt, công nghiệp xanh cũng cần hạn chế việc sử dụng các hóa chất độc hại như: phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực vật,… trong quá trình sản xuất.

Hiện nay, nền công nghiệp xanh sẽ tập trung vào 4 nhóm chính sau:

– Củng cố việc sản xuất các sản ​​phẩm xanh

– Tạo ra nguồn năng lượng mới và tái tạo chúng tái tạo (phát thải CO2 thấp)

– Phát triển các dịch vụ xanh

– Chú trọng sản xuất xanh, duy trì môi trường sống, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Định hướng phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam

Trong bối cảnh phát triển đất nước đang phát triển như hiện nay, đi kèm theo đó là những áp lực về dân số, môi trường và biến đổi khí hậu; thì Việt Nam cũng là một trong những quốc gia hưởng ứng Công nghiệp Xanh.

Việc phát triển Công nghiệp Xanh sẽ giúp Việt nam tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu vào năng lượng, nguồn nhiên liệu, tăng hiệu quả hiệu suất sử dụng nhiên năng lượng. Đồng thời, phát triển Công nghiệp Xanh cũng là giải pháp giảm gánh nặng nhập siêu cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm mới cho người dân. Từ đó, giúp góp phần giảm xóa đói giảm nghèo, giảm việc ô nhiễm môi trường và đảm bảo môi trường phát triển bền vững cho thế hệ sau này.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chú trọng việc phát triển Công nghiệp Xanh
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chú trọng việc phát triển Công nghiệp Xanh

Hơn nữa, việc phát triển Công nghiệp Xanh luôn được chính phủ các nước khuyến khích và hỗ trợ. Và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia nằm trong số đó. Bởi hoạt động này có thể đem lại nhiều giá trị hữu ích cho nền kinh tế. Thêm vào đó, vì Việt Nam là một đất nước có “sẵn” nguồn năng lượng. Chúng ta phải thừa nhận các doanh nghiệp Việt rất ít khi đầu tư vào cho chi phí phát triển công nghệ mới, mà đa phần chỉ “chăm chút” vào khai thác và bán chúng cho nước ngoài. Do đó, việc thúc đẩy Công nghiệp Xanh chính là cách giúp người Việt tiết kiệm nhiên liệu, tái tạo năng lượng và giảm thiểu việc cạn kiệt nguồn nhiên liệu tới từ thiên nhiên.

Tuy nhiên, việc thực hiện hóa nền Công nghiệp Xanh còn khá nhiều hạn chế. Bởi để thực hiện mục tiêu Công nghiệp Xanh, chúng ta cần giải pháp và công cụ cụ thể. Song song với những giải pháp chính sách từ chính phủ, việc thực hiện hóa chúng còn cần nhiều nguyên tố khác như: sự nhất quán trong tư tưởng, các công cụ cơ bản, công cụ kinh tế, công cụ hành chính, công cụ tuyên truyền, công cụ kỹ thuật và nghiệp vụ cho từng chính sách. Bên cạnh đó, cần có sự tiếp cận và giải quyết đa ngành trong thể chế và phối hợp của các ngành liên quan; sự tiếp cận theo vùng, tăng cường liên kết vùng để phát triển Công nghiệp Xanh. Đặc biệt, để Công nghiệp Xanh hóa, chúng ta cần phải có khung chính sách hợp lý, lộ trình thực hiện, thực thi cụ thể và khả thi.

Tuy vậy, trong mỗi giai đoạn, Việt Nam sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn khác để vươn tới mục đích chung. Hiện tại hầu như các nước đang phát triển cũng đều hướng tới nền Công nghiệp Xanh hóa. Do đó, trong tương lai, nền công nghiệp này sẽ là tiêu chuẩn đánh giá của toàn thế giới. Nền công nghiệp tại Việt Nam cũng hứa hẹn trở thành một trong những quốc gia có tiềm lực phát triển trở thành quốc gia Công nghiệp Xanh hàng đầu.

Lợi ích của phát triển công nghiệp xanh?

Một số lợi ích phải nhắc đến khi chúng ta phát triển Công nghiệp Xanh bao gồm:

Lợi ích bảo vệ môi trường

So sánh với các khu công nghiệp khác, Công nghiệp Xanh có những đặc điểm vô cùng khác biệt. Các khu Công nghiệp Xanh phần lớn được xây dựng theo hướng thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí. Cụ thể, các khu công nghiệp này thường rất chú trọng việc xây dựng diện tích cây xanh, cố gắng ưu tiên sử dụng các nguyên liệu được tái chế. Hơn nữa, đa phần các khu Công nghiệp Xanh đều quan trọng việc sử dụng năng lượng có sẵn trong thiên nhiên như: mặt trời, nước, gió,… Đồng thời, sẽ luôn khai thác hợp lý những nguồn nhiên liệu từ thiên nhiên khác, và hạn chế sử dụng các loại hóa chất độc hại như: phân bón, thuốc trừ sâu,… trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, những khu công nghiệp này sẽ tăng khả năng thu gom, chú trọng việc xử lý chất thải. Nguồn chất thải sau khi xử lý sẽ được dùng trong sinh hoạt như: tưới cây, làm sạch đường xá,…Việc này góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường sống của con người. Đồng thời, chúng cũng giúp ích trong việc giảm hậu quả ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Hướng tới nền công nghiệp xanh giúp giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường trong tương lai
Hướng tới nền công nghiệp xanh giúp giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường trong tương lai

Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

Sự ra đời của các khu Công nghiệp Xanh là giải pháp giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tác động môi trường. Đồng thời, phát triển Công nghiệp Xanh cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho các doanh nghiệp. Bằng cách tối ưu nguồn nguyên vật liệu, tối ưu quy trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất,… sẽ giúp công ty có kế hoạch giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh so với nhiều doanh nghiệp bình thường. Mặt khác, nếu doanh nghiệp biết cách chú trọng hướng sản xuất sạch, vận hành bền vững theo xu hướng công nghiệp xanh; những sản phẩm còn có khả năng đưa doanh nghiệp đó vươn mình ra thế giới.

Cải thiện môi trường sản xuất, đảm bảo sức khỏe cho người lao động

Khi thay thế môi trường làm việc bằng nhiều cây xanh, hạn chế dùng hóa chất, nhà xưởng được quy hoạch theo ngành nghề không chỉ đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp; mà người lao động cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích đáng kể. Bởi môi trường sản xuất xanh – sạch – đẹp sẽ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và cả sức khỏe cho người lao động.

Không chỉ vậy, nhà xưởng được đặt ở các khu Công nghiệp Xanh, giá trị, chất lượng và thương hiệu của các nhà xưởng này cũng nhận được niềm tin của khách hàng và đối tác.

Quy trình để trở thành doanh nghiệp xanh

Để trở thành một doanh nghiệp xanh, các công ty cần phải chứng minh và trải qua rất nhiều quy trình, đánh giá. Một số quy trình cơ bản để xác nhận doanh nghiệp xanh phải kể đến như:

Tiêu chí đánh giá

Một doanh nghiệp được đánh giá là “Doanh nghiệp Xanh” cần phải có 3 yếu tố đánh giá sau:

– Doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật về các điều lệ bảo vệ môi trường;

– Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy chuẩn, quy định, tiêu chuẩn môi trường;

– Doanh nghiệp phải tuân thủ về hồ sơ quản lý môi trường cùng nhiều vấn đề liên quan khác.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đảm bảo hệ thống xử lý nước thải, tiêu chuẩn xả thải công nghiệp,… Đây là một trong những tiêu chí được đánh giá cao. Không chỉ vậy, việc này còn giúp các doanh nghiệp có môi trường trong lành, giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường sống, thiên nhiên,…

Các bước để trở thành một “Doanh nghiệp Xanh”:

Bước 1: Tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi trường

Để trở thành một doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường liên quan tới kinh doanh một cách nghiêm túc. Đồng thời, doanh nghiệp nên thực hiện những gì mình đã đề ra.

Những quy định về tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi trường không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng những quy định của pháp luật.

Bước 2: Phát triển một hệ thống quản lý môi trường

Điều hành một doanh nghiệp xanh đồng nghĩa với việc tạo ra một không gian làm việc lành mạnh, thân thiện với môi trường và tối ưu việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Do đó, kế hoạch quản lý hệ thống này sẽ giảm thiểu được rất nhiều rắc rối khi tác động tới môi trường.

Bước 3: Thiết lập Văn phòng xanh

Nếu như doanh nghiệp đang muốn phát triển thành “Doanh nghiệp Xanh”, tốt nhất nên nâng cấp văn phòng hiện tại. Để tối ưu, hãy đảm bảo “Văn phòng Xanh” có hệ thống điều hòa và hệ thống ánh sáng với cách sử dụng năng lượng hiệu quả.

Bước 4: Mua sắm xanh

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần cân nhắc mua các sản phẩm có tính chất thân thiện với môi trường như:

– Sản phẩm được sản xuất từ vật liệu tái chế hoặc đã qua sử dụng;

– Chế phẩm sinh học;

– Các sản phẩm không có chất hóa học, chất độc hại;

– Ưu tiên các sản phẩm có tính tiết kiệm năng lượng;

– Dùng các dòng sản phẩm có thể làm mới hoặc tái chế;

– Dùng các sản phẩm nội địa như các sản phẩm hữu cơ.

Để trở thành Doanh nghiệp Xanh, doanh nghiệp cần hạn chế dùng các vật phẩm khó tái chế
Để trở thành Doanh nghiệp Xanh, doanh nghiệp cần hạn chế dùng các vật phẩm khó tái chế

Bước 5: Tối ưu việc sử dụng năng lượng

Sử dụng nguồn năng lượng hợp lý luôn là một bước kinh doanh thông minh của các doanh nghiệp. Chỉ cần những thao tác nhỏ, việc quản lý chi tiêu, cắt giảm chi phí, lợi nhuận cũng trở nên dễ dàng hơn.

Do đó, quản lý việc sử dụng năng lượng chính là hiến lược quản lý môi trường của doanh nghiệp. Một số ví dụ sử dụng năng lượng hiệu quả điển hình:

– Chú trọng việc mua sắm các thiết bị tiết kiệm và có thể tái sử dụng năng lượng cho văn phòng;

– Hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng đến các nhân viên;

– Tìm kiếm và ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng xanh và tái chế.

Bước 6: Giảm thiểu, tái chế rác thải và tái sử dụng

Trên thực tế, tất cả các ngành kinh doanh đều sẽ tạo ra rác thải. Với một số ngành nghề đặc trưng, chỉ bao gồm giấy và nước thì có khả năng gây hại cho môi trường thấp hơn. Tuy nhiên, đa phần những ngành công nghiệp khác đều bắt buộc dùng những hóa chất. Do đó, rác thải từ chúng cũng rất độc hại và nguy hiểm cho cả môi trường và con người. Để xử lý những nguồn rác thải này, chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian. Đặc biệt, việc khôi phục những tác hại do chúng gây ra càng mất nhiều thời gian hơn.

Song song đó, việc xử lý rác thải cũng khá tốn kém. Doanh nghiệp phải chi trả một số tiền lớn để xử lý chúng. Sau khi xong việc, chúng ta lại phải bỏ một khoản lớn để xử lý. Vì vậy, việc tái chế sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều tiền cho doanh nghiệp. Ngoài cắt giảm chi phí xử lý, tái chế cũng ngăn nguy cơ ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí thu mua nguyên liệu thô, vật liệu và thiết bị văn phòng mới.

Hơn nữa, nếu có thể thực hiện tốt phương pháp tái chế, doanh nghiệp cũng có thể nâng cao tính đồng bộ, tăng năng suất và hình ảnh của thương hiệu. Quy trình xử lý rác thải kinh doanh bao gồm:

– Dùng lại các sản phẩm đã qua sử dụng hoặc tái chế;

– Loại bỏ những quy trình đóng gói không cần thiết;

– Ưu tiên việc sử dụng các bao bì làm từ giấy, có thể tái chế và thân thiện với môi trường.

Bước 7: Tiết kiệm nước

Khi sử dụng nước hợp lý, doanh nghiệp không chỉ giúp quốc gia bảo vệ nguồn nguyên liệu thiên nhiên quý giá, mà còn giảm được các chi phí liên quan tới việc mua, làm nóng, sử dụng và xử lý nước bẩn. Để tiết kiệm nước, các doanh nghiệp có thể tham khảo các hướng xử lý sau:

– Sử dụng các thiết bị công nghệ tốt nhất, có khả năng tiết kiệm nước tối ưu;

– Kiểm tra và bảo trì hệ thống ống dẫn thường thường xuyên, tránh rò rỉ;

– Giảm thiểu tối đa các loại nước thải bị ô nhiễm ra ngoài môi trường.

Bước 8: Xây dựng chiến lược marketing xanh

Khi phát triển thương hiệu xanh, doanh nghiệp cần cho người tiêu dùng hiểu được ý định của mình. Trong các chiến dịch truyền thông, các doanh nghiệp cần định vị rõ, hoạch định kế hoạch rõ ràng. Những chiến dịch lớn nhỏ đều nhằm vào mục tiêu để khách hàng hiểu về tầm quan trọng của việc phát triển môi trường xanh và câu chuyện phát triển thương hiệu “xanh” của doanh nghiệp.

(Tài liệu được tham khảo bởi: wikiHow. Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam – VACNE. Môi trường Perso)

Xu hướng công nghiệp xanh của một số nước trên thế giới?

1. Đan Mạch – Quốc gia đi đầu trong phát triển xanh

Đan Mạch là quốc gia Bắc u có mục tiêu tham vọng trở thành “quốc gia xanh” nhất tại châu u và trên thế giới. Theo chiến lược năng lượng đến 2035, Đan Mạch sẽ hoàn toàn từ bỏ sử dụng nguyên liệu hóa thạch trong ngành công nghiệp năng lượng. Tất cả năng lượng điện và năng lượng nhiệt sẽ được cung cấp bởi các nguồn nhiên liệu tái tạo.

Là một nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt nhưng tại sao Đan Mạch lại hướng tới phát triển xanh? Có thể kể ra một số nguyên nhân: mong muốn cải thiện môi trường châu u và trên thế giới; đảm bảo an ninh năng lượng; tạo nhiều việc làm.

Để hiện thực hóa tham vọng của mình, Đan Mạch đã thông qua mức thuế đặc biệt với việc xử lý chất thải, bao gồm cả mức phí xử lý chất thải xây dựng. Đồng thời, chi tiêu công cho các sản phẩm hàng hóa do nhà nước điều chỉnh nhằm giảm thiểu lượng rác sinh hoạt và việc sản xuất quá nhiều bao bì hàng hóa. Đan Mạch ra lệnh hạn chế sử dụng các vỏ loại túi và bao bì khác nhau. Ví dụ, cho phép sử dụng không quá 20 loại chai trong sản xuất nước giải khát.

20% tổng tiêu thụ năng lượng ở Đan Mạch là năng lượng gió. Các nhà sản xuất cối xay gió đạt được thành công đột phá về mặt công nghệ, nên chi phí sản xuất năng lượng gió tương đương với sản xuất điện ở nhà máy nhiệt điện. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt 1/3 điện năng tiêu thụ từ turbin gió.

Ngoài năng lượng gió, Đan Mạch còn phát triển ngành sản xuất khí biogas tại nhà máy ở Zealand, cho phép sản xuất hàng ngày khoảng 6.000m­3 từ 135 tấn rác thải sinh học (1m3 khí sinh học tương đương với 0,6l dầu).

Đối với ngành xây dựng, Đan Mạch quyết tâm xây những tòa nhà có có lượng carbon đioxin vô hại đối với môi trường.

Tại các công trình nhà ở, xây dựng, Đan Mạch tiến hành lắp đặt các cửa sổ lớn, sao cho các phòng nhận được tối đa ánh sáng. Hạn chế sử dụng điện bằng việc lắp đặt bóng đèn tiết kiệm điện. Trên mái, bên các bức tường hay ban công được lắp đặt tấm pin mặt trời, chuyển đổi năng lượng thành nhiệt điện. Người dân có thể tự tạo ra năng lượng xanh và bán năng lượng dư thừa cho hệ thống năng lượng quốc gia.

Điều đặc biệt ở Đan Mạch là người dân có thể tự đầu tư thiết bị của mình vào xây dựng tạo thu nhập, cũng như trang trải chi phí sử dụng năng lượng cho tương lai. Chính phủ còn thông qua đề án “Bạn phải trả đúng bằng những gì bạn thải ra môi trường”. Theo đó, các công ty phải đóng thuế do trực tiếp xả khí thải ra môi trường.

2. Hàn Quốc: Đẩy mạnh tiêu dùng xanh

Hàn Quốc là quốc gia châu Á đi đầu về phát triển xanh và coi tăng trưởng xanh là một phần trong chiến lược quốc gia. Chiến lược xanh của Hàn Quốc gồm ba yếu tố: công nghiệp, năng lượng và đầu tư. Chiến lược này nhằm duy trì quy mô hoạt động sản xuất kinh tế nhằm tối ưu hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa ảnh hưởng môi trường lên các nguồn năng lượng và tài nguyên, đồng thời chuyển đổi đầu tư sang các hoạt động môi trường và tăng trưởng kinh tế.

Để hiện thực hóa chiến lược, Hàn Quốc đã ban hành gói kích cầu “Hiệp định tăng trưởng xanh mới” (tháng 1/2009) trị giá 50 nghìn tỷ Won trong 4 năm với 9 dự án xanh, tạo 956.000 việc làm.

Cũng trong tháng 1/2009, “Kế hoạch Nghiên cứu và phát triển toàn diện về công nghệ xanh” kêu gọi tăng 2 lần chi phí cho công nghệ xanh vào năm 2012, tập trung vào các lĩnh vực như tái sử dụng rác thải, chế tạo và sử dụng pin năng lượng mặt trời, dự đoán biến đổi khí hậu, lưu giữ carbon…

Trong giai đoạn 2010-2011, chính phủ Hàn Quốc tập trung thúc đẩy phát triển ngành năng lượng gió, năng lượng mặt trời, hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xanh và ban hành luật Hạn chế khí thải, phát triển quản lý năng lượng. Đã có nhiều dự án xanh ở Hàn Quốc được người dân tích cực tham gia như “Thành phố mặt trời”, “Ngôi nhà xanh trị giá 2 triệu”, “Thành phố và dòng sông xanh hơn”…

Từ năm 2011, Hàn Quốc đã chi khoảng 60 tỷ USD trong 5 năm cho phát triển xanh, tạo hơn 1,8 triệu việc làm. Cũng trong giai đoạn này, Hàn Quốc xây dựng hệ thống “thẻ thanh toán xanh” để kích thích tiệu thụ hàng hóa xanh. Với sự hỗ trợ của thẻ này, việc sử dụng hàng hóa xanh và sản phẩm tiết kiệm năng lượng ngày càng được phổ biến. Theo đó, người tiêu dùng có thể sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi tiêu thông qua điểm thưởng. Điểm thưởng có thể quy đổi ra tiền mặt, hoặc trừ vào các hóa đơn thanh toán.

Một chương trình khác do chính quyền Seoul khởi xướng đó là, nếu người dân tiết kiệm nước thì họ sẽ được giảm giá khi mua các sản phẩm xanh. Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm lượng khí thải nhà kính tới 30% vào năm 2020.

3. Mỹ: Nâng cao kỹ thuật sản xuất xanh

Mỹ lựa chọn việc phát triển năng lượng thay thế làm hướng đi chính cho sự phát triển kinh tế xanh. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đặt mục tiêu đến năm 2030, 65% năng lượng tiêu thụ và 35% nhiệt lượng là năng lượng từ lắp đặt tấm pin mặt trời.

Trong chiến lược tiết kiệm năng lượng, Mỹ đặt mục tiêu đến 2025, nguồn năng lượng tái tạo chiếm 25% lượng phát điện và nhu cầu điện sẽ giảm 15% đến năm 2030. Chính phủ Mỹ cũng thành lập cơ quan chuyên ngành nhằm huy động và giải ngân đầu tư cho các chương trình xanh, có tên gọi Cơ quan Triển khai năng lượng sạch (CEDA).

Đồng thời, Mỹ đã triển khai Đạo luật Chống biến đổi khí hậu với mục tiêu giảm khí thải nhà kính và cho phép các công ty xả khí thấp hơn hạn ngạch có thể bán phần hạn mức cho doanh nghiệp khác. Mỹ yêu cầu các công ty sản xuất ôtô chuyển sang các mẫu xe sử dụng cả điện và xăng dầu, cải tiến động cơ tiết kiệm nhiên liệu.

4. EU: Nói không với nguyên liệu hóa thạch

EU cũng thông qua chương trình hướng tới nền kinh tế với lượng carbon thấp giai đoạn 2050. Chương trình đặt mục tiêu giảm 40-44% lượng khí thải đến năm 2030 và giảm 79-82% vào năm 2050. Ngoài ra, chương trình còn đề ra phương pháp hoàn thiện các mục tiêu khác như giảm chi phí (175-320 €/ năm).

Tại các nước châu u, phát triển xanh được thực hiện trong lĩnh vực năng lượng, phát triển giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu định cư sinh thái và hệ thống tái chế. EU đã thông qua tiêu chuẩn về khí thải ôtô Euro-5, đồng thời chuẩn bị nâng cao tiêu chuẩn mới Euro-6 (tiêu chuẩn chất lượng về khí thải cho xe ôtô).

Ủy ban EU công bố một kế hoạch vào năm 2020, dự kiến giảm 20% lượng khí thải carbon, cùng với việc tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo lên 20% vào năm 2020. Thụy Điển, một quốc gia trong EU, tuyên bố sẽ hoàn toàn không sử dụng dầu mỏ, đồng thời loại trừ sử dụng than đá và năng lượng hạt nhân ra khỏi quy trình sản xuất.

5. Trung Quốc: Triển khai công nghệ nano

Trung Quốc phấn đấu đến 2020 đạt 15% lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, giảm 45% lượng carbon khí thải. Xu hướng phát triển xanh tại Trung Quốc bắt đầu bằng kế hoạch 5 năm từ năm 2011. Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hơn 2.000 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Khối lượng đầu tư nhà nước trong lĩnh vực bảo toàn năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ thích ứng vượt qua chỉ tiêu của Mỹ và EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã chiếm 40% lượng xuất khẩu pin mặt trời thế giới.

Một lĩnh vực khác cũng phát triển tại nước này là công nghệ nano. Năm 2016, Trung tâm sáng kiến toàn cầu Blodal Innovation GICNA được thành lập giúp Bắc Kinh trở thành nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ xanh thế kỷ 21.

Mối tương quan giữa ngành Công nghiệp Xanh và Mỹ phẩm Hữu cơ

Cụm từ ‘Công nghiệp Xanh’ là một xu hướng gắn liền với sự phát triển tất yếu của xã hội trong tương lai. Vì thế mà hầu như tất cả các ngành công nghiệp nói chung đều có liên quan và phát triển theo xu hướng này. Tuy nhiên, có thể nhiều người chưa biết, ngành công nghiệp mỹ phẩm chính là một trong những “thủ phạm” tạo ra chất thải nhựa cao nhất thế giới. Theo thống kê, mỗi năm có tới hơn 120 tỷ vỏ bao bì sản xuất bởi công nghiệp mỹ phẩm được thải ra. Và phần lớn chúng sẽ kết thúc chu kỳ trong thùng rác.

Có thể nói rằng, nhu cầu tiêu thụ bao bì hay vỏ hộp nhựa từ lâu đã gắn chặt với sự phát triển của các sản phẩm làm đẹp. Chỉ tính riêng tại nước Mỹ, quốc gia này đã phải chi ra 25 tỷ đô cho việc sản xuất vỏ nhựa. Phần lớn vỏ nhựa này đều không được tái chế.

Trước những tác hại và ảnh hưởng quá lớn do nền công nghiệp mỹ phẩm gây ra, nhiều thương hiệu đã dần cải thiện và cố gắng đưa ra những sản phẩm bao bì mới thay thế. Không chỉ vậy, nhờ áp dụng theo xu hướng sản xuất Công nghiệp Xanh, nhu cầu của nền công nghiệp mỹ phẩm cũng được hướng đến những sản phẩm an toàn và lành tính hơn. Không có những tác hại cho sức khỏe con người dù sử dụng một thời gian dài. Đồng thời, các sản phẩm cũng thân thiện với môi trường vì dễ dàng tái chế.

Nếu như trước đây, những tác dụng “chóng vánh” của hóa mỹ phẩm mang lại trên da và mang lại nhiều tác hại lâu dài cho da. Thì hiện tại, nhiều nhà sản xuất đã chú trọng hơn trong việc sản xuất mỹ phẩm từ các nguyên liệu thiên nhiên. Đặc biệt, các sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất từ thiên nhiên hữu cơ, luôn tuân thủ quy tắc bảo vệ môi trường, không sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng hóa chất trong sản xuất,… lại càng được xem trọng.

Mặc khác, hiện nay làn da con người càng lúc càng trở nên nhạy cảm hơn với những tác động xấu từ ô nhiễm môi trường và tia UV. Do đó, các thành phần có nguồn gốc từ hữu cơ đã trở thành “nguồn thức ăn” lý tưởng và an toàn dành cho làn da của con người. Đặc biệt, các sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc từ hữu cơ còn được nhiều chuyên gia đánh giá cao mức độ an toàn và không có tác động xấu dù sử dụng lâu dài. Vì vậy, rất nhiều sản phẩm hữu cơ đã được chứng minh có thể sử dụng cho cả đối tượng là trẻ em và phụ nữ mang thai.

Trên thực tế, có rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, tùy vào mỗi loại chứng nhận hữu cơ, mỹ phẩm hữu cơ sẽ có nhiều cách đánh giá khác nhau. Một số chứng nhận hữu cơ uy tín trên thế giới phải kể đến như: USDA, ACO (Australian Certified Organic), Organic EU, NSF, Soil Association (UK),…

Tại Việt Nam, công ty TNHH Jojoba là một trong những công ty chuyên nhập khẩu sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ chính hãng. Hiện các sản phẩm hữu cơ của Jojoba đều được nhập khẩu và phục vụ cho mục đích điều trị da tại phòng khám da liễu cho Mẹ Bầu. Các sản phẩm mỹ phẩm tại Jojoba chiếm 95% mỹ phẩm hữu cơ của hai thương hiệu hữu cơ hàng đầu là Mukti Organics và Juice Beauty, cùng các thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ nổi tiếng khác trên thế giới. Để tham khảo và tìm hiểu các sản phẩm, khách hàng có thể đến trực tiếp showroom của công ty tại 101A Nguyễn Văn Trỗi, P11, Phú Nhuận, TP.HCM.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]