Ăn gì để phôi thai phát triển tốt nhất mẹ cần nắm

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con. Do đó, những thắc mắc xoay quanh câu hỏi ‘ăn gì để phôi thai phát triển tốt’ được rất nhiều chị em quan tâm. Cùng tham khảo các thông tin này qua bài viết sau.

Phôi thai là gì?

Có thể nói, phôi thai chính là “hạt giống” giúp con hình thành và phát triển qua từng ngày. Phôi được hình thành từ trứng và tinh trùng tạo ra noãn hoàng. Sau đó, các tế bào lần lượt sẽ xuất hiện bên trong phôi và dần phát triển thành cơ thể của thai nhi.

Ở tuần thứ 4 trở đi, bào thai đã bắt đầu di chuyển về phía tử cung và bước vào quá trình làm tổ. Lúc này, khi đi siêu âm, bác sĩ đã có thể thấy rõ được phôi thai. Tuy nhiên, sẽ mất khoảng 5 – 6 tuần thì phôi thai mới thực sự ổn định trong tử cung của mẹ và bắt đầu quá trình hình thành thai nhi. Lúc này, phôi đã được hình thành và có kích thước nhỏ như hạt vừng.

Nếu 5 – 6 tuần mà mẹ đi siêu âm chưa thấy phôi thai, cũng không cần vội lo lắng. Bởi việc có phôi thai hay chưa sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Có nhiều mẹ siêu âm trong tuần thứ 4 – 5 của thai kỳ thì đã có phôi, nhưng nhiều chị em lại chưa thấy. Do đó, nếu siêu âm 5 tuần mà mẹ vẫn chưa thấy tim thai, rất có thể phôi thai đang bơi ngược vào trong tử cung của người mẹ. Thông thường, nhịp tim sẽ xuất hiện rõ ở tuần thứ 7. Tuy nhiên, phải đến tuần 12 thì nhịp tim của con mới có thể hoạt động mạnh mẽ. Trong thời điểm này, mẹ cũng có thể cảm nhận trực tiếp được nhịp tim của con.

Nếu mẹ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như những cơn ốm nghén bất chợt biến mất, bỗng dưng bị đau bụng râm ran, âm đạo tiết dịch lạ,… thì nên đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra và siêu âm, phòng ngừa trường hợp ngoài ý muốn như thai ngoài tử cung, thai lưu hoặc sảy thai. Vậy mẹ bầu ăn gì để phôi thai phát triển tốt?

Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng với mẹ bầu
Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng với mẹ bầu

Tầm quan trọng của dinh dưỡng với mẹ bầu và phôi thai

Để chuẩn bị cho quá trình mang thai dài, điều quan trọng nhất là mẹ nên chuẩn bị thật kỹ cho việc sinh hoạt và dinh dưỡng. Mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng trước nhiều tuần, bao gồm các dưỡng chất cần thiết như: carb, protein, vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất cần thiết khác. Hơn thế nữa, ở giai đoạn đầu thai kỳ, nhiều mẹ sẽ có có xu hướng ốm nghén không ăn uống gì được. Vì thế, nguồn dự trữ trước khi mang thai lúc này lại càng cần thiết hơn. Ngoài ra, dinh dưỡng còn có những vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và trẻ. Điển hình, phải nhắc tới những công dụng như:

Cung cấp các dưỡng chất có lợi cho thể chất và tinh thần

Khi mang thai trong thời gian đầu, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Lúc này, phôi thai đang bắt đầu quá trình làm tổ trong tử cung, nên còn tương đối lỏng lẻo. Thêm vào đó, sự thay đổi của các hormone sẽ khiến chị em rất dễ bị ốm nghén, buồn nôn và mệt mỏi. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Từ đó, giúp tổ thai cứng cáp và nhanh chóng hoàn thiện. Cơ thể khỏe mạnh của người mẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để phôi thai phát triển thành em bé.

Ngăn ngừa các tai biến sản khoa

Mỗi ngày, số lượng trẻ em được sinh ra khá lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ mẹ bầu gặp biến chứng thai kỳ – đặc biệt là trong 3 tháng đầu cũng không hề nhỏ. Nhìn chung, đa phần tình trạng thai còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của người mẹ, mà tình trạng sức khỏe của người mẹ lại có mối liên hệ mật thiết với dinh dưỡng. Do đó, không chỉ trong giai đoạn đầu, mà dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cả quá trình mang thai.

Mẹ bầu thiếu dinh dưỡng sẽ khiến quá trình hình thành phôi thai bị ảnh hưởng, kéo theo đó là sự chuyển đổi phôi thai thành em bé cũng bị chậm. Nhiều trường hợp mẹ bầu quá yếu có thể tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu,… trong 3 tháng đầu.

Hỗ trợ cho khả năng tạo sữa sau sinh cho trẻ

Để mẹ bầu “về sữa” nhanh, dinh dưỡng trước và trong suốt thai kỳ là cần thiết. Bởi lượng dinh dưỡng dự trữ không chỉ có tác dụng nuôi bào thai, mà còn có chức năng tạo nguồn sữa cho bé bú. Mẹ bị thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ không có đủ khả năng tạo sữa. Ngoài ra, nguồn sữa cũng không đảm bảo chất lượng giúp bé phát triển toàn diện.

Giảm nguy cơ mắc một số bệnh thiếu máu cho mẹ bầu và trẻ trong thai kỳ

Thiếu hợp chất folate (vitamin B9) sẽ gây ra tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và nhẹ cân. Bởi folate là hợp chất tham gia trực tiếp vào quá trình tạo máu. Ngoài ra, mẹ bầu không cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cũng có thể bị suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Bởi hầu hết các tế bào miễn dịch, tế bào T, tế bào B và đại thực bào đều có chức năng sản xuất globulin miễn dịch, tạo ra các IgA, IgM và IgG,… Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng, mẹ cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ giúp con phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến máu.

Giải quyết một số vấn đề khi mang thai

Sau khi phôi thai phát triển thành bào thai, em bé cũng cần rất nhiều dinh dưỡng để lớn lên. Lúc này, hầu hết các mẹ bầu đều xuất hiện tình trạng ốm nghén, buồn nôn và khó chịu. Nhiều mẹ khác lại cảm thấy chán ăn, ăn quá nhiều một món, ợ nóng, táo bón,… Ngoài việc thay đổi hormone, rất có thể mẹ bầu đang thiếu một số vi chất quan trọng như vitamin B6 hoặc ăn các loại thức ăn gây kích thích tiêu hóa. Cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ ít nhiều giúp các chị em cải thiện được những vấn đề khó chịu này.

Chế độ cân bằng trong dinh dưỡng sẽ giúp thai phụ và bào thai khỏe mạnh
Chế độ cân bằng trong dinh dưỡng sẽ giúp thai phụ và bào thai khỏe mạnh

Ăn gì để phôi thai phát triển tốt

Ở Việt Nam, không phải mẹ nào cũng theo dõi kỹ chu kỳ kinh nguyệt, nên trong thời gian đầu mang thai có lẽ một số mẹ sẽ không nhận ra. Tuy nhiên, nếu theo dõi thường xuyên, mẹ cần chú ý thay đổi thói quen ăn uống để giúp cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ cho phôi phát triển thành em bé nhanh hơn.

Nhìn chung, quá trình này cần khá nhiều thời gian. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng, hay cố ép bản thân phải ăn uống quá sức. Thay vì cố gắng ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều calo, chị em hãy ăn đúng và ăn đủ. Bởi việc quan trọng trong thời điểm này là cung cấp dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, chứ không phải là ăn nhiều. Dưới đây là một số thực phẩm mà mẹ có thể tham khảo:

Các thực phẩm giàu protein

Nếu mẹ đang thắc mắc ‘ăn gì để phôi thai phát triển tốt’, thì thực phẩm đầu tiên phải nhắc đến chính là protein. Bởi protein là chất hợp xây dựng của cơ thể, chúng vô cùng cần thiết cho sự tăng trưởng và ổn định chức năng sinh sản. Việc bổ sung protein đúng cách sẽ là sự hỗ trợ rất lớn để phôi thai phát triển thành em bé. Nhu cầu protein hàng ngày của mẹ bầu sẽ dao động từ 1-2g/kg tùy thuộc vào trọng lượng và nhu cầu cá nhân. Protein thường xuất hiện trong rất nhiều các thực phẩm khác nhau như cá, thịt đỏ, thịt gà, đậu, đậu hũ, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt và đậu, một số loại rau và trái cây,…

Đậu hũ là một trong những thực phẩm giàu protein
Đậu hũ là một trong những thực phẩm giàu protein

Thực phẩm có nguồn carbohydrate lành mạnh

Nhiều chị em có thể vẫn cho rằng carb là vi chất không hề tốt cho mẹ bầu, vì nó chứa nhiều calo. Tuy nhiên, trên thực tế thì carb là thành phần vô cùng quan trọng cung cấp năng lượng hoạt động cho chúng ta hàng ngày. Nếu thiếu vi chất này, cơ thể con người sẽ không có sức sống, lờ đờ và làm việc kém năng suất hơn. Ở phụ nữ mang thai, vi chất này cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi chúng là “nhiên liệu” cung cấp sự sống cho thể chất và não hoạt động. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ cần phải ăn quá nhiều carb, chị em hãy cân bằng lượng dinh dưỡng hợp lý, có thể thay thế các loại carb nhanh hấp thu bằng những loại thực phẩm có chứa carb lành mạnh như: gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, bánh mì nguyên cám, khoai lang, khoai tây,… để kiểm soát calo.

Các thực phẩm giàu chất xơ

Các loại rau củ và trái cây chính là những thực phẩm gợi ý lý tưởng cho mẹ bầu khi muốn bổ sung chất xơ. Bởi những thực phẩm này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: các chất chống oxy hóa, sắt, axit folic và các nhóm vitamin,… Những thành phần này đều có thể đem đến những lợi ích tốt nhất cho cơ thể người mẹ. Đồng thời, những hợp chất này còn có khả năng giúp nâng cao khả năng chuyển đổi và phát triển phôi thai thành em bé.

Mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày những loại rau củ như: rau bina, rau mầm, cải thìa… Bông cải xanh cũng là lựa chọn khá lý tưởng, vì chúng rất giàu protein và vitamin C, sắt, axit folic và chất chống oxy hóa,… giúp cải thiện sức khỏe của mẹ và tăng cường đề kháng cho trẻ.

Thực phẩm giàu acid folic

Trong suốt quá trình mang thai, acid folic là dưỡng chất mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Bởi hợp chất này là một trong những dưỡng chất giúp trẻ phát triển cho não và tủy sống của em bé. Nếu mẹ bầu bị thiếu hụt dưỡng chất này, sẽ có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng dị tật ống thần kinh ở trẻ. Theo khuyến nghị, mẹ bầu nên bổ sung 400mcg mỗi ngày khi có thai ít nhất 3 tháng. Hợp chất này thường có trong các loại rau có màu xanh đậm, gạo, các loại đậu, măng tây, trứng và trái cây có múi.

Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt có chức năng chính là tổng hợp hemoglobin, đồng thời hỗ trợ cho quá trình oxy hóa và một số chức năng của hệ thống sinh sản. Mẹ có thể bổ sung sắt bằng cách ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất này như: các loại hạt, rau bina, củ cải, cà rốt, đường thốt nốt,…

Các thực phẩm giàu kẽm

Kẽm chính là yếu tố quan trọng, hỗ trợ cho quá trình phôi thai phát triển thành em bé. Nếu cơ thể mẹ có đủ kẽm sẽ là sự hỗ trợ rất lớn cho quá trình điều hòa khả năng sinh sản và cân bằng hormone nội tiết. Mẹ có thể bổ sung dưỡng chất này bằng các thực phẩm như: các loại hạt, ngũ cốc, quả hạch, thịt nạc,khoai tây, sữa và các chế phẩm từ sữa, khoai lang,…

Thực phẩm có chứa nhóm chất béo lành mạnh

Bên cạnh các nhóm chất cần thiết, nhóm chất béo lành mạnh cũng là yếu tố dinh dưỡng phát triển của phôi thai. Chất béo đóng vai trò dự trữ năng lượng cho cơ thể, giúp tăng cường năng lượng cho quá trình chuyển đổi của phôi thai. Mẹ có thể bổ sung các nhóm chất béo lành mạnh bằng cách ăn những thực phẩm như: bơ, cá, quả óc chó, dầu ô liu, hạt chia và dầu hạt lanh,…

Ngoài ra, không phải nhóm chất béo nào cũng có lợi cho mẹ. Chị em hãy tránh các loại thực phẩm có chứa chất béo không lành mạnh như: bánh ngọt, đồ ăn đông lạnh, các loại thức ăn nhanh, bánh nướng,… Những nhóm đồ ăn này đều có chứa các acid béo no và có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi thai.

Bơ là loại quả có chứa rất nhiều chất béo lành mạnh
Bơ là loại quả có chứa rất nhiều chất béo lành mạnh

Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể

Cuối cùng, mẹ bầu đừng chỉ bổ sung dinh dưỡng mà quên mất bổ sung nước. Bởi nước chính là “chất dẫn” giúp các quá trình trong cơ thể diễn ra suôn sẻ hơn. Sau khi thụ thai, mẹ nên duy trì thói quen uống nước, luôn luôn đảm bảo cơ thể đủ nước để duy trì tuần hoàn, quá trình trao đổi chất và tiêu hóa. Nếu không có thói quen uống nước, mẹ có thể bổ sung chất lỏng bằng các loại nước uống như: trái cây tươi, sinh tố, canh, súp,… tuyệt đối không để cơ thể bị thiếu nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lưu ý trong dinh dưỡng và thói quen ăn uống cho mẹ bầu

Để phôi thai phát triển, mẹ bầu cần lưu ý những nguyên tắc ăn uống sau:

– Chia nhiều bữa ăn trong ngày, không ăn kiêng hoặc ăn quá no trong một bữa. Hàm lượng calo nạp thêm không cần quá nhiều, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

– Tránh ăn các thực phẩm không lành mạnh, có thể ảnh hưởng đến thai kỳ như: các loại thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, đóng hộp, chứa quá nhiều chất béo không lành mạnh.

– Bổ sung thêm các loại rau xanh và trái cây trong bữa ăn hàng ngày.

– Tăng cân hợp lý, nhưng tuyệt đối không ăn kiêng. Luôn cung cấp và cân bằng đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh.

– Thường xuyên khám thai và theo dõi tình hình phát triển của trẻ.

– Nếu trong tuần thứ 4 – 5, trẻ vẫn chưa thấy tim thai, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Bởi đồng hồ phát triển sinh học của của mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Rất có thể trong thời gian này, phôi thai vẫn đang ổn định chỗ để làm tổ. Thông thường, tháng thứ 7 mới là giai đoạn phôi thai cứng cáp.

– Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường, mẹ nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và theo dõi.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề ăn gì để phôi thai phát triển tốt. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các chị em hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]