#6 Cách chữa mụn lẹo ở mắt cho bà bầu hiệu quả an toàn

Trị mụn lẹo ở mắt cho bà bầu

Mang thai là niềm hạnh phúc trong cuộc đời của mỗi người mẹ. Thế nhưng, trong hành trình đó mẹ bầu còn phải đối mặt với những thử thách, khó khăn khi cơ thể có những thay đổi từ bên trong. Một trong những thay đổi đó chính là sự thay đổi hormone kéo theo những thay đổi về ngoại hình, tâm sinh lý. Trong đó, lẹo mắt cũng là bệnh thường gặp ở mẹ bầu do những thay đổi bên trong cơ thể khi mang thai. Để biết rõ hơn về cách chữa mụn lẹo ở mắt cho bà bầu hiệu quả, đừng bỏ qua bài viết nhé.

THAM KHẢO THÊM: KEM + SERUM TRỊ MỤN BÀ BẦU TỐT NHẤT

Bà bầu bị mụn lẹo ở mắt thường do đâu?

Theo bác sĩ, mụn lẹo được hình thành do sự nhiễm khuẩn tụ cầu. Khi mang thai, hormone thay đổi dẫn đến sự tăng tiết của các tuyến bã nhờn quanh lông mi. Do đó, các tuyến có thể bị bít tắc và bị ngăn chặn bởi hỗn hợp bụi bẩn, tế bào chết và chất nhờn tích tụ. Nếu không được làm sạch, các tuyến này ngày càng bị bít tắc nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển từ bên trong gây nên mụn lẹo. Ngoài ra, đôi khi mụn lẹo còn là kết quả của viêm nhiễm lan rộng do viêm bờ mi đã có sẵn.

Đồng thời, khi mang thai, hormone trong cơ thể mẹ bầu cũng làm ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể. Trong đó, mắt cũng bị ảnh hưởng do có nhiều mạch máu nhỏ, vốn nhạy cảm với những biến động huyết học trong thai kỳ nên càng dễ bị lẹo mắt hơn.

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ tăng nổi mụn lẹo ở mắt mà mẹ bầu nên lưu ý. Vì nó sẽ là nguyên nhân làm bùng phát mụn lẹo ảnh hưởng đến mắt.

– Các mẹ có dùng kính áp tròng mà không vệ sinh kính hay tay trước và sau khi đeo hay lấy kính từ mắt.

– Dùng chung đồ cá nhân với người bị nổi lẹo, có thể là khăn lau mặt, khăn tắm,…

– Trang điểm mắt mà không tẩy trang sạch sẽ hoặc có mẹ để qua đêm mà không tẩy trang vệ sinh thật kỹ.

– Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, hết hạn sử dụng lên mắt

– Trước đó mẹ bầu đã từng bị viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mãn tính.

Triệu chứng khi bị mụn lẹo ở mắt khi mang thai?

Mụn lẹo có thể nổi ở mi mắt dưới hoặc mi trên, rất dễ nhận biết với một số triệu chứng điển hình như:

– Triệu chứng ban đầu khi bị mụn lẹo chính là mi mắt sưng nhẹ, mắt hơi đỏ đi kèm ngứa và đau

– Luôn bị chảy nước mắt và có cảm giác cộm ở mắt

– Sau đó, ngay vị trí đau, cảm nhận được một khối rắn to cỡ bằng hạt gạo nổi lên.

– Mụn lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày mụn lẹo mưng mủ và tự vỡ.

Ngoài ra, vẫn có một số mẹ bầu khi nổi mụn lẹo khá nhạy cảm với ánh sáng, khó khăn trong sinh hoạt và công việc hằng ngày.

Triệu chứng nhận biết mắt nổi mụn lẹo
Triệu chứng nhận biết mắt nổi mụn lẹo

Bà bầu bị mụn lẹo ở mắt có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các bác sĩ, mẹ bầu bị nổi mụn lẹo là tình trạng khá phổ biến trong giai đoạn thai nghén. Vì thời điểm này cơ thể tăng chuyển hóa dẫn đến sự tăng tiết dịch và giãn nở ở một số tuyến trên mi mắt.

Bị mụn lẹo không nguy hiểm gì cho mắt cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các mẹ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tâm trạng, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Nếu mẹ quá lo mà chán ăn, hay suy nghĩ tiêu cực mới làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Thông thường, để làm giảm tình trạng bác sĩ khuyên mẹ chườm ấm vùng mi mắt có mụn lẹo. Mụn lẹo sẽ tự hết trong vài ngày, tuy nhiên một số trường hợp mụn lẹo gây khó chịu, đau nhức thậm chí gây sốt. Đối với những trường hợp này, mẹ bầu không nên tự chữa mà đến khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp, an toàn.

Cách trị mụn lẹo ở mắt cho bà bầu hiệu quả an toàn

Mụn lẹo là chuyện thường gặp ở mẹ bầu, tình trạng này không quá nguy hiểm. Vì mụn lẹo có thể dễ dàng biến mất mà không cần đặc trị nên những gì mà mẹ bầu cần làm là hỗ trợ cho da để tự lành thương tổn.

Để giảm đau, sưng, mẹ bầu có thể chườm ấm nhiều lần lên vùng da bị ảnh hưởng. Mẹ bầu dùng khăn ấm đặt lên mi mắt nổi mụn lẹo trong vòng 10-15 phút với 3-5 lần/ ngày cho đến khi lẹo giảm sưng và hết dần. Việc chườm ấm này giúp sẽ giúp mở lỗ chân lông ở mí mắt bị chặn và mở các tuyến dầu. Điều này còn có tác dụng giúp xoa dịu mắt sưng đỏ, làm xẹp mụt lẹo khá an toàn.

Ngoài ra, với những trường hợp nặng, sưng đau khó chịu, mẹ bầu có thể thăm khám để bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để trị mụn lẹo, làm thuyên giảm tình trạng. Thông thường, thuốc kháng sinh trị lẹo mắt được dùng dưới dạng thuốc mỡ tra mắt hoặc thuốc nhỏ mắt để giúp hết sưng, đau, khó chịu. Đặc biệt, mẹ bầu phải dùng đúng thuốc theo đơn của bác sĩ, không nên mua bên ngoài để tránh nguy hiểm cho mẹ và bé.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng mụn lẹo ở mắt hiệu quả, mẹ bầu có thể tham khảo:

Cách chữa mụn lẹo bằng lá trầu không

Lá trầu không được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y. Các dẫn xuất phenol có mặt trong tinh dầu của lá trầu không đem đến những tác dụng sinh học tốt như tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, tiêu viêm, chống oxy hóa, độc tính tế bào và sát trùng hiệu quả.

Để chữa mụn lẹo bằng lá trầu không, mẹ bầu chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản:

– Rửa sạch lá trầu không rồi giã nát

– Đem phần lá đã giã hòa chung với nước sôi

– Đưa hỗn hợp nước lại gần vùng mắt rồi xông hơi cho đến khi nước nguội

– Thực hiện 3 lần/ngày để tăng hiệu quả làm xẹp các nốt mụn lẹo

Cách chữa mụn lẹo bằng lô hội

Lô hội hay còn gọi là nha đam – nguồn nguyên liệu đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe và làm đẹp. Lô hội có tác dụng giảm viêm nhiễm, kháng nấm và kháng khuẩn rất tốt. Đồng thời, thành phần dinh dưỡng trong lô hội nhiều vitamin B12 và các loại vitamin khác như E, C, A, B1, B2, B3 và B6, giúp củng cố hàng rào miễn dịch, làm mát và xoa dịu làn da hiệu quả.

Chỉ với vài bước đơn giản, mẹ bầu có thể dùng nha đam để làm cải thiện mụn lẹo:

– Rửa sạch nha đam, cắt vỏ chỉ lấy phần thịt bên trong

– Cắt mỏng phần thịt, đắp nhẹ lên vùng mí mắt bị mụn lẹo.

– Giữ nguyên trạng thái trong 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm

Lưu ý: mẹ bầu khi thực hiện đắp nha đam không để phần nhựa nha đam chảy vào mắt vì sẽ làm tổn thương mắt.

Cách chữa mụn lẹo bằng đậu nành

Đậu nành giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa isoflavone đem đến nhiều tác dụng cho sức khỏe. Ít ai biết được rằng, đậu nành cũng góp phần làm giảm tình trạng mụn lẹo hiệu quả. Đặc biệt, để gia tăng tác dụng của đậu nành khi chữa mụn lẹo cần có sự kết hợp thêm mật ong và vừng đen.

Để thực hiện phương pháp này, thông qua các bước:

– Đun sôi đậu nành

– Sau đó cho vào 1 muỗng mật ong và hai muỗng vừng đen

– Uống hỗn hợp trên sau mỗi bữa ăn sáng mỗi ngày

Cách trị mụn lẹo cho bà bầu bằng lá ổi

Theo dân gian, lá ổi có hiệu quả trong phòng chống bệnh. Thành phần lá ổi chủ yếu giàu chất chống oxy hóa, một số dược chất: Eugenol, Flavonoid, Volatile oil, Vitamin C và Polysaccharide. Ngoài ra, lá ổi cũng giàu vitamin nhóm B như B2, B3, B5, B6. Đặc biệt, lá ổi được biết đến có tính kháng khuẩn cực mạnh, có thể dùng như một liều thuốc chống viêm hiệu quả.

Dùng lá ổi để trị mụn lẹo cho mẹ bầu dễ thực hiện:

– Rửa sạch lá ổi rồi để ráo nước.

– Đắp lá ổi lên vùng mí mắt, kết hợp thư giãn trong khoảng 10 phút.

Cách chữa mụn lẹo ở mắt cho bà bầu bằng tự nhiên
Cách chữa mụn lẹo ở mắt cho bà bầu bằng tự nhiên

Cách trị mụn lẹo cho mẹ bầu bằng nghệ

Nghệ có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn cao nhờ vào tinh chất curcumin và với các chất chống oxy hóa khác. Vì thế nghệ thường được sử dụng để trị những vết thương truyền nhiễm, làm mờ vết thâm sẹo, trong đó có điều trị mụn lẹo.

Trong phương pháp này, mẹ bầu cần thực hiện qua các bước:

– Rửa sạch củ nghệ rồi giã nát.

– Hòa một lượng nghệ chung với nước tạo thành hỗn hợp dạng sệt.

– Đặt một chiếc khăn mỏng lên vùng mí mắt bị mụn lẹo, rồi đắp hỗn hợp đó lên trên

– Giữ nguyên trạng thái này trong vòng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Đối với những vùng liên quan đến mắt, có độ nguy hiểm cao nên khi thực hiện mẹ bầu phải hết sức cẩn trọng. Tuy nhiên, các biện pháp dân gian mặc dù hiệu quả nhưng vẫn chưa được chứng minh khoa học cụ thể. Do đó, trước khi thực hiện mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, còn tùy vào cơ địa, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng.

Trị mụn lẹo ở mẹ bầu khi nào cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn?

Đối với những mẹ bầu nổi mụn lẹo, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó, các bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tình trạng để đưa ra cách điều trị phù hợp.

Mẹ bầu không nên tự ý nặn hay điều trị ở những cơ sở không uy tín vì có thế gây biến chứng và nguy hiểm cho mắt.

Khi xuất hiện một trong số các triệu chứng dưới đây, mẹ bầu nên bác sĩ thăm khám ngay:

– Bị sốt.

– Thị lực có vấn đề, có thể nhìn mờ, nhìn không rõ,…

– Mụn lẹo không cải thiện trong vòng 5-7 ngày.

– Đỏ và sưng bên dưới mi mắt, sưng má và vài bộ phận trên khuôn mặt bạn.

– Mụn lẹo ở mắt chảy máu, kích thước cục u sưng lớn và đau đớn, nốt rộp hình thành trên mí mắt hoặc cả mí mắt hoặc mắt bị đỏ.

Khi nào mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ điều trị mụn lẹo?
Khi nào mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ điều trị mụn lẹo?

Trong giai đoạn này, mẹ bầu chỉ nên tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng sản phẩm bôi hay uống bên ngoài. Để tránh nhiễm trùng trong giai đoạn điều trị mẹ bầu nên lưu ý:

– Rửa và vệ sinh tay kỹ trước khi thoa hay nhỏ thuốc cho mắt

– Đảm bảo thuốc sạch sẽ và cố gắng không để chạm vào mắt/mi mắt hoặc bất kỳ bề mặt của lọ thuốc/tuýp thuốc.

– Bảo vệ mắt khỏi các tác nhân có thể gây hại cho mắt: bụi bẩn, không khí ô nhiễm,… đặc biệt là khi dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn,…

Trị mụn lẹo ở mắt cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ bầu khá nhạy cảm, hệ miễn dịch có xu hướng giảm. Do đó, khi nổi mụn lẹo ở mắt mẹ bầu cần lưu ý một số yếu tố để tránh nguy hiểm cho thai nhi và gây biến chứng cho mắt.

– Mẹ bầu không nên tự ý nặn mủ mụn lẹo, dùng thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Vì những phương pháp này dễ làm tổn thương lan rộng và tái phát, nguy cơ để lại sẹo cao rất khó điều trị.

– Trong thời gian bị mụn lẹo, mẹ bầu không nên trang điểm hay dùng mỹ phẩm cho vùng mi mắt

– Nên dùng riêng khăn tắm, khăn lau mặt. Không nên dùng chung với bất kỳ ai

– Khi rửa và lau mặt, mẹ bầu lau thật nhẹ vùng mụn lẹo mà không nên chà xát. Một khi tác động mạnh vào vùng này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan.

– Trước khi bôi thuốc hay nhỏ mắt, mẹ bầu phải rửa và vệ sinh tay sạch sẽ

– Chỉ được dùng những loại bôi/nhỏ theo đúng chỉ định của bác sĩ

– Đeo kính bảo hộ cho mắt khi ra ngoài, để tránh khói bụi, ô nhiễm, tia nắng hay các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng.

– Không nên dùng tay sờ vào mụn lẹo thường xuyên. Vì tay có khá nhiều vi khuẩn, có thể làm nhiễm trùng và lây lan.

– Mẹ bầu không nên sử dụng kính áp tròng, lens mắt trong thời gian bị mụn lẹo

– Hạn chế hấp thụ các loại thực phẩm có tính nhiệt, đồ ăn cay nóng, nước uống có gas, sản phẩm đóng hộp, hải sản, thực phẩm có lượng đường cao, thịt bò, thức ăn nhiều dầu mỡ,…

– Thiết lập chế độ ăn uống thích hợp: bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, kẽm, đặc biệt uống nhiều nước mỗi ngày.

Cách ngăn ngừa mụn lẹo ở mắt tái phát cho bà bầu

Nếu không chăm sóc và bảo vệ mắt đúng cách, mụn lẹo dễ dàng tái phát trở lại. Để mụn lẹo không còn đeo bám, gây khó chịu, mẹ bầu nên thực hiện một số cách dưới đây:

Rửa mí mắt

Đối với các mẹ bầu thường xuyên bị lẹo mắt, có thể mắt đặc biệt nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Để phòng tình trạng tái phát, mẹ bầu nên rửa mí mắt thường xuyên bằng khăn sạch và dầu gội dịu nhẹ. Có thể dùng dầu gội của em bé hoặc các sản phẩm dành riêng cho rửa mí mắt. Cuối cùng, rửa sạch lại với nước ấm.

Ngoài ra, giai đoạn thai nghén, cơ thể thường xuyên thay đổi dù không bị mụn lẹo thường nhưng các mẹ cũng nên rửa mí mắt để hạn chế nguy cơ nhé.

Rửa mi mắt - ngăn mụn lẹo tái phát
Rửa mi mắt – ngăn mụn lẹo tái phát

Rửa tay trước khi chạm vào mắt

Thông thường, trên tay có rất nhiều vi khuẩn mà không thể nhìn thấy. Việc thường xuyên dùng tay chạm/sờ hay dụi vào mắt làm tăng vi khuẩn xâm nhập. Chính vì thế, gia tăng nguy cơ lẹo mắt.

Thường xuyên giặt khăn, không dùng chung khăn

Khăn được xem là vật dụng cá nhân khá nhạy cảm mà không nên dùng chung. Vì khăn là vật tiếp xúc trực tiếp trên da, có thể truyền các bệnh lây nhiễm. Mụn lẹo cũng vậy, nếu mẹ bầu dùng chung khăn với người bị lẹo sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải.

Đồng thời, các mẹ hãy nhớ giặt và phơi khăn đều đặn để diệt khuẩn và tránh nguy cơ lẹo mắt và các bệnh về da khác.

Làm vệ sinh kính áp tròng thật kỹ

Đối với các mẹ thường xuyên dùng kính áp tròng thì nên lưu ý vệ sinh tay trước khi đeo hay tháo kính. Trong khi đó, bản thân kính áp tròng cũng có nguy cơ lây lan vi khuẩn cho mắt, nên mẹ bầu nhớ dùng các dung dịch làm sạch kính hằng ngày.

Trang điểm đúng cách

Hạn chế trang điểm trong giai đoạn mang thai. Nếu tình huống cần thiết, mẹ bầu dùng sản phẩm đảm bảo về chất lượng. Một số sản phẩm tiếp xúc vùng mắt thường xuyên như chì kẻ mắt và phấn mắt, dụng cụ trang điểm dùng chung có thể làm nổi mụn lẹo. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế dùng trong thời gian nổi mụn lẹo nói riêng và thời gian mang thai nói chung.

Đến đây, chắc hẳn mẹ bầu đã có thêm một số kiến thức về chữa mụn lẹo ở mắt cho bà bầu. Mỹ Phẩm Bà Bầu hy vọng các mẹ nắm được thông tin trong chăm sóc và bảo vệ cơ thể để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhé.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds