Hình ảnh các kiểu bụng bầu qua các tuần mẹ nên xem

Dù là lần đầu hay lần hai, lần ba mang thai thì sự thay đổi ở vùng bụng của mẹ bầu luôn được quan tâm hàng đầu vì đây là dấu hiệu nhận biết thiên thần nhỏ có xuất hiện hay không. Có người mang bầu 3 tháng mà bụng đã to như năm, sáu tháng nhưng có những người vùng bụng không chút thay đổi. Vậy làm thế nào để nhận biết bản thân có đang mang thai hay không hoặc thai nhi có đang phát triển tốt trong bụng hay không? Hãy tiếp tục tham khảo bài viết này để biết bụng bầu qua các tuần sẽ như thế nào nhé.

Số đo vùng bụng là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai
Số đo vùng bụng là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai

Bụng thai đổi thế nào khi mang thai?

Trong quá trình mang thai, bụng của phụ nữ sẽ thay đổi rõ rệt để phù hợp với việc mang thai và sinh con. Các thay đổi chính bao gồm:

– Tăng kích thước: Khi mang thai, tổng thể tích của tử cung, thai nhi và dịch ối trong bụng phụ nữ tăng lên, gây ra sự tăng kích thước của bụng. Thời điểm bụng bầu bắt đầu xuất hiện phụ thuộc vào mỗi người và tùy thuộc vào cơ địa cũng như số lần sinh trước đó.

– Dạ dày bị chèn ép: Do sự mở rộng của tử cung khiến dạ dày bị chèn ép và dịch ối trong bụng tạo áp lực lên dạ dày, gây ra cảm giác khó chịu, buồn nôn, thậm chí có thể là nôn mửa.

– Cơ bụng giãn ra: Trong khi mang thai, các cơ bụng của phụ nữ sẽ giãn ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Sự giãn ra này có thể làm cho phụ nữ cảm thấy đau lưng và khó khăn trong việc duy trì thăng bằng cơ thể.

– Sự lớn dần của thai nhi: Khi thai nhi phát triển và lớn dần, bụng cũng sẽ lớn dần theo, đặc biệt là trong 2/3 cuối thai kỳ.

Khi nào bụng của mẹ bầu bắt đầu lộ ra?

Đối với những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên, sự thay đổi kích thước ở vùng bụng luôn là tâm điểm chú ý. Khi nào thì bụng lộ ra? Bụng nhô ra có hình dáng thế nào? là những câu hỏi luôn quanh quẩn trong tâm trí của các mẹ.

Theo các bác sĩ, bụng bầu lộ rõ vào thời điểm nào ở mỗi người là không giống nhau. Việc này có thể xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất hay thậm chí là thứ hai tuỳ vào cơ địa của từng người, nhất là phụ thuộc vào sự săn chắc của cơ bụng. Đối với những mẹ bầu có cơ bụng săn chắc thì sẽ giữ được bụng phẳng lâu hơn, còn đối với những mẹ đã từng mang thai và sinh con, cơ bụng chảy xệ thì bụng bầu sẽ lộ rõ nhanh hơn.

Dưới đây là bụng bầu qua các tháng mà các mẹ có thể tham khảo:

– Tháng thứ 1: kích thước của thai nhi chỉ khoảng 0,6cm nên vùng bụng hầu như không có thay đổi gì.

– Tháng thứ 2: kích thước của thai nhi khoảng 2,54cm nên vùng bụng vẫn chưa lộ rõ.

– Tháng thứ 3: kích thước thai nhi khoảng 10cm nên vùng bụng có thể nhô nhẹ ra bên ngoài.

– Tháng thứ 4: kích thước của thai nhi khoảng 15, 24cm nên vùng bụng bắt đầu to rõ ràng, có thể là dấu hiệu nhận biết mang thai.

– Tháng thứ 5: kích thước của thai nhi lúc này khoảng 25,4cm nên vùng bụng lộ rõ hơn và thấy rõ hình dạng.

– Tháng thứ 6: kích thước của bé khoảng 30cm nên vùng bụng sẽ to lên gấp đôi.

– Tháng thứ 7: kích thước thai nhi khoảng 35,5cm, sự phát triển bắt đầu chậm lại nên vùng bụng có thể tăng nhẹ hoặc không tăng khi quan sát bằng mắt thường.

– Tháng thứ 8: kích thước của thai nhi khoảng 45,7cm nên vùng bụng có thể trông to hơn một chút.

– Tháng thứ 9: kích thước của thai nhi có thể đạt từ 45 – 73cm nên vùng bụng có thể rất to, khiến mẹ di chuyển nặng nề hơn.

Hình dáng và kích thước bụng bầu có thể phụ thuộc các yếu tố nào?

Hình dáng và kích thước bụng bầu có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm:

– Tháng thai: Trong suốt quá trình mang thai, bụng bầu của người phụ nữ sẽ phát triển theo từng tháng thai. Do đó, hình dáng và kích thước bụng sẽ thay đổi theo thời gian.

– Số lượng thai: Nếu thai kế hoạch là đơn thai, bụng sẽ phát triển khác so với trường hợp mang thai song thai hoặc đa thai. Thường thì bụng của phụ nữ mang thai đa thai sẽ lớn hơn so với mang thai đơn thai.

– Cân nặng trước khi mang thai: Phụ nữ có cân nặng trước khi mang thai cao hơn thường có bụng bầu to hơn so với những người cân nặng thấp hơn.

– Cơ thể và chiều cao: Các yếu tố này ảnh hưởng đến hình dáng và kích thước bụng bầu. Phụ nữ có chiều cao cao và cơ thể thon gọn có thể có bụng bầu nhỏ hơn so với những người có chiều cao thấp và cơ thể hơi tròn.

– Tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng: Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tập luyện thể dục định kỳ trong quá trình mang thai sẽ giúp phụ nữ có một bụng bầu khỏe mạnh và phát triển đầy đủ. Ngược lại, những phụ nữ có tình trạng dinh dưỡng kém hoặc bị bệnh trong quá trình mang thai có thể gặp các vấn đề về kích thước và hình dáng bụng bầu.

Các kiểu bụng bầu ở thai phụ

Phần bụng lộ ra ở mỗi người sẽ có những hình dáng khác nhau, có người bụng to có người bụng nhỏ hoặc có một số hình dáng khác nhau. Do đó, bụng bầu của các mẹ có thể rơi vào những kiểu bụng như sau:

– Bụng nhỏ: một số mẹ bầu lo lắng vì bụng bầu của mình trông nhỏ hơn các mẹ khác ở cùng tháng nên đã nhanh chóng đến khám sức khỏe để xem bé có thực sự khỏe mạnh hay không. Nếu bác sĩ kết luận mọi thứ đều bình thường thì mẹ không nên quá lo lắng vì nguyên nhân của vùng bụng nhỏ có thể là do các mẹ sở hữu cơ bụng săn chắc hoặc do thiếu nước ối.

– Bụng bầu to: Vị trí thai nhi có thể ảnh hưởng đến kích thước của bụng bầu nên nếu các mẹ đang có kích thước vùng bụng to nhiều khi cũng không nên lo lắng. Ngoài ra, tình trạng này xuất hiện cũng có thể là do hiện tượng đa ối (lượng nước ối quá cao) nên các mẹ cần đi khám để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khoẻ nhé.

– Bụng cao: Điều này cho thấy mẹ bầu có cơ bụng săn chắc, không bị chảy xệ.

– Bụng bầu thấp: Trái ngược với bụng bầu cao, bụng bầu thấp thường xuất hiện ở những mẹ bầu đã mang thai, vùng cơ bụng đã bị chảy xệ, kéo giãn hơn. Ngoài ra, bụng bầu thấp cũng là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh nên các mẹ cần hết sức lưu ý đến sức khoẻ nhé.

– Bụng rộng: thai nhi nằm ở vị trí ngôi ngang sẽ khiến mẹ bầu có bụng bầu rộng và điều đáng lo ngại lúc này là thai nhi có kịp quay đầu xuống vào thời điểm chuyển dạ hay không. Một số mẹ bầu bị thừa cân cũng có thể xuất hiện bụng bầu rộng.

Kiểu dáng vùng bụng có thể khác nhau ở từng người
Kiểu dáng vùng bụng có thể khác nhau ở từng người

Hình ảnh vòng bụng qua các tuần và sự thay đổi trên cơ thể mẹ

Dù là ở cùng số tuần nhưng kích thước vùng bụng của từng mẹ bầu chưa chắc đã giống nhau mà có thể xuất hiện những khác biệt ít hay nhiều. Tuy nhiên, về cơ bản thì số đo vùng bụng và sự thay đổi trên cơ thể của các mẹ sẽ có những điểm chung như sau:

Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7

Mẹ bầu có thể nhận biết bản thân mang thai thông qua việc trễ kinh vì nếu chỉ nhìn từ bên ngoài thì vùng bụng lúc này hầu như không có hoặc có rất ít thay đổi khi kích thước của em bé lúc này chỉ khoảng 0,6cm, trông giống như một giọt máu. Cơ thể lúc này có thể chưa xuất hiện các biểu hiện thai nghén nào hoặc nếu có thì cũng khá ít khiến các mẹ không mấy để ý.

Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 11

Với kích thước khoảng 2,5cm của thai nhi thì hầu như vùng bụng của các mẹ sẽ có rất ít thay đổi so với bình thường, hầu như chỉ nhỉnh hơn một chút. Tuy nhiên, tin vui là các mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé thông qua phương pháp siêu âm. Lúc này, cơ thể của mẹ bắt đầu có những biểu hiện như mệt mỏi, chóng mặt, thèm ăn, buồn nôn…

Từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 15

Với kích thước 10cm, thai nhi bắt đầu hình thành và dần cứng cáp hơn, khiến vùng bụng của mẹ bầu có phần to hơn một chút so với giai đoạn trước. Những cơn buồn nôn do ốm nghén có thể xuất hiện nhiều hơn ở nhiều mẹ bầu, làm cho cơ thể cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, kiệt sức.

Từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 19

Ở giai đoạn này, thai nhi đạt kích thước khoảng 15cm – 24cm và vùng bụng của các sẽ cũng bắt đầu to lên trông thấy, nhất là phần dưới rốn. Theo đó, em bé cũng dần lớn lên và có những thay đổi rõ rệt trong cơ thể.

Từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 23

Bụng bầu từ 20 đến 23 tuần bắt đầu lộ rõ và có thể thấy được hình dáng cao, thấp hoặc nhô về phía trước. Em bé có kích thước khoảng 25,4cm, tương đương một quả chuối.

Lúc này các mẹ có thể thấy rõ kiểu dáng vùng bụng của mình theo dáng cao, thấp, rộng… do kích thước của thai nhi cũng lớn hơn khoảng 25,4cm. Ở giai đoạn này, thai nhi sẽ có những chuyển động đầu tiên trong đời khiến mẹ không khỏi xúc động. Ngoài ra, khi quan sát qua siêu âm, các mẹ cũng có thể thấy rõ những đường nét trên khuôn mặt của bé.

Từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 27

Bụng mẹ bầu qua các tuần từ 24 đến 27 sẽ to lên gấp đôi. Kích thước của em bé đã dài khoảng 30cm, tương đương với quả dưa gang nhỏ. Cơ thể bé phát triển khá đầy đủ các chức năng, nhất là có thể nghe, phản hồi lại những âm thanh từ bên ngoài và cảm nhận được bàn tay mẹ khi chạm vào bụng.

Kích thước của em bé trong bụng có thể dài hơn 30cm nên vùng bụng của các mẹ sẽ to lên gấp đôi và bé có sự phát triển rõ rệt ở các chức năng, đặc biệt là khả năng nghe và phản hồi lại những âm thanh từ bên ngoài. Vì thế, ba mẹ có thể bắt đầu trò chuyện với bé hàng ngày hoặc cho bé nghe nhạc.

Từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 31

Giai đoạn này, em bé bắt đầu phát triển chậm lại. Vì vậy, số đo bụng mẹ bầu có thể chỉ tăng nhẹ hoặc không tăng. Kích thước của con lúc này khoảng 35,5cm, tương đương với trái bí xanh.

Từ tuần thứ 28 trở đi, thai nhi bắt đầu phát triển chậm lại nên kích thước cũng tăng không nhiều chỉ khoảng 35,5cm, vì thế vùng bụng của mẹ cũng không to lên quá nhiều. Điều đáng lo ngại đối với các mẹ ở thời điểm này là các vết rạn có thể xuất hiện, đồng thời thai nhi chuyển động càng nhiều cũng làm cho mẹ cảm thấy căng tức hay đau vùng bụng.

Từ tuần thứ 32 đến tuần thứ 35

Tuy có sự thay đổi nhiều về kích thước của thai nhi khoảng 45,7cm nhưng vùng bụng của các mẹ to hơn không nhiều nhưng có cảm giác nặng nề hơn. Vì ngày càng lớn hơn mà tử cung của mẹ khá chật chội nên bé thường xuyên cử động hơn mà mẹ có thể cảm nhận rõ ràng. Sữa mẹ cũng bắt đầu về để sẵn sàng cho hành trình làm mẹ sắp tới.

Từ tuần thứ 36 đến tuần thứ 40

Bụng bầu ở giai đoạn này sẽ đạt ngưỡng lớn nhất khi em bé lớn dần với kích thước từ 45cm – 73cm, đạt cân nặng khoảng 2,5kg – 3kg hoặc nhiều hơn ở từng bé. Ngoài cơ thể nặng nề, chậm chạp, các mẹ cũng có thể gặp phải tình trạng mất ngủ, tiểu đêm thường xuyên, đau lưng, tay chân phù nề nhưng hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng vì các cơn chuyển dạ có thể đến bất kỳ lúc nào, đặc biệt là ở những mẹ mang thai đứa con đầu lòng.

Vùng bụng của mẹ bầu có sự thay đổi qua các tuần
Vùng bụng của mẹ bầu có sự thay đổi qua các tuần

Hình dáng và kích thước bụng bầu thay đổi dựa vào đâu?

Nhiều người nghĩ rằng hình dáng bụng bầu cho biết giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, Trên thực tế, hình dáng và kích thước của mẹ bầu sự thay đổi theo:

Số lần mang thai

Ở lần mang thai đầu tiên, cơ bụng của các mẹ còn săn chắc và khoẻ nên kích thước vùng bụng có phần nhỏ và lâu lộ rõ hơn, có thể nhô về phía trước. Sau mỗi lần sinh, cơ bụng có thể bị kéo giãn, chảy xệ hơn nên lần mang thai tiếp theo sẽ khiến cho số đo vòng bụng của các mẹ thay đổi nhanh chóng, bụng sẽ lộ rõ sớm hơn.

Nước ối

Nước ối thay đổi thường xuyên trong thai kỳ, trong đó 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn cơ thể mẹ sản sinh ra lượng nước ối lớn và sẽ ít hơn vào 3 tháng cuối. Do có sự chênh lệch này nên hình dáng và kích thước vùng bụng của mẹ bầu cũng thay đổi theo.

Tư thế thai nhi

Tư thế của thai nhi trong bụng mẹ khá đa dạng tùy theo từng giai đoạn, lúc thì nằm ngang, lúc thì quay đầu và lúc thì di chuyển không ngừng. Trong trường hợp phần đầu của bé nằm ở vùng chậu thì bụng mẹ có phần nhô nhiều về phía trước. Còn nếu phần đầu bé nằm ngang thì bụng sẽ trông rộng hơn…

Kích thước thai nhi

Kích thước của thai nhi tăng rõ rệt từ khi hình thành phôi thai cho đến khi sắp chào đời, do đó mà kích thước vùng bụng của mẹ bầu cũng ngày một tăng lên. Tuy nhiên, một số mẹ cũng có kích thích vùng bụng nhỏ hơn dù kích thước của bé ngày càng tăng.

Cơ địa và chiều cao của thai phụ

Thể tích vùng bụng của các mẹ cũng góp phần quyết định hình dáng và kích thước vùng bụng. Theo đó, mẹ có thể tích vùng bụng lớn thì bụng bầu sẽ trông nhỏ và nhô cao, còn thể tích vùng bụng hẹp thì bụng sẽ nhô ra ngoài nhiều hơn.

Hình dáng và kích thước vùng bụng của mẹ bầu không liên quan đến giới tính thai nhi
Hình dáng và kích thước vùng bụng của mẹ bầu không liên quan đến giới tính thai nhi

Kích thước vòng bụng to nhỏ bất thường mẹ nên lưu ý

Tuy số đo vùng bụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong cơ thể mà chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường nhưng nếu các mẹ nhận thấy các biểu hiện bất thường sau ở vùng bụng thì không nên chủ quan.

Bụng bầu lớn bất thường

Kích thước vùng bụng lớn bất thường có thể là biểu hiện của các bệnh thai kỳ như tiểu đường, béo phì hoặc đa ối. Vì thế, khi nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường, các mẹ cần tham khảo ý kiến hoặc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và theo dõi sức khỏe chính xác nhất.

Việc phòng ngừa những tình trạng nêu trên là rất quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ, do đó các mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi khoa học, tránh ăn quá nhiều đồ béo, đồ ngọt, ưu tiên ăn nhiều rau xanh và bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết cho thai kỳ.

Bụng bầu nhỏ bất thường

Việc thiếu ối ở phụ nữ mang thai có thể khiến cho bụng bầu nhỏ bất thường so với tuổi thai. Bên cạnh đó, khi thai phụ bị huyết áp cao, các mạch máu sẽ dễ bị tắc nghẽn, làm hạn chế lượng ôxy truyền từ mẹ sang con, dẫn đến tình trạng kém phát triển ở thai nhi. Nếu tình trạng này kéo dài, sức khoẻ của thai nhi có thể gặp nhiều vấn đề, thậm chí là nguy hiểm. Vì thế, mẹ bầu cần thăm khám kịp thời để được kiểm tra chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Hình dáng bụng bầu có liên quan đến giới tính thai nhi không?

Theo quan niệm của ông bà ta, ngày xưa khi khoa học vẫn chưa phát triển, hình dáng của bụng bầu là cách để nhận biết giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được hình dáng bụng bầu có liên quan đến giới tính của thai nhi mà số lần mang thai, nước ối, tư thế thai nhi… là các yếu tố quyết định.

Chính vì thế, việc dự đoán giới tính của thai nhi chỉ mang tính tương đối chứ không hoàn toàn chính xác. Để biết rõ giới tính của thai nhi, các mẹ có thể thực hiện các phương pháp hiện đại như siêu âm hoặc xét nghiệm máu…

Mong rằng những thông tin mà Mỹ Phẩm Bà Bầu chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các mẹ nhận biết bụng bầu qua các tuần cũng như cung cấp thêm nhiều kiến thức thai kỳ hữu ích cho hành trình mang thai của chị em. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]