Cách đo đường huyết tại nhà cho bà bầu và đọc kết quả

Theo các bác sĩ, để xác định chính xác được bản thân có đang bị tiểu đường thai kỳ hay không, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu mẹ chưa thể đến bệnh viện ngay thì có thể áp dụng những cách đo đường huyết tại nhà cho bà bầu sau để phát hiện bệnh từ sớm.

Đường huyết là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách đo đường huyết tại nhà cho bà bầu, mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu về khái niệm đường huyết. Có thể hiểu, đường huyết chính là lượng đường trong máu của con người. Đường hay glucose máu chính là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Đồng thời, đường cũng là nguồn nhiên liệu quan trọng và cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và não bộ.

Đường huyết chính là lượng đường trong cơ thể con người
Đường huyết chính là lượng đường trong cơ thể con người

Để kiểm tra chỉ số đường huyết, các chuyên gia sẽ xét theo những chỉ số chuyên sâu. Cụ thể, chỉ số đường huyết sẽ được viết tắt là GI (glycemic index). Chỉ số này được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose trong máu, chúng được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu của một người sẽ có xu hướng liên tục thay đổi theo từng ngày hoặc thậm chí là từng phút. Đặc biệt là sau mỗi lần ăn uống. Nhìn chung, chỉ số đường huyết sẽ được phân thành 4 loại: đường huyết lúc đói, đường huyết bất kỳ, đường huyết sau ăn 1h, đường huyết sau ăn 2h và đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C.

Tuy vậy, nhưng ở ngưỡng bình thường, đường huyết sẽ nằm trong một khoảng an toàn nhất định. Chỉ số đường huyết có ý nghĩa xác định nồng độ glucose trong máu tại ngay thời điểm đó. Từ đó, giúp các bác sĩ và chúng ta nhận biết chỉ số đường huyết của người đó có đang bình thường hoặc mắc tiền đái tháo đường hay bị đái tháo đường. Lượng đường trong máu có chỉ số cao quá thường xuyên, không chỉ có thể gây ra bệnh đái tháo đường, mà còn có thể gây ra biến chứng cho các cơ quan khác – đặc biệt là thận và mạch máu.

Chỉ số đường huyết được xem là an toàn khi nằm trong những khoảng sau:

– Đường huyết bất kỳ: < 140 mg/dL (tương đương 7,8 mmol/l)

– Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l)

– Sau bữa ăn: < 140mg/dl (tương đương 7,8 mmol/l).

– Chỉ số HbA1C: < 5,7 %.

Cụ thể hơn, chỉ số đường huyết bình thường của một người sẽ nằm trong khoảng:

– Chỉ số đường huyết lúc đói: Hiển thị chỉ số đường huyết lúc đói tức là chỉ số được đo lần đầu vào buổi sáng. Thời điểm nhịn ăn, uống ít nhất 8h. Chỉ số này được cho là bình thường khi nằm khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L).

– Chỉ số đường huyết sau ăn: Chỉ số này được đo trong vòng 1-2 tiếng sau khi ăn. Chỉ số đường huyết của người bình thường nằm trong khoảng dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L).

– Chỉ số đường huyết lúc đi ngủ: Lượng đường huyết trước đi ngủ của người bình thường sẽ giao động trong khoảng 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).

– Xét nghiệm HbA1c (Hemoglobin A1c): Chỉ số Hemoglobin A1c của người bình thường thường nằm dưới 48 mmol/mol (6,5%). Nếu thấp hơn 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết.

Vì sao bà bầu cần đo đường huyết?

Thông thường, sau khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ tự động phân hủy carbohydrate từ thực phẩm thành một loại đường mang tên glucose. Loại đường này sẽ đi vào máu, sau đó di chuyển đến các tế bào để duy trì năng lượng cho cơ thể. Mặc khác, trong cơ thể cũng có một bộ phận, được gọi là tuyến tụy. Bộ phận này có chức năng tạo ra một loại hormone có tên là insulin – loại hormone mang khả năng vận chuyển đường đến các tế bào, đồng thời giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và trẻ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và trẻ

Trong thời gian mang thai, nhau thai có chức năng nuôi và cung cấp oxy cho em bé, sẽ tiết ra một loại hormone để giúp thai nhi phát triển. Một vài hormone trong số này sẽ khiến cơ thể người mẹ khó sản xuất hoặc khó sử dụng insulin hơn bình thường. Tình trạng này còn được gọi là đề kháng insulin.

Mặc khác, để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của mẹ phải tạo ra nhiều insulin hơn gấp 3 lần bình thường. Trong trường hợp không thể đáp ứng đủ nhu cầu insulin, lượng đường trong máu của mẹ bầu sẽ tăng lên và gây ra bệnh đái tháo đường trong thai kỳ. Do đó, mẹ bầu nên “trang bị” sẵn các kiến thức về tiểu đường cần thiết trong thai kỳ, để ngăn ngừa và giảm tình trạng đái tháo đường. Mẹ bầu không được chăm sóc và quản lý cẩn thận có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao gây ra nhiều vấn đề cho cả mẹ và trẻ. Cụ thể:

Biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi:

– Khiến trẻ tăng cân quá mức: Mẹ bầu có lượng đường trong máu quá cao có thể khiến thai nhi phát triển quá lớn, tăng khả năng viêm tầng sinh môn khi mẹ chuyển dạ. Ngoài ra, phần lớn các trẻ được sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thì hầu hết được chỉ định sinh mổ để tránh nguy hiểm.

– Gây sinh non: Tuy chưa đến thời gian chào đời của trẻ, nhưng lượng đường trong máu quá cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm ở thai phụ.

– Khiến trẻ bị khó thở nghiêm trọng: Trẻ được sinh ra từ mẹ bị đái tháo đường có nguy cơ mắc các bệnh về hội chứng suy hô hấp, gây ra tình trạng khó thở nghiêm trọng ở trẻ.

– Gây ra tình trạng hạ đường huyết ở trẻ: Tuy có vẻ mâu thuẫn, nhưng sự thật là các em bé có mẹ bị đái tháo đường lại thường có lượng đường rất thấp sau khi sinh. Các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của con.

– Dễ bị béo phì và tiểu đường type 2: Trẻ được sinh ra từ những người mẹ bị tiểu đường thai kỳ không chỉ có kích thước lớn, các bé còn dễ bị béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ type 2 về sau.

– Thai chết lưu: Nếu mẹ bầu không được điều trị đúng cách, những biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến cái chết của em bé trước hoặc sau khi sinh.

Song song đó, biến chứng của tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây ra nhiều nguy hiểm với người mẹ như:

– Huyết áp cao và tiền sản giật: Một trong những biến chứng điển hình của bệnh tiểu đường, đó chính là gây áp lực lên mạch máu. Do đó, mẹ bầu bị tiểu đường có thể biến chứng thành bệnh cao huyết áp, kéo theo đó là tình trạng tiền sản giật. Mẹ bầu bị huyết áp cao và tiền sản giật có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây ra nhiều tác động tiêu cực đến trẻ.

– Chỉ định mổ lấy thai: Như đã chia sẻ trước đó, thai nhi có mẹ bị tiểu đường thường có kích thước lớn, khó có khả năng sinh thường. Ngoài ra, mẹ bầu bị tiểu đường quyết định sinh thường cũng có thể gặp nhiều nguy hiểm hơn. Do đó, phần lớn mẹ bầu bị tiểu đường sẽ được bác sĩ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn.

– Có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai: Nếu đã từng bị đái tháo đường trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ có nguy cơ cao tái phát tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo. Kèm theo đó là nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường khi cao tuổi.

Mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ cao hơn nếu xuất hiện trong trong những yêu tố dưới đây:

– Mẹ bầu mang thai khi đã hơn 35 tuổi;

– Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường type 2.

– Bản thân đã từng bị tiểu đường trong lần mang thai trước đó;

– Thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai;

– Trẻ được sinh trước có số cân quá nặng (hơn 4 kg);

– Tăng cân quá nhanh trong thai kỳ;

– Từng bị thai lưu, sinh con dị tật, sinh non;

– Đã hoặc đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Khi nào bà bầu cần xét nghiệm tiểu đường?

Phụ nữ mang thai có xu hướng dễ mắc bệnh tiểu đường hơn bình thường. Vì vậy, mỗi giai đoạn đều là quá trình quan trọng cần được kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt trong một số giai đoạn cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá nguy cơ. Bao gồm:

Trong lần khám thai đầu tiên: Xét nghiệm để đánh giá yếu tố nguy cơ

Nếu mẹ bầu nằm trong các nhóm đối tượng dễ bị tiểu đường thai kỳ, ngay trong lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ làm thêm một số xét nghiệm để đánh giá nguy cơ.

+ Với mẹ bầu không có yếu tố nguy cơ: Kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói của mẹ đạt trên 92 mg/dL. Mẹ bầu có thể an tâm phần nào. Tuy nhiên, nguy cơ mắc tiểu đường của chị em vẫn khá lớn, nên cần tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường khi thai ở tuần thứ 24 – 28.

+ Với mẹ bầu có yếu tố nguy cơ: Cần tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường trong 3 tháng đầu. Cho dù kết quả xét nghiệm bình thường, thì vẫn cần thực hiện tầm soát thai đến khi thai được 24 – 28 tuần.

Giai đoạn tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ

Ở giai đoạn tuần thứ 24 đến 28, đây là thời điểm cho ra kết quả tương đối chuẩn xác để quyết định mẹ có bị tiểu đường thai kỳ không. Nếu xác định mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, các bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để làm giảm lượng trong máu cho mẹ.

Ngoài ra, sau khi sinh con, mẹ bầu nên làm xét nghiệm đái tháo đường thường xuyên, để tránh lặp lại tình trạng tương tự trong lần mang thai tiếp theo. Thêm vào đó, mẹ bầu có tiền sử bị đái tháo đường nên thực hiện xét nghiệm để phát hiện bệnh ít nhất 3 năm một lần.

Giai đoạn tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ là thời điểm vàng để tầm soát tiểu đường thai kỳ
Giai đoạn tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ là thời điểm vàng để tầm soát tiểu đường thai kỳ

Bà bầu nào nên xét nghiệm đường huyết tại nhà thường xuyên?

Các chuyên gia cho rằng, mẹ bầu nên thực hiện liệu pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà nếu nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

– Mẹ bầu bị cao huyết áp, tim mạch. Khi đi khám bệnh, các kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ chất béo trung tính triglyceride cao.

– Tiền sử gia đình có người nhà mắc bệnh tiểu đường.

– Mẹ đã và đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

– Mẹ bầu thừa cân, béo phì hoặc tăng cân quá nhanh khi mang thai.

– Có thói quen ăn quá nhiều chất bột đường.

– Stress, căng thẳng thần kinh trong thời gian dài.

– Thường xuyên hút thuốc lá.

Đặc biệt, nếu những đối tượng trên có những biểu hiện sau thì nên tự xét nghiệm tại nhà, kết hợp cùng thăm khám sức khỏe thường xuyên để bảo vệ sức khỏe:

– Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

– Khát nước

– Luôn có cảm giác đói, ngay cả sau khi ăn

– Mờ mắt

– Đi tiểu nhiều

Những biểu hiện này là cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy vậy, một số người sẽ không có những dấu hiệu nhất định. Bệnh chỉ tiến triển âm thầm, mẹ có thể nhận biết bệnh thông qua tình trạng nhiễm trùng nấm men, vết thương lâu lành.

Cách đo đường huyết tại nhà cho bà bầu

Để đo đường huyết tại nhà, hiện có 2 cách xét nghiệm tiểu đường bao gồm sử dụng máy đo đường huyết và thông qua việc kiểm tra nồng độ HbA1C.

Sử dụng máy đo đường huyết

Máy đo đường huyết là dụng cụ đo đường huyết ngay tại thời điểm sử dụng. Để kiểm tra chỉ số đường huyết, mẹ bầu cần chuẩn bị máy đo đường huyết tại nhà và tìm hiểu cách đo đường huyết. Mẹ có thể tự kiểm tra đường huyết bằng cách sau:

– Bước 1: Vệ sinh sạch tay, có thể dùng xà phòng rửa tay và lau khô. Sau đó sử dụng bông gòn thấm cồn để vệ sinh ngón tay.

– Bước 2: Lắp kim lấy máu vào ống bút của thiết bị.

– Bước 3: Đặt que thử vào máy đo theo hướng dẫn trong sổ hướng dẫn

– Bước 4: Lấy máu, bóp nhẹ đầu ngón tay để máu chảy ra.

– Bước 5: Nhỏ máu đã lấy vào que thử và kiểm tra kết quả.

Nếu kết quả hiển thị chỉ số từ 200mg/dL trở lên thì đồng nghĩa với việc mẹ bầu có thể bị tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm HbA1C

Nếu lúc trước, thiết bị này khá phức tạp để sử dụng. Thì giờ đây, thiết bị xét nghiệm HbA1C đã dần cải tiến và người bệnh có thể tự thực hiện xét nghiệm ngay tại nhà. Tuy nhiên, để thực hiện xét nghiệm,mẹ bầu cũng cần có một thiết bị đo phù hợp. Mẹ có thể tìm mua những sản phẩm này ở nhà thuốc hoặc cửa hàng chuyên bán vật tư y tế.

Tương tự như cách sử dụng máy đo đường huyết, thiết bị xét nghiệm HbA1C cũng trải qua những bước như trên. Chỉ có một khác biệt duy nhất là sau khi lấy máu, một số thiết bị sẽ yêu cầu người bệnh trộn máu với dung dịch đệm kèm theo máy. Sau đó mới cho hỗn hợp này vào que thử. Kết quả xét nghiệm sẽ tùy thuộc vào loại thiết bị mà mẹ bầu chọn dùng. Có những loại thiết bị sẽ hiển thị kết quả trên màn hình, cũng có những loại khác sẽ cần so sánh hỗn hợp máu và dung dịch đệm, sau đó mới tiến hành đối chiếu với bảng kết quả.

Nếu kết quả kiểm tra HbA1C từ 6.5% trở lên thì mẹ bầu có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ. Nếu kết quả nằm trong khoảng từ 5.7 – 6.4% thì mẹ có nguy cơ bị tiền tiểu đường.

Bà bầu xét nghiệm đường huyết tại nhà cần lưu ý gì?

Trên thực tế, không có gì đảm bảo được mẹ bầu có thể ngăn ngừa hoàn toàn tiểu đường khi mang thai. Tuy nhiên, duy trì những thói quen lành mạnh trước và trong khi mang thai sẽ là biện pháp tốt giúp mẹ giảm nguy cơ. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu tự làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà, cần lưu ý những điều sau:

– Duy trì chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, mẹ bầu nên chọn các thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo, calo, tinh bột. Tập trung nhiều vào trái cây, rau và ngũ cốc. Đa dạng các loại thực phẩm với nhiều loại dinh dưỡng khác nhau.

– Tăng cường các bài tập thể chất. Tập thể dục trước và trong khi mang thai cũng là một trong những cách để giúp mẹ hạn chế tình trạng tiểu đường thai kỳ.

– Duy trì cân nặng hợp lý. Khi mang thai, cơ thể người mẹ bắt buộc phải tăng cân để giúp trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, tăng cân quá nhanh sẽ khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ.

– Luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi kiểm tra lượng đường huyết tại nhà, để được chỉ định và hướng dẫn cách sử dụng chính xác nhất.

– Giữ thói quen ghi chép lại thời gian, kết quả và những thông tin liên quan để dễ dàng so sánh, đối chiếu với những mức đường huyết cũ.

– Không cần thiết phải tra lượng đường huyết hàng ngày. Hãy thực hiện theo đúng lịch định kỳ.

– Chọn những địa chỉ bán vật tư, nhà thuốc uy tín để mua máy xét nghiệm đường huyết tại nhà.

– Không lấy máu liên tục trên một ngón tay. Tuyệt đối không tái sử dụng kim lấy máu để tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc làm sai lệch kết quả.

Hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách tự kiểm tra đường huyết tại nhà
Hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách tự kiểm tra đường huyết tại nhà

Nên tự đo đường huyết tại nhà hay đến bệnh viện?

Thực ra, việc xét nghiệm tại nhà chỉ là giải pháp giúp mẹ bầu kiểm tra đường huyết thường xuyên,tiện lợi. Tuy nhiên, dù có bao nhiêu cách đo đường huyết tại nhà cho bà bầu đi chăng nữa, thì việc kiểm tra này cũng không thể thay thế kết quả xét nghiệm tại bệnh viện. Nhìn chung, ở mỗi thời điểm trong ngày, mức đường huyết của cơ thể sẽ đều khác nhau. Vì vậy, mức đường huyết kiểm tra được ở thời điểm hiện tại cũng chưa chắc rằng mẹ bầu đang bị tiểu đường. Điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng bệnh của mẹ bầu.

Ở các bệnh viện, điểm khác biệt lớn nhất không thể không nhắc đến đó chính là các thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó là đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn sâu về bệnh tiểu đường. Dù kết quả thế nào, những bác sĩ đều sẽ giúp mẹ bầu có hướng điều trị và đưa ra những lời khuyên hợp lý về dinh dưỡng. Do đó, nếu đang thắc mắc mình có đang bị tiểu đường thai kỳ, tốt hơn mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.

Trên đây là những chia sẻ về những cách đo đường huyết tại nhà cho bà bầu. Hy vọng chị em sẽ “bỏ túi” nhiều thông tin quan trọng để tham khảo trong thời gian này. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds