Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành “KHÔNG SẸO”

Trong quá trình sinh thường, ở một số sản phụ, các bác sĩ sẽ buộc phải áp dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn để giúp các mẹ có cuộc “vượt cạn” dễ dàng hơn. Sau khi sinh xong, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn. Và việc quan trọng nhất đối với các mẹ là phải chăm sóc thật kỹ để vết khâu nhanh lành và hồi phục. Do đó, ngoài việc đảm bảo vệ sinh tránh bị nhiễm trùng, thì sản phụ cũng cần phải thực hiện chế độ ăn hợp lý, khoa học để đảm bảo tầng sinh môn được phục hồi sớm nhất. Trong bài viết, Mỹ Phẩm Bà Bầu sẽ chia sẻ về ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành, các mẹ theo dõi và bỏ túi ngay cho mình nhé.

Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là một vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ ở nữ. Về mặt giải phẫu, tầng sinh môn là khu vực của cơ thể nữ giới nằm giữa xương mu và xương cụt, bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. Bộ phận này chính là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo có chiều dài khoảng 3-5 cm.Tầng sinh môn có vai trò rất quan trọng trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi.

Vì sao phải rạch tầng sinh môn?

Các mẹ bầu cần phải biết là không phải ai cũng cần thực hiện rạch tầng sinh môn khi sinh. Bởi việc làm này có thể sẽ gây ra vết thương xấu, khó khâu hơn, thậm chí nếu không có cách chăm sóc đúng cách mà vết rạch sâu có thể gây ra các biến chứng chảy máu nặng nề và gây nhiễm trùng nguy hiểm.

Trong một số trường hợp mẹ bầu sinh thường, bộ phận sinh dục dần mở rộng các cơ để thai nhi có thể dễ dàng chui lọt ra bên ngoài. Tuy nhiên, việc giãn nở ở một số chị em có giới hạn, nên bác sĩ sẽ chỉ định rạch tầng sinh môn khi cần thiết. Đối với một số sản phụ âm đạo giãn đủ rộng, có khả năng sinh đẻ dễ dàng hoặc thai nhi nhỏ có thể bỏ qua thủ thuật này.

Dưới đây là một số trường hợp bác sĩ chuyên khoa chỉ định rạch tầng sinh môn.

– Bé không được cung cấp đủ oxy, có thể bị ngạt thở

– Thai nhi nằm ngôi mông hay chân khó sinh

– Thai nhi có đầu quá to hay trọng lượng lớn

– Sinh non

– Ca sinh cần dùng forceps hay máy hút hỗ trợ

– Mất nhiều thời gian để rặn khi sinh

– Sản phụ có độ linh hoạt của tầng sinh môn kém, bị viêm âm đạo, cơ co bóp của tử cung không đủ mạnh khiến quá trình sinh nở trở nên khó khăn hơn.

Một số trường hợp cần thiết bác sĩ chỉ định rạch tầng sinh môn để em bé dễ chui ra
Một số trường hợp cần thiết bác sĩ chỉ định rạch tầng sinh môn để em bé dễ chui ra

Bác sĩ hay nữ hộ sinh sẽ thực hiện thủ thuật nhỏ là rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn nhằm giúp thai nhi được chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ mất nhiều thời gian rặn, rặn quá mạnh dẫn đến rách tầng sinh môn. Thông thường, bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn.

Sau khi mẹ sinh em bé xong, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn. Nếu như tầng sinh môn tự rách có thể để lại vết thương xấu, khó khâu hơn và thậm chí gây biến chứng về sau.

Rạch tầng sinh môn bao lâu thì có thể lành?

Thông thường, vết thương ở tầng sinh môn sẽ tự lên da non và liền lại sau 2-4 tuần. Tuy nhiên, thời gian này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và còn phụ thuộc vào từng loại chỉ khâu.

Bác sĩ khi khâu tầng sinh môn sử dụng chỉ tự tiêu nhưng tùy theo loại chỉ mà có thời gian tiêu nhanh hay chậm. Đồng thời, những người có cơ địa kém thì có thể cần đến 12 tuần thì vết thương mới hoàn toàn lành lại.

Bên cạnh đó, chế độ vệ sinh và ăn uống đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ cũng vô cùng quan trọng, quyết định đến thời gian phục hồi và không để lại di chứng sau này.

Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành?

Sau khi khâu vết rạch tầng sinh môn, các mẹ có thể cảm thấy đau đớn và khó chịu. Để vết thương nhanh lành và thuyên giảm triệu chứng, các mẹ nên chú ý ăn uống đúng cách nhé. Sau đây là một số thực phẩm cần thiết cho các mẹ sau sinh để vết khâu tầng sinh môn mau lành:

Nhóm thực phẩm giàu protein tốt

Nhóm chất đầu tiên được các bác sĩ khuyên các mẹ nên bổ sung sau khi rạch tầng sinh môn là protein. Bởi chất này không chỉ cung cấp năng lượng cho việc hồi phục sức khỏe tốt hơn mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tái tạo da mới. Từ đó, giúp vết thương mau lên da non và nhanh chóng lành. Một số thực phẩm chứa nguồn protein tốt nên bổ sung cho mẹ sau sinh:

– Cá hồi

– Thịt heo

– Thực phẩm từ thực vật như đậu hạt, việt quất, cam

– Sữa ít béo và các thực phẩm từ sữa: sữa chua,…

– Trứng

Nhóm thực phẩm giàu acid folic, sắt và vitamin B12

Sau khi sinh, cơ thể của các mẹ vô cùng yếu do mất nhiều máu và sức lực. Lúc này, muốn cải thiện sức khỏe và vết thương nhanh lành, cần phải bổ sung các thực phẩm giàu acid folic, sắt. Bởi 2 chất này có khả năng thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu, các mô mỡ trong cơ thể, giúp cho vết thương bên trong lẫn bên ngoài mau lành. Đồng thời, bổ sung các chất này cũng giúp cơ thể mẹ khỏe hơn, nhanh chóng phục hồi sau sinh.

Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa vitamin B12 cũng vô cùng tốt và cần thiết cho quá trình trao đổi chất cũng như hỗ trợ làm lành các vết khâu trong thời gian ngắn.

Do vậy, cần bổ sung các thực phẩm sau:

– Súp lơ

– Bông cải xanh, cải bó xôi, măng tây,…

– Đậu phộng, đậu lăng, đậu co ve đỏ, đậu mầm, đậu xanh

– Hạt hướng dương

– Các loại ngũ cốc

– Trái cây như quả bơ, dưa vàng, đu đủ, chuối, cam, dâu tây,…

– Một số loại cá: cá hồi, cá ngừ,…

Các loại rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ sau sinh. Bởi rau xanh giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhuận tràng, dễ đại tiện và hấp thu dưỡng chất tốt nhất. Đồng thời, việc dễ đi đại tiện, hạn chế táo bón sẽ giúp các chị em không tác động nhiều lực vào vết mổ, giúp vết mổ nhanh lành hơn.

Bên cạnh đó, các vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa trong rau xanh có tác dụng chống nhiễm trùng, giúp tế bào sinh sôi, làm miệng vết thương nhanh lành. Một số loại quả giàu vitamin C còn giúp làm mờ sẹo, hạn chế thâm.

Các loại rau xanh bổ sung vitamin và khoáng chất là nhóm cần được bổ sung sau khi mẹ sinh con rạch tầng sinh môn
Các loại rau xanh bổ sung vitamin và khoáng chất là nhóm cần được bổ sung sau khi mẹ sinh con rạch tầng sinh môn

Không chỉ tốt cho mẹ mà rau xanh còn giúp cho sữa mẹ mát và bổ sung đầy đủ chất cho bé. Một số loại rau quả nên bổ sung cho mẹ bầu sau rạch tầng sinh môn: đậu que, bí đao, cà chua, rau cúc đắng hoặc rau diếp đắng, mùi tây, rau má, mồng tơi, rau dền, cải ngọt, rong biển, giá đỗ, cải xoăn, rau đay, rau thì là,…

Trái cây tươi giàu vitamin A, C, E

Trái cây giàu vitamin A, C, E là nhóm không thể thiếu trong danh sách ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành. Bởi các vitamin này đều có khả năng kích thích cơ thể sản sinh nhiều collagen có thể làm đầy các vùng lõm, trũng nên giúp vết thương mau lành hơn. Nếu mẹ bầu không ăn trực tiếp có thể ép lấy nước hay chế biến sinh tố dùng trong bữa phụ.

– Một số loại trái cây nên bổ sung:C am quýt, cà chua, dâu tây, xoài, đu đủ, bưởi, xoài,…

Thực phẩm chứa tinh bột

Tinh bột không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn là chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm lành các vết khâu tự nhiên. Một số nguồn tinh bột tốt phụ nữ sau sinh có thể ăn để vết khâu tầng sinh môn mau lành gồm:

– Khoai tây, khoai lang

– Bánh mì trắng, bánh mì đen, bánh mì hạt lanh, bánh mì nguyên cám,…

– Lúa mạch đen, lúa mì, yến mạch,…

– Gạo lứt, gạo nếp, gạo tẻ

– Ngô

– Ngũ cốc

Thực phẩm giàu kẽm

Dưỡng chất cuối cùng trong danh sách ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành chính là kẽm. Bởi kẽm có khả năng tổng hợp protein và một số loại chất béo, hình thành mô mới và sản sinh collagen giúp các vết thương sau sinh mau hồi phục. Đồng thời, kẽm có giúp tăng hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, từ đó giúp các mẹ tránh được tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Sau đây là một số thực phẩm giàu kẽm mẹ nên sử dụng sau khi sinh con:

– Các loại thịt đỏ phổ biến như thịt lợn, thịt cừu

– Các loại hạt như hạt bí, hạt vừng, hạt thông, hạt hồ đào, hạt điều, hạt lanh,…

– Phô mai và sữa

– Socola đen

– Bánh mì

– Các loại đậu

Những đồ ăn nên kiêng để tầng sinh môn mau lành và không sẹo?

Bên cạnh những thực phẩm tốt, cần bổ sung để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và lành thương thì các mẹ cũng nên chú ý tránh các thực phẩm ảnh hưởng đến vết thương, gây sẹo.

Hạn chế thực phẩm giàu dầu mỡ

Đồ ăn giàu dầu mỡ không chỉ khiến cân nặng của mẹ khó kiểm soát mà còn gây viêm nhiễm vết thương ở tầng sinh môn. Chất béo khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm giảm tốc độ chuyển hóa cũng như tái tạo tế bào mô. Điều này khiến cho vết khâu lâu lành và dễ bị nứt gây nên tình trạng nhiễm trùng, buốt rát và chảy dịch.

Ngoài ra, thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ khiến hệ vi sinh sống trong đường ruột bị phá hủy, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó, tăng nguy cơ nhiễm trùng và khó lành thương cao.

Nhóm thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ có thể làm ảnh hưởng vết khâu tầng sinh môn
Nhóm thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ có thể làm ảnh hưởng vết khâu tầng sinh môn

Các thực phẩm cay nóng

Các món ăn cay thường gây kích thích vị giác, tạo nên cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, các món ăn nhiều tiêu, ớt, tỏi, gừng lại có thể khiến vết thương tầng sinh môn đau và sưng lên.

Đồng thời, một số loại quả có tính nóng như mận, nhãn, vải, xoài,… cũng không tốt cho mẹ bỉm sữa mới sinh cũng nên cần hạn chế ăn.

Đồ ăn quá cứng hay quá dai

Những đồ ăn quá cứng hoặc quá dai cũng nằm trong danh sách các mẹ sau sinh có rạch tầng sinh môn không nên ăn. Bởi các thực phẩm này khó tiêu hóa, dẫn đến việc đi vệ sinh khó, nguy cơ táo bón cao. Từ đó, có thể làm xô lệch hoặc rách vết khâu tầng sinh môn.

Những thực phẩm có khả năng tạo sẹo cao

Mặc dù vết khâu tầng sinh môn nằm ở vị trí khá kín nhưng nếu không được chăm sóc tốt có thể sẽ để lại sẹo. Các loại thực phẩm để lại sẹo cao mà các mẹ nên tránh:

– Các loại thịt gà hoặc thịt bò

– Đồ nếp gồm xôi nếp cẩm, cơm nếp, xôi nếp cẩm,…

– Rau muống

– Hải sản tươi sống như cá, cua, ốc,…

Kiêng rượu bia và các chất kích thích

Rượu bia, đồ uống có cồn ảnh hưởng rất xấu đến chức năng của gan và hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, dễ làm vết mổ tầng sinh môn bị viêm nhiễm. Trong khi đó, thuốc lá được cho là nguyên nhân khiến máu khó đông, vết thương lâu lành.

Các chất kích thích khác như cà phê, trà,… cũng không nên bổ sung trong thời gian lành thương vết khâu tầng sinh môn. Bởi có thể gây ra các kích thích quá mức tới hệ thần kinh, ảnh hưởng xấu đến tốc độ phục hồi của vết khâu.

Lưu ý chăm sóc sau khi rạch tầng sinh môn

Bên cạnh chú ý chế độ dinh dưỡng, các thực phẩm nên và không nên bổ sung trong quá trình lành thương thì các mẹ cũng nên lưu ý cách chăm sóc. Chế độ chăm sóc tốt không chỉ giúp vết thương nhanh lành mà còn giảm viêm nhiễm và đẩy lùi các biến chứng.

– Chườm lạnh vết thương: giúp giảm đau và giảm sưng viêm cho vết thương. Tuy nhiên, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian và cách làm để đảm bảo an toàn thực hiện.

– Vệ sinh vết khâu thường xuyên: luôn giữ vết khâu khô ráo và sạch sẽ. Và cần phải lau khô sau khi đi tiểu, nếu như đi đại tiện khó khăn có thể xin ý kiến bác sĩ về thuốc làm mềm phân. Các mẹ sử dụng nước đun sôi để nguội pha muối loãng để rửa vệ sinh vùng kín hoặc rửa vùng kín bằng dung dịch rửa phụ khoa chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh.

Vệ sinh sạch sẽ vết thương và dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh vệ sinh vùng kín
Vệ sinh sạch sẽ vết thương và dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh vệ sinh vùng kín

– Lựa chọn đệm mềm khi ngồi hoặc nằm: điều này giúp giảm áp lực lên vết thương và mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn

– Nằm nghiêng khi ngủ: giúp vết mổ giảm cảm giác căng đau, đem lại cho chị em giấc ngủ sâu và ngon hơn.

– Kiêng quan hệ tình dục từ 1-3 tháng đầu sau sinh. Điều này giúp cơ thể các chị em cũng như vết thương ở tầng sinh môn hồi phục hoàn toàn.

– Vận động, di chuyển nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh, đi lại nhiều, hay mang vác vật nặng

– Các mẹ nên mắc những loại quần áo rộng thoải mái, chất liệu có tính thấm hút mồ hôi tốt.

– Thay băng vệ sinh thường xuyên để đảm bảo không gây nhiễm trùng đến vết khâu

– Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ.

– Tránh sờ, chạm vào vết khâu

Với những thông tin về ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành trong bài viết, hẳn là các chị em cũng có thêm kiến thức và kinh nghiệm cho riêng mình. Chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp cùng phương pháp chăm sóc phù hợp sẽ giúp thời kỳ hậu sản trôi qua nhanh, vết thương nhanh chóng lành, để mẹ nhanh khỏe và chăm sóc bé yêu tốt nhé.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 nhé!

Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành và các câu hỏi liên quan

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds