Đau xương chậu khi mang thai? Nguyên nhân và cách nào để giảm đau?

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, mệt mỏi và đau nhức khó chịu. Trong đó, thường gặp nhất là tình trạng đau xương chậu khi mang thai. Khi gặp phải tình trạng này, các mẹ đều lo lắng sợ sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Để hiểu rõ hơn về tình trạng đau xương chậu cũng như cách điều trị và khắc phục, các mẹ cùng theo dõi bài viết này nhé.

Đau xương chậu khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Đau xương chậu khi mang thai là tình trạng đau mà mẹ bầu sẽ gặp ở phía trước hoặc phía sau xương chậu. Và cơn đau này có thể lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi,… mà không phải do nguyên nhân của bệnh lý nào gây ra.

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sản xuất ra một loại hormone có tên là relaxin, khiến cho các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra. Theo các bác sĩ, thì đây là tình trạng sinh lý bình thường khi mang thai. Bởi đây là sự chuẩn bị của cơ thể cho quá trình chuyển dạ khi sinh. Tuy nhiên, một khi dây chằng bị giãn ra sẽ làm cho các khớp ở khung chậu mất ổn định, dẫn đến chuyển động không đồng đều.

Ngoài ra, vị trí, tư thế đi đứng, cân nặng và sự phát triển của thai nhi khiến tử cung tăng về kích thước cũng làm tăng thêm áp lực lên khung chậu, gây ra tình trạng đau xương chậu ở các mẹ bầu.

Một số nguyên nhân mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai
Một số nguyên nhân mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai

Bên cạnh đó, vẫn còn một số yếu tố làm gia tăng tình trạng đau xương chậu khi mang thai như:

– Từng bị chấn thương vùng xương chậu

– Từng bị đau xương chậu ở lần mang thai trước

– Bị thừa cân, mắc bệnh béo phì trước khi mang thai

– Có tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp

– Người mang giày cao gót quá nhiều

– Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin D, canxi.

Biểu hiện đau vùng chậu khi mang thai như thế nào?

Mẹ bầu gặp phải tình trạng đau xương chậu thường sẽ cảm thấy đau đớn rất nhiều. Tuy nhiên, mức độ đau ở mỗi mẹ sẽ khác nhau, có thể là đau nhẹ đến nghiêm trọng. Song, các mẹ không nên quá lo lắng, tình trạng này có thể thuyên giảm và điều trị được ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Việc can thiệp điều trị càng sớm, sức khỏe của mẹ bầu càng tốt hơn. Do đó, việc nhận biết biểu hiện từ sớm vô cùng cần thiết.

Triệu chứng của đau vùng chậu khi mang thai biểu hiện như sau:

– Đau ở khu vực mu, đau lưng, đau hông, đau khu vực giữa hai chân, đau sâu trong đùi hoặc đau đầu gối.

– Khó cử động, di chuyển hoặc có tiếng kêu khi vận động ở khu vực khung chậu.

– Cảm giác đau nhiều và nặng khi vận động. Trường hợp mẹ bầu cảm thấy đau nhiều, cụ thể là: Đi lại trên bề mặt không bằng phẳng, hoặc phải đi quãng đường dài. Hai đầu gối chuyển động tách xa nhau, như khi lên hoặc xuống ô tô. Đứng trên một chân, như khi leo cầu thang, thay mặc quần áo. Thay đổi tư thế khi nằm.

Cảm giác đau nhiều vào ban đêm. Điều này gây ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Nếu như quá đau và khó chịu, mẹ bầu dễ thức giấc và tỉnh dậy vào lúc khuya.

Dấu hiệu nhận biết bà bầu đau xương chậu trong thai kỳ
Dấu hiệu nhận biết bà bầu đau xương chậu trong thai kỳ

Đau xương chậu khi mang thai có ảnh hưởng thai nhi không?

Đau nhức vùng xương chậu khi mang thai không chỉ gây cho mẹ bầu khó chịu trong cuộc sống hằng ngày mà còn làm ảnh hưởng đến tâm lý, sự lo lắng, bất an vì an toàn của thai nhi. Tuy nhiên, đau vùng xương chậu không gây hại cho thai nhi nếu mẹ điều trị và chăm sóc sức khỏe tốt.

Song, các chị em không nên chủ quan mà cần phải theo dõi sức khỏe thai kỳ đều đặn và thông báo ngay cho bác sĩ sản khoa. Bởi không chỉ đau nhức âm ỉ xương chậu mà còn đau nhói, cường độ và tần suất tăng dần lên. Lúc này, các mẹ bầu cần được thăm khám vì có thể là dấu hiệu co thắt chuyển dạ sớm.

Đau xương chậu khi mang thai là triệu chứng thường gặp nhưng không nên coi thường
Đau xương chậu khi mang thai là triệu chứng thường gặp nhưng không nên coi thường

Ngoài ra, một số trường hợp mẹ bầu còn gặp phải triệu chứng khám kèm đau xương chậu như chảy máu âm đạo, chuột rút, rỉ nước ối,…

Cách giảm triệu chứng đau xương chậu khi mang thai?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giảm triệu chứng đau xương chậu khi mang thai hiệu quả bao gồm vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, châm cứu, sử dụng đai hỗ trợ,… Để thuyên giảm triệu chứng tốt nhất, cải thiện sức khỏe, các mẹ có thể một số cách sau:

– Chú ý chế độ dinh dưỡng: trong thời gian mang thai, các mẹ nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi, photpho, vitamin D tốt cho sức khỏe xương khớp. Đồng thời, cũng tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây để bổ sung nguồn vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đặc biệt lưu ý là không nên bổ sung thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn,…

– Dành thời gian nghỉ ngơi: Việc nghỉ ngơi sẽ giúp vùng xương chậu và dây chằng được thư giãn và giúp giảm đau xương chậu hiệu quả.

– Chú ý tư thế: mẹ bầu nên thường xuyên thay đổi tư thế, không nên ngồi 1 chỗ quá 30 phút mỗi lần. Nếu các công việc thường ngày nên thực hiện ở tư thế ngồi, ví dụ như thay quần áo, ủi đồ,…. Đồng thời, mẹ bầu cũng tránh phải làm việc, đi đứng nhiều, nếu đứng thì phải cân bằng, dồn trọng lực đều lên cả hai chân, cố gắng giữ 2 đầu gối không tách xa nhau. Ngoài ra, các mẹ cũng không được khom lưng, dựa hoặc xoay người để mang vác đồ vật ở một bên hông.

– Chú ý khi nằm: các mẹ khi nằm nên nằm ở tư thế ít đau nhất lúc ngủ, khi thay đổi tư thế nằm trên giường, cố gắng giữ hai đầu gối di chuyển cùng nhau. Để thoải mái và đỡ đau hơn, các mẹ nên sử dụng thêm gối dành cho bà bầu.

– Chú ý vận động: giữ cho cơ thể hoạt động vừa phải, tránh hoạt động quá nhiều. Đồng thời, cũng tránh mang vác hoặc nâng vật nặng, tránh lên xuống cầu thang quá nhiều. Nếu như leo cầu thang thì chú ý leo từ từ từng bậc, chân khỏe hơn nhấc lên trước…

– Sử dụng đai hỗ trợ: Mẹ bầu có thể sử dụng đai hỗ trợ nâng bụng bầu và giảm đau cho xương chậu. Tuy nhiên, để đai chất lượng và phù hợp, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để đai phù hợp với tuổi thai, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

– Massage vị trí đau: Để giảm đau xương chậu mẹ bầu cũng nên thường xuyên massage nhẹ nhàng vùng bị đau.

– Chườm ấm lên vùng bị đau cũng là cách dễ thực hiện mà giúp giảm cơn đau vùng chậu cho mẹ bầu hiệu quả

– Mẹ bầu cũng không nên mang giày cao gót, không nên đứng quá lâu.

– Luyện tập bài tập Kegel dành cho phụ nữ mang thai để làm săn chắc cơ sàn chậu. Bài tập này không chỉ giúp mẹ giảm đau xương chậu mà còn giảm được tình trạng táo bón, trĩ khi mang thai. Tuy nhiên, để an toàn và tập đúng tư thế các mẹ nên nhờ sự hỗ trợ và hướng dẫn từ huấn luyện viên.

Chú ý nghỉ ngơi, tư thế nằm - Cách giảm triệu chứng đau xương chậu khi mang thai
Chú ý nghỉ ngơi, tư thế nằm – Cách giảm triệu chứng đau xương chậu khi mang thai

Đau xương chậu khi mang thai và các câu hỏi liên quan

Bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu

Bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu chủ yếu do sự thay đổi hormone khiến cho các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra. Điều này dẫn đến các khớp ở khung chậu mất ổn định, dẫn đến chuyển động không đồng đều.

Tuy nhiên, mức độ đau 3 tháng đầu sẽ nhẹ hơn bởi lúc này trọng lượng thai nhi còn nhỏ. Và việc phát hiện cũng như điều trị trong giai đoạn này rất có lợi vì chỉ mới bắt đầu sẽ giúp mẹ bầu đỡ đau và mệt mỏi trong suốt thai kỳ.

Lúc này, các mẹ cũng sẽ cẩn thận hơn về đi đứng, thay đổi tư thế và chăm chút cho chế độ dinh dưỡng để tốt hơn cho sức khỏe xương khớp.

Bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối

Tình trạng đau xương chậu ở 3 tháng cuối thai kỳ rất thường gặp và đau nhiều hơn so với 3 tháng đầu. Bởi lúc này trọng lượng thai nhi lớn khiến cho tử cung cũng tăng kích thước để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Do đó, gia tăng áp lực lên vùng chậu gây đau nhức.

Tuy nhiên, đau xương chậu 3 tháng cuối phải thật chú ý và đi khám ngay hay có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Bởi trong nhiều trường hợp đau xương chậu có kèm cảm giác co thắt tử cung thì có khả năng mẹ đã vào chuyển dạ.

Bài tập giảm đau xương chậu cho bà bầu

Bài tập giảm đau xương chậu phổ biến nhất cho bà bầu là tập Kegel. Bài tập này sẽ giúp săn chắc cơ sàn chậu. Nhờ đó, giúp mẹ bầu giảm được những triệu chứng khó chịu trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối hay cả thai kỳ. Không chỉ giảm đau mà bài tập này còn giải quyết 2 vấn đề thường gặp khác trong thai kỳ là táo bón và trĩ.

Để tập đúng cách, đúng tư thế và động tác, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ nên nhờ sự hỗ trợ, hướng dẫn từ huấn luyện viên. Trước khi tập bài này, các mẹ nên xác định cơ sàn chậu. Cơ sàn chậu là các cơ xung quanh niệu đạo, âm đạo và hậu môn. Mẹ có thể xác định bằng cách nín tiểu giữa dòng khi đi vệ sinh. Khi đang nín, tức là mẹ đang thắt cơ để bít dòng nước tiểu không cho chảy tiếp tục. Đó chính là cơ sàn chậu.

Các bước thực hiện bài tập:

– Đầu tiên, mẹ cần làm trống bàng quang bằng cách đi tiểu nếu bàng quang bị đầy. Mẹ có thể áp dụng tư thế này ở tư thế đứng hoặc ngồi.

– Sau đó, thắt chặt cơ sàn chậu lại. Cảm giác thắt chặt giống như cảm giác nín tiểu mà mẹ đã thử thực hiện lúc xác định cơ sàn chậu.

– Lúc đầu, mẹ giữ động tác trong 5 giây và thư giãn, sau đó thực hiện 4 hoặc 5 lần liên tiếp.

– Nếu tập thường xuyên, mẹ có thể giữ cơ co lại đến 10 giây/ lần, và tiếp tục thư giãn, sau đó co lại.

– Quy ước một đợt sẽ là từ 10-20 lần co thắt. Mẹ nên thực hiện 3 đợt mỗi ngày để cơ sàn chậu săn chắc.

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết về đau xương chậu khi mang thai, hy vọng các mẹ hiểu hơn về tình trạng này và có cách thuyên giảm tình trạng phù hợp. Các mẹ chú ý kiểm tra, theo dõi sức khỏe để có sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ nhé.

Nếu vẫn còn băn khoăn và muốn tìm các sản phẩm chăm sóc da an toàn dành cho bà bầu, các mẹ hãy liên hệ với Phẩm Bà Bầu qua các hotline 0931462628 – 0902752628 – 0906943438 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds