Đi khám thai nên mặc gì? Lưu ý khi mẹ bầu đi khám thai?

Khi nhận được tin vui mang thai, các mẹ không chỉ vui mừng mà còn đan xen những cảm xúc lo lắng, và mang tâm lý chuẩn bị cho hành trình sắp đến. Đặc biệt là những chị em mang thai lần đầu vô cùng bỡ ngỡ, và còn nhiều thắc mắc về nhiều điều vì chưa có kinh nghiệm. Trong đó, lần đầu đi khám thai, không biết nên mặc gì cho phù hợp và thoải mái nhất được nhiều chị em quan tâm. Nếu có cùng thắc mắc, các mẹ cùng Mỹ Phẩm Cho Bà Bầu theo dõi bài viết này nhé, để nắm được kinh nghiệm đi khám thai nên mặc gì?

Các mốc khám thai mẹ cần biết

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Đi khám thai nên mặc gì?” thì các mẹ hãy cùng nhau tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đi khám thai định kỳ. Đồng thời, nắm được các mốc khám thai quan trọng để tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Theo các bác sĩ Sản khoa, khám thai định kỳ là điều vô cùng cần thiết bởi lẽ việc này giúp mẹ theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn cũng như biết được tình trạng sức khỏe của chính mình. Điều này giúp mẹ có chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng tốt hơn, đảm bảo một thai kỳ suôn sẻ và thuận lợi.

Việc nắm các mốc khám thai quan trọng giúp quá trình mang thai thuận lợi, tốt cho mẹ và bé
Việc nắm các mốc khám thai quan trọng giúp quá trình mang thai thuận lợi, tốt cho mẹ và bé

Thông thường, nếu sức khỏe của mẹ bầu duy trì ở mức ổn định thì số lần khám thai tối thiểu là 7 lần. Còn trường hợp những mẹ bầu có sức khỏe kém, mắc bệnh lý hay có những vấn đề trong thai kỳ thì sẽ có số lần thăm khám và kiểm tra nhiều hơn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé và mẹ.

Dưới đây là các mốc khám thai quan trọng các mẹ không nên bỏ qua:

Khám thai lần đầu tiên (thai từ 6-8 tuần)

Nếu như xuất hiện dấu hiệu mang thai, trễ kinh khoảng 5-10 ngày, hay thử que lên 2 vạch thì các mẹ nên đi khám thai. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm thai để xác định chị em có mang thai không và kiểm tra tuần tuổi thai của thai nhi.
Bên cạnh đó, bác sẽ cũng tiến hành kiểm tra thai nhi làm tổ đúng chưa, nằm trong hay ngoài tử cung, thai đơn hay đa thai.

Ngoài ra, mẹ cũng được thực hiện xét nghiệm máu để xem có bị cao huyết áp, tiểu đường không nhằm tư vấn cách điều trị và có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong trường bị u xơ tử cung, khối u buồng trứng hoặc ung thư cổ tử cung thì sẽ tư vấn khuyên nên giữ hay bỏ thai.

Khám thai lần thứ 2 ( thai từ 11-13 tuần)

Đây là mốc khám thai cực kỳ quan trọng mà tất cả bà mẹ nên bỏ túi và lưu ý. Bởi không chỉ theo dõi sự phát triển của thai nhi mà bác sĩ còn thông qua việc siêu âm thai nhi để đo độ mờ da gáy của bé. Điều này giúp xem bé con có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh như mắc hội chứng Down,… hay không.

Bên cạnh việc siêu âm, các mẹ bầu cũng nên thực hiện xét nghiệm Double Test để tầm soát thêm một số dị tật bẩm sinh khác có thể xảy ra.

Khám thai lần thứ 3 (thai 16 tuần)

Khi thai nhi được 16 tuần, tùy vào sức khỏe của từng mẹ bầu mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác nhau. Mục đích của lần khám thai này là để phát hiện em bé trong bụng mẹ có dị tật bẩm sinh hay không. Đồng thời kiểm tra xem thai nhi có được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và phát triển tốt hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn, tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho tình trạng của từng mẹ.

Khám thai lần thứ 4 (thai từ 22-23 tuần)

Đây là mốc khám thai quan trọng không thua kém gì mốc khám thai khi thai được 11-13 tuần. Mẹ bầu sẽ siêu âm 3D hay 4D để kiểm tra các bất thường về hình thái của thai nhi như hở hàm ếch, sứt môi,… Nếu không may phát hiện ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu hướng can thiệp phù hợp nhất.

Siêu âm 3D hay 4D để kiểm tra các bất thường về hình thái của thai nhi
Siêu âm 3D hay 4D để kiểm tra các bất thường về hình thái của thai nhi

Khám thai lần thứ 5 (thai 26 tuần)

Vào lần khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe cũng như sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Nếu mang thai lần đầu, các mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm phòng mũi vacxin lần đầu tiên. Nếu mang thai lần hai, các mẹ bầu cũng được khuyến cáo tiêm phòng vacxin uốn ván vào thời điểm này.

Khám thai lần thứ 6 (thai từ 31-32 tuần)

Đến lần khám này, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để xem xét và phát hiện được một số bất thường ở động mạch, tim hoặc những vấn đề liên quan đến não như giãn não thất,… ở thai nhi.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán ngôi thai và cân nặng của em bé trong bụng. Và cũng trong lần khám này, các mẹ bầu sẽ được tiêm mũi vacxin phòng uốn ván thứ 2.

Khám thai lần thứ 7 (thai 36 tuần)

Tại mốc khám thai này, mẹ bầu sẽ được kiểm tra nước ối và dây rốn một cách kỹ lưỡng. Và bác sĩ cũng sẽ xác định cân nặng chính xác của em bé trong bụng để mẹ bầu kịp thời bổ sung dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn cuối này.

Ngoài ra, trong lần khám thai này, bác sĩ cũng sẽ đưa ra chẩn đoán mẹ bầu nên sinh thường hay sinh mổ để mẹ chuẩn bị tâm lý cũng như những vật dụng cần thiết cho hành trình sinh nở tiếp theo.

Sau mốc khám thai lần thứ 7 này, tùy vào tình trạng của từng mẹ bầu mà bác sĩ có đưa thêm chỉ định khám thai cho những lần tiếp theo hay không.

Đi khám thai nên mặc gì?

Đối với các mẹ chưa có kinh nghiệm, trong lần đầu đi khám thai vô cùng băn khoăn không biết có những xét nghiệm nào và nên mặc như thế nào để dễ kiểm tra nhất.

Ưu tiên hàng đầu về trang phục cho mẹ vào ngày khám thai luôn sẽ là thoải mái. Những chiếc váy bầu rộng rãi nhưng không rườm rà vướng víu sẽ cho mẹ cảm giác dễ chịu hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý xem mình sẽ siêu âm bằng hình thức nào để lựa chọn quần áo phù hợp.

Nếu mẹ sẽ siêu âm đầu dò, hãy mặc váy co giãn để bác sĩ dễ dàng thăm khám. Còn nếu chỉ siêu âm bụng thôi, mẹ có thể mặc quần thun rộng rãi, cạp thấp hoặc kéo xuống dễ dàng để không mất thời gian thay đồ.

Mẹ không nên mặc áo tay dài vì sẽ có khi cần đo huyết áp, hoặc chích ngừa. Mẹ nên mặc áo áy ngắn và mang theo áo khoác để dễ dàng cởi ra khi cần.

Khám thai chủ yếu là siêu âm nên mẹ bầu cần mặc đầm bầu thoải mái, rộng rãi để thuận tiện hơn
Khám thai chủ yếu là siêu âm nên mẹ bầu cần mặc đầm bầu thoải mái, rộng rãi để thuận tiện hơn

Đi khám thai mẹ cần lưu ý những gì?

Để cảm thấy thoải mái và quá trình mang thai diễn ra thuận lợi, các mẹ nên lưu ý một số điều sau khi đi khám thai:

Kiểm tra lịch khám thai cẩn thận, kỹ lưỡng

Thông thường, lịch khám thai định kỳ sẽ được bác sĩ sắp xếp sẵn từ trước. Nên các mẹ cần chú ý và ghi lại để đi đúng lịch khám. Đồng thời, phòng khám hay bệnh viện đôi lúc có những ca phát sinh khiến các mẹ phải chờ lâu. Do đó, nếu được các mẹ nên xác nhận lịch khám thai trước khi đến để không phải ngồi chờ lâu khiến mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng sức khỏe.

Mẹ bầu nên lưu ý và ghi chú lịch khám thai để đi khám đúng hẹn trong thai kỳ
Mẹ bầu nên lưu ý và ghi chú lịch khám thai để đi khám đúng hẹn trong thai kỳ

Uống nước và đi vệ sinh trước khi siêu âm thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi đi khám thai, các mẹ sẽ được yêu cầu uống nhiều nước và không đi tiểu trước khi siêu âm. Bởi lẽ khi làm như vậy thì bàng quang của mẹ bầu sẽ được làm đầy và đẩy tử cung lên cao hơn. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ nhìn thấy em bé hơn khi thực hiện siêu âm.

Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi đã phát triển lớn dần trong bụng mẹ. Cho nên, trước khi đi siêu âm, mẹ bầu cần đi tiểu để làm trống bàng quang. Nhờ đó, mà bác sĩ mới dễ dàng nhìn thấy thai nhi.

Chế độ ăn uống

Vấn đề ăn uống cũng có ảnh hưởng đến việc mẹ đi khám thai, nên các mẹ cũng cần chú ý. Trước khi đi khám thai, các mẹ nên lưu ý một số điều về ăn uống như sau:

– Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, nước ngọt, cà phê, thuốc lá,…

– Nếu phải kiểm tra đường huyết thì mẹ bầu phải tuân thủ theo quy định của bác sĩ như nhịn đói trước bao nhiêu tiếng. Đây là điều vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính chính xác của kết quả xét nghiệm.

– Nếu đo tim thai hoặc siêu âm 4D thì mẹ bầu cần ăn no.

Mang theo đầy đủ hồ sơ khám thai và kết quả xét nghiệm

Khi đi khám thai các mẹ nên kiểm tra và đem theo hồ sơ, các giấy tờ cần thiết để bác sĩ xem xét và theo dõi sức khỏe của mẹ và thai ở lần khám thai trước và sau có sự thay đổi như thế nào.

Không đeo trang sức quá nhiều

Điều này chủ yếu để bảo vệ an toàn cho chính mẹ. Mang theo ít tư trang quý giá, hạn chế đeo trang sức để đề phòng mất cắp tại bệnh viện cũng như an toàn bản thân khi đi đường.

Mẹ chỉ nên mang theo những thứ thật sự cần thiết. Tiền bạc tư trang cần cất gọn vào túi đeo chéo hoặc balo để luôn mang theo người.

Đi khám thai nên đi giày bệt

Khi đi khám thai, các mẹ nên chọn các loại giày bệt thoải mái, êm chân và dễ dàng tháo ra, mang vào.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm về thời gian khám thai cũng như đi khám thai nên mặc gì. Từ đó, lựa chọn trang phục phù hợp giúp việc khám thai diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn. Chúc các mẹ thuận lợi trong thai kỳ để chào đón bé con khỏe mạnh đến với vòng tay gia đình nhé.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds