Cách trị ho cho bà bầu tháng cuối hiệu quả, an toàn nhất

Mang thai các tháng cuối thai kỳ các mẹ vừa hồi hộp, lo lắng vừa vui mừng vì sắp chào đón “thiên thần nhỏ”. Và thời gian này, cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi, một số mẹ gặp phải tình trạng ho nhiều. Điều này khiến các mẹ vô cùng lo lắng bởi đây là giai đoạn nước rút, các mẹ phải chuẩn bị thật tốt cả về sức khỏe và tinh thần. Lúc này, nếu mẹ bầu can thiệp điều trị hay áp dụng các biện pháp giảm ho không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi cũng như các rủi ro phát sinh. Trong bài viết này, Mỹ Phẩm Bà Bầu sẽ mách cho các mẹ một số cách trị ho cho bà bầu tháng cuối an toàn, hiệu quả nhé.

Bà bầu bị ho tháng cuối là do đâu?

Ho chính là phản ứng của cơ thể, thường xuất hiện khi mà cơ quan hô hấp bị kích thích. Phản ứng này sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại cũng như dịch nhầy ứ đọng trong cơ quan hô hấp ra ngoài, nhất là mũi họng.

Khi mang thai, sức khỏe mẹ bầu suy yếu và khi càng về cuối thai kỳ thì sức khỏe của mẹ càng trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, mẹ bầu rất dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp như mắc tình trạng ho kéo dài. Để tìm được cách trị ho cho bà bầu tháng cuối hiệu quả, trước hết nên nắm rõ các nguyên nhân gây ho là gì nhé.

Thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi là yếu tố dễ gây bệnh nhất đối với những đối tượng có sức khỏe yếu và không có sức đề kháng như phụ nữ mang thai. Do đó, thời điểm giao mùa, các mẹ rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp gây ho kéo dài. Nhất là vào mùa đông khi trời trở lạnh đột ngột.

Thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ mang thai dù ở những tháng đầu hay ở những tháng cuối thì nồng độ hormone trong cơ thể đều sẽ có sự biến động và thay đổi bất thường. Chính điều này, khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp và xuất hiện biểu hiện từ ho nhẹ đến nặng.

Không khí ô nhiễm

Môi trường, không khí ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ho cho bà bầu ở những tháng cuối thai kỳ. Bởi môi trường ô nhiễm có chứa nhiều bụi bẩn, virus, vi khuẩn, chất khí, khói gây bệnh.

Vấn đề dị ứng

Cơ thể mẹ bầu nhạy cảm nhưng nếu chẳng may tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, mạt bụi, phấn hoa, lông thú cưng, khói thuốc, nấm mốc,… cũng có thể khiến cho niêm mạc đường hô hấp bị kích thích. Từ đó, mẹ bầu bị ho dai dẳng, đôi khi đi kèm với chảy nước mũi, đỏ mắt,…

Một số nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu bị ho
Một số nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu bị ho

Trào ngược dạ dày

Tháng cuối là khoảng thời gian thai nhi đã phát triển lớn để chuẩn bị chào đời. Điều này khiến cho tử cung của các mẹ phải mở rộng hơn, từ đó gây áp lực lên dạ dày. Khi đó, dạ dày bị chèn ép dẫn đến acid dịch vị trong dạ dày trào ngược lên cổ họng. Đây chính là nguyên nhân gây ngứa cổ, dẫn đến ho kéo dài, thậm chí đau rát họng ở bà bầu tháng cuối.

Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu

Sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu có xu hướng giảm. Điều này là do các thay đổi sinh lý trong cơ thể. Đây cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập và làm phát sinh các tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan hô hấp, gây ho cho mẹ bầu.

Một số bệnh ở đường hô hấp

Một số mẹ bầu ở tháng cuối bị ho cũng cũng có thể là mẹ từng có tiền sử hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản, viêm hô hấp,…

Bà bầu bị ho tháng cuối có nguy hiểm hay không?

Bà bầu khi bị ho trong tháng cuối thai kỳ mang tâm lý lo lắng vì sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và em bé. Theo thông thường, ho không phải là triệu chứng quá nghiêm trọng, nhưng nếu ở 3 tháng cuối thai kỳ thì các mẹ không được chủ quan mà phải hết sức chú ý.

Bởi lúc này, những cơn ho kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Việc ho kéo dài có thể dẫn đến sự co thắt vùng ngực của các mẹ bầu. Lúc này, các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là đau đớn mỗi khi cơn đau kéo đến. Cho nên, các mẹ thường sẽ chán ăn, khó ngủ và ho ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến mẹ ngủ không được đủ và ngon giấc. Nếu càng kéo dài sẽ khiến cơ thể mẹ suy nhược. Khi đó, do không có đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý, thai nhi cũng sẽ chậm phát triển, thiếu hụt dinh dưỡng trong tháng cuối.

Không những vậy, mà khi mẹ bầu ho nhiều, ho liên tục mức độ mạnh ở tháng cuối thai kỳ sẽ kích thích cơn co thắt tử cung. Việc này dễ gây động thai và dọa sinh non trong giai đoạn tháng cuối thai kỳ.

Ngoài ra, khi ho nhiều kéo dài còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng hô hấp ở mẹ bầu. Nếu không phát hiện và và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Thậm chí nguy hiểm hơn là thai nhi có thể bị mất tim thai một cách đột ngột.

Vì vậy, các mẹ lưu ý quan sát và theo dõi tình trạng sức khỏe, triệu chứng để ngăn ho kéo dài nhằm bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bà bầu bị ho tháng cuối khi nào nên tới gặp bác sĩ?

Nếu như mẹ bầu bị ho ở tháng cuối thai kỳ mà không có sự thuyên giảm và còn có những dấu hiệu đi kèm bất thường cần đến gặp ngay bác sĩ để kịp thời đưa ra hướng giải quyết.

Cụ thể như sau:

– Mẹ bầu bị ho khó thở, nhịp thở khó khăn ảnh hưởng đến sinh hoạt

– Ho dai dẳng, ho kéo dài, đau rát cổ họng, tức ngực

– Ho có đờm, ho ra máu

– Ho kèm theo sốt

– Ho kèm dấu hiệu kích thích tử cung

Khi mẹ bầu tháng cuối bị ho kèm triệu chứng bất thường nên khám bác sĩ ngay
Khi mẹ bầu tháng cuối bị ho kèm triệu chứng bất thường nên khám bác sĩ ngay

Cách trị ho cho bà bầu tháng cuối hiệu quả

Thời gian mang thai là thời điểm mà cơ thể người phụ nữ nhạy cảm và khá đặc biệt. Do đó, khi bị bệnh các mẹ bầu cần chú ý đến việc lựa chọn các phương pháp điều trị sao cho vẫn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nếu như các cơn ho làm mẹ khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe, các mẹ có thể ưu tiên các biện pháp lành tính tại nhà trước khi điều trị bằng thuốc nhé.

Xông hơi với tỏi giúp giảm ho

Tỏi là nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ nhờ có hàm lượng hoạt chất allicin tương đối cao. Vì thế, sử dụng tỏi xông có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Dùng tỏi khá là an toàn cho mẹ bầu tháng cuối bị ho. Cách này giúp làm loãng dịch đờm, khai thông đường thở và ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại.

Để thực hiện, các mẹ chuẩn bị 5-7 tép tỏi tươi, bóc vỏ sạch đem đi dập dập rồi cho vào 2 lít nước sôi. Sau đó, các mẹ sử dụng chiếc khăn lớn trùm kín đầu để xông. Trong quá trình xông, các mẹ hít thở sâu để các tinh dầu tỏi có thể len lỏi sâu vào trong đường thở. Với cách này, các mẹ có thể thực hiện 1-2 lần/ngày để giảm ho nhanh chóng nhé.

Quất, chanh ngâm mật ong

Quất và chanh hay mật ong đều là những thành phần giàu vitamin, khoáng chất và có đặc tính kháng khuẩn hiệu quả. Thế nên, sự kết hợp giữa những nguyên liệu này giúp mẹ giảm bớt tình trạng ho.

Thực hiện cũng rất đơn giản, các mẹ có thể tự làm tại nhà. Đầu tiên, các mẹ rửa sạch trái quất, chanh rồi cắt lát mỏng hoặc cắt đôi bỏ hạt. Sau đó, xếp lần lượt một lớp quất, chanh rồi một lớp mật ong vào trong lọ thủy tinh sạch sao cho mật ong được rưới đều ngấm vào quất và chanh. Đậy kín nắp hũ và đợi khoảng vài ngày mẹ bầu có thể sử dụng. Mẹ bầu có thể ngậm trực tiếp lát chanh hay quất hoặc pha với nước ấm để uống.

Lê chưng đường phèn

Lê chưng đường phèn là cách trị ho dân gian rất lành tính và an toàn cho bà bầu bị ho tháng cuối. Mẹ bầu chuẩn bị quả lê và đem đi rửa sạch, sau đó gọt vỏ và bổ thành miếng nhỏ vừa ăn. Tiếp đến, các mẹ đem lê và đường phèn đặt trong tô lớn đi đun cách thủy khoảng 15-20 phút đến khi đường tan hết và lê chín mềm. Lúc này, mẹ bầu đợi nguội và dùng trực tiếp.

Trà gừng mật ong

Gừng tươi có tính ấm, còn có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, giảm ho vô cùng hiệu quả. Kết hợp với mật ong không chỉ giàu dưỡng chất mà còn giàu các chất chống oxy hóa có tác dụng gia tăng sức đề kháng, làm dịu cổ họng, làm giảm kích thích niêm mạc hô hấp.

Để làm trà gừng mật ong, trước tiên các mẹ rửa và gọt vỏ 1 củ gừng tươi, sau đó thái lát mỏng. Tiếp đến, đun sôi 1 cốc nước lọc và cho 4 lát gừng vào và vẫn tiếp tục đun lửa nhỏ. Tiếp theo, lọc bỏ lát gừng và thêm 1 thìa mật ong vào là mẹ có thể có nước gừng mật ong ấm bổ sung.

Trà gừng mật ong vừa ấm bụng vừa giúp mẹ bầu giảm cơn ho
Trà gừng mật ong vừa ấm bụng vừa giúp mẹ bầu giảm cơn ho

Sử dụng nghệ và muối

Cả nghệ và muối đều là những nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Cho nên sự kết hợp sẽ giúp giảm các triệu chứng về đường hô hấp, giảm đau họng và ho vô cùng hiệu quả. Nguyên liệu lành tính, mẹ bầu tháng cuối có thể áp dụng để cải thiện triệu chứng ho khó chịu.

Mẹ bầu cần chuẩn bị ½ thìa bột nghệ và một chút muối cho vào hòa tan trong 150ml nước ấm. Sau đó, mẹ có thể bổ sung, và có thể uống mỗi ngày 1 cốc để nhanh chóng đẩy lùi cơn ho.

Trị ho cho bà bầu tháng cuối cần lưu ý những gì?

Để thuyên giảm triệu chứng ho, nhanh chóng lấy lại sức khỏe chuẩn bị “vượt cạn”, các mẹ bị ho ở giai đoạn tháng cuối thai kỳ cần lưu ý một số điều sau;

– Mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ sớm để cải thiện sức khỏe cũng như sức đề kháng chống lại bệnh.

– Hạn chế đến những nơi đông người hay môi trường nhiều khói bụi, những nơi có gió lạnh, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao

– Làm sạch cơ thể bằng nước ấm, có thể tắm nhanh. Tránh tình trạng tắm lâu và nhiều lần vì càng làm triệu chứng ho thêm nặng

– Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối ấm pha loãng để sát khuẩn, làm sạch vùng hầu họng,…

– Nếu có thể, khi tắm mẹ nên cho 1 ít tinh dầu tràm để giảm ho và cảm lạnh

– Khi thời tiết thay đổi, gió lạnh các mẹ nên mặc kín, mặc ấm để bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể

– Không tùy tiện sử dụng thuốc ho khi chưa có sự cho phép của bác sĩ

– Mẹ bầu nên uống nhiều nước trong ngày, nhất là sau cơn ho để làm dịu cổ họng

– Cân bằng và bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng. Đặc biệt chú ý bổ sung thực phẩm rau củ quả giàu vitamin C như cam, bưởi, đu đủ chín, nho, kiwi,… và các loại rau cải, súp lơ,… Đồng thời, trong chế biến món ăn cũng nên bổ sung thêm hành, tỏi, sả, nghệ trong món ăn.

– Luôn phải theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu như triệu chứng dai dẳng, trở nặng thì nên đến khám bác sĩ ngay nhé.

Bà bầu bị ho nên ăn gì, uống gì?

Đây là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm bởi các mẹ đều mong muốn lấy lại sức khỏe và chấm dứt cơn ho nhanh chóng. Trong thời gian bị ho, các mẹ hãy cố gắng bổ sung dinh dưỡng, tránh tình trạng chán ăn và bổ sung đa dạng dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe cũng như cải thiện sức đề kháng.

Những gợi ý sau đây sẽ giúp mẹ nhanh khỏe hơn:

– Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, kiwi, dâu tây, táo,… Các loại rau cải, súp lơ, cà chua, giá đỗ,… Nếu mẹ không ăn trực tiếp có thể xay sinh tố hay ép để lấy nước uống.

– Nên ăn thực phẩm giàu Sắt bao gồm thịt, rau bina, các loại ngũ cốc họ đậu, đậu Hà Lan, mộc nhĩ,…

– Ăn các món cháo dinh dưỡng như cháo gà, hạt sen.

– Nên uống nước ấm hàng ngày.

– Nên uống sữa ấm.

– Bổ sung vitamin khoáng chất đầy đủ theo lời bác sĩ dặn để tăng cường sức khỏe

Bổ sung vitamin C trong chế độ dinh dưỡng giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, giảm ho
Bổ sung vitamin C trong chế độ dinh dưỡng giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, giảm ho

Bà bầu bị ho không nên ăn gì, uống gì?

Bên cạnh các thực phẩm nên bổ sung, các mẹ cũng nên lưu ý kiêng các thực phẩm không tốt trong khi bị ho. Bởi các thực phẩm có thể làm gia tăng thêm triệu chứng, khiến cơn ho nặng hơn.

Dưới đây là một số thực phẩm mẹ bầu nên kiêng khi bị ho:

– Kiêng ăn đồ tái sống

– Kiêng ăn đồ tanh, lạnh

– Kiêng ăn thực phẩm đóng gói sẵn.

– Không ăn cá, hải sản lạnh.

– Kiêng uống thức uống lạnh, đồ ngọt có ga, bia.

– Kiêng uống nước cam, sinh tố có đá lạnh

– Kiêng ăn đồ muối như dưa chua muối, măng muối, cà muối

– Kiêng các hạt gây nóng như đậu phộng, hạt dưa

– Kiêng thức ăn cay nóng

– Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán

– Kiêng thực phẩm giàu đường như bánh kẹo, nước ngọt có ga,…

Qua những thông tin về cách trị ho cho bà bầu tháng cuối trong bài viết, mong rằng các mẹ bỏ túi cho mình những kiến thức và cách trị ho bổ ích. Đồng thời có thể xây dựng được chế độ ăn uống cũng như chăm sóc phù hợp nhằm nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng. Tốt nhất, nếu triệu chứng kéo dài, mẹ bầu nên chủ động thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và có cách can thiệp kịp thời nhé.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds