#Cách chăm sóc bà bầu sinh mổ mau lành và phục hồi nhanh

Cách chăm sóc bà bầu sinh mổ

Hành trình mang thai đầy vất vả khép lại là thời điểm các mẹ bầu “vượt cạn” để đón những “thiên thần nhỏ” chào đời. Và hành trình vượt cạn này cũng đầy khó khăn, gian nan nhất là các mẹ được bác sĩ chỉ định sinh mổ. Sinh mổ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động lớn đến tâm lý của sản phụ. Hơn nữa, sản phụ sinh mổ có thời gian hồi phục sức khỏe và vết thương lâu hơn sinh thường. Chính vì thế, biết cách chăm sóc bà bầu sinh mổ là điều vô cùng cần thiết, giúp mẹ bầu nhanh chóng lấy lại trạng thái như ban đầu. Trong bài viết này, Mỹ Phẩm Bà Bầu sẽ bật mí một số bí quyết trong chăm sóc bà bầu sau khi sinh mổ.

Sinh mổ là gì?

Sinh mổ hay đẻ mổ còn được gọi là mổ lấy thai. Đây là một ca phẫu thuật lớn nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một vết mổ ở thành tử cung (không bao gồm mổ lấy thai trong vỡ tử cung).

Ngày trước, các sản phụ và người thân rất lo sợ sinh mổ vì khoa học kỹ thuật, máy móc còn hạn chế, cho nên rất dễ gây nhiễm trùng. Đồng thời, sinh mổ ngày xưa cũng rất hạn chế về gây mê hồi sức nên làm mọi người lo lắng.

Sinh mổ là gì?
Sinh mổ là gì?

Ngày nay, với sự phát triển trong y khoa, phương tiện vô khuẩn, kháng sinh, truyền máu, gây mê hồi sức đã giảm hẳn những biến chứng của việc mổ lấy thai. Tuy nhiên, sinh mổ không do mẹ bầu quyết định mà phải có sự chỉ định từ bác sĩ. Trong một số trường hợp sinh khó, bác sĩ tiên lượng không thể sinh thường qua ngã âm đạo an toàn, sẽ chỉ định cho sản phụ sinh mổ.

Vết rách của mổ lấy thai là một vết rạch dọc hoặc ngang:

– Vết mổ dọc: đường rạch này kéo dài từ rốn đến đường chân lông mu.

– Vết mổ ngang: đường rạch này kéo dài qua đường chân lông mu. Trường hợp mổ rạch ngang được sử dụng thường xuyên vì mau lành và ít chảy máu hơn

Đồng thời, loại vết mổ được sử dụng còn tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Vì sao cần sinh mổ?

Sinh con tuy là một tiến trình sinh lý bình thường nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho mẹ và thai nhi dù sinh thường hay sinh mổ. Nếu bác sĩ tiên lượng cuộc sinh thường qua ngả âm đạo không an toàn, có thể nguy hiểm cho mẹ hoặc bé hoặc cho cả hai sẽ chỉ định sinh mổ. Các chỉ định mổ lấy thai có thể là chủ động hoặc có thể là những chỉ định bán cấp cứu, cấp cứu hoặc tối cấp. Tùy vào từng trường hợp, cũng như tình hình sức khỏe của sản phụ mà bác sĩ đưa ra những chỉ định phù hợp:

Về phía mẹ

– Khung chậu hẹp, lệch.

– Dị dạng đường sinh dục.

– Cơn co tử cung bất thường, khó sinh do tử cung có vết mổ cũ, chuyển dạ kéo dài, dọa vỡ tử cung,…

– Mẹ bầu mang thai khi tuổi đã lớn.

Về phía thai nhi

– Suy thai: Máy theo dõi tim thai giúp phát hiện sớm những trường hợp suy thai. Trường hợp này chỉ định mổ lấy thai để cứu thai nhi.

– Ngôi thai bất thường nhất là những thai nhi có ngôi mông.

– Thai quá lớn, thai thiếu máu, mạng sống thai nhi trong tử cung bị đe dọa (vô ối, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai quá ngày …).

– Song hay đa thai, và thai thứ nhất không phải là ngôi đầu.

Về phía phần phụ của thai

Sa dây rốn, nhau tiền đạo, nhau bong non…

Những lợi ích khi sinh mổ

Sinh mổ được xem là giải pháp tối ưu trong những trường hợp mẹ bầu không thể sinh thường. Điều này hạn chế được những tổn thương cho bé con khi bác sĩ tiên lượng được việc nếu vẫn sinh em bé qua ngả âm đạo. Một số tổn thương có thể gặp phải cho em bé: tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay do kẹt vai, gãy xương, ngạt do sa dây rốn,…

Bên cạnh đó, sinh mổ làm giảm được nguy cơ lây nhiễm cho em bé khi sinh thường qua ngả âm đạo như nhiễm Herpes simplex virus, viêm gan siêu vi B, C, HIV,…

Sinh mổ cũng đem lại lợi ích cho mẹ bầu vì giảm nguy cơ tổn thương tầng sinh môn. Đồng thời, giảm nguy cơ chảy máu trong một số trường hợp như nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược.

Dù mang lại lợi ích nhưng sinh mổ phải được sự chỉ định từ bác sĩ chứ không phải quyết định từ sản phụ hay gia đình. Vì đây là phương pháp phải gây tê, gây mê, có vết rạch trên thành bụng, rạch cơ tử cung,… Do đó, làm tăng nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng thành bụng, nhiễm trùng vết mổ cơ tử cung và gây ảnh hưởng đến tử cung nếu nhiễm phải vi trùng có độc tính mạnh.

Cách chăm sóc sản phụ sau mổ

Bí quyết giúp mẹ bầu hồi phục sau sinh mổ là có một chế độ chăm sóc hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống đủ chất.

Chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên sau mổ, sản phụ còn rất yếu, vết mổ khá đau nên cần được nghỉ ngơi tại giường. Để cử động nhẹ nhàng, các mẹ có thể co duỗi chân tay hoặc ngồi dậy, thay đổi tư thế.

Trong 6 tiếng sau mổ, đường ruột của sản phụ còn ứ nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu nên khó ăn uống. Chính vì thế, lúc này chỉ có thể bổ sung cháo loãng và hoa quả mềm.

Chăm sóc sản phụ sinh mổ ngày đầu tiên chỉ nên ăn cháo loãng
Chăm sóc sản phụ sinh mổ ngày đầu tiên chỉ nên ăn cháo loãng

Đến 12 tiếng sau mổ, các mẹ có thể bắt đầu ăn uống trở lại nhưng vẫn còn khó tiêu. Để giảm tình trạng này, sản phụ nên cố gắng đứng dậy và đi dạo quanh phòng một cách chậm rãi và nhẹ nhàng.

Chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ ngày thứ hai

Dù còn mệt mỏi và vết mổ gây đau đớn nhưng sản phụ không nên nằm một chỗ quá lâu mà nên vận động và cử động nhẹ nhàng. Nếu không cử động sau sinh mổ có thể dẫn đến táo bón, tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông ở chân tay, phổi bị ứ đọng hoặc mắc các biến chứng như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch,…

Người thân nên dìu sản phụ ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng trong phòng. Bên cạnh đó, cũng nên ở cạnh và theo dõi tình trạng của sản phụ. Vì lúc này sức khỏe sản phụ vẫn chưa hồi phục, mất máu quá nhiều trong cuộc phẫu thuật có thể khiến sản phụ bị choáng, chóng mặt, dễ bị tụt huyết áp. Do đó, nếu không quan sát và theo dõi, sản phụ rất dễ bị té, vấp, ngất đi.

Chế độ ăn tăng dần dinh dưỡng, nên bổ sung cháo đặc, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước ấm, nước trái cây để cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như tránh nguy cơ táo bón.

Chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ ngày thứ ba

Ngày thứ 3 sau mổ, sức khỏe của sản phụ dần được khôi phục, đỡ mệt mỏi hơn những ngày đầu. Vì thế, nên tập đi lại trong phòng, ngoài hành lang, khuôn viên để tăng thời gian tập và quãng đường đi lại.

Ngày thứ 3, có thể cho sản phụ ăn cơm mềm, với đầy đủ dưỡng chất, và kết hợp bổ sung trái cây, rau xanh, đặc biệt là vẫn nên uống từ 2-2,5 lít nước trong ngày.

Chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ từ ngày thứ 4 trở đi

Đến ngày thứ 4, gần như sức khỏe của sản phụ dần khôi phục, có thể ăn uống bình thường. Do đó, cần chú ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm với đầy đủ nguồn dinh dưỡng.

Bên cạnh chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, thì người thân cũng chú ý hạn chế cho sản phụ ăn những thực phẩm có thể gây tiêu chảy, lồi sẹo vì vết mổ lúc này chưa lành. Một số thực phẩm có thể gây sẹo nên hạn chế ăn quá nhiều: thịt bò, thịt gà, rau muống,…

Chăm sóc bà bầu sinh mổ ăn vừa phải thịt bò tránh ảnh hưởng vết mổ
Chăm sóc bà bầu sinh mổ ăn vừa phải thịt bò tránh ảnh hưởng vết mổ

Chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ khi xuất viện

Giai đoạn này sức khỏe mẹ bầu đi vào ổn định, điều cần thiết nhất chính là có chế độ chăm sóc vết thương nhanh lành và cung cấp dinh dưỡng để lấy lại thể trạng và năng lượng ban đầu.

– Chăm sóc vết mổ

Khi mới mổ lấy thai, vết thương chưa khô nên việc vệ sinh, kiểm tra vết mổ sẽ được thực hiện bởi y tá và bác sĩ tại bệnh viện. Còn sau khi xuất viện, sản phụ vẫn phải chăm sóc và giữ cho vết mổ sạch sẽ, khô ráo, tránh bị nhiễm trùng. Nhất là sau khi tắm xong, nên lấy khăn mềm lau nhẹ nhàng vết mổ, không được băng kín vết mổ hay dùng bất kỳ dung dịch, nguyên liệu nào bôi đắp lên vết mổ mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Nếu vết mổ bị nhiễm trùng hoặc thấy đau kéo dài hay có triệu chứng bất thường tại vết mổ cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

– Dinh dưỡng và vận động

Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cho sản phụ nên cung cấp khoảng 200 gam thức ăn có chứa protein từ thịt, cá, trứng,… Đồng thời, nên kết hợp đa dạng thực phẩm với các nhóm vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, vitamin K, sắt, canxi,.. Việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất hạn chế viêm nhiễm, hỗ trợ cầm máu, tạo máu và giúp vết mổ nhanh lành.

Bên cạnh đó, sản phụ cũng phải uống đủ nước trong ngày ít nhất 2-2,5 lít nước để thanh lọc cơ thể, tránh táo bón, tăng khả năng tiêu hóa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Ngoài ra, sản phụ vẫn phải chú ý nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tránh lo lắng, suy nghĩ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe sau sinh. Và người thân không nên chủ quan mà vẫn phải theo dõi sức khỏe, tình trạng của sản phụ hằng ngày. Nếu có dấu hiệu bất thường như đau bụng, chướng bụng, sốt cao hay ra nhiều huyết âm đạo, ra huyết kéo dài,… cần đưa sản phụ đến bệnh viện để thăm khám.

Vận động sau sinh mổ như thế nào để nhanh hồi phục

Sau khi sinh mổ, bác sĩ thường khuyên các sản phụ vận động sớm để tăng lưu thông tuần hoàn máu, giảm nguy cơ đông máu, lưu thông đường tiểu và giúp vết mổ nhanh liền, chống dính ruột cũng như sức khỏe phục hồi nhanh chóng.

Sản phụ được hướng dẫn vận động nhẹ nhàng tại giường trong ngày đầu tiên sau khi mổ lấy thai. Sau đó, sẽ tập ngồi dậy, nhẹ nhàng ra khỏi giường. Đến ngày thứ 3 sẽ tập đi lại quanh phòng, gia tăng thời gian cũng như quãng đường đi lại

Khoảng 4-6 tuần sau sinh, sản phụ có thể tham gia các bài tập thể dục, có thể bắt đầu đi bộ ngắn trong khoảng 30 phút mỗi ngày.

Vận động sau sinh để nhanh hồi phục
Vận động sau sinh để nhanh hồi phục

Khoảng 4 – 6 tuần sau sinh, sản phụ có thể tham gia các bài tập thể dục trở lại bình thường. Để phục hồi nhanh hơn, sản phụ có thể tập bước lên xuống cầu thang. Khi lên cầu thang, các mẹ thử quay lưng lại rồi đi lên từ từ, điều này giúp cho các cơ bụng đỡ đau hơn và giúp mẹ không cần phải đứng thẳng người.

Để vết mổ không đau cười nói hay sinh hoạt, mẹ có thể giữ cố định vết mổ bằng cách ôm nhẹ một cái gối trên vết mổ. Dù mẹ có cười hay ho cũng sẽ giúp hạn chế các chuyển động cơ bụng, nhờ đó mẹ sẽ đỡ đau hơn.

Sản phụ nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục vết mổ đẻ

Mặc dù dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm sau mổ rất quan trọng để sản phụ nhanh chóng lấy lại sức, nhưng người thân không được quá nôn nóng. Thông thường, 6 giờ đầu sau khi sinh, các mẹ tuyệt đối không được ăn gì, chỉ được uống nước lọc, uống cháo loãng,… cho đến khi “xì hơi” được thì mới bổ sung đa dạng món ăn và thực phẩm.

Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh mổ cần lưu ý một số điều sau:

– Không ăn nhiều đường và các sản phẩm từ đậu tương vì dễ gây táo bón, đầy hơi.

– Uống nhiều nước, có thể là nước lọc hay nước ép từ các loại rau củ quả.

– Bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu canxi và protein để nhanh chóng hồi phục sức khỏe cũng như tạo được nguồn sữa dồi dào cho bé bú.

– Tránh ăn những thực phẩm có tính hàn, tanh như hải sản,… vì nhóm thực phẩm này có thể gây khó khăn cho việc đông máu tại vết mổ, khiến vết thương lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Kiêng ăn rau muống, thịt gà, gạo nếp, lòng trắng trứng gà,… vì những thực phẩm này có thể gây mủ và sẹo lồi sau mổ đẻ.

– Tập trung cho mẹ ăn các loại thức ăn có nhiều vitamin B, C, PP

– Tăng cường cho mẹ ăn các món chứa nhiều đạm như thịt, cá, trứng sữa, sữa chua, phô mai,… các món chứa nhiều vitamin và khoáng chất như trái cây, rau xanh, đậu đỗ, cà rốt, đu đủ, bí đỏ, khoai lang,… để tránh táo bón, giúp nhanh lành vết mổ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

Sản phụ đến bệnh viện kiểm tra vết mổ sau sinh khi nào?

Sau khi xuất viện về nhà, người thân nên có chế độ chăm sóc và theo dõi sức khỏe cũng như tình trạng của sản phụ. Nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau, nên lập tức đưa sản phụ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra cụ thể:

– Đau bụng dưới dữ dội, nhất là đau ở vị trí vết mổ dù không có bất kỳ tác động nào. Điều này có thể là dấu hiệu cho những tổn thương bên trong cần được kiểm tra.

– Vết mổ sưng, tấy, vùng da xung quanh đỏ, nóng rang hoặc ngứa. Một số trường hợp còn có dịch mủ chảy ra và xuất hiện mùi hôi. Đây là dấu hiệu của việc vết thương bị nhiễm trùng.

– Cơ thể mệt mỏi kéo dài, sốt cao trên 38,5 độ C

– Sản dịch sau sinh có mùi hôi, là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản.

– Khó thở

– Khó đi tiểu

Cách hồi phục sức khỏe nhanh hơn sau sinh mổ

Để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, cơ thể khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng sau sinh, các mẹ có thể tham khảo một số cách giúp phục hồi nhanh chóng dưới đây:

– Dùng men tiêu hóa hay bổ sung thực phẩm lên men: khi sinh mổ kháng sinh được dùng trong ca phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến các lợi khuẩn đường ruột. Để bổ sung phù hợp, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng men vi sinh các lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Điều này giúp cơ thể người mẹ tăng cường sức đề kháng, dễ tiêu hóa, giảm tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,…

– Nghỉ ngơi thật nhiều: việc nghỉ ngơi hợp lý, có chất lượng giấc ngủ tốt giúp tinh thần và sức khỏe tổng thể của các mẹ sau sinh hồi phục nhanh chóng.

– Điều chỉnh cảm xúc sau sinh: các mẹ không nên suy nghĩ tiêu cực, mặc cảm, xấu hổ vì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến trầm cảm sau sinh.

– Dùng băng vệ sinh thay cho tampon: mặc dù mổ lấy thai không đụng chạm đến vùng âm đạo, nhưng phụ nữ sau sinh vẫn có hiện tượng xuất huyết âm đạo khoảng 1 tháng. Do đó, mẹ nên dùng băng vệ sinh để thấm hút dịch, không nên dùng các loại thụt rửa hoặc tampon vì có thể gây nhiễm trùng trừ khi được bác sĩ hướng dẫn và yêu cầu.

– Chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng: theo dõi tình trạng sức khỏe mỗi ngày sau sinh rất quan trọng. Vì nếu có những dấu hiệu bất thường như sưng phù, đau, vết mổ tấy đỏ hay cảm giác ớn lạnh,… có thể báo ngay cho bác sĩ.

– Chống táo bón: mẹ nên uống thêm nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ như trái cây tươi, rau xanh,…

– Tránh các thực phẩm gây viêm như thịt đỏ, bánh mì trắng hay các thực phẩm chiên rán,…

– Đi bộ: việc vận động, đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày với các sản phụ rất tốt. Điều này giúp giải phóng khí ứ đọng trong ruột, tăng cường hệ tuần hoàn, giảm nguy cơ đông máu, lưu thông đường tiểu và giúp cơ thể hồi phục tốt hơn.

Những lưu ý khi chăm sóc bà bầu sinh mổ

Để chăm sóc bà bầu sinh mổ tốt nhất, cần lưu ý một số điều dưới đây:

– Chế độ dinh dưỡng phải cân bằng các chất, năng lượng tăng dần qua các ngày. Đặc biệt, tìm hiểu và cân nhắc nhóm thực phẩm nên hay không nên cũng như lượng chất dinh dưỡng nào cần bổ sung nhiều hơn.

– Giữ vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh vết mổ cho sản phụ rất quan trọng. Khi vệ sinh vết mổ, không nên chà xát vết thương mà hãy nhẹ nhàng lau khô bằng khăn. Đồng thời, không nên để ánh sáng mặt trời chiếu vào vết thương.

– Theo dõi sức khỏe và tình trạng cho sản phụ sát sao. Nên thực hiện đo nhiệt độ cơ thể mỗi ngày và để ý các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng phù, đau, vết tấy đỏ hay ớn lạnh.

– Không nên cho mẹ tắm bồn hoặc ngâm mình lâu trong nước. Điều này khiến vùng âm đạo dễ bị nhiễm khuẩn và cũng dễ làm các mẹ mắc bệnh cảm.

– Hạn chế để vết thương tiếp xúc với nước

– Khi sản phụ vận động, di chuyển, phải có người thân dìu. Trong lúc vận chuyển, tránh để sản phụ gập người về phía trước. Tuyệt đối không để sản phụ cử động mạnh hoặc mang vác vật nặng.

– Để sản phụ có thời gian nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn

– Không chỉ quan tâm chăm sóc về dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi mà những người thân xung quanh còn phải quan tâm về cảm xúc.

– Cho sản phụ dùng bất kỳ thuốc gì trong giai đoạn sau sinh cũng phải có sự hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ.

– Qua bài viết, giúp các mẹ cũng như người thân trong gia đình hiểu hơn về cách chăm sóc bà bầu sau sinh mổ. Chúc mỗi gia đình chào đón những thiên thần nhỏ tràn đầy hạnh phúc và thật nhiều sức khỏe.

Trong trường hợp các mẹ đang tìm các sản phẩm chăm sóc da trong thời gian mang thai, liên hệ ngay hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]