Bà bầu nên đi bộ từ tháng thứ mấy để tốt cho mẹ và thai nhi

Trong thai kỳ, đi bộ là một trong những bài tập vô cùng có lợi cho bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần đi bộ đúng cách để nhận được những lợi ích từ hoạt động này. Bài viết sau là những chia sẻ về chủ đề bà bầu nên đi bộ từ tháng thứ mấy. Hãy cùng theo chân Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu.

Bà bầu có nên đi bộ không?

Người xưa hay có câu: “Bà bầu đi nhiều dễ đẻ”. Thực ra quan niệm này chỉ là câu truyền miệng dân gian, nhưng vô tình lại rất đúng với thực tế. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích có thể nhìn thấy bằng mắt mà việc đi bộ đem lại cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai đi nhiều có dễ đẻ như lời đồn?
Phụ nữ mang thai đi nhiều có dễ đẻ như lời đồn?

Khác với những bộ môn thể thao khác, đi bộ là hoạt động nhẹ nhàng mà hầu như bất kỳ người mẹ nào cũng có thể thực hiện. Có thể nói, đi bộ chính là một trong những số ít hoạt động thể thao an toàn nhất mà mẹ bầu có thể duy trì trong suốt thai kỳ.

Theo các chuyên gia, đi bộ không chỉ tốt với sức khỏe của mẹ, mà còn là bài tập tim mạch tốt nhất cho các chị em. Những chuyển động nhẹ nhàng khi thực hiện động tác này mang lại sự dẻo dai cho đầu gối, mắt cá chân, giúp sức khỏe mẹ bầu được tăng cường một cách toàn diện. Thêm vào đó, việc đi bộ cũng giúp vùng hông của mẹ hoạt động hiệu quả, tiết ra nhiều hormone có lợi. Từ đó, giúp mẹ bầu dễ sinh và ít gặp rủi ro hơn trong quá trình “lâm bồn”.

Vì vậy, nếu mẹ bầu vẫn có thói quen đi bộ hãy cố gắng giữ thói quen này. Nếu không có thói quen đi bộ, mẹ hãy thử tập duy trì thói quen này khoảng 10 – 20 phút mỗi ngày để nhận được những thay đổi tích cực.

Bà bầu đi bộ có lợi ích gì?

Một số lợi ích mà việc đi bộ có thể đem lại cho phụ nữ mang bầu bao gồm:

Tăng cường thể lực

Duy trì thói quen đi bộ thường xuyên sẽ giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, tăng cường thể lực. Đây là bài tập rất tốt cho sức khỏe, cải thiện sức khỏe tim mạch và cơ bắp.

Giúp em bé khoẻ mạnh

Thường xuyên đi bộ sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng tốt hơn, đồng thời cũng giúp bé không bị tăng cân quá mức. Từ đó, quá trình chuyển dạ cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, những ảnh hưởng về nội tiết sẽ dễ khiến mẹ bầu bị tiểu đường hơn bình thường. Nồng độ đường trong máu cao cũng khiến các chị em có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau khi sinh. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ còn có thể gây ra tình trạng sinh non và dễ bị béo phì. Với việc đi bộ mỗi ngày, mẹ sẽ phần nào kiểm soát được cân nặng, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Giảm nguy cơ tiền sản giật

Tiền sản giật là một hội chứng rối loạn trong thai kỳ. Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là cao huyết áp, đi kèm theo đó là hàm lượng protein lớn trong nước tiểu. Nếu mẹ bầu duy trì thói quen đi bộ thường xuyên, mẹ bầu sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, giảm cholesterol và cân bằng huyết áp trong thời gian mang thai. Từ đó, cũng làm giảm nguy cơ sinh non và tiền sản giật.

Mẹ bầu có thói quen đi bộ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiền sản giật
Mẹ bầu có thói quen đi bộ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiền sản giật

Giảm stress

Do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, mẹ bầu rất dễ bị stress khi mang thai. Tâm trạng của mẹ dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng, thất thường. Tinh thần của các chị em có thể thay đổi từ hạnh phúc, hân hoan, hứng phấn cho đến lo lắng, trầm cảm. Cũng giống như các môn thể thao khác, đi bộ sẽ giúp cơ thể tiết ra endorphin. Hợp chất này có khả năng đem lại cảm giác thoải mái, làm cho mẹ cảm thấy hạnh phúc và yêu đời.

Tăng cơ hội sinh thường cho mẹ bầu

Những bài tập giúp tăng cường độ chắc khỏe của cơ bụng, cơ vùng chậu là cách tốt nhất giúp mẹ bầu dễ dàng “vượt cạn” sau cơn chuyển dạ. Để làm được điều này, mẹ bầu cần duy trì các bài tập đem lại sức khỏe cho vùng hông trong suốt giai đoạn mang thai. Do đó, duy trì thói quen đi bộ mỗi buổi sáng sẽ giúp mẹ có nhiều cơ hội sinh thường, bởi cơ thể mẹ đã chuẩn trong trạng thái chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh con.

Giảm đau nhức và khó chịu khi mang thai

Khi mang thai, nếu mẹ bầu ngồi quá lâu sẽ khiến cho chân dễ bị đau nhức và khó chịu. Thường xuyên đi lại sẽ giúp các cơ, khớp trong cơ thể duy trì chức năng hoạt động và giảm đau nhức, mệt mỏi một cách nhanh chóng.

Một số lợi ích khác

Thường xuyên đi bộ vào ban đêm cũng giúp mẹ bầu giảm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi, chuột rút và mất ngủ, đặc biệt là ban đêm. Đồng thời, việc đi bộ còn giúp giải phóng năng lượng dư thừa giúp mẹ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Bà bầu nên đi bộ từ tháng thứ mấy

Theo các bác sĩ sản khoa, tuy việc đi bộ mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng mẹ bầu chỉ nên đi bộ khi tình hình sức khoẻ ổn định và chế độ phù hợp với từng giai đoạn mang bầu.

Trong 3 tháng đầu, các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng trong thời gian 10 – 15 phút mỗi ngày. Do đây là giai đoạn nhạy cảm, bào thai mới làm tổ ổn định trong tử cung, nên mẹ bầu cần hạn chế vận động mạnh hoặc vận động liên tục trong thời gian dài.

Mẹ bầu chỉ nên đi bộ khi sức khỏe thật sự ổn định
Mẹ bầu chỉ nên đi bộ khi sức khỏe thật sự ổn định

Khi sang tháng thứ 4, mẹ bầu có thể đi bộ mỗi ngày khoảng 20 – 30 phút. Bởi nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, từ tháng thứ 4 của thai kỳ chính là “giai đoạn vàng” để mẹ bầu duy trì thói quen đi bộ nhằm tăng cường sức khỏe.

Tuy vậy, nhưng những mẹ bầu từng có tiền sử sảy thai hoặc có dấu hiệu dọa sảy thai trước đó, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi duy trì thói quen đi bộ thường xuyên.

Cách đi bộ đúng cách an toàn cho bà bầu?

Đi bộ là hoạt động vận động nhẹ nhàng, đơn giản và rất phù hợp dành cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, giai đoạn mang thai là quá trình hết sức nhạy cảm, mẹ bầu có sức khỏe yếu khi đi bộ cần hết sức cẩn trọng để tránh nguy hiểm trong lúc đi lại. Các chuyên gia cho rằng, mẹ bầu nên áp dụng những cách đi bộ khác nhau ở từng giai đoạn cụ thể để nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cụ thể, cách đi bộ của mẹ ở mỗi giai đoạn nên được thực hiện như sau:

3 tháng đầu thai kỳ

3 tháng đầu là thời gian vô cùng nhạy cảm của mẹ bầu, mẹ chỉ nên đi bộ từ 10 – 20 phút/buổi và duy trì thực hiện 3 ngày/tuần. Nếu sức khoẻ ổn định, mẹ có thể điều chỉnh tần suất 5 buổi/tuần cách sau đó vài tuần. Không quá gắng sức nếu mẹ bầu không có đủ sức khoẻ.

Ngoài ra, tốc độ di chuyển của nhẹ nên nhẹ nhàng, vừa phải. Nếu đã có thói quen thường xuyên đi bộ trước đó, mẹ có thể duy trì việc đi bộ 6 ngày/tuần với thời lượng 10 – 20 phút. Sau đó, có thể tăng thời gian lên 20 – 40 phút để nâng cao sức khỏe thể chất.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này bác sĩ không khuyến khích mẹ đi bộ quá nhiều. Bởi đây là giai đoạn mà bào thai chưa phát triển ổn định. Đối với mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sức khoẻ quá yêu hoặc khó mang thai thì không nên duy trì thói quen đi bộ vào lúc này.

3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa là giai đoạn mà bụng mẹ đã bắt đầu lớn. Các hoạt động thường ngày cũng sẽ khiến mẹ cảm thấy khó khăn, nên mẹ cần chú ý tránh tạo áp lực lên vùng lưng. Ở giai đoạn này, mẹ bầu nên duy trì thói quen đi bộ để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý tư thế, luôn giữ thẳng lưng, mắt nhìn về phía trước, sẵn sàng nắm hông để tránh thói quen khom lưng.

Lúc đi bộ, mẹ cần tránh đi vào buổi tối hoặc ở những khu vực tối vì có thể vấp ngã. Trường hợp mẹ mệt mỏi thì không nên cố gắng, hãy dừng lại để nghỉ ngơi.

Bước sang giai đoạn này, mẹ bầu có thể đi bộ từ 25 – 40 phút mỗi ngày và đi bộ tần suất 5 – 6 ngày/ tuần. Trong quá trình đi bộ, mẹ nên sử dụng giày mềm. Đồng thời nên sử dụng mũ tránh nắng gió và luôn luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện di chuyển đi bộ thoải mái hơn so với những tháng trước đó. Do ở giai đoạn này, bào thai phần lớn đã làm tổ cứng cáo trong tử cung.

3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối là thời điểm được các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên đi bộ. Bởi thời điểm này, mẹ bầu đi bộ thường xuyên sẽ giúp dễ trở dạ và sinh thường an toàn. Trong 3 tháng cuối, bụng mẹ đã rất lớn, trông nặng nề và vất vả hơn khi hoạt động. Do đó, các chị em nên chọn những khu vực đi bộ tháng đãng, bằng phẳng, không có vật cản.

Tuyệt đối không đi bộ trên đường mòn quá dài, trơn trượt hay ở các địa hình không bằng phẳng, có nhiều dốc, địa hình khó đi sẽ dễ gây mất thăng bằng. Từ đó, tăng nguy cơ khiến mẹ bầu bị trượt ngã, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vào 3 tháng cuối, tốt nhất mẹ bầu chỉ nên đi bộ quanh nhà nhẹ nhàng trong thời gian từ 25 – 50 phút mỗi ngày và duy trì tần suất 5 – 6 ngày/tuần. Hoặc mẹ có thể tham khảo các bài tập với máy chạy bộ tại nhà. Nếu ra ngoài, mẹ nên đi bộ ở nơi có nhiều bóng râm, cây xanh trong những ngày hè nắng nóng. Bên cạnh đó, đừng quên mang theo đủ nước để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và trẻ.

Dù ở tháng nào, mẹ bầu đi bộ cũng cần tuân thủ các quy tắc an toàn để bảo vệ cho bản thân và con
Dù ở tháng nào, mẹ bầu đi bộ cũng cần tuân thủ các quy tắc an toàn để bảo vệ cho bản thân và con

Bà bầu đi bộ trong thai kỳ cần lưu ý gì?

Bên cạnh tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc bà bầu nên đi bộ từ tháng thứ mấy, để việc đi bộ khi mang thai trở nên dễ dàng và an toàn hơn, mẹ bầu nên lưu ý một số điều sau:

– Chọn cho mình một đôi giày bệt thoải mái, vừa chân sử dụng để đi bộ.

– Có thể dùng dây đai thai sản có bán tại các tiệm thuốc, của hàng vật tư y tế để hỗ trợ trong lúc đi bộ.

– Nên uống khoảng nửa ly nước hoặc sữa, nước ép trước khi đi bộ. Mẹ cũng có thể uống một ly nước dừa sau khi đi bộ để cung cấp chất điện giải, ngăn tình trạng mất nước.

– Đi chậm, quan sát cẩn thận, luôn nhìn về phía trước để tránh bị ngã.

– Không cần đi bộ quá nhanh, hãy đi với tốc độ và cách thức mà mẹ cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên, nếu mẹ có thể đi bộ nhanh thì hãy cố gắng. Bởi đi bộ nhanh có thể giúp tim phổi hoạt động hiệu quả, mà không hề tổn thương đến đầu gối và mắt cá chân.

– Với những mẹ không có thói quen đi bộ. Khi mới bắt đầu đi, mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức vùng hông và chậu. Tuy nhiên, một thời gian duy trì, cơ thể của mẹ sẽ quen dần và có những thay đổi tích cực về sức khỏe đáng kể.

– Nếu cảm thấy nóng, khó thở hoặc mệt mỏi, mẹ hãy nghỉ ngơi. Không gắng sức hoặc để cơ thể quá nóng có thể gây ra tình trạng co thắt tử cung.

– Nên cẩn trọng trong di chuyển, bởi khi thai nhi lớn dần cũng là lúc trọng tâm dồn về phần dưới nhiều hơn.

– Không nhất thiết phải đi bộ trong công việc, mẹ hoàn toàn có thể đi bộ ở khu mua sắm, văn phòng hoặc sân vườn nhà.

– Nếu mẹ bầu vẫn còn đi làm, hãy thử sử dụng cầu thang bộ nếu công ty ở gần tầng dưới. Nhưng trong trường hợp văn phòng ở tầng quá cao, tốt nhất mẹ vẫn nên sử dụng thang máy để đảm bảo an toàn nhé.

– Nếu mẹ bầu có tiền sử cao huyết áp, bệnh tim, bệnh phổi, các bệnh về hô hấp hoặc có nguy cơ sinh non cao thì nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ môn thể thao nào.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu đi bộ nhưng xuất hiện một trong những triệu chứng sau: Chóng mặt, kiệt sức, khó thở, ngất xỉu, co giật, thị lực mờ, đau ngực, thai nhi giảm vận động, chảy máu âm đạo, sưng hoặc đau ở bắp thịt, rò rỉ nước ối,… thì người nhà nên đưa mẹ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra.

Bà bầu đi bộ và các câu hỏi liên quan

Mẹ bầu nên đi bộ vào thời gian nào trong ngày?

Nếu muốn duy trì thói quen đi bộ, mẹ bầu hãy chọn hai thời điểm là buổi sáng hoặc buổi tối. Đây là hai khung giờ độ ẩm không khí cao, nhiệt độ lại khá mát mẻ. Tuy nhiên, nếu bụng mẹ đã lớn, chị em nên chọn thời điểm đi bộ vào buổi sáng để tránh vấp ngã khi trời tối.

Bầu 3 tháng cuối có nên đi lại nhiều?

Có. 3 tháng cuối là giai đoạn hoàn thiện quá trình phát triển và chuẩn bị chào đời của trẻ. Trong thời điểm này, bé đã chiếm gần hết không gian bên trong tử cung. Do đó, trọng tâm hầu như dồn vào phần phía bên dưới khiến mẹ bầu khó khăn trong việc di chuyển. Theo các bác sĩ, ở giai đoạn này, mẹ bầu nên duy trì thói quen đi bộ để hỗ trợ cho quá trình sinh nở, đồng thời cũng giúp các dây thần kinh, mạch máu và khung xương vùng chậu dẻo dai hơn.

Bầu 5 tháng đi bộ nhiều có sao không?

Theo các chuyên gia, mẹ bầu ở tam cá nguyệt giữa nên đi bộ 25 – 40 phút mỗi ngày và đi bộ tần suất 5 – 6 ngày/tuần. Đây là khung thời gian khuyến khích dành cho mẹ bầu. Tuy nhiên, khả năng đi bộ còn tùy vào thể chất của mẹ, các chị em có thể tăng mức giới hạn của bản thân hoặc giảm xuống theo tháp nhu cầu cá nhân. Mẹ chỉ nên đi bộ trong khả năng của mình, tuyệt đối không gắng sức chỉ gây mệt mỏi thêm.

Mẹ bầu nên đi bộ bao nhiêu phút mỗi ngày?

Tùy theo từng giai đoạn, mẹ bầu sẽ có những khung thời gian đi bộ khuyến khích khác nhau. Cụ thể:

– Tam cá nguyệt thứ nhất: 10 – 20 phút/ buổi, 3 ngày/tuần;

– Tam cá nguyệt thứ hai: 25 – 40 phút, 5 – 6 ngày/tuần;

– Tam cá nguyệt thứ ba: 25 – 50 phút, 5 – 6 ngày/tuần.

Bầu bụng dưới có nên đi bộ nhiều?

Nhiều người cho rằng phụ nữ có bầu bụng dưới thì không nên đi bộ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bầu bụng dưới cũng chỉ là tình trạng thai làm tổ ở một vị trí trong tử cung. Những em bé này vẫn có định vụ bình thường bên trong tử cung của mẹ. các bé vẫn có sự phát triển và nhu cầu tương tự như các trẻ bình thường. Do đó, mẹ bầu đi bộ cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên đi bộ trong thời gian khuyến nghị, không cần quá cố gắng.

Gần sinh có nên đi bộ nhiều?

Khi gần đến ngày sinh nở, mẹ bầu vẫn có thể đi bộ nếu muốn. Nhưng chỉ nên đi gần hoặc đi xung quanh nhà để cảm thấy an toàn hơn. Ngoài ra, những mẹ bầu lần đầu sinh con thường có xu hướng chuyển dạ sớm hơn các mẹ sinh nhiều lần. Do đó, những mẹ này càng nên cẩn thận, tốt nhất nên có người nhà đi theo để tránh tình trạng vỡ nước ối “bất tử”. Giai đoạn này, mẹ nên đi bộ từ 25 – 50 phút mỗi ngày và từ 5 – 6 ngày/tuần.

Bà bầu đi bộ bị đau bụng dưới?

Mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp tình trạng đau bụng dưới khi mang thai. Tình trạng này có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bắt nguồn từ việc đi bộ, mẹ hãy kiểm tra lại xem trong quá trình đi bộ, mẹ có thực hiện động tác nào khiến tử cung chịu áp lực không. Trong trường hợp đau bụng dưới đi kèm với những cơn co thắt bất thường, tốt nhất mẹ nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề bà bầu nên đi bộ từ tháng thứ mấy. Hy vọng mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức về sinh hoạt trong giai đoạn quan trọng sắp tới. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds