Bài tập thể dục cho bà bầu tốt cho mẹ an toàn cho bé

Duy trì những bài tập thể dục đơn giản cho mẹ khi đang mang bầu sẽ giúp các chị em tăng cường sức khỏe và dễ sinh thường hơn. Tuy nhiên, do thể chất đặc thù, nên không phải bất cứ bộ môn nào cũng phù hợp cho mẹ. Bài viết sau là những chia sẻ về những gợi ý về bài tập thể dục cho bà bầu phù hợp. Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tham khảo.

Bà bầu tập thể dục có lợi ích gì?

Không chỉ riêng mẹ bầu, tập thể dục luôn là hoạt động cần thiết với tất cả mọi người. Việc rèn luyện sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và hoạt động của các cơ quan. Ngoài ra, tập thể dục cũng là cách giúp giải tỏa căng thẳng, quản lý cân nặng vô cùng hiệu quả.

Các bài tập thể dục sẽ giúp mẹ luôn khỏe mạnh
Các bài tập thể dục sẽ giúp mẹ luôn khỏe mạnh

Nếu với mọi người, tập thể dục đem lại nhiều giá trị về sức khỏe và tinh thần; thì khi mang thai cũng thế. Thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục cho bà bầu giúp cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh, từ đó em bé cũng phát triển tốt, và giải quyết được nhiều vấn đề khó nhằn trong hành trình mang thai. Cụ thể, một số lợi ích của thể không nhắc đến của việc tập thể dục bao gồm:

Cải thiện tư thế

Khi trẻ lớn dần, bụng của mẹ sẽ có xu hướng ngày càng lớn hơn. Trọng tâm cơ thể lúc này cũng thay đổi khiến mẹ dễ bị ngã về phía trước. Nếu mẹ bầu duy trì việc tập thể dục thường xuyên, tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể.

Giảm đau lưng và mệt mỏi khi mang thai

Tư thế không phù hợp trong sinh hoạt có thể gây đau lưng cho phụ nữ mang thai. Thêm vào đó, sự biến đổi hormone trong thai kỳ cũng góp phần khiến mẹ bầu mệt mỏi, ốm nghén. Mẹ bầu tập thể dục thường xuyên có thể ngăn ngừa những cảm giác khó chịu này.

Giảm stress

Do ảnh hưởng vì thay đổi hormone, mẹ bầu cũng có thể dễ bị căng thẳng hơn bình thường. Thường xuyên căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu, mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến con. Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ khiến mẹ giải phóng các năng lượng tiêu cực, giảm căng thẳng và giúp tinh thần mẹ thoải mái hơn.

Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Có thể nhiều người vẫn chưa biết, phụ nữ mang thai có xu hướng dễ bị tiểu đường hơn người bình thường. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ kéo theo rất nhiều rắc rối về sức khỏe của cả bản thân và trẻ. Để ngăn chặn tình trạng tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với việc luyện tập thể chất thường xuyên.

Giảm nguy cơ huyết áp cao, tiền sản giật

Bởi những thay đổi về hormone sẽ kéo theo tình trạng tăng lưu lượng máu. Do đó, ngoài tiểu đường, mẹ bầu cũng rất dễ mắc bệnh cao huyết áp. Đi kèm theo bệnh lý này là nhiều nguy hiểm về sức khỏe, đặc biệt là những biến chứng về tình trạng tiền sản giật. Và một trong những cách tốt nhất để đề phòng bệnh chính là tập thể dục trong quá trình mang thai.

Cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu

Trong thai kỳ, hầu hết các mẹ rất khó ngủ do tình trạng ốm nghén, mệt mỏi, tiểu đêm,… Để giấc ngủ chất lượng hơn, mẹ bầu hãy thử duy trì một số bài tập luyện thể chất, giúp giải phóng năng lượng cho cơ thể. Đây là cách giúp mẹ bầu khỏe mạnh, đồng thời cũng giúp mẹ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Tăng khả năng sinh thường cho mẹ

Sự thật, một người phụ nữ khi nằm trên bàn sinh sẽ cần rất nhiều sức lực. Do đó, việc củng cố sức khỏe trong quá trình mang thai là vô cùng cần thiết. Nếu mẹ bầu và thai nhi xuất hiện những bất thường về sức khỏe, phần lớn sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn. Vì vậy, trước khi “lâm bồn”, mẹ hãy cố gắng duy trì thói quen tập thể dục để tăng cường sức khỏe nhé.

Ngăn ngừa nguy cơ mắc Macrosomia

Ai cũng mong muốn con sinh ra trông thật mũm mĩm. Tuy nhiên, khái niệm này không dành cho trẻ mới sinh, do nếu thai nhi quá to sẽ khiến mẹ khó sinh và tăng nguy cơ tổn thương khi sinh con. Nguyên nhân khiến trẻ có kích thước quá lớn bắt nguồn từ rất nhiều vấn đề. Gói gọn kết quả này được các chuyên gia gọi là hội chứng Macrosomia của thai nhi (trẻ sơ sinh nặng hơn trung bình). Nếu mẹ bầu duy trì thói quen tập thể dục, có thể kiểm soát cân nặng tốt. Điều này cũng giảm thiểu nguy cơ trẻ quá lớn, giúp mẹ có nhiều nguy cơ sinh thường.

Bà bầu nên tập thể dục từ tháng thứ mấy?

Trên thực tế, không phải bất cứ mẹ bầu hiện đại nào cũng có thời gian rảnh rỗi cho việc tập thể dục. Do đó, việc tập thể dục được các bác sĩ khuyến khích trong tháng thứ 5 hoặc 6. Bởi lúc này, bụng mẹ đã lớn, có nhiều thời gian hơn để dành cho bản thân. Tuy nhiên, nếu rảnh rỗi, mẹ cũng đừng chọn cách “ngồi ì” một chỗ trong suốt thai kỳ. Bởi việc lười tập luyện, ngồi hoặc nằm quá lâu chỉ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe của cả mẹ và trẻ.

Mẹ bầu nên duy trì thói quen tập thể dục từ tháng thứ 5 - 6
Mẹ bầu nên duy trì thói quen tập thể dục từ tháng thứ 5 – 6

Mặc dù vậy, nhưng điều này cũng không có nghĩa là mẹ bầu nên luyện tập thể dục trong suốt thai kỳ. Theo các bác sĩ sản khoa, trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ nên có những kế hoạch luyện tập phù hợp. Cục thể:

Trong 3 tháng đầu

Ở giai đoạn này, mẹ bầu không cần quá gắng sức luyện tập. Bởi đây là lúc trẻ vừa bắt đầu hình thành, tổ thai trong tử cung của một số mẹ sẽ còn khá lỏng lẻo, không nên thực hiện các bài luyện tập quá nặng. Nếu muốn tập thể dục, mẹ hãy chọn các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ. Bộ môn thể dục này sẽ là khổi điểm tuyệt vời giúp mẹ duy trì sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên đi bộ 10-20 phút với tần suất 3-4 lần/ tuần thôi nhé. Ngoài ra, mẹ hãy chọn những đôi giày bệt dễ đi, mềm mại, ưu tiên các loại quần áo dễ thấm hút mồ hôi và hãy luôn mang đủ nước trong quá trình luyện tập.

3 tháng giữa

3 tháng giữa được xem là giai đoạn vàng để mẹ bầu tập thể dục. Bởi ở thời điểm này, bụng mẹ có thể đã “lấp ló” nhưng cũng chưa quá lớn. Đặc biệt, lúc này tổ thai đã cứng cáp và mẹ có thể thực hiện nhiều bài tập thể dục đa dạng hơn như: bơi lội, đi bộ, yoga, pilates,…

3 tháng cuối

Vào giai đoạn 3 tháng cuối, trẻ sẽ dần hoàn thiện các bước phát triển cuối cùng. Đây cũng là lúc trẻ đã chiếm gần hết không gian trong tử cung. Do đó, các hoạt động của mẹ sẽ trở nên chậm chạp và khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, luyện tập thể dục trong thời điểm này sẽ giúp cơ thể mẹ dẻo dai, linh hoạt và giảm stress hiệu quả.

Bà bầu tập thể dục khi nào thì nên ngưng lại

Tuy tập thể dục rất tốt cho mẹ bầu, nhưng việc tập thể dục chỉ được khuyến khích khi sức khỏe của mẹ đủ khả năng đáp ứng. Nếu tập thể dục, mẹ bầu gặp các trường hợp sau thì nên ngưng tập để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:

– Bác sĩ khuyên mẹ không nên tập thể dục.

– Thường xuyên xuất hiện các cơn gò tử cung.

– Mẹ bị thủng màng nhầy hoặc mất dịch âm đạo.

– Chảy máu âm đạo hoặc bị chảy dịch âm đạo bất thường.

– Em bé có những chuyển động bất thường.

– Khi luyện tập, mẹ cảm thấy khó thở, đau ngực, đau đầu hoặc xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng.

– Mẹ bầu bị mờ mắt, thấy những đốm sáng hoặc buồn nôn cũng không nên tiếp tục tập thể dục, mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra tình trạng.

– Tránh chạy bộ và các môn thể thao có thể khiến cơ thể thai phụ chấn động mạnh.

Các bài tập thể dục tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Một số bài tập thể dục cho bà bầu có thể tham khảo bao gồm:

Bơi lội

Bơi lội là bộ môn cần sự điều hòa sức bền, nhưng ít tác động tiêu cực đến khớp, dây chằng. Do đó, bộ môn này được khuyến khích với mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ hai, lúc thai nhi đã ổn định. Nếu mẹ bầu đã có thói quen bơi lội trước đó, chị em có thể luyện tập 4 buổi/ tuần với thời gian 30 phút. Nếu chưa có kinh nghiệm bơi lội, tốt nhất mẹ chỉ nên duy trì 15 phút để cơ thể không bị mất sức thôi nhé.

Yoga

Yoga là một trong những bộ môn luyện tập nhẹ nhàng rất phù hợp dành cho mẹ bầu. Những bài tập yoga của phụ nữ mang thai thường khá đơn giản, dễ thực hiện mà lại có độ an toàn cao. Hơn thế nữa, mẹ bầu tập yoga thường xuyên sẽ giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt và tăng cường sức khỏe thể chất vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, để an toàn thì mẹ nên làm theo hướng dẫn của chuyên gia, không cố gắng tập luyện các động tác khó tại nhà để tránh gây áp lực lên tử cung.

Đi bộ

Đi bộ là bộ môn luyện tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu trong mọi giai đoạn của thai kỳ. Mẹ bầu có thói quen đi bộ sẽ hỗ trợ tốt cho sự hoạt động của hệ tim và phổi. Theo một số nghiên cứu, bộ môn này còn giúp mẹ bầu rút ngắn thời gian lâm bồn nhờ khả năng rèn luyện nhịp thở đều đặn.

Đạp xe

Đạp xe cũng là một trong những bộ môn được khuyến khích cho bà bầu. Tuy nhiên, đạp xe chỉ dành cho những mẹ khỏe mạnh thôi nhé. Việc đạp xe nhẹ nhàng không chỉ có tác dụng nâng cao sức khỏe, giảm đau nhức xương khớp và duy trì năng lượng tích cực. Để an toàn cho mẹ và bé, mẹ có thể chọn đạp xe ở những nơi ít người, đường bằng phẳng và có không khí trong lành. Nếu lo lắng, chị em cũng có thể đạp xe tại nhà bằng thiết bị tập thể dục.

Pilates

Pilates sẽ là một môn thể thao tuyệt vời dành cho mẹ bầu bởi các động tác giúp mẹ duy trì sự dẻo dai, cải thiện sức khỏe và nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh. Tuy nhiên, để an toàn thì mẹ chỉ nên ưu tiên thực hiện các động tác nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến vùng bụng, lưng và cơ sàn chậu.

Để an toàn, mẹ chỉ nên tập các bài Pilates đơn giản
Để an toàn, mẹ chỉ nên tập các bài Pilates đơn giản

Các bài tập mà mẹ bầu không nên tập

Bên cạnh những môn thể thao đem lại hiệu quả tuyệt vời, mẹ bầu cũng cần nắm các môn thể thao có thể gây nguy hiểm. Một số môn thể thao dưới đây không được khuyến khích dành cho mẹ bầu:

– Bóng đá, bóng rổ, khúc côn cầu: Đây là những môn thể thao có động tác nguy hiểm, dễ gây ảnh hưởng đến vùng bụng.

– Cưỡi ngựa, trượt tuyết/ trượt băng: Cả hai môn thể thao đều cần khả năng giữ thăng bằng tốt. Mẹ bầu không nên luyện tập do có khả năng té ngã rất cao.

– Thể dục nhịp điệu, kickboxing: Xương khớp của phụ nữ mang thai thường rất yếu. Ngoài ra, các bài tập này thường cần rất nhiều thể lực. Do đó, mẹ không nên luyện tập để tránh gây động thai.

Bà bầu tập thể dục cần lưu ý gì?

Trong khi luyện tập, mẹ bầu hãy lưu ý những vấn đề sau để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi:

– Ưu tiên các bộ môn nhẹ nhàng, dễ thực hiện, không nên tập luyện các bộ môn có độ khó cao, dễ té ngã như: cưỡi ngựa, lướt sóng, thể dục dụng cụ, đạp xe leo núi,…

– Nên chọn các loại trang phục rộng rãi, thoáng khí. Chọn một đôi giày bệt phù hợp, vừa chân để luyện tập.

– Với các bộ môn thể thao cần phải khởi động, mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua những bước này để tránh cơ và dây chằng căng lên, gây đau nhức xương khớp. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần khởi động kỹ để tránh tình trạng nhịp tim tăng đột ngột, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

– Không đứng một chỗ quá lâu. Mẹ bầu đứng một chỗ quá lâu có thể khiến lưu lượng máu đến tim và tử cung giảm đi. Kéo theo đó là tình trạng ứ đọng máu ở chân, hạ huyết áp, gây chóng mặt và té ngã.

– Chỉ luyện tập các bài vừa sức, không cần quá cố gắng. Dừng lại ngay khi cảm thấy có gì đó không ổn.

– Không ngồi ngay sau khi luyện tập để tránh cảm giác hoa mắt, chóng mặt. Sau khi tập,mẹ nên đi lại 5-10 phút để điều hòa cơ thể.

– Uống nhiều nước. Khi luyện tập, cơ thể mẹ sẽ ra mồ hôi, nếu không bổ sung đủ sẽ gây ra tình trạng mất nước. Tốt nhất, mẹ nên uống nước 20 phút 1 lần để tránh gây mất nước.

– “Rủ rê” thêm chồng hoặc bạn bè tập luyện chung để có động lực, đồng thời giúp tinh thần tốt hơn.

Phải luôn luôn thủ sẵn nước để tránh tình trạng mất nước
Phải luôn luôn thủ sẵn nước để tránh tình trạng mất nước

Bài tập thể dục cho bà bầu và các câu hỏi liên quan

Bà bầu tháng đầu có nên tập thể dục không?

Sức khỏe mẹ bầu trong những tháng đầu thường rất yếu. Do đó, các bác sĩ không khuyến khích mẹ bầu nên vận động mạnh trong giai đoạn này. Các mẹ thường bị ảnh hưởng do tình trạng nội tiết tăng đột ngột, dẫn đến mệt mỏi, ốm nghén,… Đặc biệt, đây cũng là lúc tổ thai trong tử cung còn lỏng lẻo, mẹ không nên hoạt động mạnh gây ảnh hưởng đến con. Nếu muốn tập thể dục, tốt nhất mẹ nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ để đảm bảo an toàn.

Bà bầu có nên tập thể dục hàng ngày không?

Việc tập thể dục còn tùy thuộc vào nhu cầu và thể chất của mỗi mẹ. Nếu mẹ bầu có thể chất tốt, đáp ứng được mọi yêu cầu của bộ môn thể thao mỗi ngày, thì có thể tập thể dục hàng ngày. Tuy nhiên, nếu sức khỏe của mẹ bầu quá yếu, không đáp ứng được, cũng không cần quá gắng sức tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

Bà bầu tập thể dục có dễ sinh không?

Mẹ bầu duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ có sức đề kháng tốt hơn. Bên cạnh đó, các bộ phận quan trọng như xương chậu, khớp và hông cũng dẻo dai và khỏe mạnh. Vì vậy, theo các chuyên gia, mẹ bầu tập luyện thể dục thường xuyên có khả năng sinh thường cao hơn. Đồng thời quá trình sinh nở cũng diễn ra dễ dàng hơn.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề bài tập thể dục cho bà bầu. Hy vọng các mẹ bầu sẽ có thêm được nhiều kiến thức quan trọng cho giai đoạn sắp tới. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]