Có nên cho trẻ nằm võng hay không?

Khi nhà có trẻ con, nhiều người lớn tuổi sẽ khuyên chúng ta nên cho trẻ sơ sinh nằm trên võng. Bởi vì ông bà đã từng cho trẻ nằm võng nhưng không hề gặp vấn đề gì, lại giúp con có một giấc ngủ ngon. Nhiều người lại cho rằng cho trẻ ngủ võng sẽ giúp con tránh được hội chứng đầu bẹt. Liệu có nên cho trẻ nằm võng không? Nên cho trẻ nằm võng từ tháng thứ mấy để an toàn? Hãy theo chân Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau.

Có nên cho trẻ nằm võng không?
Có nên cho trẻ nằm võng không?

Trẻ sơ sinh có nên nằm võng hay không?

Theo ông bà xưa, cho trẻ nằm võng là cách vô cùng tiện lợi giúp bé có giấc ngủ ngon, đồng thời cũng bớt được thời gian để làm những công việc khác. Tuy nhiên, một số báo cáo về nghiên cứu về việc cho trẻ nằm võng lại cho thấy những tiêu cực mà việc cho bé nằm võng quá sớm có thể đem lại. Điều này khiến chúng ta băn khoăn về tính an toàn của võng đối với trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Auckland, New Zealand đã chứng minh rằng, cho trẻ nằm võng quá sớm có thể gây ảnh hưởng đến lượng oxy mà bé có thể tiếp nhận. Ngoài ra, độ tuổi đầu đời của con thường có tỷ lệ đột tử khá cao. Do đó, nằm võng quá sớm cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho bé.

Vậy thì có nên cho trẻ nằm võng? Điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi gia đình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bố mẹ không nên cho bé nằm võng quá sớm. Đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Bởi giai đoạn này là thời điểm phát triển quan trọng của con. Dù có bận rộn đến thế nào, bố mẹ cũng cần quan sát chặt chẽ để tránh những kết quả đáng tiếc.

Cho trẻ nằm võng từ sớm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con
Cho trẻ nằm võng từ sớm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con

Trẻ nằm võng có ưu và nhược điểm gì?

Tuy việc cho trẻ nằm võng quá sớm không được khuyến khích, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những ưu điểm mà việc nằm võng có thể đem lại. Điển hình như những ưu điểm:

Ưu điểm

Lúc cho trẻ nằm võng, chiếc võng sẽ ôm trọn lấy cơ thể trẻ. Như vậy, trẻ sẽ có cảm giác được bao bọc và an toàn hơn. Ngoài ra, những chuyển động đung đưa sẽ giúp trẻ gợi nhớ lại cảm giác lúc còn ở trong tử cung của mẹ. Điều này khiến con cảm thấy an tâm, cảm xúc cũng được làm dịu. Hai ưu điểm này tạo một môi trường thoải mái, yên tâm và ấm cúng, giúp con có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Nhược điểm

Song song với các ưu điểm trên, việc cho trẻ nằm võng sớm cũng tồn tại những nhược điểm như:

– Trẻ mắc phải hội chứng rung lắc: Hội chứng này thường xảy ra ở các trẻ dưới 2 tuổi. Tuy khi còn nhỏ, hội chứng này có thể chưa thể hiện ra những hệ lụy, nhưng khi lớn lên, chúng có thể để lại nhiều hệ quả vô cùng nghiêm trọng. Hội chứng này được ví có mức độ nguy hiểm như khi người lớn gặp tai nạn chấn thương sọ não. Khi trẻ lớn lên, sự phát triển trí não của con sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí trẻ có thể bị động kinh.

– Tác động xấu đến cột sống và lồng ngực: Khi cho trẻ sơ sinh nằm võng, bé có thể gặp những tác động xấu đến cột sống và lồng ngực. Bởi hình dáng của chiếc võng thường sẽ có xu hướng võng xuống. Mà lúc này, cấu trúc xương của con chưa cứng cáp. Việc cho trẻ nằm võng thường xuyên có thể khiến bé bị gù, cổ gập, khung xương cong xuống. Ngoài ra, lạm dụng việc nằm võng có thể khiến trẻ bị móp hộp sọ.

– Gây ức chế thần kinh: Nếu mẹ bế bé ra khỏi võng sẽ khiến con bị giật mình và quấy khóc. Về lâu dài, điều này có thể gây ra những tác động không tốt đến não của trẻ hoặc gây ra tình trạng ức chế thần kinh. Tình trạng ức chế thần kinh sẽ khiến cho trẻ luôn có cảm giác bất an, lo sợ, kể cả trong giấc ngủ.

– Thần kinh vận động kém phát triển: Khi cho trẻ nằm võng trong thời gian dài, sẽ gây ra những ảnh hưởng đến thần kinh. Đặc biệt, hệ thần kinh vận động của con cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi tới tuổi, trẻ có xu hướng chậm phát triển các hoạt động như: trườn, bò, lật,… dẫn đến con ngày càng ù lì. Bên cạnh đó, việc cho trẻ nằm võng liên tục sẽ khiến tay, chân, đầu, cổ,.. khó chuyển động. Do không gian di chuyển trên võng hạn hẹp. Từ đó gây ra những tác động đến hoạt động vận chuyển máu đến não bộ, gây ra những tác động tiêu cực cho sự phát triển trí não của con sau này.

– Gây tác động xấu đến cơ bắp: Khi nằm võng, các hoạt động vận động cơ bắp của con sẽ không được thoải mái. Điều này gây hạn chế khả năng tăng sinh và nở nang cơ bắp của trẻ. Đồng thời, nằm võng nhiều cũng có thể gây ra nhiều tác động đến việc lưu thông máu, khiến trẻ chậm phát triển hơn bình thường.

– Khiến trẻ bị phụ thuộc vào võng: Khi nằm võng quá lâu, trẻ sẽ có xu hướng quen với chuyển động đung đưa của chiếc võng. Với những bé khó ngủ, việc này sẽ giúp con dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bố mẹ không nên cho trẻ ngủ có chuyển động hay rung lắc trong giai đoạn đầu đời. Ngoài ra,khi con đã quen với sự rung lắc của chiếc võng, bé sẽ bị phụ thuộc vào chúng, khó ngủ hơn nếu thiếu võng. Đến khi lớn lên, bố mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để tập cho trẻ không ngủ võng.

– Con có nguy cơ bị té ngã hoặc khó thở: Trong thời điểm trẻ biết lật, khi nằm trên võng bé sẽ rất khó để lật trở lại. Điều này có thể gây ra nguy hiểm, thậm chí là tử vong vì tắc nghẽn hoặc thiếu oxy.

– Bé dễ bị nóng: Có một số loại vải làm võng kém chất lượng, không thông thoáng có thể khiến trẻ bị nóng, dễ bị nổi rôm sảy.

Nằm võng sẽ có những ưu điểm, nhưng cũng có nhiều khuyết điểm
Nằm võng sẽ có những ưu điểm, nhưng cũng có nhiều khuyết điểm

Nguy tiềm ẩn khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Trên thực tế, hầu hết những chiếc cũi (nôi) được bán ra đều đã có những thử nghiệm về mức độ an toàn cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, võng lại chưa được áp dụng kiểm tra an toàn. Có thể nói, cho trẻ nằm võng sớm có rất nhiều nguy có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn như:

– Khi ngủ trên võng, trẻ có thể lăn sang một bên, áp mặt vào bên võng khiến trẻ khó thở.

– Khi nằm trên giường, trẻ sẽ được nằm thẳng. Tuy nhiên, khi nằm trên võng, lưng của bé sẽ bị võng, đẩy cằm về phía trước ngực khiến con khó hít thở. Điều này có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm. Chưa kế đến nằm võng nhiều có thể ảnh hưởng đến cột sống của trẻ.

– Khi bé lớn hơn, trẻ có thể lăn qua võng, rơi xuống đất và bị thương.

– Bé có thể bị mắc kẹt với những phụ kiện trên võng.

Vì những lý do trên, các chuyên gia y tế khuyên bố mẹ không nên lạm dụng võng. Chỉ nên sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, không cho trẻ nằm võng từ quá sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của con.

Cho trẻ nằm võng cha mẹ cần lưu ý gì?

Trong trường hợp cho trẻ nằm võng, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Chỉ nên cho trẻ từ 3 tháng tuổi nằm võng. Không nằm võng từ quá sớm

– Có thể cho trẻ nằm võng để ngủ trưa, không nên nằm võng qua đêm

– Phải đảm bảo không gian ngủ của bé an toàn. Chú ý đến các yếu tố có thể làm giảm nguy cơ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

– Luôn đặt bé ở tư thế nằm thẳng, không nằm nghiêng hoặc nằm sấp

– Luôn kiểm tra mức độ chắc chắn của khung đỡ

– Không đặt thêm gối hoặc đồ chơi mềm vào trong võng. Bởi trong khi trẻ ngủ, những vật dụng này có thể làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị nghẹt thở

– Chọn các loại võng dễ tháo lắp và dễ vệ sinh

– Không treo các loại phụ kiện rườm rà vào trong võng

– Không đung đưa võng quá mạnh

– Không cho anh chị lớn leo vào chung trong võng. Bởi trẻ không biết cách kiểm soát cân bằng có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ

– Phải đảm bảo có người thân và gia đình luôn theo sát bé

– Có thể đặt dưới võng một tấm đệm, phòng trường hợp bé bị ngã

– Thường xuyên giặt giũ võng, tránh trường hợp tích tụ vi khuẩn/virus gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Bố mẹ không nên cho trẻ nằm võng khi còn quá bé
Bố mẹ không nên cho trẻ nằm võng khi còn quá bé

Trẻ nên ngủ ở đâu thì an toàn?

Theo các chuyên gia, giai đoạn đầu đời là thời điểm vô cùng quan trọng cho sự phát triển của con sau này. Do đó, bé nên ở chung với bố mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Bố mẹ có thể chuẩn bị cho con một chiếc cũi hoặc để con ngủ chung với mình.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề ‘có nên cho trẻ nằm võng”. Rất hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các mẹ trong giai đoạn nuôi con sắp tới. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ

Zalo/Call