#Cách trị mụn mép môi cho bà bầu đơn giản hiệu quả

Nội tiết tăng mạnh khiến nhiều vùng da trên cơ thể mẹ bị mọc mụn. Trong đó, mụn ở mép/vành môi cũng là tình trạng khá phổ biến ở các chị em. Tình trạng này sẽ gây đau và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, đồng thời cũng làm mẹ tự ti hơn trong giao tiếp. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho chị em những cách trị mụn mép môi cho bà bầu an toàn và hiệu quả nhất. Cùng theo chân Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin nhé.

Bà bầu bị mụn ở mép môi nguyên nhân do đâu?

Mẹ bầu bị mụn mọc ở mép miệng bởi rất nhiều nguyên nhân đến từ cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Việc xác định nguyên nhân gây ra mụn sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị cao hơn. Dưới đây là một số yếu tố gây ra mụn mép môi ở bà bầu:

Biến đổi nội tiết tố

Mọc mụn do rối loạn nội tiết được xem là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị nổi mụn, loại mụn này thường rất khó điều trị và dễ tái đi tái lại nhiều lần. Bởi khi hormone nội tiết bị biến đổi, sẽ kéo theo tình trạng tăng sinh tuyến bã nhờn. Lúc này, các vi khuẩn gây mụn phát triển, kết hợp cùng bụi bẩn, bã nhờn và “tàn dư” của lớp trang điểm, từ đó tăng nguy cơ gây ra mụn trứng cá.

Mụn mọc ở mép môi đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Mụn mọc ở mép môi đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Không vệ sinh da sạch sẽ

Da không sạch luôn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nổi mụn trứng cá. Do quá trình ăn uống và dưới tác động của môi trường hay việc bạn vệ sinh da không sạch sẽ đã vô tình khiến lỗ chân lông bị bít tắc, bã nhờn tích tụ trên da, từ đó gây nên mụn mọc quanh miệng hay thậm chí cả mặt.

Căng thẳng kéo dài

Mang thai không chỉ có những thay đổi về thể chất, mà còn là quá trình tác động lên cả tinh thần người mẹ. Trong thời gian này, mẹ sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần. Việc thường xuyên lo lắng, căng thẳng kéo dài khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, dẫn đến bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn. Đặc biệt, mẹ càng stress thì tình trạng mụn sẽ càng nặng thêm và tập trung nhiều ở các khu vực cằm, mép miệng.

Thường xuyên dùng các loại mỹ phẩm trang điểm dày

Không giống như lúc trước, làn da của chị em bầu bì rất yếu. Nếu mẹ vẫn giữ thói quen trang điểm, nhưng không làm sạch và vệ sinh da hàng ngày, các khu vực tập trung nhiều tuyến bã nhờn như cằm, trán, rãnh mũi, mép miệng đều rất dễ bị mọc mụn trứng cá.

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Các chị em thường xuyên ăn những món ăn chiên xào, cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, gia vị… cũng có khả năng mọc mụn trứng cá hơn người bình thường. Nguyên nhân là do những món ăn này có khả năng thúc đẩy da sản xuất nhiều dầu nhờn, tăng nguy cơ gây mụn.

Dùng các loại mỹ phẩm không phù hợp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mỹ phẩm khác nhau, nhưng không phải bất kỳ loại sản phẩm nào mà phụ nữ mang thai đều có thể sử dụng. Nếu các mẹ vẫn giữ thói quen sử dụng các sản phẩm trang điểm thông thường, đặc biệt sản phẩm có chứa dầu khoáng, silicone thì khả năng mọc mụn trứng cá càng cao hơn.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc mẹ bầu mọc mụn trứng cá ở mép môi còn đến từ một số nguyên nhân khách quan khác như:

– Không vệ sinh miệng sạch sẽ sau khi ăn

– Sử dụng mũ bảo hiểm, quai mũ bảo hiểm không được vệ sinh, có chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn

– Sử dụng một số loại nhạc cụ như: đàn vĩ cầm, sáo,…

– Thường xuyên nghe điện thoại, nhưng không vệ sinh thiết bị thường xuyên

– Dị ứng son môi

– Tiếp xúc drap, mền gối, không gian sống bẩn, ô nhiễm, có nhiều bụi bẩn.

Bà bầu bị mụn ở mép môi thường là mụn nào?

Mép môi là khu vực khá nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi nhiều yếu tố. Do đó, khi bị kích ứng, vùng da ở mép môi có thể mọc lên nhiều loại mụn khác nhau, điển hình phải kể đến một số loại mụn như:

– Mụn nước: Mụn nước thường nổi lên trên bề mặt da, có hình dạng trong, bên trong có dịch đôi khi xuất hiện cả mủ nếu bị nặng. Mụn có nhiều kích thước khác nhau, gây ngứa, nóng và đau khi nốt mụn bị vỡ ra.

– Mụn rộp: Mụn rộp là loại mụn khá phổ biến xảy ra do không vệ sinh sạch miệng sau khi ăn, dị ứng thực phẩm. Đây là những vết phồng rộp trên khu vực mép môi. Chúng có thể trở nặng và vỡ ra, bên trong có dịch. Triệu chứng đôi khi cũng có thể đi kèm với sưng hạch, sốt, đau nhiều, chảy nước dãi.

– Mụn trứng cá: Các chị em bầu bì rất dễ bị mọc mụn trứng cá khi không vệ sinh sạch da. Mụn trứng cá có thể mọc ở trên vùng da khác nhau trên khuôn mặt như má, trán và mũi, đôi khi cũng xuất hiện ở mép miệng, cằm và vùng quai hàm.

Mụn trứng cá là loại mụn mọc ở mép môi khá bổ biến ở mẹ bầu
Mụn trứng cá là loại mụn mọc ở mép môi khá bổ biến ở mẹ bầu

Mụn ở mép môi bà bầu có trị được hay không?

Mụn mép môi nói chung và mụn trứng cá nói riêng ở bà bầu phần lớn là do nội tiết, vì vậy việc điều trị cũng tương đối khó khăn. Tuy nhiên, không phải là không thể điều trị. Hiện nay có rất nhiều phương pháp an toàn dành cho mẹ bầu.

Mỗi vị trí mọc mụn sẽ có những phương pháp khác nhau, tùy theo tình trạng da của mẹ. Để điều trị mụn hiệu quả trong thời gian này, mẹ cần tìm hiểu rõ các thông tin về điều trị mụn cho bầu. Đồng thời chọn lọc ra những phương pháp, sản phẩm an toàn để điều trị. Tốt nhất nếu chưa chắc chắn về việc tự điều trị, mẹ nên đến các phòng khám da liễu để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Cách trị mụn ở mép môi cho bà bầu hiệu quả nhất

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị mụn khác nhau, tuy nhiên, việc điều trị mụn cho mẹ bầu luôn cần đặt cao tiêu chí an toàn. Chị em có thể tham khảo một số cách trị mụn ở mép môi cho bà bầu sau:

Sản phẩm trị mụn cho bà bầu

Không quá khắt khe như một số người tưởng tượng, trên thực tế thì mẹ bầu vẫn có thể dùng một số loại sản phẩm bôi ngoài da để trị mụn. Tuy nhiên, việc lựa chọn sản phẩm trị mụn cần chọn lọc và kỹ lưỡng.

Để trị mụn an toàn, chị em không nên dùng các sản phẩm trị mụn có chứa những thành phần như: Kháng sinh Tetracycline, doxycycline và minocycline; những thành phần có dẫn xuất từ vitamin A (adapalene, tretinoin); nhóm thuốc kháng nội tiết androgen như flutamide, spironolactone… Ngoài ra, những sản phẩm thành phần tạo hương thơm, chất tạo màu và các nhóm chất bảo quản cũng không phù hợp cho mẹ bầu. Thay vì dùng các sản phẩm có chứa các thành phần trên, chị em có thể chọn những sản phẩm có các thành phần lành tính hơn như: BHA liều thấp <2%, AHA <12%, benzoyl peroxide <5%,.. để sử dụng.

Theo các bác sĩ da liễu, để điều trị mụn an toàn trong thai kỳ, tốt nhất ngay từ khi mang thai, mẹ bầu nên chuyển ngay sang các sản phẩm bôi ngoài da có thành phần thiên nhiên hoặc hữu cơ để sử dụng. Mẹ có thể tham khảo một số thương hiệu hữu cơ được nhiều thai phụ tin tưởng như Juice Beauty hoặc Mukti Organics. Đây là hai dòng mỹ phẩm hữu cơ cao cấp đến từ Úc và Mỹ, đều đã được cả USDA và ACO chứng nhận, với các sản phẩm trị mụn nổi bật như:

– Serum Trị Mụn Hữu Cơ Juice Beauty Blemish Clearing Serum: Juice Beauty Blemish Clearing Serum là sản phẩm trị mụn khá đặc biệt của nhà Juice Beauty với khả năng điều trị và cải thiện mụn do thay đổi nội tiết tố. Do đó, sản phẩm này được các bác sĩ đưa vào danh sách khuyên dùng của các chị mẹ bầu bì.

– Tinh Chất Trị Mụn Hữu Cơ Cho Bà Bầu Mukti Blemish Control: Đây là tinh chất điều trị và ngừa mụn viêm “thần thánh” của các mẹ bầu, sản phẩm phù hợp với đa số các loại mụn trứng cá, kể cả những loại mụn gây ra do Corticoid. Với các thành phần hữu cơ giúp tối ưu khả năng kháng viêm, giảm đau và thúc đẩy quá trình phục hồi cho da.

– Kem Dưỡng Cân Bằng Ẩm Kiểm Soát Dầu Mukti Aloe Vera Moisturiser: Mukti Aloe Vera Moisturiser là sản phẩm điều trị mụn bằng tính chất cân bằng dầu nước cho da, đồng thời điều tiết quá trình tiết dầu nhờn, ngăn ngừa tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, sản phẩm cũng có tác dụng hồi phục sức sống cho làn da bằng cách làm dịu và nuôi dưỡng làn da.

Tinh Chất Trị Mụn Hữu Cơ Cho Bà Bầu Mukti Blemish Control
Tinh Chất Trị Mụn Hữu Cơ Cho Bà Bầu Mukti Blemish Control

Dịch vụ trị mụn cho bà bầu

Với những người bình thường, khi mọc mụn ở mép miệng, mọi người có thể dùng một số loại thuốc bôi hoặc uống mua ngoài tiệm thuốc. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi bác sĩ có nhiều chuyên môn để an toàn cho cả mẹ và trẻ. Do đó, nếu mẹ bầu có nhu cầu điều trị khi mang thai hoặc tình trạng mụn mép môi ngày càng nặng hơn, tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có những phương pháp điều trị phù hợp.

Để điều trị an toàn, mẹ nên chọn các phòng khám da liễu hoặc phòng khám chuyên khoa dành cho phụ nữ mang thai để điều trị. Đặc biệt, mẹ cần chọn lọc các phòng khám có bác sĩ da liễu thăm khám, hoặc các bác sĩ là người theo sát trong quá trình điều trị.

Nếu ở TP. HCM, chị em có thể đến Dr. Mommy. Đây là phòng khám da liễu dành cho phụ nữ mang thai, kết hợp cùng showroom sản phẩm/mỹ phẩm dành riêng cho mẹ bầu. Với ưu điểm kết hợp đặc biệt này, các mẹ đến với phòng khám sẽ được bác sĩ da liễu với nhiều năm kinh nghiệm thăm khám da. Dựa vào nhu cầu và nền da vốn cố, mỗi mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn những phác đồ điều trị chuyên biệt cá nhân hóa phù hợp nhất. Dr. Mommy tọa lạc tại 96 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận, TP.HCM (P12 cũ) với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn đang chờ đón. Các mẹ đặt lịch khám với bác sĩ hãy liên hệ ngay hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được tư vấn nhé.

Sử dụng các phương pháp tự nhiên

Bên cạnh những phương pháp khoa học trên, mẹ bầu cũng có thể tham khảo những cách trị mụn ở mép môi cho bà bầu từ dân gian như:

Tỏi

Với tính năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, tỏi có khả năng làm dịu vùng da tổn thương. Đồng thời, các đặc tính này cũng có tác dụng giúp làm giảm sưng, viêm và làm lành vết mụn hiệu quả.

Để thực hiện, mẹ hãy đem tỏi lột vỏ và đập dập. Đắp trực tiếp tép tỏi tươi lên nốt mụn. Để thư giãn trong 10-15 phút và sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Nha đam

Bên cạnh tỏi, nha đam cũng là nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn cao. Thêm vào đó, nha đam còn có khả năng làm dịu và chống viêm nhiễm, giúp vết thương lành nhanh hơn. Hơn nữa phương pháp dùng nha đam không gây đau, rát giúp các mẹ cảm thấy dễ chịu hơn khi dùng tỏi.

Để sử dụng, mẹ cần rửa sạch lá nha đam, gọt vỏ và lấy phần gel bên trong. Thoa lên môi và vùng da bị mụn, có thể kết hợp massage trong vòng 5-10 phút và rửa lại bằng nước sạch.

Tinh bột nghệ

Thành phần Curcumin trong củ nghệ được đánh giá cao với khả năng diệt khuẩn, trị mụn hiệu quả. Không những vậy, tinh bột nghệ còn có thể giúp làm mờ thâm sẹo sau mụn.

Để thực hiện, mẹ hãy trộn tinh bột nghệ với nước ấm, trộn đều để có hỗn hợp sánh mịn. Thoa lên vùng da bị mụn, massage trong vòng 30 giây – 1 phút. Để thư giãn trong 5 phút và rửa mặt với nước lạnh.

Mật ong

Trong thế giới làm đẹp, mật ong là thành phần rất phổ biến với các chị em. Với công dụng giúp kháng khuẩn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, mật ong còn cung cấp độ ẩm cho da giúp da mụn nhanh chóng phục hồi.

Để sử dụng, mẹ hãy thoa đều mật ong nguyên chất lên nốt mụn.Để thư giãn trong 15-20 phút, sau đó rửa lại với nước lạnh.

Chị em lưu ý là nên chọn đúng các loại mật ong lưu ý để tránh gây dị ứng nhé. Ngoài ra, các thành phần thiên nhiên chỉ nên dùng cho những vùng da bị mụn trứng cá nhẹ, chưa viêm. Nếu mụn trứng cá đã viêm, có vết thương hở thì không nên sử dụng để tránh nhiễm trùng, khiến mụn ngày càng nặng hơn.

Không phải loại mụn nào cũng có thể sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên
Không phải loại mụn nào cũng có thể sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên

Trị mụn ở mép môi cho bà bầu cần lưu ý gì?

Khi bị mụn ở mép miệng, ngoài việc tìm cách trị mụn ở mép môi cho bà bầu, chị em cũng cần nắm một số lưu ý sau để hỗ trợ cho quá trình điều trị và phục hồi:

– Chú ý nhiều trong việc vệ sinh da mặt hàng ngày. Thực hiện đủ các bước làm sạch cho khuôn mặt như: tẩy trang, dùng sữa rửa mặt,… Ngoài ra, các mẹ nên dùng thêm tẩy tế bào chết định kỳ để giúp da loại bỏ các tế bào sừng “dư thừa” trên da. Thêm vào đó, cũng cần chọn lọc những loại sữa rửa mặt có độ pH phù hợp để tránh mụn bùng phát.

– Lựa chọn các loại kem, mỹ phẩm điều trị mụn hữu cơ hoặc phù hợp với phụ nữ mang thai.

– Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Bổ sung thêm rau củ và trái cây trong chế độ ăn uống, đồng thời uống đủ nước và ngủ đủ giấc để giúp cơ thể khỏe mạnh.

– Không cạy, nặn, bóp hoặc móc nốt mụn.

– Ưu tiên dùng các sản phẩm trang điểm cho bà bầu, không có chứa các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông như silicone, dầu khoáng, cồn,…

– Hạn chế để son môi lem ra các vùng da bị mụn quanh miệng.

– Lau miệng sạch sẽ sau khi ăn uống

– Vệ sinh các đồ dùng thường sử dụng hàng ngày như: mũ bảo hiểm, nhạc cụ, điện thoại,…

– Thường xuyên vệ sinh khu vực sống, mền gối.

– Tắm rửa và làm sạch da sau khi vận động.

Nhìn chung, khu vực da quanh mép miệng bị mọc mụn có thể tới từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, nếu tình trạng mụn của mẹ ngày càng nặng thì nên đến phòng khám da liễu để được bác sĩ kiểm tra, không tự ý uống thuốc hoặc dùng sản phẩm khi chưa có chỉ định. Tại phòng khám, bác sĩ sẽ nhanh chóng giúp mẹ tìm ra được nguyên nhân gây ra mụn, từ đó cũng có phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ cơ bản về các cách trị mụn ở mép môi cho bà bầu an toàn nhất. Nếu mẹ có nhu cầu điều trị mụn, hoặc tìm các sản phẩm điều trị mụn khi mang thai, hãy liên hệ ngay hotline của Mỹ Phẩm Bà Bầu để đặt lịch hẹn cùng bác sĩ nhé.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds