#Bà bầu bị đau nhức xương khớp? Nguyên nhân và cách chữa trị?

Bà bầu bị đau nhức xương khớp là tình trạng khá phổ biến khi mang thai. Trình trạng này diễn ra bởi những thói quen sinh hoạt và ảnh hưởng do mang thai. Mặc dù phần lớn những nguyên nhân không đe dọa đến trẻ, nhưng những cơn đau kéo dài có thể gây khó khăn cho mẹ bầu khi đi lại, sinh hoạt và thậm chí là ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin quá bài viết sau nhé.

Triệu chứng bà bầu bị đau nhức xương khớp

Bà bầu bị đau nhức xương khớp thường xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo thống kê, có đến hơn 85% mẹ bầu gặp vấn đề về xương khớp, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng này sẽ khiến các mẹ cảm thấy đau nhức, ê mỏi, tê cứng khớp và giảm khả năng vận động.

Hơn 85% mẹ bầu gặp vấn đề về xương khớp, đặc biệt là trong 3 tháng cuối
Hơn 85% mẹ bầu gặp vấn đề về xương khớp, đặc biệt là trong 3 tháng cuối

Thực tế, hiện tượng đau nhức xương khớp khi mang thai sẽ xảy ra ở những vị trí chịu áp lực lớn như thắt lưng, khớp háng và khớp gối. Tuy nhiên, một số mẹ bầu cũng có thể bị đau nhức toàn thân. Đi kèm theo đó là một số biểu hiện như:

– Đau nhói bụng dưới mỗi khi cử động hoặc khi thai nhi chuyển động;

– Xuất hiện những cơn đau bụng nhẹ, thoáng qua hoặc âm ỉ như đau bụng kinh;

– Đau nhức nhiều ở các khớp xương, đặc biệt là vùng xương chậu, xương hông;

– Đau nhức lưng, thắt lưng, khớp gối và xương chậu;

– Đau nhiều hơn về đêm khiến mẹ bầu bị khó ngủ, mất ngủ.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng phổ biến như:

– Chuột rút, gây đau ở bắp chân hoặc mặt sau của đùi.

– Đau thần kinh tọa.

– Đau xương sườn.

– Đau ở cổ tay, khớp ngón tay. Đôi khi chỉ có cảm giác tê, cứng ngón tay hoặc xuất hiện các dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay.

Bà bầu bị đau nhức xương khớp là do đâu?

Mẹ bầu bị đau nhức xương khớp bởi rất nhiều lý do khác nhau. Một số lý do điển hình phải kể đến như:

Do áp lực và chuyển động của trẻ

Tình trạng này không thường xuyên xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, vào cuối tháng thứ hai và thứ ba của thai kỳ, tử cung của mẹ sẽ mở rộng để giúp trẻ phát triển. Vào lúc này, bé sẽ càng lúc một lớn lên gây chèn ép vào xương sườn. Từ đó gây áp lực sang các cơ quan quanh bụng, dẫn đến tình trạng đau nhức cơ. Ngoài ra, khi trẻ ngày một lớn lên, áp lực sẽ dần chuyển trọng tâm xuống phần dưới của cơ thể, khiến mẹ bầu dễ bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là lúc trẻ chuyển động.

Tăng cân quá nhanh

Trong thai kỳ, người mẹ sẽ có xu hướng tăng cân để hỗ trợ cho trẻ phát triển. Tuy nhiên,nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh sẽ gây ra biến chứng đau nhức xương khớp. Bởi trọng lượng cơ thể mẹ đột ngột tăng lên sẽ khiến đốt sống thắt lưng, khớp háng và khớp cổ chân mẹ không chịu nổi áp lực quá lớn, tăng ma sát khi vận động. Từ đó, dẫn đến tình trạng sưng viêm và đau nhức.

Ảnh hưởng của hormone relaxin

Để thai nhi phát triển, cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều sự thay đổi về hormone. Trong đó có hormone relaxin. Hormone relaxin sẽ được sản sinh rất mạnh trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối. Hormone mang chức năng thư giãn các cơ, xương khớp. Ngoài ra, loại hormone này còn giúp làm mềm cổ tử cung, thư giãn dây chằng nhằm giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, hiện tượng giãn nở này sẽ khiến ổ khớp mất ổn định, dễ khiến người mẹ bị đau nhức, ê mỏi khi đi lại, vận động.

Hiện tượng co bóp sa dạ con

Khi trẻ dần lớn lên, lúc này dây chằng tử cung cũng bị co giãn và kéo căng ra khiến các cơn co thắt sa dạ con xuất hiện. Cơn co thắt này cũng kéo theo hiện tượng đau nhức xương khớp. Các cơn co thắt này có thể xuất hiện trong 10 – 20 giây thoáng qua. Chỉ cần mẹ bầu nghỉ ngơi sẽ liền có cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu những cơn đau này xảy ra với tần suất dày đặc, kèm theo đó là hiện tượng ra máu, đau bụng thì mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.

Hiện tượng sa dạ con có thể kéo dài trong 10 - 20s
Hiện tượng sa dạ con có thể kéo dài trong 10 – 20s

Đau bụng dưới

Tình trạng đau bụng dưới xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Hiện tượng này có thể kèm theo đó là tình trạng căng cơ và dây chằng gây đau nhức. Hiện tượng này được giải thích là do thai nhi phát triển khiến các cơ và dây chằng quanh tử cung giãn ra.

Mẹ bầu lười vận động

Trong 3 tháng đầu mang thai, bào thai còn lỏng lẻo, mẹ bầu không nên vận động quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng cho con. Tuy nhiên, khi bước qua tháng thứ 4, mẹ nên dành thời gian để thực hiện một số bài tập thể chất nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe, cải thiện chất lượng, độ dẻo dai của hệ thống xương khớp.

Tuy vậy, nhưng trên thực tế thì hầu như các chị em đều đã hình thành nên thói quen ít vận động khi mang thai. Thói quen này có thể khiến các xương khớp và đốt sống bị chèn ép, dễ tổn thương và đau nhức khi có tác động.

Mẹ bầu có tiền sử bị chấn thương

Những mẹ bầu có tiền sử bị chấn thương cũng có thể bị đau nhức xương khớp khi mang thai. Đặc biệt, những khu vực đã từng bị nứt, gãy xương trước đó có thể bị kích thích, gây đau nhức âm ỉ, ê mỏi trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh.

Chế độ ăn uống không lành mạnh.

Để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và thai nhi, mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nhằm cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi và cơ thể. Nếu chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, không lành mạnh, mẹ bầu có thể bị đau nhức xương khớp do tăng cân quá nhanh hoặc thiếu hụt các vi chất quan trọng.

Mẹ bầu đang mắc các bệnh về xương khớp

Có một sự thật mà có thể mẹ bầu chưa biết. Để phát triển toàn diện, trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, canxi và các vi chất để cấu tạo xương và răng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu. Do đó, khi bước vào giai đoạn đẩy mạnh quá trình phát triển hệ xương, nếu cơ thể mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng, bào thai sẽ tự động “mượn” canxi từ xương của mẹ để hoàn thành quá trình phát triển này. Điều này cũng kéo theo nguy cơ mắc một số bệnh lý về xương khớp ở mẹ bầu như:

– Loãng xương: Có thể xảy ra ở mẹ bầu bị thiếu hụt vitamin D và canxi trầm trọng.

– Thoát vị đĩa đệm: Có thể xảy ra khi áp lực lớn từ trọng lượng lên đốt sống.

– Đau vai gáy: Đau vai gáy là hội chứng khá phổ biến ở thai phụ và sản phụ.

Ngoài ra, mẹ bầu bị đau nhức xương khớp có thể đến từ các nguyên nhân như: làm việc năng, làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài, thường xuyên mang giày cao gót, đi lại quá nhiều, rối loạn đồng hồ sinh học, ngủ/ngồi sai tư thế,…

Bà bầu bị đau nhức xương khớp có sao không?

Bà bầu bị đau nhức xương khớp là tình trạng diễn ra khá phổ biến trong thai kỳ. Đặc biệt là 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy không lập tức đe dọa đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài sẽ gây ra nhiều bất tiện cho mẹ bầu. Mẹ rất dễ bị mệt mỏi, suy nhược, đi lại khó khăn, vận động kém và đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu không cải thiện sớm, tình trạng đau nhức triền miên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ.

Mặc khác, khi sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng cũng gây ra những tác động tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng đau nhức xương khớp khi mang thai, mẹ bầu nên tìm cách cải thiện để tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Cách giảm đau nhức xương khớp cho bà bầu?

Phần lớn các trường hợp đau nhức xương khớp diễn ra đều do tình trạng tăng cân quá mức, ảnh hưởng do ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Loại trừ những nguyên nhân xấu gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe, thì hầu như những nguyên nhân này để có thể ngăn ngừa. Cụ thể, để cải thiện tình trạng đau nhức, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, mẹ bầu hãy tham khảo áp dụng một số biện pháp sau:

Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Khi trẻ lớn dần, tử cung mẹ sẽ giãn nở gây ra tình trạng chèn ép lên vùng thắt lưng, khớp háng, cơ quan tiêu hóa và tiết niệu. Vì vậy, ngay khi trẻ phát triển mạnh, mẹ hãy sử dụng dụng cụ hỗ trợ để giảm áp lực lên các cơ quan, giúp cải thiện xương khớp và để các hoạt động sinh hoạt diễn ra dễ dàng hơn. Một số các dụng cụ hỗ trợ được khuyến nghị sử dụng như:

– Đai đỡ bụng bầu: Đai đỡ bụng cho bà bầu được sử dụng với mục đích nhằm giảm áp lực từ thai nhi lên hệ thống xương khớp. Do đó, đây chính là giải pháp tuyệt vời giúp mẹ bầu giảm những cơn đau. Ngoài khả năng kiểm soát các cơn đau nhức, dụng cụ này cũng giúp mẹ bầu dễ dàng hơn khi đi lại, vận động và sinh hoạt.

– Gối ngủ cho bà bầu: Gối ngủ cho mẹ bầu thường được thiết kế dưới dạng chữ U hoặc J. Dụng cụ này sẽ giúp mẹ tránh tình trạng khó ngủ, giảm áp lực lên cột sống.

Mẹ có thể sử dụng đai đỡ bụng bầu để giảm tình trạng đau nhức
Mẹ có thể sử dụng đai đỡ bụng bầu để giảm tình trạng đau nhức

Áp dụng các biện pháp giảm đau đơn giản

Bên cạnh các dụng cụ, mẹ bầu cũng có thể làm giảm các cơn đau xương khớp với một số biện pháp đơn giản như:

– Chườm ấm: Lưu lượng máu tuần hoàn kém có thể khiến các ổ khớp hoạt động ké, từ đó dẫn tới tình trạng đau nhức, tê bì, giảm vận động. Mẹ bầu có thể chườm chườm ấm lên ổ khớp từ 10 – 15 phút giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm áp lực lên ổ khớp.

– Chườm lạnh: Trong trường hợp mẹ bầu bị đau nhức do đi lại nhiều, khớp sưng viêm có thể chườm lạnh từ 10 – 15 phút. Khả năng làm co mạch máu của không khí lạnh sẽ giúp giảm viêm nhanh chóng.

– Xoa bóp: Ngoài hai cách thức trên,mẹ cũng có thể xoa bóp với dầu nóng để thúc đẩy tuần hoàn máu. Lưu ý là các mẹ chỉ nên xoa bóp, tránh bấm huyệt hoặc chậm cứu khi mang thai để ngăn ngừa tình trạng gây co thắt tử cung nhé.

– Tắm nước ấm: Tắm nước nóng là cách giúp giảm đau nhức toàn thân và thư giãn khá hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên tắm với nước có nhiệt độ vừa phải và không tắm quá lâu nhé. Bởi lạm dụng nước nóng cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến trẻ.

Dành thời gian để nghỉ ngơi

Khi mang thai, có thể một số chị em sẽ có suy nghĩ rằng mình phải cố gắng thêm một chút nữa để dành những gì tốt nhất cho con. Tuy nhiên, thực tế thì việc mẹ nghỉ ngơi khi mệt mỏi mới chính là cách để con phát triển tốt nhất. Nghỉ ngơi được xem là biện pháp phòng ngừa và giảm đau nhức cho mẹ bầu rất hiệu quả. Khi mẹ bầu thư giãn, các khớp xương và mạch máu sẽ được thư giãn. Từ đó đảm bảo lưu thông máu diễn ra thuận lợi, giảm tải áp lực lên xương khớp giúp cải thiện tình trạng đau nhức, tê bì hiệu quả.

Điều chỉnh tư thế sinh hoạt

Trong thai kỳ, việc mẹ bầu ngồi, đứng lâu hoặc nằm tư thế xấu đều có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp. Sai tư thế trong sinh hoạt có thể dẫn đến hiện tượng giảm lưu lượng máu, tăng áp lực lên khớp và mô. Mẹ bầu cần tránh việc duy trì một tư thế quá lâu, cần thường xuyên đi lại và vận động để tăng cường sức cơ và giảm áp lực lên xương khớp. Ngoài ra, mẹ cũng cần chỉnh lại tư thế sinh hoạt phù hợp, không lặp lại tư thế sai sẽ giúp hạn chế tối đa các cơn đau xương khớp. Cụ thể:

– Tư thế ngồi: Mẹ nên ngồi ghế có tựa, lưng thẳng, giữ vai, hông và tai thẳng hàng. Trong trường hợp mẹ bầu bị đau nhiều ở vùng xương chậu và thắt lưng, thì hãy cuộc thêm một chiếc khăn mỏng đặt giữa thắt lưng và lưng ghế. Cách này sẽ giúp giảm áp lực và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, mẹ bầu nên thường xuyên thay đổi tư thế và nhẹ nhàng đi lại, không ngồi quá lâu.

– Tư thế nằm: Tư thế nằm tốt cho mẹ bầu là nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, không nên nằm sấp khi ngủ. Nếu ngủ ở tư thế nằm nghiêng, mẹ bầu có thể đặt một chiếc gối vào vị trí giữa hai đầu gối và dọc theo thân người, giúp nâng đầu gối cao bằng hông. Đồng thời nâng đỡ cánh tay trên, cố gắng duy trì đường cong tự nhiên của cột sống. Ngoài ra, mẹ bầu có thể cuộn một chiếc khăn nhỏ đặt dưới cổ giúp hỗ trợ nâng đỡ và giảm đau cho vùng cổ.

Thực hiện một số bài vật lý trị liệu

Theo các chuyên gia, mẹ bầu cần duy trì thói quen vận động trong suốt thai kỳ để phòng ngừa và hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp. Đồng thời, tăng cường tốc độ linh hoạt của ổ xương, ngừa cứng khớp để tăng cường sức khỏe cho ngày “lâm bồn”. Nếu mẹ bị đau xương khớp quá nặng khi mang thai, một số bác sĩ có thể sẽ chỉ định mẹ luyện tập một số bài tập vật lý trị liệu giãn cơ, chỉnh tư thế, giãn cột sống thắt lưng. Các bài tập này thường để giúp các mẹ tăng cường sức khỏe, cải thiện phạm vi chuyển động và điều chỉnh tư thế phù hợp cho mẹ.

Có thể một số bài tập không hề có mức độ khó. Tuy nhiên, đa phần chúng đều là các bài tập phục vụ cho mục đích chung về việc điều trị, Do đó, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần luyện tập theo đúng hướng dẫn của chuyên gia. Không tự ý luyện tập hoặc thực hiện các động tác khó, gắng sức để tránh gây ra hậu quả xấu cho thai nhi.

Bà bầu bị đau nhức xương khớp khi nào nên gặp bác sĩ

Có thể thấy, đau nhức xương khớp là tình trạng diễn ra khá thường gặp ở mẹ bầu. Hầu hết các nguyên nhân đều bắt nguồn từ những vấn đề trong cuộc sống. Tuy vậy, nhưng cũng có nhiều mẹ bầu bị đau nhức xương khớp do thiếu hụt canxi hoặc mắc bệnh lý về xương khớp. Trong các trường hợp sau, mẹ bầu hãy chủ động tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra:

– Đau nhức xương khớp dai dẳng, kéo dài và nghiêm trọng dần, không có xu hướng thuyên giảm;

– Đau dữ dội, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày;

– Đốt sống, ổ khớp tê cứng, thường xuyên bị ê mỏi;

– Đau nhức xương khớp, kem theo đó là hiện tượng chèn ép dây thần kinh (nóng ran, tê bì, dị cảm, rối loạn cảm giác);

– Đau nhức xương khớp đi kèm với một số biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ;

Nếu tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám
Nếu tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám

Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp khi mang thai?

Bên cạnh những cách làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp cho mẹ bầu, mẹ cũng nên bỏ những thói quen không tốt, đồng thời chăm sóc sức khỏe đúng cách để tránh mắc phải tình trạng bà bầu bị đau nhức xương khớp. Một số lưu ý mà mẹ cần nắm bao gồm:

– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển. Ngoài thực phẩm, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm một số viên uống bổ sung dưỡng chất.

– Không nằm gối quá cao, nên “tậu” thêm một chiếc gối chữ U hoặc J để giảm áp lực lên tử cung.

– Không đặt máy tính quá thấp, hạn chế cúi đầu quá lâu khi làm việc.

– Không cúi gằm mặt khi dùng điện thoại.

– Không cúi khom người khi bê, nhấc đồ vật. Nếu đồ vật quá nặng, mẹ nên nhờ người khác hỗ trợ, không nên tự xách đồ, đặc biệt là xách đồ trễ vai sang một bên.

– Thường xuyên vận động để tăng cường sức khỏe, giúp xương khớp dẻo dai, ngăn ngừa bệnh về xương khớp.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề bà bầu bị đau nhức xương khớp. Hy vọng mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức cần thiết cho giai đoạn quan trọng sắp tới. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds