Các loại cá tốt cho bà bầu mẹ có thể bổ sung trong thai kỳ

Các loại cá rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu vì chúng chứa nhiều DHA, Omega 3, vitamin, khoáng chất có lợi. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại cá nào mẹ bầu cũng có thể ăn được. Bài viết sau sẽ gợi ý về các loại cá tốt cho bà bầu mà mẹ nên ăn. Cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tham khảo nhé.

Bà bầu có nên ăn cá không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn cá không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Theo thống kê, trong cá có rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như: protein, i-ốt, vitamin và các nhóm khoáng chất khác nhau. Đặc biệt, trong những nhóm cá béo như cá hồi, cá mòi,… đều có là nguồn dưỡng chất dồi dào rất tốt với cơ thể mẹ bầu. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), khuyến cáo mỗi tuần mẹ bầu nên ăn khoảng 226 đến 340gr cá sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và con.

Trong cá có rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như: protein, i-ốt, vitamin và các nhóm khoáng chất khác nhau
Trong cá có rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như: protein, i-ốt, vitamin và các nhóm khoáng chất khác nhau

Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn cá khi mang thai để nhận được những dưỡng chất thiết yếu này. Tuy nhiên, mẹ cần chọn lựa kỹ càng các loại cá tốt cho bà bầu. Bởi một số loài cá biển có khả năng bị nhiễm thủy ngân rất cao. Đây là độc tố có thể tích tụ trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu bà thai nhi.

Bà bầu ăn cá có lợi ích gì?

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, cá được biết đến với một số lợi ích như:

Là nguồn dưỡng chất dồi dào cho mẹ bầu

Nguồn dưỡng chất hàm lượng cao protein, iot, vitamin và khoáng chất trong cá đều là những thành phần rất cần thiết cho cơ thể con người. Phần lớn các dưỡng chất này đều không thể tự tổng hợp, nhưng lại có vai trò rất quan trọng cho việc cải thiện chức năng cho cơ thể và não, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Ngoài ra, nguồn dưỡng chất này cũng có tác dụng giúp trẻ phát triển toàn diện cà về thể chất và trí tuệ.

Giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ

Đau tim và đột quỵ là hai nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trên thế giới. Trong cá có chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho tim và não. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có thói quen ăn cá sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ đau tim và đột quỵ. Những mẹ bầu thường xuyên ăn cá cũng có hệ tim mạch hoạt động tốt hơn.

Tăng cường sức khỏe cho não bộ

Khi tuổi tác càng tăng, chức năng hoạt động của não sẽ càng có dấu hiệu suy giảm. Từ đó, gây ra nhiều vấn đề về não như suy nhược thần kinh nhẹ, đến thoái hóa thần kinh nghiêm trọng như Alzheimer. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, thói quen ăn cá sẽ giúp làm giảm tốc độ suy nhược thần kinh.

Ngăn ngừa và điều trị trầm cảm

Hiện nay, trầm cảm đã được công nhận là căn bệnh. Bệnh này rất phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt, phụ nữ mang thai và sau sinh cũng nằm trong khả năng dễ bị trầm cảm hơn người bình thường. Một số nghiên cứu cho rằng, cá có khả năng làm giảm nguy cơ trầm cảm. Nguyên nhân là do acid béo omega-3 có tác dụng chống trầm cảm rất tốt. Đồng thời, các acid béo này cũng hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị trầm cảm và các bệnh về tâm lý khác như rối loạn lưỡng cực.

Bổ sung vitamin D cho cơ thể và trẻ

Vitamin D là dưỡng chất rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Nhiều mẹ bầu chọn cách bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng. Trên thực tế, chúng ta cũng có thể bổ sung dưỡng chất này bằng cách cung cấp qua chế độ dinh dưỡng. Và cá là một trong những nguồn vitamin D dồi dào. Đặc biệt, trong các loại cá béo có chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, cung cấp đến 200% nhu cầu vitamin D hàng ngày.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, hàm lượng omega-3 trong cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em. Một số chuyên gia tin rằng thói quen ăn cá cũng đem lại cải thiện rất tốt cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp và bệnh đa xơ cứng ở người lớn. Do đó, mẹ bầu có thói quen ăn cá cũng giúp xương khớp chắc khỏe, cứng cáp hơn.

Cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu rất khó ngủ do ảnh hưởng bởi ốm nghén, khó chịu trong những tháng đầu. Bước vào những tháng cuối, trẻ bắt đầu lớn dần và chiếm dần khoảng trống trong tử cung, cũng khiến cho mẹ bầu xuất hiện tình trạng tiểu đêm, khó tiêu,… dẫn đến mất ngủ, khó ngủ. Nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, sức khỏe của mẹ cũng bị ảnh hưởng và ngày càng đi xuống.

Cá chính là nguồn cung cấp protein chất lượng. Ngoài ra, hàm lượng axit omega-3 rất tốt cho hệ tim mạch, mắt và cả hệ thần kinh. Dưỡng chất này không chỉ có tác động tích cực lên cơ thể, còn mang lại khả năng giúp tinh thần, hệ thần kinh của mẹ thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Giúp thai nhi phát triển

Dưỡng chất protein, DHA, khoáng chất từ cá luôn là thành phần thiết yếu hỗ trợ sự phát triển thể chất và trí não của thai nhi. Đặc biệt, nguồn DHA dồi dào từ cá sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ, tăng cường trí nhớ cho bé trong 3 tháng cuối.

Các loại cá tốt cho bà bầu nên ăn

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải mẹ có thể ăn bất cứ loại cá nào. Các loại cá tốt cho bà bầu phải đảm bảo đủ các yếu tố: giàu DHA, nhiều protein và khoáng chất, hàm lượng thủy ngân thấp hoặc không có thủy ngân. Dưới đây là một số loại cá mà mẹ có thể tham khảo:

Cá hồi

Nếu mẹ cần các dưỡng chất để giúp trẻ phát triển hoàn thiện hệ thần kinh và não bộ, thì cá hồi chính là một lựa chọn tuyệt vời. Khác với những loài cá khác, cá hồi có đặc điểm thiên cư, do đó, chúng có khả năng sống cả ở nước mặn và nước ngọt, vì vậy hàm lượng thủy ngân của chúng rất thấp.

Cá hồi có chứa rất nhiều DHA
Cá hồi có chứa rất nhiều DHA

Bên trong cá hồi có chứa các lượng chất quan trọng như: vitamin B12, B6 vitamin D, niacin, selen, Iot, phốt pho, sắt, DHA – một loại axit béo cùng Omega 3,… những thành phần này đều giúp ích cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Tuy vậy, loài cá này cũng có chứa một ít thủy ngân. Do đó, mẹ chỉ nên ăn khoảng 360g cá hồi mỗi tuần để tránh việc tích tụ thủy ngân quá lớn trong cơ thể.

Cá quả

Cá quả, hay cá lóc là một loại cá nước ngọt, được sử dụng rất phổ biến trong các bữa cơm gia đình. trong 100g cá quả có đến 18,2% protid, 2,7% lipid, Ca 90mg%, P 240mg%, Fe 2,2mg% và nhiều dưỡng chất có lợi khác cho mẹ bầu. Theo Đông Y, cá quả có khả năng lợi tiểu, kiện tỳ, bổ gan, thận, bổ khí huyết và gân xương,… giúp mẹ thuận lợi sinh nở. Tuy chứa nhiều dưỡng chất, nhưng loại cá này sống ở nước ngọt, chúng không hề bị nhiễm thủy ngân. Do đó, loại cá này sẽ là lựa chọn hàng đầu giúp mẹ cung cấp dưỡng chất.

Cá chép

Trong những loại cá nước ngọt, cá chép luôn là một loại cá rất tốt dành cho mẹ bầu. Trong thịt cá có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: axit béo omega-3, axit folic, canxi, axit glutamic, glycine, chất béo, arginine,… nên loại thực phẩm này được đánh giá rất cao về dinh dưỡng.

Cá diêu hồng

Cũng là một loại cá nước ngọt, cá diêu hồng có thịt dày, thơm ngon và ít tanh nên rất thích hợp để chế biến thành nhiều món ăn cho bà bầu. Trong loại cá này có chứa rất nhiều nhóm chất khác nhau như protein, vitamin A, B, D và chất khoáng như photpho và iot. Thịt cá ít béo, không tanh lại thơm ngon, là thực phẩm hàng đầu mà mẹ bầu có thể lựa chọn trong bữa ăn.

Cá trắm

Thịt cá trắm có chứa nhiều đạm, axit amin quý, các khoáng chất như canxi, photpho, sắt, chất béo, vitamin nhóm B.Vì thế mà chúng cũng là lựa chọn hàng đầu dành cho mẹ bầu. Loài cá này không chỉ giúp mẹ bồi bổ sức khỏe, tăng cường đề kháng, mà cũng giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

Ngoài 5 loại cá trên, mẹ bầu cũng có thể ăn một số loại cá da trơn hoặc hải sản sông, hồ. Nên hạn chế các loại cá biển, có khả năng nhiễm thủy ngân cao. Đặc biệt, mẹ bầu cần lưu ý tránh ăn các loại cá, hải sản mà bản thân đã từng bị dị ứng trước đó.

Các loại cá không tốt cho bà bầu

Bên cạnh một số loại cá được khuyến khích sử dụng, mẹ bầu nên tránh ăn các loại cá sau:

Cá thu

Món ăn từ cá thu luôn là thực phẩm vô cùng thơm ngon. Đặc biệt, trong loài cá này có nguồn omega-3 vô cùng dồi dào cùng nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây là một loài cá có khả năng chứa hàm lượng thủy ngân vô cùng cao. Mẹ bầu không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến em bé.

Cá thu cũng là nguồn omega-3 dồi dào, tuy nhiên, loại cá này có nguy cơ nhiễm thủy ngân khá cao
Cá thu cũng là nguồn omega-3 dồi dào, tuy nhiên, loại cá này có nguy cơ nhiễm thủy ngân khá cao

Cá ngừ

Tương tự như cá thu, cá ngờ cũng nằm trong danh sách các loài cá có hàm lượng thủy ngân cực cao. Tuy loại cá này có rất nhiều dưỡng chất, nhưng mẹ bầu không nên ăn để tránh tình trạng nhiễm độc thai kỳ. Mặc khác, với một số loài cá ngừ lành tính như: cá ngừ vây dài, vây vàng, vây xanh thì mẹ bầu vẫn có thể ăn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên tiêu thụ tối đa 170g/tuần để tránh gây hại đến thai nhi.

Cá nóc

Trong các loài cá, cá nóc chính là loài cá nguy hiểm với tất cả mọi người, không chỉ riêng gì mẹ bầu. Với loài cá này, mẹ tuyệt đối không nên ăn hoặc cố gắng thử. Bởi trong chúng có chứa chất độc tetradotoxin ở buồng trứng và hepatoxin ở gan rất nguy hiểm. Hai loại chất độc này có thể gây tử vong tức thời cho người ăn nếu không biết cách chế biến.

Cá kiếm

Cá kiếm là loại cá có xu hướng tập trung tại các khu vực các dòng hải lưu chính. Vì vậy, chúng có nguy cơ nhiễm thủy ngân vô cùng cao. Không chỉ vậy, hàm lượng thủy ngân metyl trong loài cá này có thể tích tụ và gây nhiễm độc cơ thể một cách từ từ. Do đó, mẹ bầu cũng cần hạn chế loài cá này trong suốt thai kỳ.

Cá mập

Trên thực tế, loài cá này không quá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, cá mập cũng là loài cá có khả năng nhiễm thủy ngân vô cùng cao. Vì vậy, mẹ bầu cũng nên tránh ăn loài cá này.

Bà bầu ăn cá và nỗi lo nhiễm độc thủy ngân

Trong lúc mang thai, bạn có từng nghe nhiều người khuyên không nên ăn cá. Thực ra, quan niệm này không hẳn là sai. Lời khuyên này xuất phát từ lo lắng những loài cá có khả năng nhiễm độc thủy ngân. Thủy ngân chính là độc tố được tìm thấy cả trong nước và không khí. Do cuộc sống phát triển, quá trình công nghiệp hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng, hiện tượng thủy ngân thải ra sông, hồ ngày càng phổ biến gây ô nhiễm nặng.

Mặc khác, các loài cá, hải sản thường sống trong các vùng nước chứa thủy ngân. Chúng rất dễ bị nhiễm phải hóa chất này. Thậm chí, khi đã được nấu chín thì lượng độc tố vẫn không thể đào thải hết. Vì vậy, mặc dù chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn các loại cá biển để ngăn chặn nguy cơ nhiễm độc thủy ngân khi mang thai.

Không chỉ có thể gây ảnh hưởng đến người mẹ, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, nếu mẹ bầu bị nhiễm thủy ngân, trẻ sơ sinh cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, để bảo vệ con, khi chọn lựa cá và hải sản, mẹ bầu hãy ưu tiên các loại cá và hải sản nước ngọt. Nếu ăn các loại cá nước mặn, cần hạn chế các loài cá có khả năng chứa nhiều thủy ngân.

Bà bầu ăn cá bị nhiễm thủy ngân có thể đối mặt với điều gì?

Như đã chia sẻ ở trên, thủy ngân có mặt ở khắp mọi nơi, thậm chí là có trong cả không khí mà chúng ta đang thở. Trên thực tế, nguồn thủy ngân lớn được sản sinh trong khí than thực vật. Khi chúng rơi vào nước, những vi khuẩn trong nước sẽ biến đổi thủy ngân thành methylmercury. Đến lúc các loài cá, hải sản hấp thu methylmercury, methylmercury sẽ làm giảm lượng protein và có khả năng cư trú lâu dài trong mình cá – ngay cả khi cá được chế biến.

Thủy ngân có mặt ở mọi nơi
Thủy ngân có mặt ở mọi nơi

Phần lớn cá và các loại hải sản khác đều có chứa thủy ngân, thậm chí là cá sông/hồ cũng vậy. Tuy nhiên, những loại cá là động vật ăn thịt hoặc cá biển thì có chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn bình thường. Những loài cá càng to thì có hàm lượng thủy ngân càng lớn. Bởi những loài cá này có khả năng sống lâu, nên hàm lượng thủy ngân mà chúng hấp thu cũng cao hơn các loài cá nhỏ.

Trong các trường hợp mẹ bầu bị nhiễm thủy ngân, không chỉ sức khỏe của mẹ, mà cả sự phát triển của con đều có thể bị ảnh hưởng. Những tác động của thủy ngân còn tùy thuộc vào tình trạng phơi nhiễm của mẹ. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều, trẻ đều có thể có nguy cơ cao bị biến dạng, dị tật bẩm sinh, quái thai hoặc thậm chí là gây sảy thai. Một số dấu hiệu điển hình khi bị nhiễm độc thủy ngân mà mẹ có thể nhận biết là:

– Có hiện tượng tê, ngứa râm ran và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân;

– Cơ thể, đặc biệt là tay chân bị run rẩy;

– Bị giảm chức năng vận động, hoạt động chậm chạp hơn bình thường;

– Thay đổi tính cách, căng thẳng, hay cáu vặt;

– Mất trí nhớ, mệt mỏi, đau đầu;

– Thường xuyên bị mất ngủ, giảm cân không lý do.

Lưu ý, các triệu chứng này thường xảy ra khi một người bình thường tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3. Nếu tiếp xúc với hàm lượng ít, có thể những dấu hiệu không quá rõ ràng gây chủ quan cho người bệnh.

Bà bầu ăn cá cần lưu ý những gì?

Để ngăn ngừa việc mẹ bầu bị nhiễm thủy ngân, mẹ bầu nên chọn đúng các loại cá tốt cho bà bầu. Đồng thời, mẹ cần lưu ý những mẹo chọn cá dưới đây:

– Tránh mua các loại cá có hàm lượng thủy ngân có lớn;

– Nên mua cá ở những nơi bán cá tươi, uy tín;

– Khi mua, hãy ấn vào cá để chắc chắn chúng còn tươi, không mềm nhũn hoặc có mùi lạ;

– Chọn các loại cá có mang đỏ tươi, mắt trong, vảy cá không bị rụng rời, phần bụng nguyên.

– Khi chế biến, nên nấu chín kỹ để loại bỏ độc tố.

– Với các loại hải sản như nghêu, hàu, trai và hến cần được nấu chín cho đến khi vỏ mở ra. Nếu vỏ của chúng không mở, mẹ bầu không nên sử dụng.

– Nên sử dụng chế biến ngay khi mua về.

– Không ăn các loại cá sống, vì chúng có khả năng nhiễm khuẩn cao hơn cá chín.

– Nên ăn theo khuyến cáo của bác sĩ, không nên ăn quá nhiều.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề các loại cá tốt cho bà bầu. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức trong việc lựa chọn loại cá trong thực đơn dinh dưỡng. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds