Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội? Nguyên nhân và cách giảm đau?

Nhiều thống kê cho thấy, có đến gần 80% phụ nữ bị đau lưng khi mang thai. Những cơn đau có thể xuất hiện từ rất sớm và kéo dài đến sau khi sinh. Một số mẹ chỉ có biểu hiện đau lưng trong một thời gian ngắn, nhưng nhiều trường hợp cơn đau cũng kéo dài dai dẳng, vô cùng khó chịu. Bài viết sau là chủ đề về thông tin bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Bà bầu bị đau lưng tháng cuối là do đâu?

Trong thai kỳ, tháng cuối chính là giai đoạn vất vả nhất, vì mẹ không chỉ phải đối diện với thân hình có trọng lượng tăng chóng mặt, mà còn gặp nhiều sự mệt mỏi do đau lưng hành hạ. Có lẽ chị em cũng không mấy lạ lẫm với tình trạng này, bởi đau lưng từ lâu đã được xem là một “đặc sản” khi mang thai. Cụ thể, có đến 50 – 80% thai phụ xuất hiện triệu chứng đau mỏi lưng trong suốt quá trình “bầu bí”.

Đau lưng là một trong những “đặc sản” khi mang thai
Đau lưng là một trong những “đặc sản” khi mang thai

Đau lưng có thể xảy ra xuyên suốt quá trình mang thai, đặc biệt phổ biến nhất sau tam cá nguyệt thứ hai và kéo dài 6 tháng sau sinh. Các loại đau lưng thường thấy nhất khi mang thai bao gồm:

– Đau thắt lưng;

– Đau khu vực khớp nối giữa xương cùng và xương chậu;

– Đau lưng dai dẳng, đặc biệt là về đêm.

Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng có thể kể đến như:

Mẹ bầu bị căng cơ lưng

Trong những nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai, căng cơ lưng chính là nguyên nhân điển hình ở mẹ bầu. Bởi khi thai nhi càng lớn dần, tử cung của mẹ sẽ kéo giãn ra. Phần trọng lượng tăng lên tập trung ở phía trước bụng, Theo đó, các mẹ bầu cũng sẽ có phản xạ uốn cong người về phía trước. Để giữ thăng bằng, mẹ buộc phải nghiêng ngược mình về phía sau. Điều này khiến cho cơ lưng hoạt động mạnh hơn, dẫn đến tình trạng căng cơ lưng. Kèm theo đó là các tình trạng nhức mỏi, co cứng vùng lưng.

Mẹ bầu bị yếu cơ bụng

Trong cơ thể, cơ bụng là bộ phận có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe vùng lưng. Khi mang thai, các cơ ở vùng bụng của mẹ sẽ trở nên yếu đi và căng ra. Điều này làm tăng nguy cơ bị đau lưng, nhất là khi vận động, đi lại hoặc tập thể dục.

Do thay đổi hormone thai kỳ

Song song với sự phát triển của thai nhi, bào thai cũng sẽ lớn dần lên. Để chuẩn bị tốt cho sự chào đời, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone giúp nới lỏng các dây chằng ở khớp xương chậu. Chính loại hormone này sẽ giúp các xương chậu trở nên linh hoạt và sẵn sàng giãn rộng. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra những biểu hiện đau lưng, mệt mỏi nếu các khớp quá lỏng lẻo.

Căng thẳng

Căng thẳng khiến các cơ trong cơ thể mẹ không có cơ hội để thư giãn, gây ra tình trạng các cơ luôn trong trạng thái căng thẳng. Lâu dần sẽ gây mệt và căng gây đau lưng khi mang thai.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng

Vị trí của thai nhi

Vào cuối thai kỳ, trẻ sẽ đạt đến cân nặng tối đa để chuẩn bị chào đời. Lúc này, những cơn đau sẽ tăng lên. Và nếu bé chuyển đầu ngược lại với lưng của mẹ sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng, gây ra tình trạng nhức mỏi.

Động thai

Nếu mẹ bầu bị ra huyết nâu hay đỏ tươi, hoặc tiết dịch âm đạo bất thường, đi kèm theo đó là tình trạng đau lưng, nhức mỏi là những triệu chứng của động thai. Khi xuất hiện triệu chứng này, mẹ hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

Đau thần kinh tọa

Có thể nhiều người chưa biết, đau lưng cũng có liên quan đến đau thần kinh tọa. Những cơn đau nhói xuất hiện ở mông, phía sau một bên chân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và xương chậu của mẹ bầu bị suy giảm chức năng.

Triệu chứng bà bầu bị đau lưng tháng cuối?

Theo các chuyên gia, triệu chứng chính của đau lưng khi mang thai chủ yếu là cảm giác đau nhức, khó chịu khi hoạt động. Nhiều trường hợp cơn đau cũng lan rộng xuống mông, chân và cánh tay. Tình trạng đau lan tới các bộ phận khác còn tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Ngoài những cơn đau lưng, mẹ bầu có thể gặp những triệu chứng sau đây:

– Đau hoặc đau âm ỉ và cứng khớp ở dưới lưng;

– Xuất hiện cơn đau lưng trong 3 tháng đầu và tăng dần trong những tháng sau;

– Đau lưng nhiều hơn khi về đêm;

– Đau nhức, mỏi đốt sống ngang thắt lưng;

– Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu;

– Đau lưng đi kèm theo ốm nghén, nhức đầu.

Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có nguy hiểm hay không?

Tình trạng đau lưng rất phổ biến khi mang thai. Đa phần tình trạng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy phiền toái, khó chịu. Đặc biệt, với các mẹ bầu tháng cuối có thể gây khó khăn trong việc đi lại hàng ngày, đứng lên ngồi xuống và sinh hoạt.

Nhưng mẹ bầu đừng quá lo lắng, bởi đau lưng khi mang thai không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc mẹ bầu quá để tâm và lo lắng chỉ khiến tâm trạng ngày càng stress, sa sút hơn. Và bởi chính những cảm xúc tiêu cực này mới chính là tác nhân khiến cơn đau ngày một nhiều hơn. Thậm chí, các mẹ bầu thường xuyên lo âu, suy nghĩ, stress còn cản trở sự phát triển về thể chất và trí tuệ của thai nhi.

Hầu hết các trường hợp đau lưng đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
Hầu hết các trường hợp đau lưng đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Có thể nói, đau lưng khi mang thai không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng các mẹ cũng cần lưu ý, nếu bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội, kéo dài trên 2 tuần và có kèm theo các triệu chứng bất thường như đau thắt bụng, buồn nôn, sốt cao,… thì nên đến gặp bác sĩ ngay. Tránh chủ quan gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có phải sắp sinh không?

Mỗi người phụ nữ cần mang thai đủ 40 tuần thai kỳ để hoàn thành quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, trong thời gian lâm bồn, cơ thể mẹ cũng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cho biết thời gian “vượt cạn” của mẹ. Nhiều mẹ sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Có một số người sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, tiết dịch âm đạo,… Tuy nhiên, đa phần các mẹ đều cảm thấy đau lưng khi sắp đến ngày sinh.

Thực tế, vào những tháng cuối, thai nhi sẽ có những chuyển động mạnh mẽ khiến mẹ có cảm giác đau lưng, đau vùng xương chậu và xương mu. Đây chính là nguyên nhân chính khiến mẹ bị đau lưng dai dẳng. Tình trạng đau lưng khác với đau do chuyển dạ. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu bị đau lưng gần tới ngày dự sinh. Đi kèm theo đó là những biểu hiện bất thường như: tiết dịch âm đạo, co thắt tử cung,… thì nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám

Cách giảm đau lưng cho bà bầu tháng cuối?

Để giảm đau lưng khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách gợi ý sau:

Thay đổi tư thế

Khi mang thai, mọi tư thế ngồi, đi, đứng và nằm của mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe xương khớp.

– Khi đi đứng: Ngay từ khi mang thai, mẹ bầu nên tập tư thế đi, đứng thẳng người, quan sát cẩn thận, mắt nhìn về phía trước khi đi. Tránh khom người hoặc ngửa người về phía trước.

– Khi ngồi: Khi ngồi, mẹ bầu có thể sử dụng thêm miếng lót đệm tựa lưng, đặt chân lên một chiếc ghế nhỏ. Ngồi thẳng, vai xuôi, tránh chườm về phía trước.

– Khi nằm ngủ: Mẹ nên nằm nghiêng để giúp máu, dưỡng chất và oxy lưu thông đến trẻ tốt hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử các loại gối ôm dành cho bà bầu để có tư thế nằm thoải mái hơn.

Tránh nâng vật nặng

Trong thai kỳ, dây chằng của thai phụ sẽ trở nên rất lỏng lẻo, cũng đồng nghĩa với việc mẹ bầu dễ bị tai nạn hơn bình thường. Nếu mang vác bất kỳ vật gì, mẹ hãy đưa sát chúng vào trong cơ thể, hãy chùn đầu gối xuống thay vì cúi lưng. Ngoài ra, tuyệt đối không được vặn người. Nếu thai đã quá lớn, mẹ hãy nhờ chồng hoặc người thân xách giúp đồ đạc, không nên mang nặng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tập thể dục đều đặn

Các bài luyện tập thể dục khi mang thai sẻ giúp cơ bắp của mẹ co giãn, dẻo dai hơn. Đồng thời thúc đẩy việc cung cấp máu ở lưng và các bộ phận dưới lưng, làm giảm đau lưng hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo một số bài tập như:

Bài tập nghiêng hông:

Mẹ bầu đứng dựa lưng vào tường. Để chân cách tường vài centimet, hơi nâng đầu gối lên cao. Sau đó, để một tay vào vùng thắt lưng, nghiêng hông về phía đó và thực hiện lại động tác. Tiếp tục hai động tác này liên tục. Nếu đã thành thục, mẹ có thể tập ở bất kỳ đâu mà không cần dựa vào tường. Bài tập này được đánh giá tốt hơn các động tác ngồi xổm.

Bài tập bò:

Để thực hiện, mẹ hãy quỳ gối và chống tay xuống sàn nhà. Sao cho lưng và đầu gối thành 1 đường thẳng. Bài tập này sẽ giúp mẹ bầu giảm áp lực mà bé tạo ra cho vùng lưng.

Chườm nước nóng

Nếu đau lưng dữ dội, mẹ bầu có thể dùng túi nước nóng để chườm lên lưng. Đây là cách giảm đau khá hiệu quả cho mẹ bầu. Ngoài ra, nếu đau lưng nghiêm trọng,mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra xem việc đau lưng có tới từ nguyên nhân khác không. Nếu mẹ bầu vốn đã bị bệnh xương khớp, cột sống thì nên điều trị theo liệu trình cụ thể của các bác sĩ.

Ngoài những cách thức trên, mẹ bầu cũng có thể tham khảo một số cách giảm đau như:

– Massage trị liệu vùng lưng và toàn thân để giúp co giãn và tạo độ đàn hồi cho các cơ. Điều này sẽ giúp mẹ có cảm giác dễ chịu hơn.

– Nên đi giày bệt hoặc đế bằng, có chất liệu mềm mại, dễ đi. Ưu tiên các loại quần áo thoáng mát, các loại quần đặc biệt dành cho bà bầu với đường thắt lưng thấp, có thể hỗ trợ cho vùng bụng.

– Mẹ bầu mang thai có thể sử dụng Paracetamol hoặc các loại cao dán (salonpas). Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

– Từ tháng thứ 6 hoặc 7, mẹ nên sắm sẵn một chiếc đai đỡ bụng bầu để giảm áp lực cho lưng, xương chậu và xương mu.

– Cân bằng chế độ dinh dưỡng, không ăn quá nhiều một chất, cũng không ăn quá ít khiến cả mẹ và trẻ bị thiếu chất. Trong giai đoạn này, mẹ có thể bổ sung thêm các loại dưỡng chất từ thực phẩm hoặc viên uống để bổ sung dinh dưỡng.

Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng đau lưng của mẹ bầu ngày càng nặng hơn, mẹ nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị cụ thể. Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị đau lưng có đi kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc đi tiểu nhiều lần. Đây rất có thể cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ đang có vấn đề. Trong một số ít trường hợp, mẹ bầu bị đau lưng nghiêm trọng có liên quan đến các vấn đề về xương khớp, nhưng những cơn đau nhịp nhàng thì có thể đến từ các cơn đau do chuyển dạ, sinh non.

Nếu mẹ bầu bị đau lưng quá nghiêm trọng thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn
Nếu mẹ bầu bị đau lưng quá nghiêm trọng thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn

Vì vậy, nếu bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội thì nên đến bệnh viện kiểm tra. Đặc biệt là những mẹ xuất hiện các tình trạng bất thường như:

– Đau lưng liên tục, ngày càng đau nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm;

– Cơn đau âm ỉ, ngày càng tăng;

– Mẹ bầu bị đau lưng đi kèm các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo hoặc đã tới gần ngày dự sinh;

– Có cảm giác đau buốt, tiểu rắt hay rát khi đi tiểu;

– Phải dùng thuốc giảm đau mới ngắt được cơn đau, tuy nhiên những cơn đau này lại trở về nhanh chóng.

Nhìn chung, có thể tình trạng đau lưng khá phổ biến, nhưng tốt nhất mẹ không nên chủ quan tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và trẻ. Trong suốt thai kỳ, mẹ nên đi khám thai thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình hình sức khỏe và sự phát triển của bào thai. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn dịch vụ thai sản và sinh con uy tín, chất lượng để bác sĩ có thể theo sát được tình trạng phát triển của con.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp các chị em có thêm nhiều kiến thức cho giai đoạn quan trọng này. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Bà bầu tháng cuối đau lưng và các câu hỏi liên quan

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds