Có nên tắm cho bé khi bị sốt? Cách tắm cho trẻ đúng cách?

Sốt ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến. Lúc này, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn bình thường. Lúc này, bên cạnh những mẹo chăm sóc khi trẻ đang bị sốt sẽ là cách giúp con hạ nhiệt nhanh hơn. Trong đó, tắm cho trẻ cũng là phương pháp gây nhiều tranh cãi. Vậy có nên tắm cho bé khi bị sốt không? Cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau.

Trẻ bị sốt có những triệu chứng nào?

Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Trong khi nhiệt độ bình thường của trẻ em nằm trong khoảng 36,4 độ C – 37,5 độ C, thì trẻ có nhiệt độ cao hơn 37,8 độ C hoặc cao hơn là dấu hiệu một cơn sốt ở trẻ em.

Nhiệt độ cao hơn 37,8 độ C hoặc cao hơn là dấu hiệu một cơn sốt ở trẻ em
Nhiệt độ cao hơn 37,8 độ C hoặc cao hơn là dấu hiệu một cơn sốt ở trẻ em

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt có thể xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau, đi kèm theo đó là những triệu chứng như:

Trẻ bị sốt do virus

Trẻ bị sốt do virus có thể đi kèm theo những triệu chứng sau:

– Sốt xuất huyết: Trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục trong 2 – 6 ngày. Sau đó xuất hiện những mảng xuất huyết dưới da và dần khỏi bệnh.

– Sốt do vi rút cúm: Bé bị sốt, đi kèm theo tắc, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Một số bé có thể xuất hiện thêm triệu chứng ho, ho có đờm.

– Sốt do vi rút sởi: Trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi, mắt đỏ.

– Sốt do bệnh chân – tay – miệng: Trẻ bị sốt, đi kèm theo đó là da xuất hiện những nốt phồng rộp, đặc biệt ở bàn tay, bàn chân, quanh miệng vả cả trong miệng. Một số bé xuất hiện thêm triệu chứng bỏ ăn, mệt mỏi, quấy khóc.

– Sốt do thủy đậu: Virus này sẽ khiến bé bị sốt, đau đầu và khó chịu.

Trẻ bị sốt do nhiễm trùng

Nhóm đối tượng trẻ em thường có sức đề kháng rất yếu. Đa số các bé sẽ từng bị bệnh trước đó, nếu bệnh lý không được giải quyết sẽ có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe về sau, đặc biệt là nhiễm trùng. Một số các trường hợp sốt do nhiễm trùng phải kể đến như:

– Viêm họng: Viêm họng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sốt. Các bé có thể sốt lên đến 39- 40 độ, kèm theo các triệu chứng đau rát cổ họng, đau khi uống nước, nuốt nước bọt, khản tiếng, mệt mỏi.

– Nhiễm trùng đường hô hấp: Một số bệnh lý về đường hô hấp ở trẻ em phổ biến như: viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng phổi,… Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao, ho có đờm, khó thở, đau ngực. Thậm chí một số bé còn bị ho ra máu hoặc trong đờm có máu.

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm cầu thận, bàng quang: Nếu mắc phải bệnh lý này, trẻ có thể xuất hiện tình trạng sốt, đi kèm theo đó là tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi và có màu lạ, vùng thắt lưng bị đau âm ỉ.

– Sốt phát ban: Khi mắc bệnh sốt phát ban, trẻ thường bị sốt kèm theo triệu chứng nổi ban đỏ li ti khắp người.

– Nhiễm trùng gan – mật: Dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng gan, mật có thể là tình trạng sốt, đi kèm theo vàng da, vàng mắt, đau tức phần ngực.

– Nhiễm khuẩn não – màng não: Trẻ có thể bị sốt cao, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn. Nếu bệnh trở nặng, trẻ có thể bị co giật, hôn mê.

– Sốt ở trẻ em cũng có thể tới từ những nguyên nhân khác như: viêm tai giữa, viêm amidan, nhiễm trùng máu…

Sốt do tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng, cơ thể của một số trẻ sẽ có phản ứng lại với vaccine. Cụ thể, các trẻ có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ sau khi tiêm, đặc biệt là với các mũi tiêm nặng. Do đó, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ về các phản ứng có thể gặp phải của trẻ và cách xử lý phù hợp xong khi tiêm phòng.

Sốt do trẻ mọc răng

Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng. Trong giai đoạn này, con sẽ bị sốt, quấy khóc. Thông thường, sốt do mọc răng chỉ là biểu hiện sốt nhẹ, dưới 27,8 độ C. Hiện tượng này sẽ biến mất sau khoảng 1 – 2 ngày. Vì thế, thay vì quá lo lắng, bố mẹ hãy trang bị sẵn cho mình những kiến thức cần thiết giúp trẻ hạ sốt và kiểm soát thân nhiệt.

Sốt ở trẻ em bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Sốt ở trẻ em bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Trong trường hợp con bị sốt trên 38,5 độ C thì bố mẹ hãy cho con dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ dưới 6 tháng hoặc trên 6 tháng bị sốt trên 38,5 độ C trong thời gian dài, dùng thuốc hạ sốt vẫn không có kết quả hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường như: co giật, sùi bọt mép, mê man,… thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Giải đáp có nên tắm cho trẻ khi bị sốt không?

Có nên tắm cho bé khi bị sốt là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh. Trên thực tế, không ít gia đình nghĩ rằng khi trẻ bị sốt, việc tắm cho con sẽ khiến bệnh trở nặng và lâu khỏi hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm không đúng. Bởi khi bị sốt, cơ thể bé sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi. Cha mẹ càng kiêng nước,kiêng tắm cho trẻ sẽ càng khiến con bị ngứa ngáy, khó chịu. Từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh về da liễu như: viêm da, mẩn đỏ,…

Có thể nói, tắm cho trẻ khi con bị sốt là một trong những cách giúp bé hạ thân nhiệt. Khi cơ thể sạch sẽ, thoải mái, bệnh tình của con cũng sẽ mau khỏi hơn. Vì vậy, nếu bố mẹ đang thắc mắc không biết có nên tắm cho con khi trẻ đang bị sốt hay không, thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, hãy tắm cho con một cách học, không lạm dụng chỉ khiến tình trạng sốt của con nặng thêm.

Tắm cho trẻ khi sốt là một trong những cách giúp con hạ thân nhiệt
Tắm cho trẻ khi sốt là một trong những cách giúp con hạ thân nhiệt

Cách tắm an toàn cho trẻ khi trẻ bị sốt

Có lẽ câu hỏi ‘có nên tắm cho bé khi bị sốt’ đã được giải đáp. Nhưng tắm như thế nào để an toàn? Để tắm cho bé an toàn khi đang bị sốt, bố mẹ có thể tham khảo cách sau:

Bước 1: Đo thân nhiệt cho con

Dù trẻ có đang nóng hay không, trước khi tắm, bố mẹ hãy đo nhiệt độ lại cho con để theo dõi tình hình sức khỏe và có phương pháp tắm hợp lý cho bé.

Bước 2: Chuẩn bị tắm

Để tắm cho con, bố mẹ cần đóng kín cửa để tránh gió lùa vào. Pha nước tắm cần chú ý nhiệt độ tắm phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể của trẻ là 2 độ C. Đồng thời phải đảm bảo nhiệt độ nước tắm luôn ổn định như nhiệt đồ pha nước ban đầu.

Bước 3: Tiến hành tắm cho trẻ

Khi đang bị sốt, cơ thể con rất nhạy cảm với những vật có nhiệt độ khác thường từ bên ngoài. Vì vậy, bố mẹ hãy cố gắng tắm cho con thật nhẹ nhàng. Chú ý các vùng cơ thể như:

– Vùng đầu: Gội đầu thật nhanh để tránh tình trạng nhiễm nước. Sau đó, lấy khăn mềm lau sạch vùng mặt, má, cổ, tai, gáy và lau thật khô vùng đầu cho trẻ.

– Cơ thể: Trẻ sơ sinh và trẻ em khi bị sốt thường ra rất nhiều mồ hôi. Nếu không được vệ sinh cẩn thận rất dễ tích tụ các vi khuẩn có hại. Do đó, khi tắm, bố mẹ có thể để con ngồi trong chậu nước hoặc bồn tắm, dùng vòi hoa sen để dội nước lên các vùng trên cơ thể trẻ. Bố mẹ nhớ phải lấy nước ấm dội nhẹ lên người con để loại bỏ bọt và bụi bẩn trên cơ thể. Sau đó, quấn khăn và lau khô người cho trẻ.

Trong trường hợp mẹ không muốn tắm cho trẻ thì vẫn có thể sử dụng khăn mềm lau sạch cơ thể và thay quần áo thoáng mát cho con.

Một số lưu ý khi tắm cho con

– Với các trẻ dưới 6 tháng tuổi, da của con còn mỏng và dễ kích ứng, mẹ không nên cho trẻ sử dụng sữa tắm.

– Với các trẻ trên 6 tháng, mẹ có thể dùng sữa tắm để giúp trẻ làm sạch cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên chọn các loại sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh, được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên hoặc hữu cơ.

– Thời gian tắm của các bé đang bị sốt không cần quá lâu. Cố gắng tắm cho bé thật nhanh trong khoảng 5 phút. Vào mùa đông, thời điểm thích hợp để tắm cho con là vào buổi sáng 9 – 11h, còn buổi chiều tầm 15 – 17h. Vào mùa hè, mẹ có thể tắm cho trẻ vào buổi sáng 8 – 10h và buổi chiều 16 – 18h.

– Sau khi con tắm xong, mẹ hãy bổ sung thêm nước để giúp con bù lại lượng nước mất đi trong quá trình bị sốt. Song song đó, mẹ cũng cần cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, liều lượng thuốc cần tuân theo những chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc hoặc tăng liều lượng, tránh những tác hại không mong muốn.

Ngay cả trong trường hợp con bị sốt phát ban, bố mẹ cũng không cần kiêng tắm cho trẻ. Thay vào đó, mẹ hãy đảm bảo những lưu ý sau:

– Có thêm thêm một ít muối vào nước tắm của bé. Nếu không tắm, có thể dùng khăn ấm lau từng bộ phận trên cơ thể con.

– Sau khi tắm xong, cần lau thật khô người trước khi mặc quần áo.

– Có thể tắm cho trẻ bằng nước nấu lá trà xanh hoặc nước nấu mướp đắng. Những dưỡng chất từ hai loại cây này có tính kháng khuẩn tự nhiên rất tốt, giúp cơ thể trẻ vệ sinh tốt, đồng thời làm mát da rất hiệu quả.

– Không tắm lâu, tuyệt đối kiêng gió để tránh các nốt ban có cơ hội nổi lên.

Việc tắm sẽ giúp bé làm sạch cơ thể, đồng thời loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh
Việc tắm sẽ giúp bé làm sạch cơ thể, đồng thời loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh

Khi nào bố mẹ không nên tắm cho trẻ lúc bị sốt

Tuy rằng, việc tắm cho trẻ khi con sốt cũng là cách giúp bé hạ nhiệt cơ thể, nhưng cũng có một số trường hợp bé không nên tắm. Nếu các bé nằm trong những trường hợp sau thì không nên tắm khi bị sốt:

– Con vừa tiêm phòng xong.

– Cơ thể con có vết thương, chốc lở, loét da.

– Con đang bị cảm sốt có đi kèm nôn mửa, tiêu chảy.

– Sốt đi kèm theo những cơn rét run.

– Khi con vừa mới ăn no xong.

Bố mẹ cần lưu ý gì khi trẻ bị sốt

Ngay khi thấy con có những biểu hiện bất thường như mệt mỏi, quấy khóc, ngủ lơ mơ, dễ nổi cáu, mặt đỏ, tái mét, rùng mình, khi sờ tay vào da thấy thân nhiệt nóng hổi có nghĩa là trẻ đang lên cơn sốt. Trong trường hợp này, bố mẹ và người phân cần lưu ý những điều sau:

– Để trẻ nằm ờ nơi thông thoáng, không có gió lùa, hạn chế khu vực có nhiều người vây quanh.

– Cặp nhiệt độ để kiểm tra cho trẻ ở nhiều vị trí khác nhau, có thể kiểm tra nhiệt độ dưới nách hoặc hậu môn. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của con ép sát vào ngực. Nhiệt độ thực tế của con sẽ cộng thêm khoảng 0,3 – 0,4 độ C. Ví dụ, nhiệt kế ghi 38 độ C thì thân nhiệt thực sự khoảng 38,3- 38,4 độ C.

– Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38 độ C, hãy cởi bớt quần áo cho trẻ, không đắp chăn, chỉ mặc quần áo mỏng và theo dõi nhiệt độ thường xuyên cho trẻ. Đồng thời đo lại nhiệt kế 1 giờ 1 lần.

– Khi thân nhiệt con tăng trong khoảng 38 – 38,5 độ C, bố mẹ hãy lau người và chườm mát hạ sốt cho trẻ bằng cách lau liên tục bằng nước ấm. Nhiệt độ nước lau người cho trẻ nên bằng với nhiệt độ tắm.

– Để hạ nhiệt nhanh, bố mẹ hãy dùng khăn mềm, sạch, nhúng vào chậu nước, vắt hơi ráo và lau lên khắp người con. Nhất là những vùng có nhiệt độ cao như nách, bẹn, chờ nước bốc hơi thì tiếp tục lau tiếp. Duy trì cho đến khi nhiệt độ hạ xuống khoảng 37,5 độ C. Đến lúc này, bố mẹ có thể mặc lại quần áo cho con và liên tục theo dõi thân nhiệt.

– Nếu thân nhiệt của trẻ đã quá cao (từ 38,5 độ C trở lên), bố mẹ cần cho trẻ uống paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và giữ khoảng cách tiêu chuẩn trong hai lần uống. Nếu con buồn nôn, nôn, không thể uống thuốc thì có thể dùng viên đạn để nhét hậu môn.

– Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất đi. Nếu trẻ còn bú thì nên cho trẻ bú nhiều hơn. Đồng thời, bù nước và điện giải cho trẻ bằng cách Oresol theo hướng dẫn của chuyên gia.

– Cho con ăn những loại thức ăn mềm, dễ ăn như: thức ăn lỏng, súp, cháo,… Có thể uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh, nước ép…

– Khi con xuất hiện những triệu chứng bất thường như: co giật, sùi bọt mép, mê man,… Bố mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện để được bác sĩ cấp cứu và thăm khám kịp thời.

– Không mặc nhiều quần áo ấm hoặc đắp chăn. Điều này sẽ càng khiến thân nhiệt con tăng cao, gây nguy hiểm. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ bị sốt quá cao có thể là: co giật, não thiếu oxy, tổn thương tế bào thần kinh, hôn mê hoặc tử vong.

– Tuyệt đối không dùng nước đá để chườm cho trẻ. Việc này chỉ khiến con sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại vi.

– Không chà xát chanh hay đánh gió cho trẻ. Những phương pháp dân gian này không hề có tác dụng làm hạ nhiệt độ cơ thể cho trẻ em.

– Không dùng nhiều loại thuốc có chung một thành phần để hạ sốt cho con. Chỉ uống thuốc theo liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ. Không lạm dụng thuốc để tránh gây ra tình trạng ngộ độc.

Trên đây là tất cả những chia sẻ về chủ đề ‘có nên tắm cho bé khi bị sốt’. Hy vọng những thông tin sẽ giúp ích cho các chị em trong giai đoạn nuôi con này. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ

Zalo/Call