Bà bầu bị mụn ở bụng? Nguyên nhân và cách trị thế nào?

Khi mang thai, trên da người mẹ có thể xuất hiện những nốt mụn sần sùi hoặc theo từng mảng ở nhiều khu vực khác nhau. Khác với nhiều tình trạng mụn khác, mụn ở vùng bụng là khu vực tương đối ít xuất hiện. Tuy nhiên chúng cũng rất khó điều trị, do đây là khu vực rất nhạy cảm. Bài viết sau sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về bà bầu bị mụn ở bụng, chị em cùng xem và tham khảo thông tin nhé.

Bà bầu bị mụn ở bụng là do đâu?

Cũng giống như các loại mụn khác, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bà bầu bị mụn ở bụng phần lớn cũng đến từ:

Rối loạn nội tiết

Tình trạng rối loạn nội tiết ở mẹ bầu là nguyên nhân chính dẫn đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe và làn da của người mẹ trong thai kỳ. Phần lớn, các mẹ thường xuất hiện mụn trứng cá trên mặt, lưng, ngực,… Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp mẹ bị xuất hiện mụn trên vùng bụng. Bởi khi nội tiết tố tăng đột ngột, kéo theo các tình trạng cơ thể như: tăng thân nhiệt, cơ thể đổ nhiều mồ hôi tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, gây viêm da và sinh ra mụn.

Mẹ bầu bị tăng thân nhiệt, kéo theo nhiều ảnh hưởng về cả sức khỏe và làn da
Mẹ bầu bị tăng thân nhiệt, kéo theo nhiều ảnh hưởng về cả sức khỏe và làn da

Lông mọc ngược

Tình trạng lông mọc ngược đôi khi có thể kèm theo sưng, ngứa và mụn. Tình trạng này xuất hiện là do lỗ chân lông bị bít tắc, cản trở sự phát triển của sợi lông. Điều này khiến sợi lông bị cuộn tròn, mọc ngang hoặc thậm chí là đâm ngược xuống dưới. Một số trường hợp lông mọc ngược cũng có xuất hiện mủ dưới da.

Với phụ nữ mang thai, một số chị em xuất hiện tình trạng lông mọc rất nhiều trong thai kỳ. Vùng bụng cũng là khu vực mọc lông nhiều ở các mẹ. Vì thế, tình trạng lông mọc ngược cũng rất thường gặp ở các chị em bầu bí có thói quen cạo, waxing. Đôi khi chúng cũng có thể xuất hiện khi các mẹ tẩy lông không đúng cách, không hợp sản phẩm tẩy lông. Trong một số trường hợp, tình trạng lông mọc ngược phát triển nặng sẽ tạo thành u nang, gây ra vết thương lớn và phát triển sâu dưới da.

Viêm nang lông

Đây là một nguyên nhân khá phổ khiến khác khiến mẹ bị mọc mụn ở bụng. Theo các chuyên gia, viêm nang lông là tình trạng viêm khá phổ biến ở nang lông. Nó hình thành các nốt mụn tương đối giống với mụn trứng cá. Tuy nhiên, các nốt viêm có vòng sẫm bao quanh và đôi khi có dấu hiệu nhiễm trùng.

Phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng nội tiết tố nên thường có nguy cơ bị viêm nang lông cao hơn người bình thường. Bên cạnh đó, một số mẹ có thói quen tắm nước nóng cũng dễ bị viêm nang lông. Điều này có nguyên nhân từ việc không vệ sinh bồn tắm thường xuyên, khiến vi khuẩn có môi trường phát triển và sản sinh.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng mọc mụn ở bụng cũng đến từ các yếu tố khác như:

– Mẹ bầu bị dị ứng với thời tiết, không khí thay đổi đột ngột.

– Thường xuyên tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm, có nhiều vi khuẩn như: nước sông, nước biển, bùn lầy, cát…

– Thường xuyên mặc các loại quần áo thấm hút mồ hôi kém, chật chội hoặc quần áo bẩn.

– Dùng các loại mỹ phẩm, chăm sóc da chứa thành phần gây dị ứng.

– Ăn quá nhiều các thực phẩm chứa chất cay nóng và dầu mỡ, uống rượu bia, chất kích thích hoặc cà phê.

– Mẹ bị stress, thiếu ngủ, lo âu khiến cơ thể suy nhược.

– Các bộ phận giữ chức năng giải độc của cơ thể như gan, thận đang có vấn đề.

– Dị ứng thức ăn

– Không thường xuyên tắm rửa, vệ sinh thân thể.

Bà bầu bị mụn ở bụng thường là mụn gì?

Không giống như các khu vực khác, khi trẻ lớn dần, vùng da bụng của mẹ cũng là khu vực cần co giãn kích thước lớn để giúp trẻ phát triển. Theo đó, nang lông và biểu bì cũng phải kéo dãn ra để đáp ứng nhu cầu cho cơ thể. Do đó, các loại mụn mọc ở vùng bụng không quá đa dạng. Phần lớn, loại mụn mọc nhiều nhất trên bụng mẹ khi mang thai là mụn đỏ.

Mụn mọc ở trên bụng mẹ đa phần là mụn đỏ
Mụn mọc ở trên bụng mẹ đa phần là mụn đỏ

Nhóm mụn này không có nhân, nhưng có biểu hiện trên da là những nốt mụn đỏ, hạt mẩn đỏ li ti hoặc tụ theo từng đám sần, gồ cao hơn da. Chúng hay mọc nhiều ở khu vực bụng hoặc mông khi mang thai, kèm theo đó là tình trạng ngứa, đau và khó chịu trên vùng bụng.

Cũng có một số mẹ bị mọc mụn trứng cá ở bụng khi mang thai, tuy nhiên tỷ lệ mọc mụn ở khu vực này không cao. Bởi hầu hết các loại mụn trứng cá tập trung nhiều ở các khu vực có vùng da tiết nhiều dầu nhờn như: mặt, cổ, lưng, ngực,… Bởi dầu nhờn trên da là “nguồn thức ăn” yêu thích của các loại vi khuẩn gây mụn. Mụn trứng cá mọc ở bụng có thể là kết quả của tình trạng viêm nang lông hoặc lông mọc ngược.

Bà bầu bị mụn ở bụng có ảnh hưởng thai nhi không?

Tình trạng mọc mụn ở bụng không quá phổ biến, nên khi xuất hiện sẽ khiến các mẹ hoang mang. Tuy nhiên, nếu mụn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan kể trên, thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì loại mụn này cũng khá lành tính, không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Lưu ý, trong trường hợp mẹ bầu xuất hiện mụn ở bụng, đi kèm theo những dấu hiệu bất thường như: phát ban, sốt, mệt mỏi,… thì nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra. Bởi những dấu hiệu bất thường nhỏ này cũng có thể là một trong những tình trạng lâm sàng của một bệnh lý nào đó.

Bà bầu bị mụn ở bụng có trị được không?

Do không phải là bộ phận tiếp xúc với môi trường bên ngoài thường xuyên, nên mụn ở bụng không được các chị em quá để mắt đến. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, vùng da này cũng đem đến nhiều phiền thoái về sau như:

– Lan rộng, dễ tái đi tái lại nhiều lần, thâm sần khó hết dứt điểm.

– Da kém mịn màng, có thể gây ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu

– Mất thẩm mỹ, sau khi đã sinh con xong nhưng cũng không mặc được các loại trang phục đặc biệt như: bikini, croptop, váy khoét bụng.

Cũng như các loại mụn khác, mẹ bầu hoàn có thể điều trị mụn ngay trong thời điểm mang thai. Tuy nhiên, vùng bụng là khu vực tương đối nhạy cảm. Do khá gần với vị trí của trẻ, đồng thời cũng rất dễ bị ảnh hưởng khi tác động, nên mẹ không nên sử dụng các sản phẩm ngoài da linh tinh. Nếu có nhu cầu điều trị loại mụn này khi mang thai, mẹ hãy tìm đến các phòng khám da liễu để được bác sĩ/dược sĩ hỗ trợ.

Mẹ bầu có thể điều trị mụn mọc ở bụng ngay trong thai kỳ
Mẹ bầu có thể điều trị mụn mọc ở bụng ngay trong thai kỳ

Cách trị mụn ở bụng cho bà bầu?

Để điều trị mụn ở bụng an toàn, mẹ bầu có thể tham khảo một số cách như:

Kem, serum

Mụn mọc ở bụng có thể là mụn đỏ, li ti hay cả những loại mụn trứng cá to. Khi mọc mụn ở khu vực này, da của mẹ sẽ rất dễ thâm và tái đi tái lại nhiều lần. Bên cạnh đó, cơ địa nhạy cảm của mẹ cần những sản phẩm chăm sóc có độ an toàn cao, thực sự uy tín và chất lượng.

Theo các bác sĩ da liễu, để điều trị mụn an toàn cho thai phụ, mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm trị mụn có nguồn gốc hữu cơ. Bởi các sản phẩm này phần lớn được sản xuất từ các thành phần thiên nhiên, đạt chuẩn hữu cơ và đã được chứng nhận bởi các cơ quan kiểm định. Điều đặc biệt là, các sản phẩm hữu cơ đều có thể sử dụng cho cả da mặt và da cơ thể. Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu điểm qua một số sản phẩm hữu cơ trị mụn dành cho mẹ được bác sĩ gợi ý sau:

– Tinh Chất Trị Mụn Hữu Cơ Cho Bà Bầu Mukti Blemish Control: Không chỉ có thể dùng cho mặt, loại tinh chất trị mụn của nhà Mukti này phù hợp cả cho các vùng da mụn của cơ thể. Với bảng thành phần hữu cơ độc đáo như: tinh chất thiên nhiên bản địa Úc, Mận Kakadu, Lựu bản xứ, quả Sơn Tiêu và Đào Kunzea,cinnamol, citral, citronellol, eugenol, farnesol, geraniol, limonene, linalool, tinh chất Aloe vera đem lại hiệu quả giảm mụn trứng cá, mụn đỏ và các nhóm bệnh viêm da khác. Đồng thời, Mukti Blemish Control cũng cung cấp khả năng xoa dịu, giảm bùng phát mụn và nuôi dưỡng làn da.

– Serum Trị Mụn Hữu Cơ An Toàn Thai Kỳ Juice Beauty Blemish Clearing Serum: Đây là dòng tinh chất nổi bật với khả năng cải thiện mụn nội tiết hiệu quả nhất của nhà Juice Beauty. Với thành phần BHA nồng độ 0.75% được chiết xuất từ cây liễu chi, kết hợp cùng những thành phần nuôi dưỡng làn da như: Acid ascorbic, lô hội, nước ép táo hữu cơ, chanh, lá trà xanh và lá trà trắng, Lycopene Phytonutrients, flavonoids, phenols,… đem lại hiệu quả làm dịu da tức thì, kháng khuẩn, ngăn ngừa mụn và giảm ngứa hiệu quả. Đồng thời, sản phẩm cũng cung cấp các vitamin và chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa, mờ thâm và phục hồi nhanh chóng.

– Kem Dưỡng Siêu Nhẹ Cân Bằng Hệ Vi Sinh Vật Juice Beauty PREBIOTIX Hydrating Gel Moisturizer: Với thành phần Prebiotic được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, đây là một loại chất xơ thân thiện nhằm kích thích lợi khuẩn trên về mặt da. Đồng thời, giúp làn da cải thiện hàng rào miễn dịch và khỏe mạnh tự nhiên hơn. Sản phẩm phù hợp với tất cả loại da, đặc biệt phù hợp với làn da của mẹ bị mụn/ kích ứng do lạm dụng corticoid.

Với những mẹ đã từng bị mụn, xuất hiện thâm mụn và đang trong thời gian phục hồi, chị em nên vệ sinh cơ thể hàng ngày kết hợp cùng sinh hoạt lành mạnh để đẩy nhanh quá trình tái tạo da. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng thêm một số dòng sữa dưỡng thể hữu cơ để giúp da mịn màng, giảm thâm nhanh chóng. Chị em có thể sử dụng dòng sữa dưỡng thể hữu cơ nhà Mukti được bác sĩ da liễu khuyến khích như:

– Sữa Dưỡng Thể Hữu Cơ Nuôi Dưỡng Và Bảo Vệ Da Mukti Botanique Lotion: Đây là dòng sữa dưỡng thể đặc biệt của nhà Mukti, được pha trộn bởi các loại tinh dầu giàu chất chống oxy hóa, bơ hạt mỡ, nha đam và các thực vật có nguồn gốc từ Úc,… Đem lại khả năng bảo vệ hàng rào và độ ẩm tự nhiên cho da. Đồng thời giúp phục hồi độ đàn hồi, tạo cảm giác mềm mại, mịn màng, xua đi cảm giác sần sùi, thâm sạm do mụn gây ra trước đó.

Sữa Dưỡng Thể Hữu Cơ Nuôi Dưỡng Và Bảo Vệ Da Mukti Botanique Lotion
Sữa Dưỡng Thể Hữu Cơ Nuôi Dưỡng Và Bảo Vệ Da Mukti Botanique Lotion

Dịch vụ

Bụng mẹ là khu vực tương đối nhạy cảm đối với trẻ. Việc nặn mụn trứng cá hay chăm sóc các loại mụn đỏ hàng ngày cũng rất khó khăn. Nếu mẹ bị mụn trứng cá thì loại mụn này cũng rất khó nặn để lấy nhân. Còn trong trường hợp mẹ bị mụn đỏ không nhân, thì loại mụn này rất dai dẳng khó điều trị. nếu không chọn đúng sản phẩm phù hợp có thể gây ra thâm sạm rất lâu trên da.

Vì vậy, nếu mẹ bị mọc mụn ở bụng, nhưng chưa có “đối sách” phù hợp, thì tốt nhất nên đến phòng khám da liễu để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn về những dịch vụ điều trị phù hợp cho loại mụn của mẹ. Đồng thời tư vấn cả về những sản phẩm và cách sinh hoạt phù hợp để giúp mụn nhanh chóng bị đẩy lùi.

Tự nhiên

Khi xuất hiện mụn, nhiều chị em sẽ chọn cách tự tìm hiểu và “thử” mọi cách để ngăn mụn mọc lên. Tuy nhiên, với khu vực vùng bụng thì các mẹ không nên “thử”. Nguyên nhân là do vùng bụng là khu vực rất gần với trẻ, nếu sử dụng nhầm phương pháp có thể gây ảnh hưởng cho con. Ngoài ra, mụn ở vùng bụng phần lớn là mụn đỏ, gây ngứa, rát và rất dễ bị tróc ra khi cọ xát. Do đó, chị em bôi các sản phẩm chưa được kiểm định chất lượng có thể gây ra tình trạng dị ứng, bội nhiễm khiến mẹ càng khó chịu, đau đớn hơn.

Nếu các nốt mụn ngày càng trở nên trầm trọng, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cho bạn cách chăm sóc vùng da bị mụn, cũng như kê đơn thuốc phù hợp. Điều trị sớm sẽ ngăn nhiễm trùng lan rộng, đồng thời ngăn nguy cơ để lại sẹo thâm trên da.

Trị mụn ở bụng cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Nếu chăm sóc da đúng cách, chị em sẽ giúp cải thiện tình trạng bà bầu bị mụn ở bụng tốt hơn. Sau đây là một số lưu ý mà mẹ có thể áp dụng:

– Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

– Chọn lọc và thay thế các loại mỹ phẩm, chăm sóc da phù hợp với phụ nữ mang thai.

– Hạn chế sờ, cạy, nặn, chà xát các nốt mụn.

– Mặc đồ thoáng mát, thoải mái, ưu tiên chất vải thấm hút mồ hôi.

– Cân bằng dinh dưỡng, hạn chế ăn các thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị,… hoặc sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.

– Để tinh thần thoải mái, hạn chế stress, làm việc trong môi trường căng thẳng.

– Chú ý đến các cơ quan có chức năng thải độc cho cơ thể như gan, thận. Nếu có biểu hiện bất thường thì nên báo ngay cho bác sĩ để kiểm tra và xác nhận tình trạng sức khỏe.

– Thường xuyên tẩy tế bào chết để ngăn ngừa việc tắc nghẽn lỗ chân lông.

– Thử tẩy lông bằng những phương pháp dịu nhẹ, có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông thấp hơn.

– Nếu tình trạng ngày càng trở nặng, nên tìm đến ngay các phòng khám da liễu hoặc phòng khám da dành cho mẹ bầu để được bác sĩ khám và điều trị. Không tự ý bôi hoặc mua thuốc uống tại nhà.

Bà bầu bị mụn ở bụng và các câu hỏi liên quan

Bà bầu bị nổi mụn nước ở bụng là do đâu

Mẹ bầu bị nổi mụn nước đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. trong đó, một số nguyên nhân phổ biến được nhắc đến là: viêm nang lông, lông mọc ngược, rối loạn nội tiết, dị ứng, vệ sinh cơ thể chưa tốt,…

Bà bầu bị nổi mụn ngứa ở bụng trị được không

Tình trạng mẹ bầu bị mọc mụn và gây ngứa thường là dạng mụn đỏ. Đây là dạng mụn thường gặp ở bà bầu hơn mụn trứng cá, tuy nhiên rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Loại mụn này có thể điều trị trong khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần sử dụng thêm một số sản phẩm bôi ngoài da, kết hợp với việc thay đổi lối sống lành mạnh để ngăn ngừa mụn tái phát.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa có sao không

Mẹ bầu gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ ở bụng nhưng không ngứa có thể là do dị ứng do thực phẩm, thời tiết. Nếu gặp phải trường hợp này, mẹ hãy theo dõi những biểu hiện của cơ thể, trong trường hợp các nốt mẩn đỏ ngày càng lan ra rộng hơn thì nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề bà bầu bị mụn ở bụng, hy vọng các chị em sẽ có thể bổ sung thêm nhiều thông tin quan trọng về sức khỏe trong chặng đường sắp tới. Nếu cần tư vấn thêm về các sản phẩm chăm sóc da, mẹ hãy liên hệ ngay với Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được hỗ trợ.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]