3 tháng đầu nên ăn gì để vào con để thai nhi khỏe mạnh

3 tháng đầu là giai đoạn vô cùng quan trọng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ sau này của trẻ. Vậy 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con? Những thực phẩm dinh dưỡng và điều cần lưu ý mà mẹ cần nắm là gì? Hãy nắm bắt những thông tin này qua bài viết sau.

Tại sao chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu lại quan trọng?

Có thể mẹ bầu chưa biết, tuy trong 3 tháng đầu tiên, trẻ còn bé xíu nhưng đã phát triển hầu hết các cơ quan quan trọng. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của con sẽ bắt đầu hình thành. Đến tuần thứ 6, não và tủy sống hình thành. Song song đó là sự phát triển của tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Đến cuối tuần thứ 12, con đã phát triển hầu hết các bộ phận quan trọng như chân, tay, mắt mũi,… Tuy chưa hoàn thiện, nhưng có thể nói 3 tháng đầu chính là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này.

‘3 tháng đầu nên ăn gì để vào con’ là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu
‘3 tháng đầu nên ăn gì để vào con’ là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu

Trong giai đoạn này, để giúp trẻ phát triển toàn diện, mẹ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất cần thiết như axit folic, canxi, sắt, vitamin D,… Nếu mẹ không chú ý việc cung cấp dinh dưỡng cho con, trẻ có thể bị dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là sảy thai. Do đó, chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong 3 tháng đầu tiên là vô cùng cần thiết để người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé cũng được phát triển toàn diện.

Các chất dinh dưỡng nào cần thiết cho bà bầu 3 tháng đầu?

Để biết 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con, mẹ bầu cần phải hiểu về tháp nhu cầu năng lượng của phụ nữ mang thai. Muốn trẻ phát triển, cơ thể người mẹ cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Cụ thể, trong tháp nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, mẹ bầu cần khoảng 2300 – 2400 kcal/ngày. Đặc biệt, mẹ rất cần các chất dinh dưỡng thiết yếu như:

– Acid folic: Đây là hợp chất giúp giảm nguy cơ gây dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống ở trẻ. Mẹ có thể bổ sung hợp chất này qua các loại rau có màu sẫm, thịt gia cầm, ngũ cốc,… Ngoài ra, chị em cũng có thể bổ sung thông qua viên uống theo hướng dẫn từ bác sĩ.

– Protein: Hàm lượng protein đóng vai trò rất quan trọng cho quá trình phát triển mô bào thai. Đồng thời, hợp chất này còn có khả năng tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ. Đảm bảo khả năng sản sinh máu, giúp mẹ và bé khỏe mạnh. Mẹ có thể bổ sung hợp chất này thông qua đa dạng các loại thực phẩm giàu protein như cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và thịt heo,… Trong giai đoạn này, mẹ bầu sẽ cần khoảng 85 – 90g protein/ngày.

– Sắt: Sắt là vi chất vô cùng quan trọng cho việc sản sinh máu. Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 36 – 40mg sắt mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Sắt thường có trong các loại thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh có màu đậm,… Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng thêm viên uống sắt theo chỉ định của bác sĩ.

– Vitamin A: Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A/ngày. Hợp chất này thường có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, thịt, cá, sữa, gan động vật, rau màu xanh sẫm, các loại củ quả có màu vàng, đỏ.

– Canxi và vitamin D: Hai thành phần dinh dưỡng quan trọng này sẽ giúp trẻ phát triển hệ xương và răng trong thai kỳ. Mẹ có thể bổ sung hai vi chất này bằng cách ăn các thực phẩm như trứng, tôm, cá, cua, sữa, rau xanh, đậu đỗ và tắm nắng vào sáng sớm. Nếu cần thiết, mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung dưỡng chất bằng các loại thực phẩm bổ sung.

– Vitamin C: Vitamin C là loại vitamin có rất nhiều chức năng. Trong đó, công dụng điển hình của chúng được nhiều người biết đến là khả năng tăng cường đề kháng. Với tác dụng này, vitamin C sẽ giúp mẹ ngăn ngừa bệnh cảm lạnh, cúm, đồng thời giúp xương trẻ chắc khỏe hơn. Vitamin C có hầu hết trong tất cả các loại rau, củ, quả. Do đó, nếu muốn bổ sung vi chất này, mẹ hãy bổ sung thật nhiều rau và trái cây trong bữa ăn mỗi ngày.

– Các nguyên tố vi lượng khác: Ngoài các chất dinh dưỡng nêu trên, cơ thể mẹ bầu còn cần rất nhiều các dưỡng chất khác như magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,… Những nhóm dinh dưỡng này chính là những yếu tố giúp cơ thể trẻ lớn lên mỗi ngày.

3 tháng đầu mang thai mẹ bầu cần ăn bao nhiêu là đủ?

Với quan niệm dân gian “ăn cho hai người”, nên một số chị em cố gắng “ăn lấy ăn để” hòng giúp con khỏe mạnh hơn. Trên thực tế, trẻ không hề hấp thu được nhiều hơn các chất dinh dưỡng khi mẹ cố gắng ăn quá nhiều cùng một lúc. Thực ra, “ăn nhiều mới khỏe” chưa chắc đã sai, tuy nhiên lại cũng không hoàn toàn đúng. Bởi lúc này, trẻ chỉ mới bằng một hạt đậu. Do đó, mẹ sẽ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để con phát triển. Nhưng không phải nạp quá nhiều năng lượng, mà là nên hấp thu các dưỡng chất thiết yếu.

3 tháng đầu là lúc bụng mẹ chưa lớn, lượng calo của phụ nữ mang thai cần cũng không khác gì người bình thường
3 tháng đầu là lúc bụng mẹ chưa lớn, lượng calo của phụ nữ mang thai cần cũng không khác gì người bình thường

Nếu mẹ bầu có cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe ổn định, trọng lượng trung bình, lượng calo khuyến cáo mỗi ngày của mẹ sẽ cần khoảng 2000 calo. Một số chị em có thể có nhu cầu nhiều hơn, tầm 2300 – 2400 kcal/ngày. Con số này không quá khác biệt so với người bình thường.

3 tháng đầu nên ăn gì để vào con

Có thể nói, để giải đáp cho câu hỏi 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con thì việc cung cấp quá nhiều năng lượng là điều không cần thiết. Thay vào đó, mẹ bầu hãy bổ sung các thực phẩm có chứa những dưỡng chất quan trọng cho mẹ và trẻ. Cụ thể:

Thịt nạc

Nhìn chung, nạc của bò, lợn hay gà đều là những nguồn protein rất tốt. Đặc biệt, các loại thịt đỏ như thịt bò còn bổ sung thêm sắt, choline và các nhóm vitamin B khác. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết để cung cấp cho thai phụ.

Trứng

Không chỉ chứa nhiều protein, trứng còn là nguồn cung cấp choline vô cùng tuyệt vời. Dưỡng chất này sẽ giúp trẻ phát triển trí não và ngăn ngừa sự phát triển bất thường của não và cột sống. Có một lưu ý nhỏ là mẹ chỉ nên ăn trứng chín kỹ trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Trứng là nguồn protein và choline tuyệt vời
Trứng là nguồn protein và choline tuyệt vời

Khoai lang

Trong khoai lang rất giàu hàm lượng beta-caroten, đây là một chất tiền vitamin A. 1 củ khoai lang có thể cung cấp đến 400% lượng vitamin A. Vì vậy, thay vì bổ sung vitamin A từ các nội tạng động vật, khoai lang sẽ là lựa chọn tốt hơn với mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Đặc biệt, nguồn beta-caroten và chất xơ dồi dào sẽ đảm bảo cho bé hình thành và phát triển toàn diện.

Các loại rau tốt

Nếu mẹ vẫn còn khó khăn trong việc chọn loại rau khi mang thai, thì các loại rau sẫm màu, bông cải xanh chính là lựa chọn tuyệt vời. Bởi trong chúng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú. Hầu hết các chất cần thiết mà mẹ bầu cần như vitamin C, vitamin A, vitamin K, sắt, kali, canxi và folate,… đều “gói gọn” trong một cây súp lơ nhỏ. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ dồi dào từ rau xanh sẽ giúp mẹ hỗ trợ tiêu hóa, giảm ốm nghén và táo bón trong thai kỳ.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung lượng lớn protein. Protein trong các loại thịt đỏ tương đối chất lượng, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cũng khiến mẹ bầu khó tiêu, dẫn đến táo bón. Giải pháp là mẹ có thể bổ sung thêm nguồn protein từ sữa và các chế phẩm của sữa. Đặc biệt, trong sữa còn chứa nhiều canxi giúp xương mẹ chắc khỏe, trẻ cũng phát triển vững vàng.

Các loại trái cây

Ngoài những bữa ăn chính, nguồn vitamin C từ các loại trái cây như: cam, ổi, dâu và các loại trái cây khác cũng nên được mẹ bầu bổ sung vào thực đơn hàng ngày trong 3 tháng đầu. Bởi vitamin C không chỉ giúp mẹ tăng cường đề kháng, chúng còn có khả năng giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thu sắt từ các loại thực phẩm sử dụng chung.

Dầu gan cá

Trong dầu gan cá rất dồi dào các hợp chất omega-3, vitamin A, vitamin D,… Các hợp chất này vô cùng cần cho sự phát triển trí não và xương của thai nhi. Để bổ sung dầu gan cá đúng cách, mẹ nên chọn các loại dầu có chiết xuất từ các loại cá ít chứa thủy ngân để bảo vệ sức khỏe.

Một số thực phẩm bà bầu không nên ăn 3 tháng đầu

Mẹ bầu cần nhiều dinh dưỡng nhưng không có nghĩa là thực phẩm nào mẹ bầu cũng nên ăn. Mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đồng thời lưu ý một số thực phẩm không nên sử dụng để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Một số thực phẩm mà mẹ bầu cần tránh bao gồm:

– Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh như: khoai tây chiên, gà rán,… Các loại đồ ăn đóng hộp, đóng sẵn trong bao bì. Những thực phẩm này sẽ làm mẹ tăng cân nhanh chóng nhưng lại không có quá nhiều chất dinh dưỡng. Mặc khác, các thực phẩm này cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị tăng huyết áp.

– Các loại gan động vật: Tuy vitamin A cũng rất tốt cho mẹ bầu, nhưng mẹ không nên bổ sung quá nhiều. Bởi mẹ bầu bị thừa vitamin A có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho trẻ, điển hình là tình trạng dị tật thai nhi. Vitamin A lại có rất nhiều trong gan động vật, nên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều thực phẩm này. Ngoài ra, gan cubgx chứa nhiều cholesterol. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về tim mạch, huyết áp.

– Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng, dăm bông, nem chua,… Những loại thực phẩm này có nguyên liệu tươi, thường được làm bằng cách không qua chế biến. Do đó, nguy cơ chứa các loại vi khuẩn có hại khá cao. Đặc biệt, nếu không được làm kỹ, mẹ bầu còn có thể bị ngộ độc thực phẩm. Nếu muốn ăn, tốt nhất mẹ nên nấu chín kỹ trước khi sử dụng.

– Một số loại rau đặc biệt như rau răm, rau ngải cứu, rau ngót, rau sam. Mặc dù trong thai kỳ, các bác sĩ đều khuyến khích mẹ bầu nên ăn nhiều rau. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại rau nào cũng có lợi cho mẹ bầu. Một số loại rau có thể chứa các thành phần gây co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.

– Một số loại trái mà mẹ không nên sử dụng bao gồm: Đu đủ xanh, nhãn, vải, sầu riêng. Khi ăn nhiều các loại quả nóng có thể khiến mẹ bị nóng trong người, táo bón, khó chịu. Thậm chí, đã có nhiều trường hợp mẹ bầu gặp tình trạng dọa sảy thai, sảy thai, sinh non vì ăn đu đủ xanh.

– Một số loại đồ uống mà mẹ nên tránh bao gồm: đồ uống chứa các chất kích thích, rượu bia, nước ngọt, nước uống có gas,… Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh xa các loại sữa chưa được tiệt trùng.

Gà rán là một trong những phẩm mà mẹ bầu cần hạn chế
Gà rán là một trong những phẩm mà mẹ bầu cần hạn chế

Ngoài những thực phẩm trên, có một lưu ý vô cùng quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đó là mẹ bầu phải thực hiện nghiêm túc việc ăn chín, uống sôi. Đây là cách thức cơ bản và đơn giản giúp mẹ hạn chế quá trình xâm nhập của vi khuẩn đến cơ thể của mẹ. Từ đó, bảo vệ quá trình lớn lên của trẻ tốt hơn.

Cách ăn uống lành mạnh cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu

Vậy 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con và chế độ ăn uống như thế nào là lành mạnh? Hầu hết các chị em mang bầu trong thời gian đầu đều không nhận ra rằng bản thân mình đang mang thai. Vì vậy, đòi hỏi chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng trong 3 tháng đầu là điều tương đối khó. Tuy nhiên, nếu mẹ theo dõi và kiểm soát tốt chế độ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số cách ăn uống lành mạnh mà mẹ có thể tham khảo bao gồm:

Chế độ dinh dưỡng trong tháng thứ nhất

Trong tháng đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu đã bắt đầu thay đổi. Lúc này, hormone nội tiết rối loạn khiến mẹ thường xuyên bị khó chịu, có cảm giác buồn nôn. Đây là dấu hiệu điển hình của ốm nghén. Thật khó để giúp mẹ duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng có đầy đủ các chất. Nhưng, nếu có thể, mẹ hãy duy trì chế độ dinh dưỡng theo cách:

– Có thể ăn nhẹ vào bữa sáng với các thực phẩm giàu dinh dưỡng như: bánh quy mặn, hạt ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.

– Chia 3 bữa ăn thành những bữa ăn nhỏ hàng ngày. Không ăn quá nhiều cùng một lúc.

– Ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng với nguồn protein từ thịt gà và cá. Luôn duy trì thói quen uống sữa ít béo và bổ sung các chế phẩm từ sữa vào mỗi buổi sáng và tối.

– Duy trì lượng nước cần thiết hàng ngày. Tuy nhiên, không nên uống trong khi ăn.

– Hạn chế các món ăn quá khó tiêu, có nhiều chất béo, chiên, rán, quá mặn, ngọt hoặc cay. Các thực phẩm này chỉ gây ra tình trạng kích thích bao tử, khiến ốm nghén nặng thêm.

Trong tháng này, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định mẹ bầu uống thêm acid folic. Đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tự bổ sung acid folic bằng cách ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất này như: các loại rau xanh đậm, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Lưu ý, mẹ tuyệt đối không ăn các loại thức ăn chưa được nấu chín như thịt tái, sashimi, trứng chưa chín,…

Chế độ dinh dưỡng trong tháng thứ 2

Phụ nữ mang thai tăng cân là điều bình thường, nhưng tăng cân như thế nào để hợp lý mới là việc quan trọng. Trong 3 tháng đầu, trọng lượng của người mẹ sẽ có có nhiều thay đổi. Đôi khi mẹ chỉ tăng 1-2 kg hoặc 0,4 kg – 1,7 kg cũng là điều bình thường. Mặc khác, cũng có nhiều mẹ bị sút cân do sự khó chịu của ốm nghén. Trong bất cứ giai đoạn nào, trẻ cũng cần cung cấp dinh dưỡng. Tuy nhiên, để ăn cho cả hai, mẹ không cần “ăn lấy ăn để” chỉ tổn hại cho sức khỏe. Nhìn chung, lượng calo trong 3 tháng đầu của mẹ chỉ cần tăng 300. Thay vì ăn quá nhiều năng lượng, mẹ cần tập trung vào các nguồn dinh dưỡng thực sự có giá trị.

Thực phẩm dành cho mẹ bầu tháng thứ hai cần đa dạng các loại dinh dưỡng. Ưu tiên các nhóm thức ăn nằm thuộc thực phẩm thiết yếu như: ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Cố gắng hạn chế ăn thực phẩm chức nhiều calo, chất béo có hại và đường. Trong thời điểm này, axit folic vẫn đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, mẹ vẫn nên duy trì việc uống sữa để cung cấp đủ canxi cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng trong tháng thứ 3

Có thể trong 2 tháng đầu, ăn uống không phải là chủ đề yêu thích của mẹ, do những cơn ốm nghén bất chợt làm mẹ buồn nôn,mệt mỏi, khó chịu. Nhiều mẹ bầu nôn liên tục khiến thức ăn chưa kịp tiêu hóa trong dạ dày đã bị tống khứ ra ngoài. Tuy nhiên, khi qua tháng thứ 3, tình hình này sẽ cải thiện hơn trông thấy. Nếu hai tháng đầu, mẹ chưa thể cải thiện dinh dưỡng, thì tháng thứ 3 chính là thời điểm thích hợp để cân bằng dinh dưỡng.

Cấu trúc bữa ăn của mẹ bầu trong tháng thứ 3 vẫn là 3 bữa chính, kèm theo đó là 2-4 bữa ăn phụ. Vào cột mốc này, tiêu chuẩn tăng cân của mẹ là từ 0,4 kg – 1,7 kg. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số lời khuyên dinh dưỡng sau:

– Tập thói quen ăn nhiều rau và dinh dưỡng trong bữa ăn. Hạn chế các món ăn vật không dinh dưỡng, kém thân thiện như đồ ngọt, thức ăn nhanh, những loại thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, mẹ hãy chọn những món ăn nhẹ lành mạnh, có nhiều chất xơ và dinh dưỡng như: trái cây, các loại ngũ cốc, hạt và trái cây sấy khô.

– Uống ít nhất mỗi ngày 8 ly nước. Tuyệt đối không để cơ thể bị mất hoặc thiếu nước. Mẹ có thể bổ sung chất lỏng từ trái cây tươi, nước ép, súp, canh. Tuy nhiên, vẫn cần duy trì lượng sữa ít béo trong khoảng 3-4 ly/ngày.

– Tiếp tục tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung vitamin, khoáng chất từ những loại viên uống bổ sung.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình bổ sung dinh dưỡng thai kỳ. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds