#Các giai đoạn chuyển dạ khi sinh mẹ bầu cần nắm

Trải qua hành trình mang thai vất vả 9 tháng 10 ngày, dấu hiệu chuyển dạ là báo hiệu cho các mẹ chuẩn bị sức khỏe và tinh thần để chào đón con yêu. Tuy nhiên, dấu hiệu chuyển dạ ở các mẹ có sự khác nhau. Do đó, để mẹ bầu nhận biết và không bỡ ngỡ cho lần chuyển dạ sinh con, Mỹ Phẩm Bà Bầu sẽ gửi đến các mẹ những thông tin bổ ích về chuyển dạ cũng như các giai đoạn chuyển dạ để các mẹ cảm thấy vững tin cho quá trình sinh nở sắp tới.

Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình sinh lý diễn ra bình thường ở phụ nữ mang thai vào cuối thai kỳ khi mà chuẩn bị “vượt cạn”. Bởi đây là quá trình em bé rời khỏi tử cung của mẹ để ra ngoài. Dấu hiệu bắt đầu cơn chuyển dạ là xuất hiện những cơn co tử cung với cường độ và tần suất tăng dần. Những cơn co này làm cho cổ tử cung mở ra dần, tạo điều kiện đẩy em bé ra khỏi tử cung, chào đời qua ngả âm đạo của mẹ.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng thường gặp tình trạng cơn co tử cung thật và giả, nên không biết đâu là thật để chuẩn bị tâm lý sinh con. Dưới đây là đặc điểm của cơn co chuyển dạ thật sự giúp phân biệt với cơn co chuyển dạ giả:

– Cơn co đều đặn, gây đau

– Khoảng cách giữa các cơn co ngắn dần

– Cơn co tăng dần về cường độ và thời gian

– Có liên quan giữa cường độ cơn co và đau

– Khiến cổ tử cung mở ra

– Ngôi thai xuống

– Nếu sử dụng thuốc giảm co cũng không ngăn được cơn co.

Cơn đau gò tử cung cuối thai kỳ là dấu hiệu của chuyển dạ
Cơn đau gò tử cung cuối thai kỳ là dấu hiệu của chuyển dạ

Dấu hiệu của chuyển dạ?

Mỗi mẹ bầu sẽ có quá trình sinh nở không giống nhau. Vì thế, dấu hiệu chuyển dạ ở mỗi người mỗi khác. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình cho thấy mẹ bầu chuyển dạ sắp chào đón em bé:

– Các cơn co thắt tử cung mạnh và thường xuyên hơn: đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của quá trình chuyển dạ. Mẹ bầu sẽ có cảm giác các cơ quan trong tử cung thắt chặt để chuẩn bị cho em bé chào đời.

– Xóa cổ tử cung: Những tuần cuối của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung thành lập kéo dãn và mỏng dần. Khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, cổ tử cung trở nên mềm, ngắn lại và xóa mỏng.

– Mở cổ tử cung: Thêm một dấu hiệu chuyển dạ dễ nhận biết là cổ tử cung bắt đầu mở và giãn ra dần. Trong suốt quá trình bạn chuyển dạ, nữ hộ sinh hoặc Bác sĩ sẽ khám cho mẹ bầu để đánh giá sự xóa mở của cổ tử cung từ 0 (không giãn nở) đến 10cm (mở trọn).

Biểu hiện cụ thể của chuyển dạ sắp sinh?

Sa bụng dưới

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống khu vực xương chậu của mẹ nên mẹ sẽ cảm thấy bụng của mình tụt xuống và như dài ra thêm. Hiện tượng này có thể xảy ra trước 1 tuần hay thậm chí chỉ vài giờ trước khi sinh, đặc biệt là dễ nhận biết với sinh con đầu lòng.

Ở thời điểm này, đều của em bé quay xuống và sẽ chèn ép lên bàng quang nên làm cho mẹ bầu đi tiểu thường xuyên. Đồng thời, lúc này mẹ cũng cảm thấy nặng và chằn ở bụng dưới nhiều hơn, do đó mẹ thấy mình rất khó khăn trong việc di chuyển.

Cơn gò tử cung

Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu của chuyển dạ mà mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên, các cơn co chỉ xuất hiện với tần suất không đều, thưa thớt và không gây đau, không gây mở xóa cổ tử cung thì được gọi là cơn gò chuyển dạ.

Còn các cơn gò thật sự sẽ xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ với tần suất và cường độ tăng dần. Lúc này, mẹ bầu sẽ thấy bụng gò cứng lên, đau nhiều hơn, không thuyên giảm dù đã đổi thế. Tần suất các cơn gò thật sự diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 10 phút sẽ xuất hiện một cơn gò kéo dài từ 30 – 60 giây, sau đó tăng dần 2-3 phút có 1 cơn.

Vỡ ối

Vỡ ối là một trong những dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng ở phụ nữ mang thai. Túi ối chứa đầy chất lỏng làm đệm cho em bé trong tử cung.

Cảm giác vỡ ối ở mỗi mẹ bầu là không giống nhau. Mẹ bầu sẽ có cảm giác một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh, đột ngột tuôn ra từ đường âm đạo nhưng không hề thấy đau đớn. Hoặc một số mẹ lại chỉ cảm thấy nước chảy ra thành dòng nhỏ, chầm chậm xuống dưới chân.

Vỡ ối ở bất kỳ thời điểm nào đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi và tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập, thế nên khi có dấu hiệu vỡ ối mẹ cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện/cơ sở y tế uy tín.

Cổ tử cung giãn nở

Cổ tử cung mở ngay khi bắt đầu quá trình chuyển dạ do chịu áp lực từ các cơn co bóp. Tử cung trở nên mềm, ngắn lại và xóa mỏng, dần để em bé có thể chui qua đường âm đạo của mẹ ra ngoài mà chào đời thuận lợi. Cổ tử cung từ đóng kín đến mở hoàn toàn sẽ diễn ra trong 4 giai đoạn:

– Giai đoạn chuyển dạ sớm: Mở 0-3 cm

– Giai đoạn chuyển dạ tích cực: Mở 4-7 cm

– Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp: Mở 7-9 cm

– Giai đoạn mở hoàn toàn: 10 cm, em bé sẵn sàng chào đời ngay sau đó.

Mất nút nhầy

Nút nhầy là một khối sền như thạch nằm tại lỗ cổ tử cung, đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ em bé khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus và các nguồn lây nhiễm khác đi vào tử cung. Vào cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy âm đạo tiết ra chất nhầy hồng hoặc đỏ nhằm chuẩn bị cho em bé chào đời. Và dấu hiệu này cũng không có thời gian cố định. Một số mẹ bầu có thời gian mất nút nhầy đến khi đi vào chuyển dạ chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày.

Nhầy trắng có lẫn hồng hồng có thể là dịch nhầy cổ tử cung khi chuyển dạ
Nhầy trắng có lẫn hồng hồng có thể là dịch nhầy cổ tử cung khi chuyển dạ

Chuột rút, đau thắt lưng

Khi mẹ bầu bước vào giai đoạn tiền chuyển dạ, sẽ cảm thấy thường xuyên bị chuột rút, đau lưng, đau xương mu, mỏi hai bên hông và háng nhiều hơn. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé chào đời.

Giãn khớp

Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin đã giúp cho các dây chằng của mẹ bầu trở nên mềm và giãn hơn. Đến lúc chuyển dạ sắp sinh, các khớp xương trở nên linh hoạt hơn để giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vượt cạn thành công, thuận lợi của mẹ bầu.

Các giai đoạn chuyển dạ

Theo các bác sĩ sản khoa cho biết, một cuộc chuyển dạ sinh con diễn ra qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn mở: Xóa – mở cổ tử cung

Đây được xem là giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ ở phụ nữ mang thai. Lúc này, tử cung hạ thấp, mức độ các cơn đau do co thắt tử cung ngày càng mạnh và cổ tử cung cũng bắt đầu được giãn ra. Các bác sĩ cho biết, đây là giai đoạn được xem là dài nhất và gây đau đớn, vất vả nhất mà người mẹ nào cũng phải trải qua trong quá trình sinh con. Thời gian của các cơn co thắt cách nhau 1 – 2 phút.

Các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện ở các vị trí như vùng bụng, đau lưng dưới, đau tức tầng sinh môn, chân tay run rẩy, nóng lạnh thất thường. Trong giai đoạn này, cổ tử cung sẽ phải mở ra dần từ 9 -10 cm. Các cơn đau đẻ thường được ngắt quãng, kéo dài.

Giai đoạn 2: Giai đoạn đẩy bé ra – Sổ thai nhi

Khi cổ tử cung đã giãn nở đến mức nhất định cùng với sự can thiệp của các bác sĩ sản khoa thì thai nhi được lấy ra ngoài qua âm đạo. Và lúc này mẹ cũng vẫn còn cảm nhận được những cơn co thắt và đau mở tử cung. Đối với những mẹ mang thai lần đầu và đẻ thường, thời gian rặn đẻ thường kéo dài 1 tiếng đồng hồ, còn với những mẹ mang thai lần thứ 2 khi sinh sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Ở giai đoạn này, các cơn đau co thắt diễn ra dồn dập và dữ dội hơn so với giai đoạn 1. Và kết thúc giai đoạn 2 là sự kiện mà các mẹ bầu và gia đình mong đợi từ lâu, đó chính là em bé chào đời.

Giai đoạn 3: Giai đoạn sau sinh – sổ nhau thai

Giai đoạn 3 của một ca sinh nở kéo dài từ lúc em bé chào đời cho đến khi cho ra nhau thai cùng với dây rốn. Giai đoạn này các mẹ cũng phải trải qua những cơn đau dồn dập để đẩy em bé ra ngoài. Khi em bé đã chào đời thì cổ tử cung vẫn tiếp tục co bóp để nhau thai bong ra khỏi thành tử cung và được đẩy ra qua đường âm đạo. Lúc này, mức độ đau đã giảm hơn nhiều so với giai đoạn đầu, việc mẹ cần làm là cố rặn để đẩy hết nhau thai ra ngoài. Như vậy, các mẹ đã vượt cạn thành công, an toàn, hoàn tất quá trình chuyển dạ.

Các dạng chuyển dạ sinh con?

Có nhiều dạng chuyển dạ sinh con, mẹ bầu nên tham khảo để có thêm kinh nghiệm cho hành trình sinh con của mình:

Chuyển dạ sinh đủ tháng

Chuyển dạ sinh đủ tháng là các thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ từ tuần 38 đến tuần 42 (trung bình là 40 tuần). Ở thời điểm này, thai nhi đã trưởng thành và có khả năng phát triển độc lập ở môi trường ngoài tử cung.

Khi đến đủ tháng, cơn đau chuyển dạ là dấu hiệu mẹ chuẩn bị “lâm bồn”
Khi đến đủ tháng, cơn đau chuyển dạ là dấu hiệu mẹ chuẩn bị “lâm bồn”

Chuyển dạ sinh non tháng

Chuyển dạ sinh non tháng là mẹ xuất hiện dấu hiệu khi thai nhi có tuổi thai từ 22 đến 37 tuần. Tuy nhiên, lúc này thai nhi vẫn có thể sống được, quan trọng là mẹ cần được đưa đến bệnh viện hay cơ sở y tế để bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời.

Một số cách điều trị khi chuyển dạ sinh non tháng:

Sử dụng thuốc

– Corticosteroid: nếu có dấu hiệu chuyển dạ từ tuần 24 đến 34, bác sĩ có thể kê thuốc tiêm steroid mạnh để tăng tốc độ trưởng thành phổi của thai nhi. Ngoài ra, corticosteroid có thể được chỉ định sử dụng trong khoảng từ tuần 34 đến 36, nếu mẹ bầu có nguy cơ sinh non.

– Magie sunfat: là thuốc được bác sĩ chỉ định dùng khi phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh con cao trong khoảng từ tuần 24 đến 32 của thai kỳ.

– Tocolytics: là thuốc với tác dụng tạm thời ngừng các cơn co thắt của mẹ bầu. Tuy nhiên, thuốc này không thể dừng sinh non lâu hơn 2 ngày vì chúng không giải quyết được nguyên nhân cơ bản của sinh non.

Phẫu thuật: trong một số trường hợp mẹ bầu có cổ tử cung ngắn, bác sĩ sẽ phải khâu eo cổ tử cung để giữa được phần ối và bào thai phát triển bình thường trong bụng mẹ. Trong kỹ thuật này, cổ tử cung được khâu kín bằng chỉ khâu. Thông thường, chỉ khâu được rút sau 36 tuần, tuy nhiên nếu tình trạng cho phép bác sĩ có thể rút chỉ và gỡ bỏ sớm hơn. Phương pháp khâu eo cổ tử cung được khuyến cáo cho các mẹ mang thai dưới 24 tuần, có tiền sử sinh non và khi siêu âm cho kết quả cổ tử cung đang hở hoặc chiều dài cổ tử cung dưới 25 mm.

Chuyển dạ sinh già tháng

Chuyển dạ sinh già tháng là tình trạng khi tuổi thai lớn hơn 42 tuần. Vậy trong trường hợp này cần làm gì khi thai quá ngày dự kiến sinh?

– Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết: nếu như mẹ bầu lố ngày dự sinh chưa đến 1 tuần thì chưa cần thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, khi thai nhi được 41 tuần tuổi, bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ làm xét nghiệm để kiểm tra tình trạng thai. Một số xét nghiệm cần thực hiện: Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi, Thử nghiệm Non-stress Test, Trắc đồ sinh vật lý, Xét nghiệm CST.

– Biện pháp giục sinh: khi mẹ bầu quá ngày dự sinh, tùy theo tình trạng mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn các phương pháp sau để giục sinh. Cụ thể là: lọc ối, phá vỡ túi nước ối, Oxytocin, Các chất tương tự Prostaglandin, làm giãn nỡ cổ tử cung.

Chuyển dạ giả

Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu sẽ gặp những cơn gò tử cung nhưng đây chưa chắc là dấu hiệu chuyển dạ. Những cơn co thắt bất thường này được gọi là chuyển dạ giả, cơn gò sinh lý hoặc cơn gò Braxton Hicks.

Các cơn co thắt không đều và không thể đoán trước, các khoảng thời gian giữa các cơn co thắt có thể là 10 phút hay 8 phút. Và khi xuất hiện cơn gò không có các dấu hiệu đi kèm như cơn đau tới dồn dập và mạnh dần, vỡ ối,… Thời gian giữa các cơn đau chuyển dạ giả thường không đều và cách xa nhau.

Chuyển dạ thật

Như đã biết, khi chuyển dạ thật, các cơn gò tử cung sẽ mạnh dần và tăng tần suất. Đồng thời có thể xuất hiện các triệu chứng như vỡ ối đi kèm. Những cơn đau chuyển dạ thật xảy ra thường xuyên và tần suất xuất hiện càng gần nhau hơn qua thời gian. Nếu như chuyển dạ giả có thể thuyên giảm thì cơn đau chuyển dạ thật không hề có dấu hiệu suy giảm, ngày càng nặng theo thời gian, không có dấu hiệu giảm nhẹ.

Cách giúp giảm đau khi chuyển dạ

Để giảm đau khi chuyển dạ, các mẹ có thể thực hiện một số cách dưới đây:

– Tập thể dục, vận động thường xuyên và hợp lý: điều này giúp mẹ nâng cao sức khỏe cơ bắp, tăng khả năng chịu đựng sẽ rất có lợi nếu quá trình chuyển dạ kéo dài.

– Cách kiểm soát đau trong quá trình chuyển dạ: Thôi miên, yoga, thiền, đi bộ, massage, thay đổi tư thế, tắm bồn hoặc vòi sen, nghe nhạc.

Tập luyện thể thao, yoga thường xuyên là cách giúp mẹ bầu kiểm soát cơn đau chuyển dạ hiệu quả
Tập luyện thể thao, yoga thường xuyên là cách giúp mẹ bầu kiểm soát cơn đau chuyển dạ hiệu quả

– Ngủ và nghỉ ngơi hợp lý

– Kiểm soát cơn đau: bác sĩ có thể áp dụng cách sử dụng thuốc giảm đau và phương pháp giảm đau trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, tùy thuộc vào từng trường hợp

– Gây tê vùng: sử dụng thuốc tê ngăn chặn cảm giác từ các vùng cụ thể của cơ thể

– Gây tê ngoài màng cứng, một hình thức gây tê tại chỗ, làm giảm hầu hết các cơn đau từ phần dưới thắt lưng (rốn), bao gồm cả các thành âm đạo, trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Qua những thông tin được chia sẻ về các giai đoạn chuyển dạ trong bài viết, hẳn là các mẹ có thêm lượng kiến thức bổ ích cho hành trang cuối thai kỳ. Từ đó, các mẹ có thêm kinh nghiệm, giảm bớt lo lắng và biết cách giảm đau hiệu quả. Chúc các mẹ vượt cạn thành công, chào đón bé yêu chào đời khỏe mạnh.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds