Bầu có được tắm nước nóng không? Cùng chuyên gia lý giải?

Khi mang thai, các mẹ bầu đều trở nên cẩn thận hơn và luôn làm những điều tốt để cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và bé. Trong đó, các mẹ nghĩ rằng tắm nước nóng là hoạt động tốt để giúp thư giãn, thoải mái, giảm đau xương khớp và đặc biệt nhất là phòng cảm lạnh. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng bà bầu không nên tắm nước nóng vì sẽ ảnh hưởng thai nhi. Chính điều này, làm hầu hết các mẹ lo lắng và rất băn khoăn, bầu có được tắm nước nóng không? Để giải đáp chi tiết thắc mắc này, các mẹ cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu theo dõi bài viết này nhé.

Bầu có được tắm nước nóng không?

Mang thai là thời gian thiêng liêng của mỗi người phụ nữ. Song, quãng thời gian này không hề dễ dàng bởi có nhiều sự thay đổi trong thai kỳ. Ngoài những tác nhân gây căng thẳng hàng ngày, các hormone trong thai kỳ cũng tác động và thay đổi về sức khỏe và cảm xúc của người phụ nữ.

Mức độ căng thẳng của mỗi người là khác nhau nhưng đa số các mẹ nào cũng gặp phải tình trạng này, nhất là các mẹ phải làm việc suốt thai kỳ. Chính vì thế, bất kỳ hình thức thư giãn nào cũng được chú trọng, trong đó có tắm nước nóng. Bởi các mẹ cho rằng, việc tắm nước nóng là cách tuyệt vời nhất để thư giãn vào cuối ngày. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay chỉ ra rằng, tắm nước nóng không tốt cho sức khỏe của bà bầu trong suốt thai kỳ.

Không những vậy, mà các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyến cáo bà bầu tuyệt đối tránh tắm nước nóng, xông hơi hay ngâm bồn nước nóng trong suốt thời gian mang thai. Bởi không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến bé con.

Bà bầu tắm nước nóng gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé
Bà bầu tắm nước nóng gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé

Vì sao bà bầu không nên tắm nước nóng?

Vì sao bà bầu không nên tắm nước nóng là thắc mắc mà nhiều bà bầu quan tâm. Bởi hầu hết các mẹ đều cho rằng tắm nước nóng tốt cho sức khỏe.

Mẹ bầu thường có xu hướng bị căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần nên nếu càng tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao như nước nóng sẽ gây ra biến chứng và sức khỏe thai nhi.

Khi tắm nước nóng, sẽ có sự gia tăng nhiệt độ dẫn đến làm nóng nước ối và gây ảnh hưởng đến thai nhi. Khi hơi nóng bốc lên, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện cơ chế thoát mồ hôi nhưng em bé nằm trong bụng mẹ thì không thể như thế.

Hơn nữa, sự gia tăng thân nhiệt ở phụ nữ mang thai có thể phá hủy các tế bào trong bào thai cũng như ngăn cản oxy tới được với bé con. Nguy hiểm hơn, nó còn dẫn đến dị tật thai nhi hay gây sảy thai.

Không chỉ vậy mà tắm nước nóng làm gia tăng nhiệt độ cơ thể lên cao, nếu như nhiệt độ tăng lên quá 38 độ C sẽ làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của em bé trong 3 tháng đầu thai kỳ và bị mất nước về sau trong suốt thai kỳ.

Một lý do nữa mà mẹ bầu không nên tắm nước nóng chính là sức nóng của nước có thể làm cho mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và hạ huyết áp. Trong khi đó, tình trạng huyết áp thấp là tình trạng cần tránh trong suốt thai kỳ bởi nếu xảy ra khiến mẹ bầu chóng mặt, làm giảm cung cấp máu đến nuôi thai nhi.

Một số lý do cho thấy mẹ bầu không được tắm nước nóng
Một số lý do cho thấy mẹ bầu không được tắm nước nóng

Ngoài ra, nếu tắm nước nóng mà không chú ý nhiệt độ, tắm nước quá 40 độ C có thể gây choáng và cảm giác như sắp ngất ở mẹ bầu. Do áp lực của nước nóng khiến cho sự vận chuyển oxy đến não bị chậm lại. Từ đó, làm cho mẹ bầu dễ bị hoa mắt, mất nhận thức tạm thời, thậm chí rất nguy hiểm là té ngã.

Chính vì những lý do gây ảnh hưởng này mà các chuyên gia khuyên các mẹ không nên tắm nước nóng trong suốt 3 giai đoạn của thai kỳ.

Nguyên tắc bà bầu cần nắm khi tắm?

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ, các mẹ nên chú ý các nguyên tắc tắm cho bà bầu như sau:

Nguyên tắc 1: Không nên tắm quá lâu

Không nên tắm quá lâu là nguyên tắc đầu tiên được các chuyên gia lưu ý đến các mẹ bầu. Bởi trong phòng tắm, hệ thống thông gió kém, độ ẩm lại cao, yếu tố này sẽ làm giảm lượng oxy không khí trong phòng tắm khiến huyết quản của thai phụ giãn ra, máu dồn về tứ chi, lượng máu đổ về não và cuống rốn lại bị giảm đi gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Nếu tình trạng này càng kéo dài, hệ thống thần kinh của thai nhi có thể bị ảnh hưởng. Chính vì thế, mà các chuyên gia, bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên tắm quá 15 phút.

Nguyên tắc 2: Nhiệt độ nước tắm không nên quá cao

Nhiệt độ nước tắm quá cao sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bà bầu tăng cao tạm thời. Lúc này, nhiệt độ nước ối cũng sẽ gia tăng. Theo các nghiên cứu, nếu tắm trong 15 phút với nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ cơ thể thì nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên tới 38,9 độ.

Trong khi đó, thai nhi nằm ngập trong nước ối và điều này sẽ khiến hệ thống thần kinh của thai nhi bị ảnh hưởng gây ra các dị tật như không có não, vẹo cột sống,… Các chuyên gia khuyên mẹ bầu kiểm tra nhiệt độ nước khi tắm, và mức nhiệt độ phù hợp là từ 34 đến dưới 36 độ C.

Nguyên tắc bà bầu cần nắm khi tắm - Không được tắm với nước quá nóng
Nguyên tắc bà bầu cần nắm khi tắm – Không được tắm với nước quá nóng

Nguyên tắc 3: Chọn thời điểm tắm

Thời điểm tắm cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu bởi lúc này cơ thể trở nên nhạy cảm. Nếu như mẹ tắm quá sớm vào buổi sáng hay tắm vào buổi tối muộn sau 23:00 có thể gây hại cho mẹ và bé, cũng như dễ bị cảm lạnh hơn. Chính vì thế, các mẹ nên chọn thời điểm thích hợp để tắm, nên là buổi trưa hay cuối giờ chiều.

Nguyên tắc 4: Hạn chế tắm bồn

Bình thường, âm đạo của phụ nữ mang thai luôn có độ acid nhất định để chống lại sự xâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh. Trong thời gian mang thai, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể sẽ tiết ra một lượng hormone nữ và hormone mang thai, lượng hormone mang thai nhiều hơn lượng hormone nữ sẽ khiến dịch tiết ra từ âm đạo giảm nên dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công.

Lúc này, mà các mẹ tắm bồn thì nước ở bồn tắm có thể vào âm đạo và dễ khiến cổ tử cung bị viêm nhiễm, thậm chí viêm bộ phận sinh dục ngoài dẫn tới sinh sớm hơn dự kiến.

Nguyên tắc 5: Sàn phòng tắm nên lát gạch chống trơn, trượt và mang dép có ma sát cao

Sàn phòng tắm cũng là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến sự an toàn của thai phụ. Để tránh té ngã và trơn trượt gây ra nhiều rủi ro không đáng có thì nên lót sàn phòng tắm chống trơn hoặc chuẩn bị dép có ma sát cao cho bà bầu.

Bà bầu tắm nước nóng được không và các câu hỏi liên quan

Bà bầu nên tắm nước nóng hay lạnh?

Nhiệt độ nước có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, do đó, các mẹ nên chú ý nhiệt độ nước tắm. Theo các chuyên gia, nhiệt độ nước tắm cho các mẹ không nên quá nóng hay quá lạnh. Mức nhiệt độ phù hợp để mẹ tắm cảm thấy thoải mái, dễ chịu mà không bị sốc nhiệt và ảnh hưởng sức khỏe là từ 34 đến dưới 36 độ C.

Bà bầu tắm đêm bụng có to không?

Quan niệm bà bầu tắm đêm bụng to lên là không có căn cứ khoa học. Tuy nhiên, việc tắm đêm là tuyệt đối không nên đối với các mẹ bầu. Bởi cơ thể mẹ bầu nhạy cảm, nếu tắm đêm quá khuya rất dễ bị nhiễm lạnh, bị cảm và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Bà bầu tắm đêm bụng có to lên không?
Bà bầu tắm đêm bụng có to lên không?

Mang thai có nên tắm nước lạnh không?

Mẹ bầu nên tuân thủ nhiệt độ mà các chuyên gia và bác sĩ cho phép để tắm. Mẹ bầu không nên tắm nước lạnh vì khi tắm nước lạnh, bà bầu gia tăng mắc bệnh cảm lạnh, ảnh hưởng huyết áp, căng thẳng thần kinh, tăng nhịp tim. Đặc biệt, các mẹ có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu mà tiếp xúc với nước lạnh đột ngột khiến cơ thể bị sốc nhiệt, không thích ứng kịp, khiến mạch máu bị co lại, cản trở sự lưu thông máu gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.

Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?

Thông thường, khi chúng ta tắm rửa sẽ kỳ cọ để làm sạch bụi bẩn, trong đó có vùng bụng. Tuy nhiên, khi mang thai, các chuyên gia khuyên mẹ bầu tuyệt đối không được kỳ cọ vùng bụng quá mạnh. Bởi lúc này, vùng bụng của mẹ bầu là vùng nhạy cảm nhất. Nếu kỳ cọ, tác động quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí gây sảy thai. Một số trường hợp mẹ kỳ cọ và xoa bụng liên tục cũng có thể ảnh hưởng đến ngôi thai.

Các mẹ cũng không nên móc bụi bẩn vùng rốn luôn nhé. Bởi có thể làm trầy xước da gây nhiễm trùng. Để làm sạch và an toàn, các mẹ nên dùng khăn mềm lau nhẹ lên bụng và dùng tăm bông để làm sạch bụi bẩn vùng rốn.

Bà bầu tắm nước lá sả được không?

Nước lá sả đem đến nhiều công dụng cho bà bầu nếu tắm đúng cách, đúng liều lượng. Một số tác dụng mà nước lá sả đối với bà bầu: chữa cảm lạnh và cảm cúm, giảm căng thẳng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu lạm dụng quá nhiều thì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu, có thể khiến thai chết lưu, gây ra bất thường về xương ở thai nhi, sảy thai, khiến mẹ bầu mệt mỏi, mắt mờ, chóng mặt.

Bà bầu có nên tắm khoáng nóng không?

Trong thời gian mang thai, các chuyên gia cũng khuyên mẹ bầu nên tránh sử dụng các dịch vụ spa, phòng tắm hơi hay tắm khoáng nóng. Điều này giúp bảo vệ em bé tốt hơn, tránh gây ra biến chứng và rủi ro đáng tiếc.

Qua những thông tin về Bầu có được tắm nước nóng không, hy vọng các mẹ có được giải đáp cho riêng mình. Từ đó, có kinh nghiệm áp dụng phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Chúc các mẹ luôn hạnh phúc, vui vẻ và có một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua các hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]