#Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh

Những cơn đau bất thường trong các tháng cuối của thai rất dễ khiến mẹ bầu lo lắng, hoảng loạn. Điển hình tình trạng đau xương mu đôi khi lại xuất hiện khiến nhiều chị em băn khoăn, không biết bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh hay không. Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau.

Bà bầu đau xương mu nguyên nhân tại sao?

Để tìm hiểu bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh không, mẹ bầu cần phải biết được nguyên nhân khiến chị em bị đau xương mu khi mang thai. Theo cấu tạo, khớp xương mu là bộ phận liên kết với hai bên xương chậu. Khớp xương này có tác dụng co giãn bởi sự hỗ trợ của dây chằng. Khi mang thai, xương chậu của người mẹ sẽ giãn ra để sẵn sàng cho quá trình mang thai và sinh nở. Kéo theo đó là hiện tượng những dây chằng ở khu vực này bị kéo căng, gây ra tình trạng đau xương mu.

Mẹ bầu bị đau xương mu có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Mẹ bầu bị đau xương mu có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Ngoài ra, khoảng thời gian mang thai cũng là lúc mà vùng xương chậu, xương mu phải chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ phía trên cơ thể, trong đó bao gồm cả kích thước và vùng bụng của mẹ. Vì vậy, mẹ bầu dễ bị rơi vào tình trạng đau nhức. Đặc biệt là khi chuyển động, vùng xương mu của mẹ phải chịu nhiều áp lực khiến tình trạng đau nhức càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thêm vào đó, khi kích thước của bé ngày càng lớn, trọng lượng của mẹ bầu cũng tăng lên khiến áp lực lên cột sống ngày càng lớn. Lúc này, các khớp xương vùng mu của mẹ có thể bị thoái hóa nặng nề, làm cho lớp nhầy bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm. Điều này cũng gây ra cho vùng xương mu của mẹ những tổn thương nhất định.

Ngoài ra, tình trạng đau xương mu của mẹ có thể đến từ các nguyên nhân khác như:

Do thai nhi thay đổi vị trí

Vào những tháng cuối trong thai kỳ, bé sẽ có hiện tượng chuyển vị trí xuống gần phía dưới âm đạo để chuẩn bị cho việc chào đời. Điều này cũng khiến xương mu của mẹ càng bị đè nén và gây đau. Vì vậy, có thể nói rằng việc trẻ qua đầu cũng gây ảnh hưởng đến xương mu.

Mẹ bầu đa thai và đa sản

Mẹ bầu mang trong mình trên hai thiên thần nhỏ, hoặc đã từng sinh con nhiều lần trước đó cũng có khả năng bị đau xương mu khi mang thai. Bởi nếu mang thai lần thứ hai trở lên, bụng mẹ có xu hướng mềm hơn, bé cũng dễ bị chuyển vị trí xuống dưới. Mặc khác, mẹ bầu mang đa thai thì vùng xương chậu và xương mu phải chịu nhiều áp lực hơn, khó tránh khỏi tình trạng đau nhức.

Mẹ bầu có đa thai cũng có thể gây đau xương mu
Mẹ bầu có đa thai cũng có thể gây đau xương mu

Mẹ bầu bị phù nề

Cơ thể người mẹ khi mang thai sẽ có thể trạng tuần hoàn máu tăng cao. Đồng thời, nhau thai là nơi tập trung cao để nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, các khu vực gần xương mu của mẹ sẽ phải hoạt động nhiều, một số mẹ có thể xuất hiện tình trạng phù nề, gây chèn ép và dẫn đến đau xương mu.

Do sự thay đổi hormone

Tình trạng biến đổi nội tiết khi mang thai cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau xương mu. Bởi trong thai kỳ, hàm lượng hormone progesterone không chỉ có tác dụng hỗ trợ thai nhu, mà cũng mang khả năng hỗ trợ giãn nở các khớp xương. Do đó, tình trạng tăng nội tiết này có thể khiến khớp xương của mẹ không được linh hoạt. Một số mẹ sẽ xuất hiện hiện tượng đau xương mu.

Do em bé quá lớn

Em bé phát triển quá lớn sẽ khiến vùng dưới của mẹ chịu nhiều áp lực, dẫn đến tình trạng đau xương mu. Mẹ bầu có thể bị đau xương mu có thể mang thai nhi có cân nặng từ 4kg trở lên.

Do trẻ vận động

Hiện tượng “con đạp” có lẽ đã không còn xa lạ với các mẹ bầu. Với những lần hoạt động nhẹ nhàng, có thể mẹ chỉ cần nhận được sự di chuyển của con. Tuy nhiên, đối với những trẻ thường xuyên hoạt động, vận động mạnh hoặc đạp có thể khiến vùng xương mu của mẹ bỗng chốc đau nhói.

Do mẹ bầu bị thiếu canxi

Trong thời gian mang thai, trẻ cần rất nhiều canxi để phát triển xương và hệ răng. Nếu mẹ không cung cấp đầy đủ canxi, bào thai sẽ có xu hướng tự động “mượn” canxi từ xương của mẹ. Điều này khiến mẹ bị thiếu canxi và mắc các bệnh về xương khớp. Mặc khác, càng về cuối thai kỳ thì trẻ càng có xu hướng quay đầu xuống thấp gần âm hộ. Do đó, mẹ bầu không đủ lượng canxi cần thiết có thể dễ bị nhức mỏi. Đặc biệt, khi thai nhi quay đầu sẽ càng khiến tần suất cơn đau xuất hiện dày đặc hơn.

Mẹ bầu có tiền sử bị thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm

Mẹ bầu từng có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm, thì trong 3 tháng cuối càng có khả năng bị đau xương mu. Khi cột sống của mẹ phải gánh cơ thể quá nặng, dẫn tới tình trạng xương khớp của mẹ bị thoái hóa nghiêm trọng. Đặc biệt, lúc này các nhân nhầy sẽ thoát ra khỏi vị trí ban đầu khiến mẹ bị đau lưng và đau xương mu, xương chậu dai dẳng.

Đau xương mu khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Theo các bác sĩ, hầu hết các trường hợp đau xương mu ở mẹ bầu đều vô hại, không gây nguy hiểm cho mẹ hay trẻ. Tuy nhiên, vấn đề này kéo dài có thể ảnh hưởng đến di chuyển, vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, trong trường hợp mẹ bầu bị đau xương mu kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn, mẹ hãy đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.

Mẹ bầu bị đau xương mu là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai
Mẹ bầu bị đau xương mu là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Ngoài ra, nhìn chung thì bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể bị đau xương mu ở một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu không cần quá lo lắng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cơn đau mu chuyển thành những cơn co thắt tử cung, đi kèm theo dịch âm đạo ở tuần thứ 36-37 thì mẹ hãy nhanh chóng đến bệnh viện. Bởi đây cũng có thể là dấu hiệu sắp sinh non.

Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh hay không?

Những cơn đau bất thường nào khi mang thai có lẽ đều khiến chị em lo lắng. Do đó, thắc mắc về việc và bầu đau xương mu có phải sắp sinh cũng là băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Trên thực tế, việc đau xương mu khá phổ biến khi mang thai. Với các mẹ bầu đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối, đây chỉ là dấu hiệu về sự thay đổi cơ thể, báo hiệu rằng cơ thể mẹ đã sẵn sàng “lâm bồn” chứ không phải là dấu hiệu chuyển dạ con. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị đau xương mu từ những tháng 4, 5, 6 thì còn quá sớm, mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân.

Cách giảm đau xương mu khi mang thai?

Mẹ bầu bị đau xương mu tuy không nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng có thể gây ra những phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện tình trạng đau xương mu, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau:

Nghỉ ngơi đúng cách

Khi mang thai, duy trì các bài tập rèn luyện sức khỏe cho mẹ bầu là điều cần thiết, nhưng cần hợp lý. Mẹ không cần phải cố gắng quá mức khi không đủ sức khỏe. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, xây dựng thời gian biểu hợp lý để rèn luyện. Việc xây dựng một thời gian biểu nghỉ ngơi sẽ giúp mẹ giảm những triệu chứng đau xương mu.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Cơ thể người mẹ rất cần nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, thay vì bổ sung một vi chất đặc biệt nào đó, mẹ nên cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe và giảm tình trạng đau nhức xương khớp. Việc này cũng giúp hạn chế các cơn đau xương mu, xương chậu và đau thắt lưng khi mang thai.

Thay đổi tư thế sinh hoạt

Ngoài dinh dưỡng thì tư thế đi lại, sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng. Nếu mẹ bầu đi lại, ngồi và nằm đúng tư thế sẽ giảm tình trạng đau xương chậu, lưng và xương mu vô cùng hiệu quả. Một số tư thế mà mẹ có thể áp dụng như:

– Tư thế nằm: Mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái để không đè lên các mạch máu cung cấp cho trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm đệm, gối nhỏ để kê vào thắt lưng, dưới bụng và hai bên đầu gối để tạo cảm giác thoải mái hơn.

– Tư thế ngồi: Khi ngồi, mẹ bầu cần ngồi thẳng lưng, không nên khom hay ngửa ra đằng trước. Nếu có thể, hãy chuẩn bị thêm một chiếc gối kê đằng sau lưng, cần hạn chế ngồi vắt chéo chân hay ngồi xổm.

– Tư thế đứng: Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần hạn chế việc đứng nhiều và đứng quá lâu. Nếu công việc bắt buộc phải đứng thường xuyên, chị em cần chú ý thả lỏng vai, đặt 2 chân song song và nhỏ hơn chiều rộng vai. Nếu được, mẹ hãy xin quản lý tạm thời luân chuyển sang một vị trí công việc khác để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Tư thế đi: Mẹ bầu nên đi thẳng người, không cúi đầu xuống đất hoặc ngước lên trên. Ngoài ra, mẹ cũng không nên mang giày cao gót, hãy chọn một đôi giày bệt dễ đi, phù hợp với chân để có cảm giác dễ chịu.

Sử dụng đai bụng

Tình trạng đau xương mu, xương chậu có thể gặp ở nhiều chị em phụ nữ khi mang thai. Do đó, nếu lo lắng, mẹ có thể sử dụng đai bụng bầu để giảm áp lực lên vùng xương phía dưới. Ngoài tác dụng trợ lực, đai bụng bầu cũng có chức năng nâng đỡ bào thai, giúp trẻ không bị tụt xuống quá sâu, tránh tình trạng sinh sớm.

Duy trì thói quen luyện tập thể dục

Trong giai đoạn này, mẹ có thể luyện tập một số bài thể thể chất nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga. Nếu có sức khỏe hơn, chị em cũng nên thử sức với những bộ môn khác như bơi lội để rèn luyện thể chất và giúp hệ xương khớp khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, nếu sức khỏe không đáp ứng được thì không cần quá cố gắng. Ngoài ra, với các bài tập thể chất đặc biệt, mẹ hãy luyện tập theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để cải thiện tình trạng đau xương mu, mẹ cần duy trì thực hiện một số biện pháp đơn giản
Để cải thiện tình trạng đau xương mu, mẹ cần duy trì thực hiện một số biện pháp đơn giản

Mẹ bầu đau xương mu khi nào nên gặp bác sĩ

Đau xương mu là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ. Đây là báo hiệu rằng cơ thể mẹ đã sẵn sàng cho việc chào đón một thành viên mới. Do đó, mẹ đừng quá lo lắng nếu gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị đau xương mu có kết hợp với các dấu hiệu bất thường như sau thì nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra:

– Đau xương mu và xương chậu đến mức không thể tự đi bộ được.

– Đau xương mu kèm theo những cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

– Cơ thể bị sưng, phù nề nghiêm trọng, đặc biệt là khuôn mặt.

Đi kèm theo những cơn ớn lạnh, sốt, chảy máu hoặc chảy dịch âm đạo.

Lưu ý, mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp hoặc xương mu thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc bôi tại nhà để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh. Hy vọng các chị em sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho giai đoạn quan trọng này. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh và những câu hỏi liên quan

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]