#Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sau không? Nguyên nhân và cách gỡ?

dây rốn quấn cổ 1 vòng

Bất kỳ người mẹ nào cũng mong muốn đứa con trong bụng mình phát triển khỏe mạnh mỗi ngày để được chào đón con yêu trong vòng tay sau 9 tháng 10 ngày chờ mong. Chính vì thế, sự ưu tiên hàng đầu của ba mẹ trong giai đoạn mang thai là sự khỏe mạnh của thai nhi. Tuy nhiên, bên cạnh những việc mà ba mẹ có thể kiểm soát được thì tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng rất khó kiểm soát. Vậy khi em bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng thì ba mẹ nên làm gì? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tham khảo những kiến thức bổ ích trong bài viết này nhé.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ
Dây rốn quấn cổ 1 vòng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ

Dây rốn là gì?

Dây rốn hay còn gọi là dây rau, có hình dáng như một ống dẫn hai đầu, có nhiệm vụ vận chuyển dưỡng chất và oxy từ mẹ sang thai nhi, đồng thời đưa những sản phẩm chuyển hoá từ máu của thai nhi sang máu của mẹ để đào thải ra bên ngoài. Chính vì giữ vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển máu oxy và dưỡng chất từ mẹ sang con nên việc giữ cho dây rốn không bị gián đoạn là rất cần thiết, tránh trường hợp vận chuyển gián đoạn, khiến thai nhi bị thiếu oxy, dẫn đến tử vong hoặc thai nhi không hấp thụ dưỡng chất, dẫn đến thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng…

Chiều dài trung bình của dây rốn là từ 50 – 60cm. Khi dây rốn càng dài thì càng làm tăng nguy cơ dây rốn quấn quanh cổ, chân, tay của thai nhi hoặc bị thắt nút, nhất là khi thai nhi ngày càng lớn và có nhiều vận động mạnh hơn, khiến cho dây rốn dễ bị quấn vào các bộ phận trên cơ thể. Trong trường hợp này, dây rốn sẽ bị ngắn lại, được gọi là dây rốn ngắn tương đối. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp dây rốn ngắn hơn so với chiều dài trung bình, được gọi là dây rốn ngắn tuyệt đối.

Theo lý thuyết, khi thai nhi vận động mạnh trong bụng mẹ có thể làm tăng chiều dài của dây rốn và hoạt động của tay chân có thể làm dây rốn quấn vào cổ hay tay, chân một hay nhiều vòng. Có nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ mà không gây ra vấn đề gì nhưng một số trường hợp gây tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần do oxy từ mẹ không được vận chuyển đầy đủ sang con.

Các chuyên gia cho biết, có khoảng 12% thai từ 24 – 26 tuần và 37% thai nhi đủ tháng gặp phải tình trạng dây rốn quấn cổ nhưng phần lớn đều không liên quan đến khả năng mắc bệnh và tử vong chu sinh, trong đó tử vong chu sinh là tình trạng trẻ sơ sinh tử vong trong khoảng 1 tuần sau khi chào đời.

Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng
Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng

Nguyên nhân gây rau quấn cổ thai nhi

Nắm vững những nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi, các mẹ sẽ biết cách phòng ngừa cũng như đối phó khi tình trạng này xảy ra.

Theo nhận định từ các chuyên gia, việc lao động quá sức hay tập luyện quá mức so với ngưỡng cho phép của bản thân là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng bởi khi mẹ càng vận động quá mức thì bé sẽ có xu hướng quay đầu xuống dưới, làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ. Ngoài ra, tỷ lệ dây rốn quấn cổ ở thai nhi cũng có thể xuất hiện khi mẹ bị dư ối hoặc đa ối.

Bên cạnh nguyên nhân chính nêu trên, có hai giai đoạn thai nhi dễ bị dây rốn quấn cổ bao gồm:

– Những tháng đầu thai kỳ: với cơ thể nhỏ bé nên việc di chuyển trong bụng mẹ của thai nhi cũng dễ dàng hơn. Thế nhưng, dây rốn lại khá dài so với kích thước của bé nên rất dễ làm cho dây rốn quấn quanh cổ, tay hoặc chân. Hơn nữa, khi bé di chuyển nhiều, dây rốn cũng có khả năng tự cuốn vào nhau, tạo thành các nút thắt ngăn quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang bé.

– Những tháng cuối thai kỳ: dù kích thước cơ thể của bé tăng lên đáng kể ở những tháng cuối và sự chênh lệch ở chiều dài của dây rốn so với cơ thể bé cũng không quá nhiều nhưng đây là giai đoạn các bộ phận trong cơ thể bé hoàn thiện, giúp bé vận động mạnh hơn, tác động đến dây rốn và làm tăng nguy cơ quấn quanh cơ thể. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm bé quay đầu xuống dưới để chuẩn bị chào đời, khiến cho dây rốn có nhiều cơ hội quấn vào cổ, tay và chân của bé. Tuy nhiên, ở giai đoạn này trẻ cũng có ý thức tự gỡ dây rốn khi bị mắc vào cơ thể nhưng vì cổ là khu vực nhạy cảm và là khe hẹp giữa vai và đầu nên gây khó khăn cho bé trong việc gỡ dây rốn, đồng thời làm dây rốn quấn chặt hơn khi cử động mạnh.

Cách phát hiện bé bị rau quấn cổ

Vì hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng hay nhiều vòng xảy ra bên trong cơ thể nên mẹ bầu khó có thể nhận biết thông qua quan sát. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều mẹ luôn trong tình trạng lo lắng cho sức khỏe của con trong các tháng thai kỳ nên luôn muốn tìm hiểu cách nhận biết bé bị dây rốn quấn cổ.

Theo đó, để nhận biết thai nhi có bị dây rốn quấn cổ hay không, các mẹ chỉ có thể nhờ đến phương pháp siêu âm. Với phương pháp này, cả bác sĩ và các mẹ có thể quan sát trực tiếp thai nhi trong bụng bao gồm các cử động cũng như xem xét dây rốn có quấn quanh cổ bé hay không. Thông thường, tình trạng dây rốn quấn cổ sẽ xuất hiện ở các tháng cuối thai kỳ, một số ít trường hợp được phát hiện ở tháng thứ 5, 6.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể nhận biết được các vấn đề có thể gặp phải ở thai nhi thông qua thai máy – tình trạng cử động ở thai nhi. Trong trường hợp dây rốn quấn cổ quá chặt, dẫn đến tình trạng thiếu oxy, thai nhi sẽ có xu hướng đạp nhiều hơn như một dấu hiệu để các mẹ nhận biết và đi khám để được kiểm tra chính xác.

Tình trạng thai máy bình thường khi thai nhi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút, xuất hiện khoảng 3 lần/ngày. Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần, mẹ bầu cần tiếp tục theo giỏi trong vòng 1 – 2 giờ tiếp theo. Nếu thai nhi vẫn cử động ít thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường nếu có.

Phương pháp siêu âm giúp phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi
Phương pháp siêu âm giúp phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi

Dây rốn quấn cổ 1 vòng gây ra những biến chứng gì?

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng đều không gây nguy hiểm đến sức khoẻ, chỉ có một số ít trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm. Tuỳ thuộc vào mức độ quấn cổ và số vòng quấn cổ mà mẹ bầu hoặc thai nhi có thể gặp phải một số vấn đề như sau:

Ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi

Biến chứng thường gặp nhất khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ thường liên quan đến nhịp tim trong quá trình sản phụ chuyển dạ. Lúc này, dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy cơ bị siết lại do các cơn co thắt chuyển dạ của mẹ bầu, làm giảm lưu lượng máu được bơm đến thai nhi, gây ra tình trạng suy giảm nhịp tim.

Nếu thai nhi gặp phải tình trạng này, các bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi chặt chẽ trong quá trình đỡ sinh để đảm bảo nhịp tim của bé không bị suy giảm quá mức cho phép. Trong trường hợp nhịp tim của bé tiếp tục giảm, các bác sĩ có thể chỉ định mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bé bị dây rốn quấn cổ đều được chào đời an toàn mà không gặp phải biến chứng nào nếu được theo dõi kỹ càng.

Nguy cơ thai chết lưu

Trường hợp thai nhi chết lưu do dây rốn quấn cổ được báo cáo là cực kỳ hiếm thấy. Theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy, từ trước đến nay chỉ có một trường hợp thai nhi chết lưu do dây rốn quấn cổ khi được 16 tuần. Nếu có nguy cơ xảy ra thì tình trạng này thường xuất hiện ở những thai nhi bị dây rốn quấn cổ sớm, thường ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Dù là nguy cơ rất thấp nhưng nó vẫn có thể xảy ra nên mẹ bầu và bác sĩ cần phối hợp theo dõi khi em bé trong bụng bị dây rốn quấn cổ.

Giảm sự phát triển của thai nhi

Tương tự như các trường hợp trên, tình trạng này rất ít khi xảy ra nhưng nếu có thì nguyên nhân chủ yếu là do dây rốn quấn chặt cổ từ sớm, làm cho quá trình vận chuyển oxy và dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi bị gián đoạn, gây ra một số vấn đề như thiếu máu, giảm kali máu, nhiễm toan…, đồng thời thai nhi cũng có thể bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Sản phụ có nguy cơ sinh mổ

Dây rốn quấn quanh cổ thai nhi có thể khiến cho quá trình sinh nở của thai phụ không thể diễn ra bình thường mà cần áp dụng phương pháp sinh mổ do đầu của thai nhi có xu hướng ngửa ra sau, ảnh hưởng đến việc sinh nở qua ngã âm đạo. Trong quá trình khám thai, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Với tâm lý của một người mẹ, lúc nào các mẹ cũng mong muốn con mình được hình thành và phát triển khỏe mạnh từ khi còn trong bụng mẹ nên khi gặp phải bất kỳ vấn đề nào, các mẹ cũng trở nên lo lắng hơn bao giờ hết, nhất là trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng.

Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng, khi gặp phải tình trạng này, các mẹ cần biết đây là hiện tượng thường gặp ở thai nhi, không phải là quá hiếm nên các mẹ cần giữ bình tĩnh, không nên quá lo lắng, dẫn đến ảnh hưởng đến sức khoẻ, kéo theo việc ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang bé.

Tiếp đến, các mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra bằng phương pháp phù hợp, phổ biến nhất là siêu âm để biết mức độ dây rốn quấn cổ cũng như số vòng dây rốn quấn cổ là bao nhiêu. Khi đã kiểm tra đầy đủ, các bác sĩ sẽ đưa ra một số hướng dẫn cũng như lời khuyên cho ba mẹ và hầu hết các trường hợp không được chỉ định xử lý cho đến khi xuất hiện dấu hiệu bất thường.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, việc dây rốn quấn quanh cổ của thai nhi làm gián đoạn quá trình vận chuyển giữa mẹ và bé, khiến bé không thể hấp thụ đủ oxy hay dưỡng chất, các bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra chỉ định phù hợp nhất để giữ cho thai nhi được an toàn. Theo đó, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi thai máy, xem cử động của trẻ để biết tình trạng sức khỏe của bé.

Hầu hết tình trạng dây rốn quấn cổ thường xuất hiện khi ở các tháng cuối thai kỳ, ít có trường hợp bị quấn sớm và nhiều em bé có thể tự tháo dây rốn quấn cổ ở tuần thai thứ 18 đến 25. Do đó, các mẹ cũng không nên quá lo lắng mà chỉ cần khám định kỳ đều đặn và theo dõi thai máy thường xuyên là được.

Mẹ bầu nên tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Mẹ bầu nên tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Một số câu hỏi liên quan đến tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng

Liên quan đến vấn đề này, mẹ bầu có khá nhiều các thắc mắc mà chúng tôi đã tổng hợp và giải đáp bên dưới.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ có thể bị tổn thương não không?

Như đã thông tin, việc dây rốn quấn cổ được xem là bình thường trong thai kỳ nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể cản trở lưu lượng máu đến não thai nhi, gây ra tổn thương ở khu vực này. Ngoài ra, trong trường hợp dây rốn quấn cổ quá chặt, thai nhi có thể tử vong do không đủ oxy nhưng hầu như rất hiếm khi xảy ra.

Nếu dây rốn vẫn quấn cổ thai nhi cho đến khi chào đời, khả năng siết chặt của dây rốn tăng lên nên các bác sĩ sẽ tiến hành gỡ ra ngay khi đầu em bé ra khỏi âm đạo nếu sinh thường hoặc vùng bụng nếu sinh mổ. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kẹp dây rốn và cắt trước khi em bé ra khỏi bụng mẹ hoàn toàn nếu mức độ siết quá chặt, đồng thời theo dõi nhịp tim cả trẻ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Mẹ bầu có thể áp dụng các mẹo dân gian để chữa dây rốn quấn cổ thai nhi không?

Trên thực tế, hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ của thai nhi có thể cải thiện nhờ vào chính khả năng của bé chứ rất ít khi được can thiệp trong các tháng thai kỳ. Thế nhưng, trong dân gian lại lưu truyền một phương pháp chữa dây rốn quấn cổ cho bé được nhiều mẹ bầu tin tưởng và thực hiện nhưng chưa biết có mang lại hiệu quả hay không.

Theo đó, người ta cho rằng, khi em bé bị dây rốn quấn quanh cổ, mẹ bầu cần bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ với số vòng tương ứng vòng dây rốn quấn cổ của thai nhi. Nếu các mẹ muốn thực hiện theo cách làm dân gian này thì cần hết sức lưu ý những điều sau đây:

– Không thực hiện khi cảm thấy mệt hoặc sau khi ăn xong.

– Kiểm soát tốc độ bò, không bò quá nhanh vì có thể gây chóng mặt, dễ té ngã.

– Theo dõi thai máy sau khi bò để nhận biết dấu hiệu bất thường của thai nhi.

Việc dây rốn quấn cổ 1 vòng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ, ít khi gây ra biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé, do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thay vào đó, các mẹ cần giữ gìn sức khỏe thật tốt bằng cách duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, theo dõi cử động của trẻ cũng như thăm khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm tra chính xác. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds