Trong thời gian mang bầu, hầu hết làn da của các mẹ bầu đều gặp vấn đề về mụn trứng cá. Trong đó, các khu vực thường xuyên tích tụ dầu dư thừa, bã nhờn như vùng mũi rất dễ bị mọc mụn. Vậy bà bầu nổi mụn ở mũi khi mang thai cần phải làm gì? Cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu các thông tin cần biết qua bài viết này nhé,
THAM KHẢO THÊM: KEM + SERUM TRỊ MỤN BÀ BẦU TỐT NHẤT
Nguyên nhân bà bầu nổi mụn ở mũi
Tình trạng mẹ bầu bị mọc mụn trứng cá khá phổ biến. Theo các bác sĩ da liễu, phần lớn nguyên nhân mọc mụn ở mẹ bầu là do sự biến đổi nội tiết tố đột ngột trong thai kỳ và sự thiếu chăm sóc làn da.
Đặc biệt trong những tháng tam cá nguyệt đầu tiên, hàm lượng nội tiết estrogen, progesterone và hormone androgen sẽ có xu hướng tăng lên để giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, những nồng độ nội tiết này cũng là nguyên nhân khiến da kích thích tăng sinh tuyến bã nhờn, ống nang lông bị nút chặt, tạo ra môi trường phát triển thuận lợi cho vi khuẩn C.Acnes (vi khuẩn gây mụn trên da). Những yếu tố này kết hợp khiến da dễ bị bít tắc lỗ chân lông, gây ra mụn ẩn và dần dần hình thành mụn viêm.
Trên thực tế, nếu mẹ bầu bị tăng sinh tuyến bã nhờn thì việc mọc mụn trứng cá có thể bắt đầu từ bất cứ đâu trên khuôn mặt. Tuy nhiên, vùng mũi là khu vực dễ tích tụ một lượng lớn dầu và bã nhờn nên tương đối dễ bị mọc mụn hơn các khu vực khác. Đặc biệt đối với các mẹ bầu có làn da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu.
Bên cạnh đó, việc bà bầu nổi mụn ở mũi cũng có thể ví các nguyên nhân như:
– Suy giảm hệ miễn dịch: Làn da của mẹ trong thời kỳ mang thai khá yếu ớt, đây là cơ hội để các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra mụn.
– Stress: Những thay đổi về vóc dáng và tâm lý cũng có thể khiến mẹ bầu áp lực, mất ngủ, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài có thể khiến sức khỏe của mẹ ngày càng tệ hơn, sức đề kháng cũng giảm sút.
– Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Mẹ bầu khi mang thai thường có xu hướng “thích gì ăn đó”. Vì vậy một số mẹ bầu thường xuyên ăn các thực phẩm như: đồ chiên xào, cay nóng,… dễ bị mụn trong thời gian mang thai hơn.
– Ốm nghén: Tình trạng ốm nghén sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, không ăn uống được hoặc nôn ọe. Vì vậy, ốm nghén không chỉ ảnh hưởng tới làn da, cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. May mắn là tình trạng này không kéo dài quá lâu.
– Không chăm sóc da: Khi mang thai, nhiều mẹ lo lắng việc chăm sóc da sẽ gây ảnh hưởng đến con nên chọn cách bỏ toàn bộ những sản phẩm dưỡng da trước đó. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai da mẹ rất yếu ớt, việc này chỉ khiến cho làn da ngày càng xuống cấp và dễ bị mụn trứng cá hơn.
Ngoài những nguyên nhân trên, làn da của mẹ bầu bị nổi mụn cũng có thể liên quan đến các yếu tố khách quan như: không gian sống ô nhiễm, sử dụng các sản phẩm trang điểm chứa nhiều dầu, silicone,…
Ngoài ra, việc bà bầu nổi mụn ở mụn cũng có thể liên quan trực tiếp đến sức khỏe người mẹ. Mụn trứng cá mọc trên sống mũi, đầu mũi cũng báo hiệu cho sức khỏe của mẹ bầu đang không tốt như: gan đang hoạt động quá tải do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh. Ngoài ra, mọc mụn trên mũi cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống tim mạch, phổi hoặc lá lách của mẹ đang cần được quan tâm, “bảo trì” và chăm sóc.
Những loại mụn thường xuất hiện trên mũi bà bầu
Do vùng mũi là khu vực tích tụ nhiều dầu, nên cũng là môi trường lý tưởng giúp vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, mẹ bầu có thể gặp hầu như tất cả các loại mụn trứng cá trên mũi như:
– Mụn cám: Mụn cám là nhóm mụn phổ biến ở nhiều loại da, thường có kích thướng nhỏ li ti, xuất hiện nhiều ở đầu mũi và cánh mũi. Không gây sưng hay đau nhức. Tuy nhiên, mụn cám gây sần sùi và cũng có khả năng phát triển thành các loại mụn viêm.
– Mụn đầu trắng: Mụn đầu trắng là “tác phẩm” của hỗn hợp dầu thừa, bụi bẩn, cặn mỹ phẩm và tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông tạo thành. Khi hình thành, nhóm mụn này sẽ được lỗ chân lông đóng lại, vì vậy không tiếp xúc với không khí và cũng không bị oxy hóa nên có màu trắng.
– Mụn đầu đen: Mụn đầu đen cũng là nhóm mụn xuất hiện do hỗn hợp dầu thừa, bụi bẩn, cặn mỹ phẩm và tế bào chết gây ra. Tuy nhiên, sau khi hình thành, chúng sẽ trồi lên khỏi bề mặt da, bị oxy hóa nên chuyển thành màu đen.
– Mụn viêm đỏ: Mụn viêm đỏ hình thành khi vi khuẩn xâm nhập vào nang lông bị hở. Gây ra viêm, các nốt mụn có biểu hiện sưng tấy, đỏ và đau nhức. Loại mụn này thường che kín nhân mụn, khi càng cố gắng lấy nhân có thể làm vô tình đẩy nhân mụn xuống dưới sâu hơn.
– Mụn mủ: Các nốt mụn viêm đỏ tiến triển, sưng to, đau nhức, có chứa dịch vàng hoặc trắng bên trong, bao gồm tập hợp xác chết của vi khuẩn và tế bào miễn dịch. Mụn mủ gây đau nhức nhiều, sưng đỏ, không nên tự điều trị tại nhà.
– Mụn bọc/mụn nang: Đây là loại mụn ở giai đoạn cuối của mụn viêm. Những nốt mụn to, nhiều mủ, chân sâu, có thể để lại sẹo thâm hoặc sẹo vĩnh viễn. Nếu xuất hiện nhóm mụn này, tuyệt đối không có nặn, bóp hoặc tự điều trị tại nhà vì chúng có thể lây lan và ăn luồng dưới da nếu nặn mụn sai cách.
Bà bầu nổi mụn sưng viêm ở mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Do ảnh hưởng từ nội tiết, nên việc bà bầu nổi mụn ở mũi nói riêng hay nổi mụn trên khuôn mặt nói chung đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, việc mọc mụn trứng cá cũng có thể để lại sẹo thâm hoặc các loại sẹo rất khó điều trị sau này, điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ.
Ngoài ra, nếu bị mọc mụn trứng cá ở mũi do những nguyên nhân sức khỏe của gan, tim mạch, phổi hoặc lá lách; nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám sức khỏe thường xuyên.
Cách trị mụn ở mũi cho bà bầu an toàn và hiệu quả
Bà bầu nổi mụn ở mũi hay nổi mụn ở bất cứ đầu phần lớn là do nội tiết tố. Tất nhiên tăng sinh nội tiết là một phần của quá trình mang thai, vì vậy không thể giảm hẳn nồng độ. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể ngăn ngừa và điều trị mụn bằng những phương pháp như:
Kem, serum trị mụn mũi cho bà bầu
Ngoài điều trị bằng liệu trình, mẹ bầu cũng có thể chọn phương pháp để điều trị tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở mũi bằng kem, serum. Tuy nhiên, cần lưu ý các thành phần có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Trên thực tế, chỉ có một lượng nhỏ thành phần có thể hấp thụ vào da, thấm qua máu và ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm ngoài ra cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy, các bác sĩ da liễu khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng các sản phẩm chứa một thành phần phần như: Retinoid và các dẫn xuất của vitamin A, Tetracycline, Corticoid, Hydroquinone, Kim loại nặng, Paraben, sản phẩm chứa silicone, cồn, dầu khoáng…
Bù lại, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng các thành phần lành tính, đã được chứng minh tương đối an toàn với phụ nữ mang thai như: AHA (Alpha Hydroxy Acid) nồng độ dưới 10%, Niacinamide (Vitamin B3), BHA (Beta Hydroxy Acid) nồng độ dưới 2%, Azelaic Acid dưới 20%, CoQ10, Vitamin E, C, B5,…
Nếu phân vân về việc lựa chọn sản phẩm, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc lựa chọn những sản phẩm hữu cơ đã được chứng nhận. Bởi các sản phẩm chăm sóc hữu cơ hầu hết đều đã được kiểm chứng mức độ an toàn cao. Ngoài ra, thành phần để sản xuất mỹ phẩm hữu cơ rất lành tính, an toàn, cân bằng tỷ lệ dầu-nước khá lý tưởng và mức độ tương thích nhanh. Điều này cũng giúp đẩy nhanh tiến độ điều trị, giúp mẹ bầu giảm mụn thâm, viêm và phục hồi nhanh chóng hơn.
Mẹ bầu có thể chọn các dòng mỹ phẩm hữu cơ của nhà Mukti và Juice Beauty. Đây là hai thương hiệu Mỹ phẩm Hữu cơ cao cấp của nội địa Úc, được chứng nhận bởi: Mukti Organics (Úc) và Juice Beauty (Mỹ). Cả hai thương hiệu đều được bác sĩ da liễu khuyên dùng cho mẹ bầu và mẹ sau sinh. Với các dòng trị mụn, mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm như: Mukti Blemish Control, Mukti Balancing Moisturiser, Juice Beauty Blemish Clearing Serum, Mukti Aloe Vera Moisturiser, Juice Beauty Oil-free Moisturizer, Juice Beauty PREBIOTIX™ Hydrating Gel Moisturizer.
Liệu trình trị mụn cho bà bầu
Hiện nay có rất nhiều dịch vụ, liệu trình điều trị mụn cho mẹ bầu tại Việt Nam. Nếu mẹ bầu có nhu cầu điều trị, hoàn toàn sử dụng các liệu trình trị mụn. Tuy nhiên, do cơ địa đặc thù, mẹ bầu nên chọn các phòng khám da liễu hoặc phòng khám chuyên điều trị cho mẹ bầu để thăm khám nhé.
Nếu ở tại TP. HCM, mẹ bầu có thể đến Dr. Mommy – phòng khám chuyên trị mụn cho mẹ bầu. Dr. Mommy là phòng khám da liễu tiên phong cho mẹ bầu tại Việt Nam. Với đội ngũ bác sĩ da liễu bề dày kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực về da. Khi đến thăm khám trực tiếp, mẹ bầu sẽ được bác sĩ thăm khám, tìm được nguyên nhân gây mụn, loại da và kết cấu làn da. Từ đó, tìm ra các phác đồ và phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng mẹ.
Ngoài ra, điều đặc biệt làm nên thương hiệu của Dr. Mommy phải nói đến công nghệ Cold Plasma. Đây là công nghệ tạo ra bước đột phá trong điều trị mụn, tiếp nối nhiều ưu điểm trong điều trị mụn, và hầu như khắc phục mọi nhược điểm ở một số phương pháp cũ như:
– Tiêu diệt 100% các vi khuẩn gây mụn, bao gồm cả một số vi khuẩn kháng thuốc, virus, nấm.
– Liệu pháp giúp kiểm soát ổ mụn và vùng da nhiễm khuẩn chỉ trong một thời gian ngắn.
– Cam kết không gây đau, xâm lấn da.
– Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương lên gấp 3 lần.
– Giảm đau, sưng, chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng sau điều trị.
– Tạo màng sinh học bảo vệ vùng da vừa điều trị, tránh các yếu tố từ môi trường xâm nhập vào da.
– Không dùng bất kỳ loại hóa chất nào đi kèm, an toàn tuyệt đối cho phụ nữ mang thai.
Trị mụn mũi cho bà bầu bằng các nguyên liệu tự nhiên
Bên cạnh những phương pháp khoa học, những cách thức trị mụn từ thiên nhiên cũng là lựa chọn không tồi đối với mẹ bầu. Mẹ có thể chọn các loại thực phẩm đến từ thiên nhiên mang tính kháng viêm và phục hồi cao sau để trị mụn:
– Khổ qua: Dưỡng chất trong khổ qua có tác dụng diệt khuẩn cao, giúp giảm viêm và khôi phục những tổn thương trên da. Đồng thời cũng giúp hỗ trợ ngăn ngừa vết thâm, sẹo sau mụn rất tốt. Để sử dụng, mẹ có thể cắt lát mỏng, rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt, đắp khổ qua trực tiếp lên mặt và để trong 15 phút. Nhớ rửa lại mặt bằng nước sạch sau khi đắp nhé.
– Rau má: Thành phần Saponin trong rau má được nhiều các nhà nghiên cứu ứng dụng để kích thích sự hình thành collagen, kháng khuẩn, ngứa viêm. Đồng thời phục hồi và tái tạo làn da hiệu quả. Để sử dụng, mẹ bầu có thể dùng nước rau má xay nhuyễn đắp lên da, thư giãn trong 15-20 phút. Sau đó rửa lại với nước sạch.
– Nghệ: Nghệ luôn là thành phần được đánh giá cao trong nhiều khía cạnh. Hàm lượng lớn curcumin trong nghệ có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tuyệt vời, đồng thời cũng thúc đẩy quá trình tái tạo da, nhanh chóng làm lành vết thương. Để sử dụng, mẹ có thể kết hợp nghệ với sữa chua. Sử dụng hỗn hợp này đắp mặt và thư giãn trong 15 phút. Sau đó rửa lại với nước sạch.
Nguyên liệu tự nhiên khó dễ tìm và có giá thành rẻ, tuy nhiên mẹ bầu cũng phải đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, an toàn để không gây kích ứng da. Ngoài ra, các nguyên liệu thiên nhiên chỉ phù hợp với những loại mụn nhẹ, không viêm. Nếu mụn trứng cá đã viêm hoặc xuất hiện vết thương, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng các sản phẩm linh tinh vì có thể khiến tình trạng mụn này càng nặng hơn.
Bà bầu nổi mụn ở mũi có tự nặn tại nhà được không?
Chắn hẳn mẹ bầu nào bị mụn trên vùng mũi đều có thói quen nặn mụn. Bởi các nốt mụn trên mũi là phần dễ nhìn thấy nhất trong gương, hơn nữa, mụn trên mũi cũng dễ cọ xát vào các đồ vật, quần áo, khẩu trang gây khó chịu. Bên cạnh đó, mụn trứng cá trên mũi rất khó điều trị, thường dễ tái đi tái lại. Đặc biệt phải kể đến các nhóm mụn cứng đầu như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn cám. Các loại mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc lại càng khó trị và có nguy cơ để lại sẹo cao.
Tóm lại, điều trị mụn là cả quá trình, không chỉ nặn mụn là có thể hết ngay mà cần một quá trình chăm sóc da khoa học và đều đặn. Vì vậy, nếu mẹ bầu đang bị mụn trứng cá trên mũi có thể tự nặn ở nhà nếu đảm bảo quá trình nặn mụn chuyên khoa không gây viêm, sưng và các dụng cụ vệ sinh an toàn. Ngoài việc nặn mụn, mẹ bầu cũng cần kết hợp với các phương pháp chăm sóc da khoa học tại nhà. Trong trường hợp không thể đảm bảo, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn.
Cần lưu ý gì khi trị mụn ở mũi cho bà bầu?
Khi bà bầu bị nổi mụn ở mũi, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, mẹ bầu nên kiên nhẫn chăm sóc da tại nhà, đi lấy nhân mụn, vừa điều trị vừa phòng ngừa:
– Tuân thủ quy trình bôi thoa tại nhà: Làm sạch kỹ > Toner > Thoa BHA giúp thông thoáng nang lông > Kem dưỡng cân bằng dầu. Hàng tuần cần duy trì 2 lần thanh tẩy tế bào chết và 1 lần đắp mặt nạ giúp hút bã nhờn và loại bỏ tạp chất khỏi nang lông.
– Tuân thủ dặn dò và chỉ định của bác sĩ
– Không sử dụng sản phẩm lột mụn, trị mụn linh tinh, không rõ nguồn gốc, chứa các thành phần không phù hợp với phụ nữ mang thai.
– Không tự ý nặn mụn, cạy, nặn các nốt mụn đã bị viêm hoặc ổ mụn bị nhiễm trùng.
– Hạn chế việc cọ xát, chà mạnh vào vùng mụn vì có nguy cơ để lại sẹo sâu.
Cách phòng ngừa nổi mụn ở mũi cho bà bầu
Để ngăn ngừa mụn ở mũi, mẹ bầu có thể ghi lại những cách như:
– Chăm sóc da hằng ngày, đặc biệt thực hiện đủ các bước làm sạch: tẩy trang, sử dụng sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết định kỳ, xông hơi mặt, sử dụng mặt đất sét để thanh lọc lỗ chân lông,…
– Giữ mái tóc sạch sẽ, tránh để tóc bẩn tiếp xúc với làn da.
– Thay mới khẩu trang khi tiếp xúc bụi bẩn…
– Tránh các sản phẩm chăm sóc da chứa các thành phần gây kích ứng, dầu, cồn, silicone,…
– Du trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: Luôn giữ tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, có thể thực hiện các tập các bài thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng.
– Chế độ dinh dưỡng đủ chất, tránh sử dụng đồ uống có cồn, hạn chế thực phẩm dầu mỡ, cay nóng.
Hy vọng bài viết này có thể giải đáp những thắc mắc của các mẹ bầu về những thông tin xoay quanh về chủ đề bà bầu nổi mụn ở mũi. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn về các sản phẩm chăm sóc da dành cho phụ nữ mang thai. Hãy liên hệ ngay hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 nhé!
Giới thiệu bác sĩ Huyền
Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.
Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!
Đặt lịch bác sĩ