#Bà bầu có tẩy giun được không?

Giun sán có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em cho đến người già và tất nhiên cũng có thể gặp phải ở phụ nữ mang thai. Việc mẹ bầu bị nhiễm giun không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn cho cả thai nhi nhưng theo các bác sĩ, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng thuốc nhất có thể. Do đó, bà bầu có tẩy giun được không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để tìm ra câu trả lời chính xác nhé.

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ nhiễm giun sán cao
Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ nhiễm giun sán cao

Tẩy giun là gì?

Giun sán là những loại ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể người, trú ngụ tại đường ruột để hấp thụ những chất dinh dưỡng từ vật chủ. Nguồn thức ăn, nước uống bị ô nhiễm là môi trường thuận lợi cho giun sán sinh sôi và đi vào cơ thể người, gây ra tình trạng nhiễm giun.

Giun móc, giun tóc, giun đũa là những loại giun thường được tìm thấy trong đường ruột của người Việt Nam. Khi bị nhiễm giun, hầu hết mọi người sẽ gặp phải những triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hoá, thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc các vấn đề sức khỏe và biến chứng nguy hiểm khác. Chính vì thế, việc tẩy giun định kỳ được Bộ Y tế khuyến cáo đối với tất cả mọi người dân.

Tẩy giun là việc sử dụng một loại thuốc định kỳ giúp diệt trừ các loại giun sán trú ngụ trong đường ruột. Tuỳ vào độ tuổi và từng vùng dịch tễ mà tần suất tẩy giun có thể thực hiện từ 1 – 2 lần, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ để được hướng dẫn sử dụng chính xác nhất.

Nguyên nhân cơ thể bị nhiễm giun

Trước đây, hẳn là nhiều mẹ bầu đã nghe nói việc tẩy giun định kỳ sẽ tốt cho sức khỏe nhưng có không ít người thắc mắc vì sao cơ thể chúng ta lại bị nhiễm giun trong một thời gian ngắn như vậy. Trên thực tế, nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị nhiễm giun sán là rất đa dạng, cụ thể là:

– Điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta là môi trường thích hợp cho sự hình thành và phát triển của nhiều loại ký sinh trùng khác nhau, trong đó phải kể đến các loại giun sán thường ký sinh trong cơ thể người.

– Ăn những món ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như đồ ăn lề đường, tái sống, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được nấu chín kỹ vì giun sán rất dễ tồn tại và sinh trưởng ở những nơi dễ bị ô nhiễm, không sạch sẽ.

– Thói quen sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh như ngậm ngón tay, cắn móng tay, không vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không vệ sinh các đồ dùng hàng ngày sạch sẽ…

– Nuôi hoặc tiếp xúc với thú cưng nhiễm giun sán, giúp chúng có cơ hội lây lan từ thú cưng sang người.

– Không mang giày dép khi đi ra ngoài, khiến cho nhiều loại giun sán, ấu trùng có cơ hội chui vào cơ thể qua bàn chân.

– Không thực hiện sổ giun định kỳ từ 1 – 2 lần/năm tuỳ từng đối tượng, tạo điều kiện cho giun sán tồn tại hoặc tái nhiễm trong cơ thể.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nhiễm giun
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nhiễm giun

Tác hại bị nhiễm giun khi mang thai là gì?

Khi bị nhiễm giun, cơ thể của con người ít nhiều cũng bị ảnh hưởng theo. Trong đó, phụ nữ mang thai còn là đối tượng dễ nhạy cảm nên việc này có thể gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng mà các mẹ cần biết như sau:

– Thiếu máu, suy tim: trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ bầu vô tình nhiễm phải giun móc thì cơ thể có thể bị thiếu máu, hoặc nghiêm trọng hơn là suy tim… Tình trạng thiếu máu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi về trí não và thể chất cũng như làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.

– Tắc nghẽn hoặc thủng ruột: giun đũa là một trong những loại giun sán có khả năng gây ra tình trạng tắc nghẽn hoặc thủng ruột, nghiêm trọng hơn là chui vào ống mật, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Gây bệnh tiêu hoá và thiếu hụt vitamin: khi mẹ bầu nhiễm giun tóc, chúng vừa tiết ra chất độc làm hại cơ thể, vừa hấp thụ vitamin và dinh dưỡng trong cơ thể. Ngoài khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, việc này cũng khiến cho niêm mạc ruột có thể bị tổn thương, cơ thể trở nên thiếu hụt vitamin C và có khả năng mắc bệnh rối loạn tiêu hoá.

Bà bầu có tẩy giun được hay không?

Có nhiều thông tin cho rằng, việc sử dụng thuốc tẩy giun trong giai đoạn mang thai là điều cấm kỵ mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng phải biết, khiến cho nhiều chị em cảm thấy băn khoăn không biết có nên dùng thuốc tẩy giun hay không dù đã đến thời hạn tẩy giun định kỳ.

Theo các chuyên gia, việc phụ nữ mang thai không được dùng thuốc tẩy giun là hoàn toàn không có căn cứ, có thể vì trước đây thiếu thông tin kiểm nghiệm về loại thuốc này nên nhiều quan điểm chưa đúng còn tồn tại. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, thuốc tẩy giun là loại thuốc an toàn, có thể dùng cho phụ nữ mang thai sau 3 tháng đầu thai kỳ trở đi cũng như tuân theo hướng dẫn sử dụng về liều lượng sử dụng của nhà sản xuất.

Không những không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai phụ mà nó còn được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích như ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng như hạn chế tình trạng nhẹ cân ở trẻ.

Khi nào bà bầu cần nên tẩy giun?

Việc phụ nữ mang thai mắc giun sán có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi khi tình trạng thiếu máu xuất hiện, cụ thể là trẻ dễ bị nhẹ cân, sinh non, nghiêm trọng hơn là hạn chế sự phát triển của trí não và thể chất ở trẻ, còn ở mẹ thì cơ thể dễ ốm yếu, mệt mỏi và thiếu năng lượng.

Chính vì thế, bà bầu mang thai nên dùng thuốc tẩy giun để tránh những ảnh hưởng đến sức khoẻ không mong muốn vào thời điểm sau:

– Từ tháng thứ 4 – 6 trong thai kỳ dùng liều đầu tiên

– Từ tháng thứ 7 – 9 trong thai kỳ dùng liều thứ hai

– 3 tháng đầu thai kỳ tuyệt đối không được sử dụng thuốc tẩy giun

Ngoài ra, phụ nữ mang thai ở các khu vực sau đây cũng được WHO khuyến cáo sử dụng thuốc sổ giun:

– Vùng có tỷ lệ mẹ bầu nhiễm giun tóc hoặc giun móc >20%

– Vùng có tỷ lệ mẹ bầu thiếu máu >40%

Mẹ bầu có thể uống thuốc tẩy giun từ tháng thứ 4 thai kỳ trở đi
Mẹ bầu có thể uống thuốc tẩy giun từ tháng thứ 4 thai kỳ trở đi

Các loại thuốc tẩy giun cho bà bầu

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc tẩy giun nào, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ. Tuy nhiên, các mẹ có thể tham khảo những loại thuốc tẩy giun đã được chứng minh là an toàn cho mẹ bầu sau đây:

– Praziquantel: là được chỉ định điều trị các loại giun như sán lá gan nhỏ, sán dây, sán máng, sán ruột, ấu trùng sán ở não… với độ an toàn cho mẹ bầu và thai nhi đã được chứng minh và thử nghiệm trên người và động vật.

– Mebendazol: được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với chỉ định điều trị cho những đối tượng nhiễm các loại giun như giun móc, giun đũa, giun tóc, giun kim.

– Albendazol: đã được chứng minh an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai ở liều dùng thông thường nhưng có khả năng gây quái thai ở động vật khi sử dụng liều cao vì là một dẫn xuất của nhóm Benzimidazole. Thuốc tẩy giun này có tác dụng tiêu diệt các loại giun như giun móc, giun tóc, giun đũa, giun lươn, giun kim và giun chỉ.

Bà bầu tẩy giun cần lưu ý những gì?

Sau khi đã biết bà bầu có tẩy giun được không, các mẹ cũng cần nắm những lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

– Khi nghi ngờ hoặc phát hiện bản thân bị nhiễm giun trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng nhiễm giun quá nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị cũng như làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của không chỉ mẹ bầu mà còn cho cả thai nhi.

– Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tẩy giun về dùng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe hiện tại. Mọi trường hợp tự ý dùng thuốc tẩy giun trong thai kỳ có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn hoặc biến chứng nguy hiểm.

– Phụ nữ mang thai cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ khi dùng thuốc tẩy giun trong thai kỳ, nhất là về liều lượng của thuốc tẩy giun. Một số loại có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu dùng quá liều lượng cho phép. Ngoài ra, các mẹ cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

– Các loại giun sán rất dễ xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là khi cơ thể mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn trong giai đoạn mang thai. Do đó, mẹ bầu nên ăn chín, uống sôi, hạn chế tối đa việc ăn uống tại các quán lề đường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không cắn móng tay, mút ngón tay, không đi chân đất, vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân hàng ngày…

Mẹ bầu không nên tự ý uống thuốc tẩy giun mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Mẹ bầu không nên tự ý uống thuốc tẩy giun mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Những thắc mắc thường gặp khi uống thuốc tẩy giun

Nên tẩy giun trước khi mang thai bao lâu?

Để có một cơ thể khỏe mạnh, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình mang thai thiên thần nhỏ, ngoài việc tiêm phòng những loại vắc xin tiền hôn nhân, nhiều mẹ bầu còn quan tâm đến việc tẩy giun trong cơ thể. Vậy phụ nữ nên tẩy giun trước khi mang thai bao lâu để thai nhi được phát triển tốt nhất và không bị ảnh hưởng?

Giải đáp vấn đề này, nhiều chuyên gia cho biết, phụ nữ nên thực hiện tẩy giun trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng trước khi mang thai để đảm bảo lọc sạch các chất tẩy giun trong cơ thể. Thông thường, chỉ cần 1 tháng là các tạp chất từ giun sán đã được loại bỏ ra khỏi cơ thể người mẹ.

Uống thuốc tẩy giun có làm chậm kinh nguyệt không?

Nhiều chị em phụ nữ lo lắng rằng, việc uống thuốc tẩy giun có thể gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, cụ thể là chậm kinh khiến cho cơ thể không dính bầu. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng việc sử dụng thuốc tẩy giun có thể gây tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến chậm kinh. Trong trường hợp sử dụng thuốc tẩy giun mà bị chậm kinh, chị em nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để phát hiện sớm nguyên nhân, từ đó đưa ra cách khắc phục tốt nhất.

Dùng thuốc tẩy giun rồi mới phát hiện mang thai có sao không?

Bên cạnh những lo lắng nêu trên, nhiều chị em phụ nữ cũng rơi vào trường hợp uống thuốc tẩy giun rồi mới phát hiện bản thân có thai sau đó, khiến cho chị em rơi vào trạng thái lo lắng vì lo sợ sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Các bác sĩ cho biết, kể từ tháng từ 4 trở đi, các mẹ có thể được chỉ định sử dụng thuốc tẩy giun theo quý 3 tháng nên nếu thời điểm uống thuốc tẩy giun là khi bé đã qua 3 tháng tuổi thì hoàn toàn không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu dùng thuốc tẩy giun trong 3 tháng đầu thai kỳ thì cũng hết sức bình tĩnh, không nên hoảng loạn. Việc các mẹ cần làm lúc này là đến bệnh viện thăm khám đúng chuyên khoa để được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi rồi mới đưa ra hướng giải quyết thích hợp nhất.

Uống thuốc tẩy giun bao lâu có thể tiêu diệt hết giun sán trong cơ thể?

Với những chị em đang có thai hoặc chuẩn bị có thai, việc tìm hiểu thông tin về thời gian loại bỏ giun sán trong cơ thể là hết sức cần thiết để theo dõi sức khỏe thai kỳ. Theo đó, ngay khi dùng thuốc tẩy giun, cơ thể của các mẹ sẽ bắt đầu hấp thu phát huy tác dụng của thuốc ngay sau đó. Tuy nhiên, quá trình loại bỏ giun sán ra khỏi cơ thể có thể mất vài ngày và các tạp chất của giun sán có thể hoàn toàn được tống ra khỏi cơ thể trong vòng 1 tháng.

Tuy nhiên, việc cơ thể bị tái nhiễm giun sán không phải là chuyện hiếm gặp nên các mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc tẩy giun để đảm bảo cơ thể không còn sự xuất hiện của giun sán sau khi dùng thuốc.

Uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không?

Theo cơ chế hoạt động của thuốc, sau khi uống khoảng vài tiếng hoặc vài ngày, cơ thể sẽ cảm giác buồn đi đại tiện và đây chính là lúc cơ thể loại bỏ xác giun ra bên ngoài theo phân. Trước đây, khi sử dụng các loại thuốc xổ giun thông thường, các mẹ có thể nhìn thấy xác giun trong phân nhưng với các loại thuốc được cải tiến hiện nay thì việc này không còn xuất hiện nữa. Cho nên, dù giun được tống khỏi cơ thể qua đường phân nhưng các mẹ sẽ rất khó để nhìn thấy.

Uống thuốc tẩy giun có tác dụng phụ không?

Không chỉ thuốc tẩy giun mà bất kỳ loại thuốc nào cũng có khả năng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn tuỳ vào cơ địa của từng người. Tuy thuốc tẩy giun đã được chứng minh là an toàn đối với phụ nữ mang thai nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm: khó chịu ở dạ dày như tăng co thắt, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn…. Khi xuất hiện những tác dụng phụ này, mẹ bầu nên theo dõi sức khỏe để xem đây có phải là biểu hiện thông thường không. Trong trường hợp các triệu chứng ngày càng nặng hơn hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường, các mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ giúp các mẹ trả lời được câu hỏi “Bà bầu có tẩy giun được không?” cũng như cập nhật kiến thức cho quá trình mang thai thuận lợi hơn. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds