#Cách trị hăm háng cho bà bầu hiệu quả nhanh nhất

Ngỡ đâu cụm từ “hăm háng” chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nhưng thực tế thì tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, trong đó có phụ nữ mang thai. Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, đau rát khi bị hăm háng khiến các mẹ vô cùng ám ảnh. Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu những cách trị hăm cho bà bầu qua bài viết sau.

Bà bầu bị hăm háng do đâu?

Mang thai luôn là trải nghiệm thiêng liêng của mỗi người phụ nữ, bằng chứng là 9 tháng 10 ngày mang nặng đủ để mẹ vượt qua mọi gian khó để gặp mặt con yêu. Trong đó, dẫu có trở thành “nạn nhân” của tình trạng hăm háng thì mẹ vẫn sẵn sàng cam tâm tình nguyện.

Mang thai luôn là trải nghiệm thiêng liêng của mỗi người phụ nữ
Mang thai luôn là trải nghiệm thiêng liêng của mỗi người phụ nữ

Có rất nhiều mẹ khi phát hiện mình bị hăm háng thì rất hoảng hốt, lo âu quá độ. Mặc khác thì một số mẹ lại dửng dưng, thờ ơ chẳng lo nghĩ. Trên thực tế, tình trạng hăm háng ở bà bầu không hiếm gặp. Các mẹ không cần quá lo lắng, nhưng càng không được chủ quan bỏ qua. Bởi hăm háng có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu mẹ không may mắn bỏ qua những nguyên nhân của một bệnh lý viêm nhiễm nào, có thể gây ra các tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Chúng ta có thể điểm qua một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị hăm háng như:

– Tăng nội tiết tố. Hormone nội tiết tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của thai nhi. Điển hình là khi có thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tự động kích thích tăng các hormone nội tiết để giúp thai nhi lớn lên. Đi theo sự thay đổi của nội tiết là hàng loại những thay đổi về thể chất của mẹ. Đồng thời, hormone nội tiết cũng là mối liên hệ mật thiết với các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn dưới da. Do đó, nếu không vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, mẹ bầu rất dễ bị hăm ở các vùng da kín đáo có nếp gấp như: mông, bẹn, kẽ chân tay, nách,…

– Tăng thân nhiệt. Sự thật là cơ thể phụ nữ mang thai luôn có nhiệt độ cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân phần lớn là do ảnh hưởng từ nội tiết, kéo theo đó là tình trạng tăng thân nhiệt, tăng lưu lượng máu khiến các vùng da kín đáo dễ bị tích tụ vi khuẩn.

– Hệ thống miễn dịch suy giảm. Hệ miễn dịch của mẹ bầu thường rất yếu, kèm theo đó cơ thể bị tăng thân nhiệt khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da và gây viêm nhiễm. Ngoài ra, trong một số trường hợp mẹ bầu gãi, cào xước cũng có thể tạo thành những vết hăm.

– Một số nguyên nhân khác. Thời tiết nắng nóng, mẹ bầu tắm nước nóng, quần áo cọ xát vào da, mặc đồ quá chật. Một số trường hợp mẹ bầu bị sốt, phát ban cũng có thể gây hăm háng.

Dấu hiệu bà bầu bị hăm háng?

Hăm háng là tình trạng vô cùng khó chịu, vì thế ngay bị hăm háng, mẹ bầu có thể dễ dàng nhận ra ngay qua những triệu chứng điển hình như:

– Vùng da quanh bẹn bỗng dưng bị đỏ, khô, sưng. Đôi khi có thể kèm theo mụn đỏ li ti và có mùi khai, hôi khó chịu.

– Vùng phát ban bẹn, một số trường hợp mẹ bầu gãi có thể gây lở, loét.

– Gây đau và khó chịu khi vùng da bị hăm tiếp xúc với nước, nước tiểu hoặc quần áo.

Mẹ bầu bị hăm háng sẽ vô cùng khó chịu, đau rát
Mẹ bầu bị hăm háng sẽ vô cùng khó chịu, đau rát

Bà bầu bị hăm háng ảnh hưởng gì đến sức khỏe

Nhìn chung, tình trạng hăm háng rất khó chịu nên đa phần ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, mẹ đã có thể “phát giác” và tìm cách cải thiện ngay. Do đó, hầu hết các trường hợp hăm háng không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể gây ra phiền phức cho mẹ bầu. Bởi vùng da quanh háng bị sưng, đỏ ửng, mụn và kèm theo mùi khai có thể khiến mẹ khó chịu, mất ngủ, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Ngoài ra, quan hệ vợ chồng trong thời gian mang thai cũng ít nhiều bị gián đoạn.

Bà bầu bị hăm háng có ảnh hưởng đến thai nhi không

Như những chia sẻ ở trên, tình trạng hăm háng không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Đồng thời cũng không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, hăm háng sẽ khiến mẹ khó chịu, mất ngủ, gây ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày của mẹ. Từ đó, tình trạng này cũng gián tiếp gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Bên cạnh đó, một số trường hợp mẹ bầu chủ quan cũng có thể khiến tình trạng hăm háng ngày càng nặng hơn. Thêm vào đó, mẹ có thói quen gãi, cào quá nhiều vào vết hăm sẽ gây lở loét, khiến vết thương nhiễm trùng hoặc bội nhiễm. Trường hợp này cũng có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe của cả mẹ và trẻ.

Mẹ bầu bị hăm hàng thường không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và trẻ, tuy nhiên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
Mẹ bầu bị hăm hàng thường không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và trẻ, tuy nhiên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

Cách trị hăm háng cho bà bầu hiệu quả?

Thực ra, tình trạng hăm háng phần lớn là do cơ thể mẹ bầu có nhiều biến đổi. Vì vậy, lời khuyên trong những cách trị hăm cho bà bầu an toàn nhất cho mẹ là không gãi và chà xát quá mạnh. Bởi vùng tam giác là khu vực rất nhạy cảm, chị em có thói quen gãi, chà xát mạnh rất dễ bị trầy xước, nhiễm trùng. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể chịu khó duy trì những cách như sau:

Giữ cho vùng tam giác luôn sạch sẽ

Cơ thể phụ nữ mang thai thường có xu hướng tăng thân nhiệt, dễ đổ mồ hôi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển. Do đó, việc tắm gội và làm sạch cơ thể hàng ngày là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Mẹ hãy duy trì thói quen vệ sinh các vùng da trên cơ thể, đặc biệt là các vùng da kín đáo như: nách, vùng tam giác, kẽ mông,…

Ngoài ra, khi tắm mẹ cũng không nên dùng nước quá nóng và không dùng các loại xà phòng có chứa chất tẩy rửa để vệ sinh vùng tam giác. Thay vì sử dụng các loại xà phòng, chị em hãy tham khảo cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không hoặc trà xanh. Những loại lá này có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, đồng thời có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm rất tốt.

Sử dụng các loại kem trị hăm dành cho bà bầu

Nếu thường xuyên bị hăm, mẹ nên dùng thêm các loại kem dưỡng ẩm và kem trị hăm. Thành phần dưỡng chất đặc biệt trong các sản phẩm này sẽ có tác dụng làm mềm da, làm dịu làn da tổn thương và bong tróc. Đồng thời, dưỡng chất từ các loại kem thoa cũng giúp mẹ giảm cảm giác ngứa rát, khó chịu.

Ưu tiên các loại trang phục thoải mái

Khi thai nhi lớn dần, mẹ bầu cần ưu tiên các loại quần áo cotton rộng rãi, thoáng mát (kể cả đồ lót). Không chọn mặc các loại quần áo chật, khó thấm hút mồ hôi. Ngoài ra, chị em không được mặc đồ ướt, đặc biệt là đồ lót. Đồng thời không nên ra ngoài khi thời tiết nắng nóng.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Việc duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho bà bầu là một trong những điều quan trọng mà mẹ cần làm khi mang thai. Chế độ ăn dinh dưỡng cho mẹ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, thực phẩm giàu các nhóm vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung nước (2.25-2.5/ ngày) để giúp cơ thể hoàn thành quá trình trao đổi chất. Cần hạn chế đồ ngọt, đường và các thực phẩm không lành mạnh khi mang thai.

Mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Kết hợp với một số nguyên liệu thiên nhiên

Bên cạnh việc vệ sinh vùng tam giác bằng các loại lá như lá trầu không và trà xanh, mẹ bầu cũng có thể tham khảo một số cách trị hăm cho bà bầu như:

– Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa có tính kháng khuẩn và cấp ẩm rất cao. Không những không gây đau rát, mà còn có khả năng làm dịu vết thương. Do đó, thành phần này cũng là nguyên liệu được nhiều mẹ bầu “trọng dụng” cho việc giảm bớt khó chịu do hăm háng gây ra. Để thực hiện, mẹ cần vệ sinh sạch vùng tam giác, lau khô. Sau đó thoa một ít dầu dừa và nhẹ nhàng massage trong khoảng 15-20 phút để các dưỡng chất dần thấm vào da. Để thông thoáng trong khoảng 1-3 giờ đồng hồ.

– Sử dụng lá ổi: Có thể mẹ chưa biết, trong lá ổi có rất nhiều thành phần kháng khuẩn, có tác dụng rất tốt cho việc giảm đỏ, sưng tấy. Ngoài việc chữa hăm háng, lá ổi cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng khá hiệu quả. Cách giảm hăm háng bằng lá ổi tương đối giống với việc sử dụng lá trầu không và lá trà xanh. Chị em có thể tham khảo cách thức đun sôi lá ổi trong 15 phút, để nguội. Sau đó sử dụng nước này để vệ sinh vùng kín.

– Sử dụng lá khế: Ngoài việc ngăn ngừa nấm, lá khế cũng có khả năng hỗ trợ giảm ngứa ngáy khá hiệu quả. Để giảm hăm háng bằng lá khế, mẹ hãy vệ sinh vùng tam giác thật kỹ bằng nước nấu lá ổi. Tiếp đó là ngâm lá khế trong nước muối pha loãng 15 phút. Sau đó giã nát và dùng phần đã giã đắp vào vùng da bị hăm. Đắp tối thiểu 15-30 phút và rửa lại với nước sạch.

Trị hăm háng cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Một số lưu ý để giúp mẹ giảm bớt tình trạng hăm háng là:

– Không cào, gãi vùng da bị hăm khiến da càng bị tổn thương, xước hoặc chảy máu.

– Sử dụng thêm các loại kem dưỡng phù hợp. Có thể kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé

– Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa.

– Cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đủ nước cho cơ thể. Hạn chế các món ăn chiên xào, chứa nhiều đường, nhiều gia vị hoặc những loại thức uống có gas, nước tăng lực,…

– Duy trì một số bài tập nhẹ nhàng để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng.

Hăm háng khi mang thai là tình trạng sẽ khiến các mẹ vô cùng khó chịu, tuy nhiên tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện nếu mẹ tuân thủ những cách trị hăm cho bà bầu trên. Hy vọng bài viết sẽ giúp chị em hiểu hơn về tình trạng hăm háng, cũng như những cách cải thiện phù hợp cho giai đoạn quan trọng này. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds