Đau đầu khi mang thai: Chớ vội chủ quan!

Đau đầu khi mang thai là một trong những hiện tượng thường gặp vào 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nếu không cải thiện, về lâu về dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Đau đầu khi mang thai: Chớ vội chủ quan!

1/ ĐAU ĐẦU KHI MANG THAI, DO ĐÂU?

Hiện tượng đau đầu khi mang thai khá phổ biến, thường diễn ra vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nhiều mẹ bầu khá bất ngờ và lo lắng, khi trước đó, mẹ không hề có tiền sử về các bệnh hay triệu chứng đau đầu. Các cơn đau có thể ở mức độ nhẹ hoặc đau dữ dội đi kèm các biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt, đau ngực khiến mẹ mất ăn mất ngủ.

Hiện các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác tại sao khi mang thai, bà bầu lại có thiên hướng đau đầu thường xuyên hơn. Theo đó, nhiều khả năng là do biến động hormone trong cơ thể, hoặc cũng có thể do mẹ có đang bị viêm xoang.

Đặc biệt, trong 3 tháng đầu, nguyên nhân có thể là do lượng máu tăng đột ngột kết hợp với tình trạng ốm nghén, căng thẳng, mệt mỏi, chế độ ăn uống không hợp lý làm tình trạng thêm nghiêm trọng.

Đau đầu khi mang thai: Chớ vội chủ quan!

2/ ĐAU ĐẦU KHI MANG THAI, CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI?

Nếu chỉ đau đầu thông thường, không kéo dài, mẹ có thể không đáng lo ngại. Song nếu gặp chứng đau nửa đầu, đau đầu đi kèm buồn nôn, chóng mặt… mẹ cần thận trọng vì đây có thể là báo hiệu nguy cơ tiền sản giật, biến chứng xảy ra đa số ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Đau nửa đầu khi mang thai

Đây là triệu chứng khá kinh điển của các mẹ bầu, khi lượng estrogen thay đổi từ tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Durham ghi nhận, trong khi tiến hành khảo sát trên 34.000 phụ nữ bị chứng đau nửa đầu khi mang thai, kết quả cho thấy nhóm này có nguy cơ tai biến mạch máu cao gấp 19 lần và cơn đau tim gấp 5 lần so với phụ nữ không bị chứng đau đầu.

Các cơn đau nửa đùa có thể kéo dài, nhẹ nặng tùy thuộc. Song chúng thường sẽ trở lại sau khi sinh. Do đó, nếu cơn đau càng dữ dội, mẹ nên đến các cơ sở y tế thăm khám để có biện pháp điều trị sớm.Đau đầu buồn nôn khi mang thai

Đau đầu đi kèm chóng mặt, buồn nôn, mờ mắt, thậm chí là ngất lịm đi là trường hợp ở mức báo động cho thai nhi và mẹ bầu, nhất là vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Một số trường hợp ói mửa liên tục, mất nước mẹ cần được đưa đến bệnh viện để điều trị.

Nếu tình hình không được điều trị, cải thiện kịp thời có thể để lại các biến chứng như sưng phù, thừa protein trong nước tiểu, chứng cao huyết áp kéo dài đến 3 tháng cuối gây ra tiền sản giật.

Đồng thời, đau đầu, mệt mỏi ảnh hưởng đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ bầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ cần thận trọng và không nên chủ quan.

Đau đầu khi mang thai: Chớ vội chủ quan!

3/ CÁCH CHỮA TRỊ ĐAU ĐẦU KHI MANG THAI AN TOÀN?

Đau đầu khi mang thai nếu ở mức độ nhẹ, bình thường, mẹ chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi là được.

Nếu trong các trường hợp sau, mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Đau đầu dữ dội ở tam cá nguyệt 2 hoặc 3
  • Đau đột ngột, dữ dội như chưa bao giờ đau đến thế. Cơn đau làm mẹ bầu thức giấc, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Nhức đầu đi kèm sốt, cứng cổ
  • Đau đầu sau khi bị chấn thương hoặc đau khi nhìn vào màn hình máy tính.
  • Cơn nhức đầu kéo dài, đi kèm các triệu chứng như nhìn mờ, rối loạn thị giác, nói mớ, buồn ngủ, cảm giác tê buốt …

Không nên tự ý mua thuốc giảm đau

Phụ nữ mang thai không được dùng các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, các loại thuốc điều trị đau nửa đầu khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Do đó, nếu có ý định dùng thuốc khi cơn đau kéo dài và trầm trọng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Một vài mẹo giúp giảm cơn đau đầu mẹ có thể thửTắm vòi sen

Tắm nước ấm dưới vòi sen có thể hỗ trợ làm thuyên giảm các cơn đau đầu của mẹ bầu, nếu được nên kết hợp thêm ít tinh dầu, mẹ sẽ thấy khá hơnChườm lạnh

Một chiếc khăn lạnh chườm lên trán sẽ giúp mẹ giảm các chứng đau đầu, nhất là đau nửa đầuKhông nhịn ăn

Lượng đường trong máu giảm là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau đầu. Do đó, mẹ không nên nhịn ăn. Cần tập thói quen ăn đúng bữa, đồng thời chia nhỏ bữa ăn nếu thấy khó dung nạp một lần vào cơ thể. Nên chuẩn bị sẵn một ít bánh quy, trái cây khô, sữa để bổ sung nếu thấy mệt mỏi.Nên uống đủ nước

Thiếu nước làm cơ thể kiệt sức, mệt mỏi. Do đó, mẹ đừng quên bổ sung từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày.Tập thể dục nhẹ nhàng

Đi bộ, tập yoga nhẹ nhàng, ngồi thiền… cũng là cách giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên dành thời gian nghỉ ngơi, không nên suy nghĩ tiêu cực.

Thực phẩm hỗ trợ giảm đau đầu cho mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng cũng là cách giúp mẹ giảm các cơn đau đầu hiệu quả. Trong thời gian mang thai, nếu gặp phải các chứng đau đầu, mẹ có thể bổ sung các thực phẩm như sữa tươi ít béo (tối đa 2 ly/ngày), cá béo (cá hồi, cá ngừ, cẩn thận với cá nhiễm thủy ngân), đậu trắng, quả anh đào, dưa lưới, chuối, bơ, hạnh nhân, khoai tây, rau bina…

Đau đầu khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, song không vì thế mà mẹ chủ quan. Việc tìm hiểu và nắm rõ một số thông tin cần thiết về tình trạng này sẽ giúp mẹ an tâm hơn cũng như tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

>> THAM KHẢO : Những điều mẹ cần phải biết khi mang thai lần đầu

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]