Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bị gì? Trị được không?

Tình trạng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người khi mang thai không chỉ khiến chị em mệt mỏi, khó chịu, mà còn có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu không điều trị. Bởi vậy mẹ bầu cần nắm rõ những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân gây ra mẩn đỏ. Từ đó để có phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho cả mẹ và trẻ. Bài viết sau sẽ cung cấp “tất tần tật” những kiến thức quan trọng về tình trạng này, hãy củng Mỹ Phẩm Bà Bầu tham khảo thông tin nhé.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bị gì?

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ bầu có thể xuất hiện một số biểu hiện như: phát ban đỏ, ban, mề đay nổi thành từng mảng trên bụng, tay, chân, lưng hoặc các bộ phận khác. Đi kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu,… Tình trạng này cũng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những cơn phát ban lành tính này có biểu hiện là những nốt sần nhỏ, có màu hồng hoặc đỏ nhạt, nổi trên vết rạn da hoặc một vùng da. Bệnh rất dễ gặp ở thai phụ trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuất hiện ở những mẹ lần đầu mang thai, con so, hoặc mẹ bầu đang mang song thai.

Người mẹ dễ gặp tình trạng phát ban đỏ, ban, mề đay nổi thành từng mảng trên bụng, tay, chân, lưng hoặc các bộ phận khác
Người mẹ dễ gặp tình trạng phát ban đỏ, ban, mề đay nổi thành từng mảng trên bụng, tay, chân, lưng hoặc các bộ phận khác

Ban đầu, những nốt mẩn đỏ gây ngứa ran ở vùng da bị rạn hoặc vùng bụng. Đôi khi, chúng tập hợp thành từng mảng ở vùng đùi, mông hoặc lưng của mẹ. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng, bởi tình trạng dị ứng khi mang thai này có thể tự khỏi sau khi sinh. Hơn thế nữa, khả năng tái bệnh ở những lần mang thai tiếp theo cũng không quá đáng kể.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là do đâu?

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ có thể đến từ rất nhiều lý do khác nhau. Trong đó, những lý do thường thấy nhất phải kể đến nguyên nhân như:

– Rối loạn nội tiết tố: Sự sản xuất, kích thích của nội tiết estrogen, progesterone và androgen có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống lông, tóc, móng, làn da của người mẹ. Đồng thời, việc tăng nội tiết cũng gây kích thích tăng sinh tế bào hắc tố, gia tăng quá trình sản xuất proopiomelanocortin, khiến mẹ dễ bị nổi mề đay, mẩn ngứa da.

– Mẹ đang sử dụng các TPCN: Trong thai kỳ, một số mẹ sẽ được bác sĩ khuyến khích sử dụng thêm các viên uống TPCN để tăng cường bổ sung canxi, sắt, đồng thời tiêm một số loại vắc xin cần thiết,… Việc bổ sung hàm lượng dưỡng chất nhất định đôi khi cũng đi kèm với tình trạng mẩn đỏ, nổi mày đay.

– Thai phụ tiếp xúc với dị nguyên: Các dị nguyên như côn trùng, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,… đều là những thành phần dễ gây kích ứng, nổi mẩn đỏ, mề đay trên da.

– Dị ứng thực phẩm: Mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu chất hoặc dư thừa chất cũng dễ bị nổi mẩn đỏ. Ngoài ra, chị em bầu bí có thói quen ăn nhiều các món ăn dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, hạnh nhân,… cũng có thể gây nổi mề đay, mẩn đỏ, dị ứng trên da.

– Mẹ bị mắc bệnh ứ mật trong gan: Thông thường, mật có chức năng di chuyển qua ống mật vào ruột non. Trong quá trình này, gan có chức năng đào thải và thanh lọc các chất độc ra khỏi cơ thể. Khi chúng bị tắc nghẽn sẽ gây ra tình trạng ứ mật trong gan. Điều này gây ra hiện tượng ngứa da, đi kèm theo đó là các biểu hiện như: mệt mỏi, da khô,…

– Thai phụ đã từng mắc bệnh về da trước đó: Những mẹ bầu đã từng bị một số bệnh lý về da như: dị ứng, phát ban,… thì cũng có thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa da khi mang thai. Nguyên nhân là do cơ thể người phụ nữ khi mang thai sẽ bị suy giảm miễn dịch, những virus “trú ngụ” trong cơ thể trước đó sẽ có cơ hội “thừa thắng xông lên” gây tác động đến hệ thống miễn dịch. Dẫn tới tình trạng dị ứng, nổi mề đay.

– Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác gây nổi mẩn đỏ trên da mẹ bầu bao gồm: Thay đổi thời tiết, sức đề kháng yếu, tử cung tăng nhanh,…

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người có ảnh hưởng thai nhi không?

Kiểu dị ứng, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay khi đang mang thai rất dễ gặp trong 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ. Việc đánh giá tình trạng này có gây ảnh hưởng đến trẻ không còn phải xét từ nhiều khía cạnh khác nhau. Cách dễ dàng để chẩn đoán tình trạng là đến từ nguyên nhân. Tuy nhiên, rất khó xác định cụ thể được nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nổi mề đay. Vì vậy, khi mẹ có những dấu hiệu nổi mề đay, mẩn đỏ bất thường thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân.

Mẹ bầu thường bị nổi mẩn đỏ, mề đay trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ
Mẹ bầu thường bị nổi mẩn đỏ, mề đay trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ

Đa số các trường hợp mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ, mề đay không hề gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân mẹ bầu bị nổi mẩn ngứa do ứ mật trong gan (mật gan kém lưu thông) thì đây là trường hợp khá nguy hiểm, do thai phụ có nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh.

Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu bị nổi mề đay nghiêm trọng ở cơ quan sinh dục có thể gây viêm nhiễm bên trong tử cung. Từ đó, gây ảnh hưởng đến nhau thai, làm tăng nguy cơ sảy thai, khiến bé chậm phát triển hoặc gây ra một số dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, khiếm khuyết ở hệ hô hấp, thiếu máu bẩm sinh, sinh non,…

Cách trị mẩn đỏ ngứa khắp người ở bà bầu?

Để giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa da, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp an toàn sau:

Biện pháp dân gian

Trong dân gian, có một số loại nguyên liệu thảo dược có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể mà chị em có thể tham khảo như:

– Trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, chè vằng, trà atiso,… đều có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn và giúp cơ thể giảm ngứa vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, trà thảo mộc còn có tác dụng tác động tới quá trình trao đổi chất béo, giúp mẹ sau sinh nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn.

– Cây kinh giới: Trong kinh giới chứa khá nhiều tinh dầu nóng, các hoạt chất có tính hàn, giúp làm mẹ làm ấm cơ thể và giảm ngứa hiệu quả. Để thực hiện giảm mẩn đỏ, mẹ hãy rang nóng lá và thân cây kinh giới với muối, đến khi vàng thì đổ vào khăn. Để khăn bớt nóng thì chườm trực tiếp lên vùng da bị ngứa.

– Mướp đắng: Mướp đắng, hay khổ qua có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể rất hiệu quả. Để thực hiện, mẹ hãy thái nhỏ mướp đắng và đun với nước khoảng 10 phút, cho thêm một ít muối. Khi nước sôi thì để ấm ấm và pha nước tắm, hoặc dùng khăn nhúng nước và đắp lên vùng da bị ngứa.

– Lá khế: Lá khế có tính ôn, giúp tán nhiệt độc và giảm ngứa. Để thực hiện, mẹ hãy rửa sạch lá khế và đem nấu nước. Sau đó, pha thành nước ấm để tắm. Thực hiện liên tục 2-3 ngày để giảm mẩn ngứa hiệu quả.

Sử dụng thuốc

Bên cạnh những phương pháp dân gian, mẹ bầu cũng có thể dùng một số loại thuốc bôi. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần thật cẩn thận khi sử dụng tất cả các loại thuốc. Mẹ chỉ được dùng một số loại thuốc có hoạt lực thấp, lành tính và không chứa các thành phần độc hại. Bởi một số thành phần trong thuốc cũng có thể thẩm thấu vào máu gây tiêu cực cho trẻ. Các loại thuốc bôi mà mẹ có thể dùng cho việc điều trị mẩn ngứa, mề đay trong thai kỳ bao gồm:

– Thuốc kháng histamin dành cho phụ nữ có thai và cho con bú như Chlorpheniramine, Cetirizine, Diphenhydramine, Loratadine,…

– Kem hoặc thuốc mỡ steroid tại chỗ

– Steroid đường uống. Loại này chỉ dùng trong trường hợp nặng, là có kê toa chỉ định từ bác sĩ da liễu.

Mẹ bầu cần lưu ý, việc điều trị mề đay, mẩn ngứa bằng thuốc cần được tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua các loại thuốc uống hoặc bôi để tránh gây hại đến thai nhi. Tốt nhất khi có triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa da, mẹ nên đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín.

Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc
Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc

Thay đổi lối sống

Ngoài những cách giúp bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người trên, mẹ bầu cũng cần kết hợp thêm một số phương pháp sau để giảm tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ nhanh chóng:

– Luôn giữ gìn cơ thể sạch sẽ: Việc tắm rửa, vệ sinh cơ thể hàng ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, vừa giúp tinh thần mẹ thư giãn rất tốt. Mẹ lưu ý, ở giai đoạn làn da nhạy cảm, chỉ nên sử dụng các loại sữa tắm có nguồn gốc thiên nhiên, hoặc hữu cơ được bác sĩ khuyến nghị như: Sữa Tắm Hữu Cơ Làm Sạch Trẻ Hóa Làn Da Mukti Botanique Wash để sử dụng.

– Dưỡng ẩm và dùng dùng kem chống rạn cho da: Hiện nay, một số loại kem dưỡng ẩm cho bà bầu cũng có khả năng giúp giảm khô và nứt da rất hiệu quả. Ngoài ra, cung cấp đủ độ ẩm cũng làm giảm tình trạng ngứa ngáy do nổi mẩn đỏ rất hiệu quả. Sau khi tắm xong, mẹ có thể thoa lên da, đặc biệt là ở vùng bụng. Lưu ý là chỉ thoa nhẹ nhàng để không gây kích thích tử cung nhé.

– Cố gắng không gãi nhiều: “Càng gãi càng ngứa” là nguyên lý cơ bản của tình trạng phát ban, nổi mẩn trên da. Mẹ bầu gãi quá mạnh càng khiến cho tình trạng ngứa ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, việc gãi quá mạnh còn khiến da dễ bị tổn thương, tạo thành những vết thương hở, khiến virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

– Nhớ uống nhiều nước: Nước có vai trò rất quan trọng với cơ thể con người. Nước không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể duy trì hoạt động, mà còn có khả năng thải độc tố vô cùng hiệu quả. Thêm vào đó, mẹ bầu bổ sung đầy đủ lượng nước hàng ngày sẽ giúp cơ thể ổn định, cân bằng độ ẩm cho da và hạn chế tình trạng ngứa ngáy.

Trị nổi mẩn đỏ khắp người ở bà bầu cần lưu ý gì?

Tình trạng ngứa ngáy có thể diễn ra trong vài ngày hoặc 1 tuần. Tuy nhiên, việc sống chung với tình trạng này sẽ khiến nhiều chị em bức bối, khó chịu. Những mẹo sau đây sẽ giúp mẹ giảm bớt được những bức bối:

– Để cơ thể luôn sạch sẽ. Việc tắm gội, vệ sinh cơ thể hàng ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời cũng giúp mẹ giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

– Có thể ngâm mình hoặc lau người bằng nước nấu bột yến mạch hoặc trà xanh. Tuy nhiên, nếu bụng mẹ đã lớn hãy nhờ người thân hỗ trợ nhé.

– Chườm lạnh lên khu vực bị ngứa. Chú ý nhiệt độ chườm, thay đổi khu vực chườm thường xuyên để tránh khiến mẹ khó chịu..

– Dưỡng ẩm cho da sau mỗi lần tắm. Hạn chế tắm nước nóng quá nhiều, tắm nước nóng có thể khiến tình trạng ngứa ngáy nặng hơn.

– Chọn trang phục thoải mái, ưu tiên quần áo có chất liệu cotton mềm hoặc quần áo rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi.

– Tranh dùng các loại sữa tắm có chứa hương liệu, hóa chất, chất tẩy rửa hoặc có thành phần dễ gây kích ứng cho da.

– Không dùng các sản phẩm có tính khử mùi, có chất khử mùi mạnh.

– Cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm nước hoa quả, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi vào khẩu phần ăn. Hạn chế ăn các thực phẩm là tác nhân gây dị ứng như hải sản, chất kích thích như bia rượu, cà phê,…

– Duy trì thực hiện một số bài tập thể chất đơn giản để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng. Từ đó, tình trạng nổi mẩn đỏ cũng sẽ dần được cải thiện.

Chú ý cân bằng dinh dưỡng để cơ thể luôn đủ chất
Chú ý cân bằng dinh dưỡng để cơ thể luôn đủ chất

Nhìn chung, hầu hết các trường hợp dị ứng, mẩn đỏ hoặc phát ban ở mẹ bầu đề sẽ tự hết sau vài tuần. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan, cần theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên. Nếu có những dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám.

Trên đây là những chia sẻ về thông tin bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người, hy vọng các mẹ sẽ “bỏ túi” thêm nhiều kiến thức quan trọng cho hành trình làm mẹ sắp tới. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds