#Bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay chân trị như thế nào

Bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay chân là tình trạng thường gặp trong thai kỳ. Mụn không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ngứa dai dẳng làm mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và nghỉ ngơi hằng ngày. Do đó, việc chăm sóc và điều trị mụn nước cho mẹ bầu vô cùng cần thiết vì không chỉ làm giảm mụn, ngứa mà còn hạn chế tạo sẹo trên da. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu cần nắm được cách điều trị mụn nước thai kỳ phù hợp, hiệu quả nhất. Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay chân là do đâu?

Mụn nước là những nốt mụn nhỏ có chứa dịch lỏng bên trong được bao phủ với một bong bóng phồng lên. Mụn có thể mọc đơn lẻ hay thành từng cụm trên da.

Mụn nước có thể xuất hiện ở tất cả các vị trí trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là xuất hiện ở tay và chân. Đặc tính của các nốt mụn nước này rất dễ vỡ và khi vỡ làm chảy dịch ra bên ngoài, sau khi dịch khô có thể để lại lớp màu vàng trên da. Tuy nhiên, nếu mụn vỡ mà không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay và chân trong thời gian mang thai. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là do sự thay đổi hormone cùng với các yếu tố miễn dịch khác.

Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ

Cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi, trong đó sự thay đổi nhiều nhất chính là nội tiết tố. Việc tăng nồng độ androgen dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể làm quá trình tăng tiết chất nhờn diễn ra mạnh hơn bình thường. Lúc này, làn da mẹ bầu trở nên ẩm ướt vì mồ hôi nhiều hơn và không kịp thoát. Điều này đã làm lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu.

Bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay chân là do đâu?
Bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay chân là do đâu?

Trọng lượng cơ thể tăng

Khi thai nhi phát triển lớn dần cũng đồng nghĩa với sự lớn dần của tử cung. Lúc này, các vùng da trên cơ thể bị giãn ra nhiều hơn ban đầu, da khô hơn và trở nên khó chịu, ngứa ngáy. Từ đó, mẹ bầu bị nổi mẩn ngứa, phát ban ra ngoài.

Bên cạnh đó, khi vào những tháng cuối thai kỳ, máu sẽ dồn xuống chân của mẹ khiến chân mẹ to hơn, giãn nở ra, da bị khô nên dẫn đến hiện tượng mẩn ngứa. Khi nổi mẩn ngứa, các mẹ khó chịu và tác động, kích thích, gãi khiến các mụn nước được hình thành.

Da thường xuyên bị ma sát

Trong thai kỳ, dù ít hay nhiều thì các mẹ bầu vẫn có tăng cân. Khi mà trọng lượng cơ thể tăng, các vùng da dễ bị gấp hoặc cọ sát thường xuyên với quần áo, nhất là quần áo bó sát, vải không thoáng mồ hôi tạo điều kiện cho mụn nước xuất hiện.

Tác nhân bên ngoài

Làn da của phụ nữ mang thai vô cùng nhạy cảm và mỏng manh, do đó dù chỉ một chút thay đổi, tác động nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến làn da. Hiện tượng nổi mụn nước cũng xuất hiện do làn da mẹ bầu bị kích ứng khi đổi loại sữa tắm, mỹ phẩm, đồ ăn hoặc do thời tiết thay đổi.

Đồng thời, bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay chân do tiếp xúc với thành phần hóa học nào đó mà không thích ứng được trong các sản phẩm gia dụng như: xà phòng, nước rửa chén bát, nước lau nhà,… trong quá trình dọn dẹp nhà cửa.

Do bệnh lý về da

Một nguyên nhân khác khiến bà bầu bị nổi mụn nước ở tay chân cũng có thể là do mẹ bầu bị viêm nang lông, rôm sảy, viêm da bọng nước,…

– Rôm sảy: Triệu chứng đặc trưng của rôm sảy là một số vùng da trên cơ thể nổi những nốt mụn nước li ti kèm theo tình trạng ngứa ngáy và khó chịu.

– Viêm nang lông: dấu hiệu thường thấy nhất là mụn nước nổi trên da kèm theo mủ ở nang lông. Không chỉ ở chân và tay mà còn xuất hiện ở vai, lưng, ngực, bụng,… Đặc biệt, thời gian 3 tháng cuối thai kỳ chứng viêm nang lông dễ xuất hiện.

– Viêm da bọng nước: Bệnh này thường xuất hiện ở khoảng tuần thứ 20-21 trong thai kỳ. Mẹ bầu quan sát sẽ thấy trên da xuất hiện những mảng mề đay, mụn nước quanh rốn và đùi. Không dừng lại ở đó, mụn nước tiếp tục lan sang bụng, lưng, cánh tay, bàn tay, bàn chân,… gây ngứa ngáy và rất khó chịu.

– Thủy đậu: là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Triệu chứng của bệnh ban đầu rất khó nhận biết, đến thời kỳ toàn phát thì các nốt mụn nước có đường kính từ 1 – 3 mm, gây ngứa và rát, rất khó chịu.

– Bệnh Zona: trong dân gian gọi bệnh này với tên gọi là “giời leo”. Da xuất hiện ban đỏ đau rát, dần dần hình thành các đám mụn nước nhỏ, bọng nước tập trung thành từng chùm. Lúc đầu mụn nước căng, dịch trong, sau màu chuyển đục, hóa mủ, sau vài ngày các mụn nước này vỡ đi, hình thành các vảy rồi bong dần để lại nhiều vết sẹo lấm tấm trắng trên da giống như bị hắc lào.

– Herpes: Đây là một dạng của bệnh vảy nến thể mủ với biểu hiện là sự xuất hiện những mảng đỏ có nhiều nốt mụn mủ nhỏ li ti, sau đó lan rộng ra xung quanh. Bệnh chốc dạng Herpes thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài những nốt mụn mủ, mẹ bầu còn bị kèm theo một số triệu chứng như sốt, rét, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi…

– Viêm da cơ địa: Trên bề mặt các vùng da tổn thương lại có nhiều mụn nước nhỏ gây ngứa ngáy. Những vùng da này thường có dấu hiệu phù nề, trợt loét sau đó khô lại và thâm nhiễm. Nguyên nhân gây nên bệnh này cũng do sự hormone thay đổi gây rối loạn nội tiết và khiến cho các triệu chứng của viêm da cơ địa bùng phát.

– Viêm da tiếp xúc: là bệnh thường gặp khi da tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng, chất kích thích dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu, da nổi mẩn đỏ,…

– Côn trùng cắn: làn da mẹ bầu mỏng manh nên đừng xem thường vết côn trùng cắn. Đặc biệt là một số côn trùng cắn và gây phản ứng dị ứng ở da như: Bọ ve, chấy rận, rệp, ruồi trâu, kiến ba khoang, ong vò vẽ, ong bắp cày và kiến lửa… Vết cắn gây tổn thương da, gây nên các nốt phỏng nước, sưng, đau, ngứa,…

Bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay chân có tự hết không?

Bà bầu bị lên mụn nước ngứa ngáy ở chân tay vô cùng khó chịu do đó các mẹ đều lo lắng liệu rằng tình trạng này có thuyên giảm và tự hết hay không. Theo các chuyên gia Da liễu, nếu như khi mang thai sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến mụn nước hình thành thì có thể dần thuyên giảm và hết sau khi mẹ sinh con. Bởi lúc này, lượng hormone trong cơ thể được cân bằng trở lại.

Tuy nhiên, với những trường hợp mắc bệnh lý về da như chàm bội nhiễm, viêm da tiếp xúc, côn trùng độc, viêm da bọng nước,… nếu không được điều trị đúng phác đồ và can thiệp kịp thời sẽ không tự hết mà còn dai dẳng và có khả năng để lại sẹo trên da.

Do đó, khi xuất hiện mụn nước trên chân và tay, các mẹ không nên chủ quan mà nên đến gặp Bác sĩ/Chuyên gia Da liễu để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng, giúp mẹ bầu biết cách chăm sóc, giảm ngứa, hạn chế để lại sẹo và phục hồi tốt nhất.

Bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay chân có ảnh hưởng thai nhi không?

Nổi mụn nước trong thai kỳ cũng là vấn đề khá phổ biến ở các mẹ bầu. Bởi chủ yếu do thay đổi nội tiết tố gây nên, do đó mà không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, việc trị liệu không đúng cách, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, thành phần có chứa chất gây hại có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi và nguy hiểm cho mẹ.

Đồng thời, khi nổi mụn nước các mẹ trở nên tự ti vì mất thẩm mỹ kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến mẹ khó nghỉ ngơi thoải mái. Điều này càng kéo dài sẽ khiến mẹ bầu sa sút tinh thần, chán ăn, mệt mỏi dẫn đến cơ thể suy yếu, không đầy đủ dưỡng chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay chân có ảnh hưởng thai nhi không?
Bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay chân có ảnh hưởng thai nhi không?

Ngoài ra, việc nổi mụn nước trong thời gian mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ biết cách chăm sóc. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách mà tác động cào, gãi với lực mạnh sẽ làm tổn thương da, tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn khi các mụn nước vỡ ra, tình trạng ngứa, viêm nhiễm ngày càng nặng hơn.

Vì thế, để tránh ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi, mẹ bầu nên kiểm tra sớm nhất khi có dấu hiệu.

Bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay chân có trị được hay không?

Các Bác sĩ/Chuyên gia Da liễu cho biết, việc bà bầu nổi mụn nước ngứa hoàn toàn có thể điều trị được nhưng thời gian sớm muộn khác nhau ở mỗi người. Bởi mỗi mẹ bầu có tình trạng, cơ địa và đặc điểm làn da khác nhau.

Chẳng hạn như các mẹ bị nổi mụn nước chỉ do thay đổi nội tiết tố khi mang thai hay yếu tố môi trường, dị ứng,… có thể điều trị dễ và nhanh hết hơn các mụn nước do bệnh về da: viêm da, viêm nang lông,…

Đồng thời, để điều trị nhanh chóng, mẹ bầu phải can thiệp từ sớm, vì tình trạng càng nặng thì càng mất thời gian điều trị. Trong suốt thời gian điều trị, các mẹ cũng không được tự ý đâm, chích mụn nước, gãi hay dùng thuốc tại nhà mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Vì hành động này vô cùng tai hại, chỉ càng làm tổn thương da, khiến mụn vỡ ra, nguy cơ nhiễm trùng và lây lan sang vùng da khác rất cao.

Để mụn nước nhanh hết, không gây ngứa ngứa, khó chịu, mẹ bầu cần nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở, phòng khám chuyên khoa Da liễu dành cho mẹ bầu ngay từ khi xuất hiện triệu chứng để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Cách trị mụn nước ngứa ở tay chân cho bà bầu

Mẹ bầu bỏ túi ngay những tips trị mụn nước ở tay chân mà Mỹ Phẩm Bà Bầu chia sẻ ngay sau đây nhé:

Trị mụn nước từ bác sĩ

Có nhiều nguyên nhân gây mụn nước ở mẹ bầu, do đó bác sĩ căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng mà đưa ra liệu trình, phác đồ điều trị phù hợp:

– Nổi mụn nước do dị ứng, ghẻ: bác sĩ xem xét tình trạng và chỉ định điều trị bằng thuốc Tây Y hoặc Đông Y ở dạng uống hoặc bôi ngoài da,… Dựa vào tình trạng của mỗi mẹ mà bác sĩ kê thuốc phù hợp, mẹ bầu nên tuân thủ phác đồ điều trị, dùng thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc bên ngoài mà không có sự hướng dẫn hay chỉ định từ bác sĩ.

– Nổi mụn nước do chàm, zona thần kinh: Đối với dạng mụn nước này ngoài dùng thuốc, bác sĩ sẽ kết hợp áp dụng vật lý trị liệu hoặc chiếu tia hồng quang,… Điều này để tăng khả năng thẩm thấu thuốc vào sâu bên trong, tăng tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Để quá trình điều trị hiệu quả, nhanh hết, mẹ bầu nên kết hợp với liệu trình dùng thuốc và trị liệu từ bác sĩ, với giữ vệ sinh làn da sạch, chăm sóc, bảo vệ cũng như dưỡng cho làn da khỏe mạnh.

Trị mụn nước bằng mỹ phẩm

Ngoài dùng thuốc điều trị, mẹ bầu có thể tham khảo các sản phẩm sữa tắm, dưỡng thể an toàn, có nguồn gốc tự nhiên để làm sạch nhẹ nhàng cho làn da toàn thân, chân và tay. Điều này không chỉ giúp các mẹ dưỡng da mềm mịn, mà còn giúp thông thoáng lỗ chân lông, giảm mụn nước, giảm ngứa đáng kể, không gây tăng nặng tình trạng mụn nước.

Nếu băn khoăn trong chọn lựa, các mẹ có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia/ bác sĩ Da liễu để chọn được sản phẩm phù hợp, an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé.

Sữa Tắm Hữu Cơ Làm Sạch Trẻ Hóa Làn Da Mukti Botanique Wash

Sữa Tắm Hữu Cơ Làm Sạch Trẻ Hóa Làn Da Mukti Botanique Wash là sữa tắm với công thức từ thiên nhiên, an toàn giúp làm sạch và trẻ hóa làn da. Sữa tắm với khả năng lấy đi bụi bẩn, mồ hôi trên da, kháng khuẩn và loại bỏ vi khuẩn gây hại giúp làn da mẹ bầu trở nên thông thoáng, mềm mịn.

Sữa tắm với công thức dồi dào chiết xuất từ thực vật bản địa Cỏ Bốn Lá Đỏ, Lá Ô Liu, hoa Cúc La Mã, Nha đam. Vì thế, ngoài làm sạch thì còn giúp chống oxy hóa mạnh mẽ do chứa nhiều vitamin C, làm sáng da, làm dịu, giảm kích ứng trên da đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, thư giãn cho mẹ bầu.

Sữa Dưỡng Thể Hữu Cơ Nuôi Dưỡng Và Bảo Vệ Da Mukti Botanique Lotion

Sữa Dưỡng Thể Hữu Cơ Nuôi Dưỡng Và Bảo Vệ Da Mukti Botanique Lotion cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng cho làn da mẹ bầu.

Sữa dưỡng thể với sự hòa quyện của các tinh dầu và bơ thực vật bản địa, kết hợp cùng chiết xuất dịu mát từ nha đam, Mận Kakadu bản địa Úc, hạt Gỗ Đàn Hương và hoa Chuột Túi. Từ đó, mang đến công thức cấp và dưỡng ẩm sâu cho hiệu quả mịn màng, căng mướt mà không gây nhờn rít, cho da vẻ tươi trẻ, mềm mại và rạng rỡ.

Sữa Dưỡng Thể Hữu Cơ Nuôi Dưỡng Và Bảo Vệ Da Mukti Botanique Lotion
Sữa Dưỡng Thể Hữu Cơ Nuôi Dưỡng Và Bảo Vệ Da Mukti Botanique Lotion

Các sản phẩm mà Mỹ Phẩm Bà Bầu giới thiệu ở trên đều có nguồn gốc hữu cơ, được chứng nhận bởi ACO, USDA. Hơn nữa, còn được các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng. Các sản phẩm đến từ thương hiệu mỹ phẩm lớn Mukti organic (Úc). Đặc biệt, thành phần sản phẩm nói không với:

– KHÔNG chứa paraben.

– KHÔNG chứa petroleum.

– KHÔNG chứa propylene hoặc butylene glycol.

– KHÔNG chứa sunfat natri lauryl.

– KHÔNG chứa pesticides, phthalates.

– KHÔNG chứa màu nhuộm hay hương nhân tạo.

– Sản phẩm không thử nghiệm trên động vật.

Trị mụn nước bằng tự nhiên

Nguồn nguyên liệu tự nhiên không chỉ dễ tìm, đơn giản mà còn đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho làn da, đặc biệt là hỗ trợ thuyên giảm mụn nước.

Nha đam

Nha đam được biết là nguyên liệu rất tốt cho làn da bởi chiết xuất từ phần nhựa trong nha đam giàu dưỡng chất. Cụ thể là hàm lượng cao axit folic, vitamin B, kẽm, magie cùng các tinh chất kháng khuẩn. Do đó, mà nha đam giúp loại bỏ tình trạng nổi mụn nước, xoa dịu các tổn thương, giảm kích ứng do mụn gây ra. Đồng thời, cũng giúp xoa dịu các tổn thương do mụn nước để lại mang lại cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu.

Cách thực hiện:

– Dùng ¼ lá nha đam tách bỏ phần vỏ để lấy phần gel trong suốt. Sau đó, lấy phần gel cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.

– Vắt 1 đến 2 giọt chanh tươi hoặc có thể cắt một lát mỏng bỏ vào máy xay chung với gel nha đam.

– Bỏ hỗn hợp đã xay vào lọ đóng nắp và bảo quản trong tủ lạnh.

– Dùng hỗn hợp này thoa vào vùng nổi mụn nước và ngứa mỗi ngày, vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa làm dịu và giảm nhanh các nốt mụn.

– Để hỗn hợp trên da khoảng 15 đến 20 phút, sau đó mẹ bầu tắm lại bằng nước ấm.

Muối biển

Kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh muối biển có thể tạo ra môi trường bazơ mạnh. Môi trường này có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn gây bít tắc nang lông. Do vậy, mà sử dụng muối biển có thể tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm tình trạng mụn nước hiệu quả. Ngoài ra, muối biển còn giúp cân bằng độ pH cho da, chống nhờn.

Cách sử dụng:

– Mẹ bầu sử dụng nước muối biển pha loãng để tắm để ngăn ngừa và thuyên giảm mụn nước ngứa ngáy trên da.

– Trước khi tắm nước muối, mẹ bầu nên tắm qua một lần với nước sạch để loại đi bụi bẩn trên da để nước muối có thể thẩm thấu sâu vào vùng da mụn nước.

– Kết hợp với khăn mềm nhúng nước muối lau nhẹ khắp cơ thể, đặc biệt là vùng nhiều mụn nước như chân và tay.

Muối biển - Trị mụn nước bằng tự nhiên cho bà bầu
Muối biển – Trị mụn nước bằng tự nhiên cho bà bầu

Để an toàn, giảm thiểu kích ứng, dị ứng, trước khi tắm nước muối, mẹ bầu nên thử một ít dung dịch muối loãng vào vùng da dưới nách. Nếu không có hiện tượng, không xuất hiện mẩn đỏ, đau rát thì bà bầu có thể dùng nước muối để làm thuyên giảm mụn nước.

Giấm táo

Sử dụng giấm táo có thể loại trừ bớt lượng dầu nhờn, dầu thừa quá nhiều trên da. Giấm táo có công dụng này nhờ vào axit alpha hydroxy và enzyme tự nhiên có trong thành phần. Từ đó, lỗ chân lông được thông thoáng, giảm được mụn nước hiệu quả.

Cách thực hiện:

Mẹ bầu pha giấm táo vào nước tinh khiết theo tỷ lệ 1:3. Sau khi khuấy đều dung dịch, mẹ bầu sử dụng bông gạc y tế hay tăm bông để thấm dung dịch rồi lau và chấm nhẹ lên vùng mụn nước.

Mặc dù nguồn nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, dịu nhẹ, an toàn nhưng không phải mẹ nào cũng phù hợp sử dụng. Đặc biệt khi mụn nước lây lan ngứa ngáy các mẹ không nên tự ý đắp hay sử dụng bất kỳ sản phẩm nào lên da mà không hỏi ý kiến Bác sĩ.

Trị mụn nước ngứa ở tay chân cho bà bầu cần lưu ý gì?

Để trị mụn nước hiệu quả, các mẹ nên lưu ý một số điều sau:

– Các mẹ tuyệt đối không được gãi, châm chích hay tác động mạnh vào vùng da mụn nước. Bởi mụn vỡ ra càng gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và ngứa nặng nề hơn.

– Để giảm ngứa và thoải mái hơn các mẹ nên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, không nên mặc quần áo quá chật vì sẽ khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn.

– Mẹ cũng cần tránh xa các yếu tố gây kích ứng da như kem dưỡng da, mỹ phẩm,… Các mẹ chỉ nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

– Nếu thấy ngứa ngáy không chịu được mẹ có thể đi tắm nước mát, tắm bằng vòi hoa sen, nhưng không nên tắm quá lâu.

– Mẹ bầu nên uống nhiều nước trong ngày

– Mẹ bầu nên bổ sung nhiều rau tươi và trái cây để tăng lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt là những thực phẩm giàu lysine. Lysine là thành phần của nhiều loại protein có công dụng duy trì hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh loét da, rộp mụn. Một số thực phẩm giàu lysine: sữa, các sản phẩm từ sữa, cá, các loại đậu, phomai, thịt gà, cá ngừ, đậu nành, tôm, trứng,…

– Mẹ bầu không nên bổ sung các thực phẩm có chất kích thích, thực phẩm có lượng đường cao, các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…

Qua những thông tin trong bài viết về bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay chân, mong rằng mẹ bầu hiểu hơn về tình trạng. Từ đó, các mẹ biết cách chăm sóc, điều trị và bảo vệ da tốt hơn để giảm ngứa, hạn chế mụn nước tối đa. Nếu mẹ bầu vẫn còn lo lắng, băn khoăn, hãy liên hệ với Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds