#Bầu ăn đu đủ chín được không? Có nên ăn mỗi ngày không?

Theo các chuyên gia, nếu đang mang thai, mẹ bầu không nên ăn đu đủ chưa chín. Bởi đu đủ chưa chín có chứa chất mủ có thể gây co bóp tử cung. Vậy còn đu đủ chín thì sao? Bài viết sau sẽ giúp các mẹ giải đáp câu hỏi bầu ăn đu đủ chín được không. Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tham khảo thông tin nhé.

Giá trị dinh dưỡng của đu đủ?

Từ trước đến nay, đu đủ luôn là một là loại trái cây nhiệt đới khoái khẩu của nhiều người. Không chỉ thơm ngon, loại trái này còn đem đến rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Theo thống kê, trong đu đủ có chứa khoảng 70% nước, 13% đường,loại trái này không có tinh bột, nhưng lại chứa rất nhiều carotenoit, axit hữu cơ, vitamin A, B, C, Protein, 0,9% chất béo, xenlulozơ (0,5%), canxi, photpho, magie, sắt, thiamin, riboflavin,…

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới khoái khẩu của nhiều người
Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới khoái khẩu của nhiều người

Nhiều nghiên cứu cho rằng, lượng beta caroten trong đu đủ còn nhiều hơn các loại rau quả khác gộp lại. Thực chất, Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vì vậy, nên khi vào cơ thể chúng cũng sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò rất lớn trong việc chống oxy hóa ngăn ngừa bệnh ung thư, khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng vô cùng tốt. Theo ước tính, trong 100g đu đủ chín chứa đến 2.100 mcg beta caroten.

Ngoài ra trong đu đủ còn chứa rất nhiều nhóm vitamin khác nhau. Trong đó, nhóm vitamin đặc trưng của loại trái này là vitamin C. Cụ thể, trong 100g đu đủ có đến 74-80 mg vitamin C. Ngoài vitamin C, đu đủ còn có chứa các nhóm vitamin B1, B2, các khoáng chất cần thiết như kali, canxi, magie, sắt và kẽm và các chất gây men.

Bà bầu ăn đu đủ chín có được không?

Tuy đu đủ có rất nhiều lợi ích, nhưng cũng không biết chắc rằng liệu loại trái này có đủ an toàn để mẹ bầu sử dụng. Do đó, những thắc mắc xoay quanh việc mẹ bầu ăn đu đủ chín được không cũng là câu hỏi của nhiều người.

Theo nghiên cứu, enzyme trong đu đủ được gọi là papain, hoặc pepsin thực vật giúp làm dịu chứng khó tiêu. Tuy nhiên, thành phần papain được tìm thấy trong mủ và lá của quả. Trong khi đó, mủ đu đủ chưa chín có thể hoạt động giống như prostaglandin và oxytocin, hai thành phần này khiến cơ thể mẹ bầu xuất hiện tình trạng chuyển dạ. Do đó, việc ăn đu đủ sống được cho là không an toàn với mẹ bầu.

Tuy đu đủ xanh không được khuyến khích cho bà bầu, nhưng đu đủ chín thì ngược lại
Tuy đu đủ xanh không được khuyến khích cho bà bầu, nhưng đu đủ chín thì ngược lại

Đặc biệt, trong những tháng đầu và cuối của thai kỳ, sức khỏe của bé rất mong manh. Ngay cả một lượng nhỏ các chất hóa chất, chất độc hay mủ cao su cũng có thể tác động tiêu cực đến con. Mặc khác, trong đu đủ chưa chín chứa chất có mủ, gây co bóp tử cung. Các cơn co thắt tử cung bất thường có thể gây ra tình trạng sảy thai hoặc sinh non. Papain cũng làm suy yếu các màng quan trọng bảo vệ thai nhi, từ đó làm sự sống của con càng mong manh hơn. Do đó, mẹ bầu cần tránh hoàn toàn với các loại đu đủ chưa chín.

Trở lại vấn đề, khác với đu đủ chưa chín, đu đủ chín thì hoàn toàn ngược lại. Bởi khi chín, chúng không những hoàn toàn loại bỏ được mủ, papain mà còn mang nhiều dưỡng chất hơn bình thường. Vì vậy, mẹ bầu vẫn có thể ăn đu đủ chín. Tuy nhiên, mẹ cần loại bỏ hạt của chúng vì hạt của loại trái này cũng có chứa một số độc tố không phù hợp cho bà bầu.

Bà bầu ăn đu đủ chín có lợi ích gì?

Không những có giá trị dinh dưỡng cao, đu đủ sẽ còn khiến bạn vô cùng bất ngờ với những công dụng tuyệt vời đấy. Dưới đây là một số lợi ích khi mẹ bầu ăn đu đủ chín:

Duy trì trái tim khỏe mạnh

Trong quả đu đủ chứa nhiều chất chống oxy hóa, vì vậy loại trái này có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế mảng bám ở thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và giúp máu lưu thông. Vì vậy, chúng có thể giúp duy trì trái tim khỏe mạnh. Ngoài ra, đu đủ còn giàu chất xơ đem lại khả năng giảm mỡ máu, hạn chế nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Vì nhiều lý do nên hệ tiêu hóa của mẹ bầu thường rất yếu. Đi kèm theo tiêu hóa khó khăn, mẹ bầu rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như: nợ nóng, táo bón, khó tiêu,… Trong đu đủ có hứa rất nhiều chất xơ, vì vậy, mẹ bầu ăn chúng sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả và thậm chí là ngăn ngừa sự hình thành của bệnh ung thư ruột kết.

Tăng cường đề kháng, chống viêm nhiễm

Hàm lượng lớn vitamin C và A có trong đu đủ có thể giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Từ đó giảm các bệnh do virus tấn công như: cảm, cúm, viêm tai… Ngoài ra, thành phần vitamin C, E và betacarotene có trong đu đủ cũng cũng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giúp cơ thể luôn luôn khỏe mạnh.

Đu đủ chín mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và trẻ
Đu đủ chín mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và trẻ

Có khả năng “gọi” sữa về

Tình trạng tắc sữa, khó có sữa ở mẹ bầu luôn là niềm trăn trở của nhiều chị em. May mắn là mẹ có thể thay đổi thói quen ăn uống để kích thích tăng tiết sữa. Tron đu đủ có hàm lượng lớn vitamin A, dưỡng chất này ngoài khả năng giúp làm săn chắc và nở nang khuôn ngực, còn có khả năng kích thích tuyến sữa ở mẹ bầu. Đó cũng là nguyên nhân mà ông bà xưa thường khuyến khích mẹ bầu nên ăn nhiều đu đủ để sữa nhanh về.

Kiểm soát cân nặng khi mang thai

Tuy có hương vị thơm ngon, nhưng đu đủ nổi tiếng là loại trái cây giúp kiểm soát cân nặng rất tốt. Dù có ngọt đến mấy, đu đủ cũng chỉ chứa tối đa 32 calo trên 100g. Do đó, loại trái cây này rất phù hợp để mẹ bầu sử dụng làm đồ ăn dặm.

Hỗ trợ làm đẹp cho làn da

Đu đủ là nguồn dưỡng chất enzyme tự nhiên. Các thành phần dưỡng chất này rất dễ chuyển hóa thành các chất giúp da phục hồi những tổn thương. Mặc khác, làn da của mẹ bầu thường xuyên gặp các vấn đề như: mụn trứng cá, sạm nám, khô da, dị ứng,… Do đó, đu đủ cũng rất được khuyến khích cho mẹ bầu sử dụng để hỗ trợ làm đẹp cho làn da từ bên trong.

Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển

Ngoài những lợi ích cho mẹ, đu đủ còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh những dưỡng chất quan trọng, đu đủ còn chứa axit folic, đây là một chất rất cần thiết trong thời kỳ mang thai cho sự phát triển thần kinh của em bé. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị thiếu dưỡng chất này, trẻ dễ có nguy cơ mắc các dị tật ngay cả khi chưa chào đời.

Bà bầu bổ sung đu đủ chín cần lưu ý gì?

Để nhận lợi ích dinh dưỡng từ đu đủ, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

– Tuyệt đối không ăn đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín hẳn, để tránh tình trạng co thắt tử cung, sinh non hoặc biến chứng phù thũng,…

– Trong đu đủ chín có chứa rất nhiều hợp chất beta caroten, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng vàng da. Hơn nữa, mẹ bầu ăn quá nhiều đu đủ nhiều có thể gây kích thích ruột, tạo áp lực cho dạ dày.

– Mẹ chỉ nên ăn 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ nên ăn 1 miếng. Có thể chế biến đu đủ thành nhiều món ăn khác nhau để thưởng thức.

– Không nên ăn hạt đu đủ, bởi trong hạt có chứa chất độc carpine. Ăn số lượng lớn có thể gây tích tụ độc tố, gây rối loạn mạch đập, suy nhược hệ thống thần kinh.

– Tuy không chứa tinh bột, tuy nhiên đu đủ cũng có chưa khá nhiều đường. Do đó, mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn loại trái này.

– Đu đủ có tính nhuận tràng, vì vậy mẹ bầu nên kiêng khi có dấu hiệu bị tiêu chảy, phân lỏng. Ngoài ra, mẹ bầu đang uống thuốc nhuận tràng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng chung.

– Đu đủ có tính hàn, mẹ bầu không nên ăn quá lạnh để tránh đau bụng, tiêu chảy.

Mẹ bầu nên ăn đu đủ chín, không ăn những trái sống hoặc chưa chín hẳn
Mẹ bầu nên ăn đu đủ chín, không ăn những trái sống hoặc chưa chín hẳn

Bầu ăn đu đủ chín được không và các câu hỏi liên quan

Bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được không?

Được. Đu đủ chín có rất nhiều chất dinh dưỡng. Các thành phần dinh dưỡng này đều rất tốt cho cả mẹ và trẻ. Ngoài ra, đu đủ cũng giúp giải quyết các tình trạng ốm nghén, táo bón và suy giảm miễn dịch,… giúp mẹ khỏe mạnh, con phát triển ổn định hơn.

Bà bầu ăn canh đu đủ chín được không?

Hoàn toàn có thể. Với đu đủ chín, mẹ bầu có thể biến tấu với nhiều món ăn khác nhau.

Bà bầu ăn đu đủ chín vào thời điểm nào?

Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu ăn đu đủ là buổi sáng. Bởi đây là thời gian mà cơ thể mẹ cần bổ sung dinh dưỡng nhất.

Bầu tháng cuối ăn đu đủ chín được không?

Được. Bởi 3 tháng cuối là giai đoạn hoàn thành quá trình phát triển của thai nhi. Trong đu đủ có chứa rất nhiều thành phần quan trọng hỗ trợ cho trẻ phát triển như: vitamin C, A, B, kali, chất xơ, canxi, folate, magie, photpho, sắt và vô số các khoáng chất cần thiết.

Bầu 5 tháng ăn đu đủ chín được không?

Được. Với đu đủ chín, mẹ bầu có thể sử dụng trực tiếp hoặc biến tấu thành nhiều món ăn khác nhau để thường thức.

Bà bầu có ăn được đu đủ xanh không?

Không. Trong mủ của đu đủ xanh có chứa papain. Thành phần này được đánh giá không phù hợp với bà bầu, do có khả năng gây co thắt tử cung, sinh non hoặc thậm chí là thai lưu.

Bầu có ăn được đu đủ xanh nấu chín không?

Không. Như đã chia sẻ phía trên, chất papain trong mủ đu đủ có thể gây hại cho mẹ bầu. Nhiều người cho rằng, chất này có thể mất đi khi nấu chín. Tuy nhiên, trên thực tế thì chất này cũng không thể khử hoàn toàn ngay khi đã nấu chín. Do đó, đu đủ xanh ăn sống hay nấu chín đều không phù hợp với phụ nữ mang thai.

Mới có bầu ăn đu đủ chín được không?

Được. Khác với đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín hẳn, đu đủ chín là món ăn được rất nhiều các bác sĩ khuyến khích. Đu đủ không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất giúp mẹ khỏe mạnh, còn là là nguồn dinh dưỡng giúp thai làm tổ trong tử cung mẹ được cứng cáp hơn.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề bà bầu ăn đu đủ chín được không. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ bỏ túi thêm nhiều thông tin quan trọng cho giai đoạn sắp tới. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]