#Bà bầu ăn rau má được không? Có hại gì không?

Nếu trước đây rau má là loại cây mọc hoang khắp nơi, thì hiện tại, loại rau này đã được trồng ở nhiều nước và sử dụng như một loại rau. Theo Đông y, rau má có đặc tính đắng, hàn nên đem lại rất nhiều công dụng đáng kể cho sức khỏe. Tuy nhiên, câu hỏi bà bầu ăn rau má được không cũng được nhiều chị em thắc mắc khi sử dụng. Bài viết sau sẽ giải quyết những thắc mắc mà các chị em đang cần giải đáp.

Giá trị dinh dưỡng của rau má?

Rau má có hình dạng giống như những đồng tiền xếp tròn nối tiếp nhau nên chúng còn có tên gọi khác là liên tiền thảo. Chúng có nguồn gốc từ nước Úc và các đảo Thái Bình Dương,… Thân cây nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, đặc biệt phát triển ở những nơi ẩm mát. Hoa của cây thường có màu trắng, quả màu nâu đen.

Rau má có hình dạng giống như những đồng tiền xếp tròn nối tiếp nhau
Rau má có hình dạng giống như những đồng tiền xếp tròn nối tiếp nhau

Theo thống kê, thành phần dinh dưỡng trong 100gr rau má bao gồm: 88.2gr nước, 3.2gr đạm, 1.8gr tinh bột, 4.5gr cellulose, 3.7gr vitamin C, 0.15gr vitamin B1, 2.29gr canxi, 2mg phospho, 3.1gr sắt, 1.3gr beta caroten,… Ngoài ra, rau má còn chứa các chất dinh dưỡng khác như: Beta caroten, sterol, saponin, flavonol, saccharides, canxi, sắt, magie, mangan, phospho, kali, kẽm và các loại vitamin khac1 nhau. Thành phần dinh dưỡng của chúng sẽ thay đổi hàm lượng phụ thuộc theo khu vực trồng trọt và mùa thu hoạch.

Bà bầu ăn rau má có lợi ích gì?

Với nhiều thành phần dinh dưỡng, những lợi ích mà rau má đem lại cho con người phải kể đến như:

– Giải nhiệt, hạ sốt, mát gan: Rau má là loại thảo dược có tính hàn, tân, khổ có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc,… Khi bị sốt hoặc nóng trong người, người bệnh thường được cho uống nước ép rau má nguyên chất hoặc sinh tố rau má, loại rau này sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc và làm mát gan. Thậm chí, rau má còn được dùng trong một số trường hợp để hạ sốt.

– Cải thiện hệ tiêu hóa: Các hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa trong rau má rất tốt cho việc cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng. Hơn nữa, rau má cũng giúp có tác dụng giảm táo bón.

– Cải thiện hệ tuần hoàn máu: Hoạt chất chống oxy hóa trong rau má giúp cường hóa thành mạch máu, đồng thời ngăn ngừa tình trạng xuất huyết của các mao mạch và tối ưu hóa hoạt động của hệ tuần hoàn.

– Thanh lọc và giải độc cơ thể: Những thành phần dinh dưỡng trong rau má giúp kích thích cơ thể thúc đẩy quá trình đào thải độc tố, muối, nước. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho rằng nước rau má còn có khả năng đào thải chất béo dư thừa qua đường tiểu. Quá trình đào thải này sẽ làm giảm áp lực lên thận, đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải nhanh giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiều bệnh lý.

– Cải thiện tình trạng liên quan đến mạch máu: Đi kèm với khả năng cải thiện tuần hoàn máu, rau má cũng được đánh giá cao trong việc cải thiện tình trạng các bệnh liên quan đến mạch màu. Đồng thời, thành phần dinh dưỡng của rau má cũng có tác dụng giúp giảm viêm, sưng và lưu thông khí huyết

– Thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương: Hợp chất triterpenoids trong rau má là “thành phần vàng” giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Trong một vài trường hợp, rau má cũng được giã nát đắp lên vùng da tổn thương để làm dịu, giảm viêm hiệu quả. Đây cũng là công thức thường được sử dụng trong Đông Y để giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

– Cải thiện trí nhớ và thị lực: Ngoài những công dụng về sức khỏe nêu trên, rau má cũng được các nhà nghiên cứu đánh giá rất tốt trong khả năng cải thiện trí nhớ và thị lực.

Tuy là loại rau có rất nhiều tác dụng hữu ích, tuy nhiên với phụ nữ mang thai, các chị em cũng cần chú ý khi sử dụng. Đặc biệt trong 3 tháng đầu, rau má là một thực phẩm mà mẹ cần tránh, do có chứa các thành phần có thể gây lạnh bụng, đầy hơi. Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu có thể uống 1-2 ly rau má mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện các tình trạng thường gặp khi mang thai như bệnh về tiêu hóa, táo bón, trĩ.

Với đặc tính hàn cao, rau má mang lại rất nhiều lợi ích cho con người
Với đặc tính hàn cao, rau má mang lại rất nhiều lợi ích cho con người

Bà bầu ăn canh rau má có được không?

Các chuyên gia sản phụ khoa cho rằng, mẹ bầu có thể ăn rau má hoặc các thực phẩm chế biến từ rau má, tuy nhiên không nên ăn thường xuyên mà cần nằm trong liều lượng cho phép.

Mang thai khiến nhu cầu trao đổi chất trong cơ thể mẹ tăng cao, kèm theo đó là sự thay đổi nội tiết khiến thân nhiệt chị em tăng lên. Vì thế mẹ hoàn toàn có thể dùng rau má để giải nhiệt và giảm các tình trạng thường gặp khi mang thai. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều rau má sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi hoặc nguy hiểm hơn là dễ gây ra các cơn gò tử cung đe dọa đến thai nhi.

Do đó, với canh rau má, mẹ bầu có thể ăn nhưng không nên ăn quá thường xuyên hoặc ăn quá nhiều trong một lần. Đặc biệt, các mẹ có tiền sử sảy thai, động thai, thai lưu thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn loại rau này.

Mẹ bầu vẫn có thể dùng rau má, tuy nhiên cần chú ý liều lượng sử dụng
Mẹ bầu vẫn có thể dùng rau má, tuy nhiên cần chú ý liều lượng sử dụng

Bà bầu uống nước rau má có được không?

Tương tự như canh rau má, mẹ bầu cần chú ý liều lượng sử dụng. Bên cạnh đó, nước rau má là kết quả của chiết xuất rau má nguyên chất. Do đó, mẹ bầu chỉ nên sử dụng thực phẩm này sau tháng thứ 3 của thai kỳ để tránh ảnh hưởng đến trẻ. Từ tháng thứ 4, mẹ bầu có thể uống 1-2 ly nước rau má mỗi ngày để cải thiện những tình trạng khó chịu trong thai kỳ. Lưu ý, các mẹ có tiền sử sảy thai, thai lưu không nên sử dụng loại thức uống này nhé.

Bà bầu ăn rau má cần lưu ý những gì?

Để nhận được những lợi ích từ rau má và loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn từ loại rau này, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

– Chọn các loại rau má sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Mua rau tại những nơi kinh doanh uy tín, không có chứa dư lượng thuốc trừ sâu.

– Không ăn quá nhiều một lúc và ăn liên tục. Rau má có tình hàn nên có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, rau má cũng có thể gây lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe nếu ăn quá nhiều.

– Sơ chế thật kỹ trước khi ăn.

– Không uống nước rau má trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Mẹ bầu có cơ địa yếu, dễ sảy thai hoặc đã từng có tiền sử động thai, sức khỏe kém thì không nên uống nước rau má.

– Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, mỡ trong máu cao không nên dùng rau má.

Mẹ nên chọn các loại rau má sạch, có nguồn gốc rõ ràng và không có dư lượng thuốc trừ sâu
Mẹ nên chọn các loại rau má sạch, có nguồn gốc rõ ràng và không có dư lượng thuốc trừ sâu

Bà bầu ăn rau má và các câu hỏi liên quan

Bà bầu 3 tháng ăn rau má được không?

Cơ địa của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tương đối yếu. Thời gian này, mẹ bầu không nên ăn các thực phẩm có đặc tính quá nóng hoặc quá lạnh. Mặc khác, rau má là thực phẩm có tính hàn. Nếu mẹ ăn rau má trong lúc này có thể gặp những nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến thai nhi.

Đối tượng mẹ bầu nào không nên ăn rau má trong thai kỳ

Rau má có đặc tính hàn khá cao, do đó những mẹ thuộc nhóm đối tượng sau không nên ăn loại rau này:

– Mẹ bầu có tiền sử bị động thai, sảy thai nhiều lần, thai lưu, sinh non.

– Mẹ bầu có sức đề kháng kém, cơ địa yếu.

– Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, mỡ trong máu cao.

– Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, bụng yếu cũng không nên ăn rau má vì có thể gây lạnh bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.

Trên đây là những giải đáp về thắc mắc bà bầu ăn rau má được không. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp ích được cho các chị em trong việc lựa chọn thực đơn phù hợp. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds