Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu hiệu quả nhanh nhất

Mang thai là 1 trải nghiệm hạnh phúc, đi kèm theo đó là vô vàn những lo lắng. Đặc biệt, sức đề kháng của người mẹ thường bị giảm sút nghiêm trọng, nhất cử nhất động của cơ thể đều có thể khiến chúng ta lo lắng. Trong đó, tình trạng đau, rát họng sẽ thường xuyên xảy ra. Nhưng dù ra sao, các mẹ bầu bị ngứa, rát cổ họng cũng cần hạn chế sử dụng thuốc. Vậy làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu những cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu qua bài viết sau.

Bà bầu bị ho ngứa cổ vì sao?

Ho, rát, ngứa cổ là những triệu chứng điển hình liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp hoặc đôi khi là vùng hầu họng. Rất nhiều mẹ bầu cảm thấy bối rối, không biết giải quyết như thế nào, vì phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc.

Mẹ bầu bị ho không thể tự ý sử dụng thuốc
Mẹ bầu bị ho không thể tự ý sử dụng thuốc

Theo các bác sĩ, trước khi tìm hiểu cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu, mẹ bầu cần biết được những nguyên nhân gây ra tình trạng ho, ngứa cổ khi mang thai. Một số nguyên nhân được cho là đến từ các lý do như:

Thay đổi thời tiết

Khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là lúc giao mùa giữa thu đông; sẽ có rất nhiều người bị viêm hô hấp, viêm phế quản, viêm amidan, viêm họng,… dẫn tới bị ho. Trong đó, nhóm đối tượng mang thai có hệ miễn dịch kém, nên rất dễ mắc các bệnh liên quan tới hô hấp, gây ra tình trạng ho và ho dai dẳng.

Do nội tiết tố thay đổi

Mang thai là giai đoạn mà cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi. Và nội tiết tố chính là một trong những yếu tố thay đổi quan trọng giúp trẻ phát triển ổn định. Nội tiết tố thay đổi cũng kéo theo nhiều vấn đề khác như tăng lưu lượng máu, thân nhiệt tăng,… Kèm theo đó là ốm nghén và thói quen ăn uống không khoa học sẽ khiến hệ miễn dịch của mẹ ngày càng yếu hơn. Dễ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, đi kèm theo đó là biểu hiện ho, ngứa rát cổ họng.

Mẹ bầu bị mắc bệnh về đường hô hấp

Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho chính là mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cả những mẹ bầu có tiền sử hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc viêm xoang cũng có thể bị ho khi mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu bị trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra ho, đau rát cổ họng.

Hệ miễn dịch suy yếu

Cơ thể của phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng rất yếu. Lúc này, các virus/ vi khuẩn sẽ thừa cơ hội để xâm nhập và gây ra nhiều bệnh, trong đó có bệnh cúm hoặc các bệnh liên quan về đường hô hấp.

Làm việc trong môi trường ô nhiễm

Mẹ bầu thường xuyên làm việc, ở trong môi trường ô nhiễm cũng có nguy cơ bị mắc các bệnh về đường hô hấp hơn những mẹ bầu khác. Vì vậy, các chị em nên lưu ý đảm bảo nơi ở và môi trường làm việc sạch sẽ, tránh rác thải, nước bẩn hoặc bụi bẩn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Bà bầu bị ho ngứa cổ có nguy hiểm không?

Nhìn chung, tình trạng mẹ bầu bị ho, ngứa cổ khi mang thai rất phổ biến. Ho hoặc ngứa cổ nhẹ đều không quá ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị ho vì các bệnh lý như: nhiễm trùng, viêm đường hô hấp, viêm họng, cảm cúm,… thì cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ho hoặc ngứa cổ họng nhẹ đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để lâu có thể gây ra nhiều tác động cho cả mẹ và trẻ
Ho hoặc ngứa cổ họng nhẹ đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để lâu có thể gây ra nhiều tác động cho cả mẹ và trẻ

Nếu tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm đường hô hấp quá nặng, hormone nội tiết khi mang thai cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tình trạng này diễn ra quá lâu có thể khiến sức để kháng niêm mạc mũi bị suy giảm. Đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do sức đề kháng của người mẹ sẽ bị giảm sút nghiêm trọng, không thể tự khỏi bệnh được. Càng để lâu, tình trạng bệnh càng ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ gây ra biến chứng.

Bà bầu bị ho ngứa cổ có ảnh hưởng thai nhi không?

Không chỉ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mẹ bầu ho quá mạnh và dai dẳng có thể gây ra áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của con. Ngoài ra, mẹ bầu ho quá mạnh cũng có thể khiến tử cung co thắt, tăng nguy cơ động hoặc sảy thai.

Không chỉ vậy, mẹ bầu bị ho nhiều còn khiến cho niêm mạc thanh quản bị tổn thương, trầy xước gây chảy máu, tổn thương. Từ đó gây tác động xấu đến sức khỏe người mẹ, ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn hàng ngày. Nếu mẹ bầu không ăn đủ dinh dưỡng, sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của con.

Ngoài ra, mẹ bầu ho nhiều còn gây ra tình trạng mệt mỏi, đau thắt vùng ngực khiến mẹ ăn,ngủ không ngon. Lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị ho đến vì những nguyên nhân nhiễm trùng hô hấp, để lâu ngày có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Tim thai có thể biến mất đột ngột, vì vậy mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Tuyệt đối không chủ quan.

Bà bầu bị ho ngứa cổ khi nào nên gặp bác sĩ?

Mẹ bầu bị ho, ngứa cổ là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên chủ quan để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngay khi có triệu chứng, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt, trong các trường hợp ho dai dẳng sau thì nên đến để bác sĩ kiểm tra:

– Ho dai, mạnh, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc kéo dài hơn 7 ngày;

– Ho kéo theo đờm xanh hoặc nhầy máu;

– Ho có kèm theo tình trạng sốt trên 38 °C

– Ho và thở khò khè, gây khó thở;

– Ho, có dấu hiệu đau tức vùng bụng.

Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu?

Trong trường hợp mẹ bầu bị ho, một số nơi cũng sẽ cho mẹ sử dụng paracetamol liều thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc trong thai kỳ cũng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Song song đó, để giảm tình trạng ho cho mẹ trong thai kỳ, chị em cũng có thể áp dụng một số cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu đơn giản sau đây:

Tắc xanh, mật ong

Chắc hẳn công thức tắc xanh chưng mật ong không phải là cách trị ho xa lạ với nhiều gia đình Việt. Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị ho đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, giúp làm dịu cơn ngứa, giảm ho. Để sử dụng, mẹ bầu chỉ cần hấp tắc xanh chưng với mật ong, để nguội và bỏ trong hủ sử dụng dần. Mỗi ngày sử dụng sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng ho, khó chịu ở cổ họng.

Chanh, mật ong

Tương tự như tắc và mật ong, chanh và mật ong cũng là cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu rất tốt. Khi bị ho, mẹ chỉ cần thái vài lát chanh ngâm cùng mật ong. Sau đó ngậm trong họng trong vòng vài phút, cách này sẽ giúp giảm ho và viêm họng rất tốt.

Chanh mật ong là loại thức uống rất tốt khi bị ho
Chanh mật ong là loại thức uống rất tốt khi bị ho

Tinh bột nghệ và tắc ngâm

Với cách thực hiện vô cùng đơn giản, mỗi ngày mẹ bầu sử dụng tắc ngâm với tinh bột nghệ sẽ giúp cải thiện cơn ho vô cùng hiệu quả.

Lê chưng đường phèn

Lê chưng đường phèn là một món ăn bổ dưỡng, có khả năng trị ho và vô cùng thích hợp để làm dứt cơn ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Để thực hiện, mẹ hãy cho đường phèn và lê vào tô lớn hấp cách thủy trong 15-20 phút. Cho đến khi lê chín mềm, đường tan hết thì tắt bếp là có thể dùng trực tiếp.

Cam nướng

Để dùng cam để trị ho, mẹ hãy chọn 1 quả cam ngọt, mọng nước, ngâm trong trong nước muối để loại bỏ tạp chất và diệt khuẩn. Sau đó bạn nướng cam trực tiếp lên bếp lửa trong 10 phút, có thể ăn trực tiếp khi quả cam còn ấm.

Sử dụng nước gừng tươi

Gừng là loại nguyên liệu có khả năng diệt khuẩn và virus rất tốt. Nếu mẹ bầu bị ho, có thể dùng gừng để giảm triệu chứng ho bằng cách pha gừng với nước sôi để uống. Hoặc thêm một mẹo nữa là, mẹ bầu có thể dùng lát gừng mỏng trộn 1 chút mật ong để ngậm trong miệng.

Bà bầu bị ho, ngứa cổ nên kiêng gì

Với một số loại thực phẩm, chúng ta có thể ăn trong tình trạng sức khỏe ổn định mà không cần lo lắng gây ra bất kỳ vấn đề nào. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đang mắc bệnh về đường hô hấp, xuất hiện các triệu chứng như: ho, ngứa cổ, viêm họng, trào ngược dạ dày,… thì nên kiêng một số loại thực phẩm sau:

Đồ ăn lạnh

Đồ lạnh luôn có một sức hấp dẫn khó tả với nhiều người. Các món ăn lạnh còn kích thích vị giác, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu đang bị ho, viêm họng hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp thì đây là các món ăn cần tẩy chay đầu tiên. Bởi nhiệt độ lạnh thường khiến cho tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu ăn đồ lạnh còn có thể làm tăng nguy cơ phù nề niêm mạc cổ họng và tăng nguy cơ gây bí tắc khí ở phổi. Từ đó, những cơn ho sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc và dai dẳng hơn. Điều này sẽ cản trở quá trình phục hồi và điều trị ho.

Hải sản

Các loại hải sản đều được cho là không tốt cho mẹ bầu khi bị ho. Bởi trong nhiều trường hợp, những cơn ho sẽ kích hoạt tình trạng dị ứng. Mà hải sản là nhóm thực phẩm rất dễ gây dị ứng. Chưa bàn đến các trường hợp mẹ bầu có triệu chứng dị ứng với hải sản trước đó.

Bên cạnh đó, mùi tanh trong các loại hải sản cũng có thể khiến tình trạng ho nghiêm trọng hơn. Chính vì thế mặc dù hải sản có chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu đang bị ho, mẹ bầu cần hạn chế ăn thực phẩm này.

Quýt

Quýt là loại quả có nguồn dinh dưỡng rất cao, đặc biệt là vitamin C. Việc sử dụng vỏ quýt chưng với mật ong để trị ho cũng vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, nếu đang bị ho thì mẹ bầu không nên ăn trực tiếp múi quýt. Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng nguyên nhân mà mẹ bầu không nên ăn múi quýt là do trong loại trái này có hàm lượng cellulite tương đối cao. Chất này có thể làm cho cơ thể sinh nhiệt, đồng thời sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Từ đó, sẽ khiến tình trạng ho ngày càng nặng hơn.

Đậu phộng, hạt dưa

Tuy rất bổ dưỡng, nhưng cả đậu phộng và hạt dưa đều có chứa dầu, cùng một số thành phần có thể gây kích thích tạo đờm. Từ đó sẽ khiến cho tình trạng ho của mẹ bầu thêm nghiêm trọng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh các loại chế phẩm được chế biến hoặc có thành phần đậu phộng, hạt dưa nhé.

Các loại thực ăn cay, nóng

Dù không bị ho, các đồ ăn cay nóng cũng không phải là nhóm thực phẩm khuyến khích cho mẹ bầu khi mang thai. Bởi nhóm thực phẩm này có thể gây kích ứng niêm mạc cơ quan hô hấp và đường tiêu hóa. Đồng thời, các món cay nóng cũng có thể gây tổn thương niêm mạc, làm gia tăng tình trạng phù nề, tăng tiết dịch nhầy khiến tình trạng ho ngày càng nặng hơn. Kéo theo đó là phản ứng viêm tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của người mẹ.

Các loại thực phẩm chiên, rán

Nghe thì có vẻ món ăn này không liên quan gì đến tình trạng ho. Tuy nhiên, các món chiên, rán cũng không được khuyến khích cho mẹ bầu khi đang bị ho. Bởi các thực phẩm này có thể gây áp lực lên dạ dày, khiến hiện tượng trào ngược ngày càng nặng hơn. Đây là nguyên nhân gây ho ở mẹ bầu. Ngoài ra, các thực phẩm này còn gây tăng dịch đờm, khiến cơn ho lâu dứt hơn.

Sữa

Sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai, Tuy nhiên, với trường hợp mẹ bầu đang bị ho, các bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ không nên uống nhiều sữa. Nguyên nhân là do sữa có khả năng kích thích tạo ra chất nhầy trong cổ họng và phổi. Protein tiêu hóa sữa còn kích kích sản sinh chất nhầy trong đường ruột. Do đó, mẹ bầu uống sữa cũng sẽ khiến tình trạng ho kéo dài dai dẳng.

Tuy có rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu đang bị ho thì sữa không phải là thực phẩm dành cho mẹ bầu
Tuy có rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu đang bị ho thì sữa không phải là thực phẩm dành cho mẹ bầu

Caffeine và nước ngọt

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan và khàn giọng là do cơ thể bị mất nước, khiến cổ họng bị khô. Mặc khác, các loại thức uống có chứa caffeine như cà phê hay trà, nước tăng lực, nước ngọt đều có khả năng khiến cơ thể đi tiểu nhiều hơn, gây mất nước. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình khắc phục triệu chứng và điều trị.

Trị ho ngứa cổ cho bà bầu cần lưu ý gì?

Ngoài những cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu trên. Để điều trị ho cho mẹ bầu hiệu quả, chị em cũng cần lưu ý những điều sau:

– Nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Duy trì lối sống tích cực, tránh stress để cải thiện hệ miễn dịch.

– Hạn chế đến những nơi đông người, có nhiều khói bụi, ra ngoài khi thời tiết trở lạnh.

– Làm sạch cơ thể bằng nước ấm. Tuy nhiên, không nên tắm quá nhiều khi thời tiết trở lạnh.

– Nên tập thói quen súc họng bằng nước muối vào mỗi buổi sáng.

– Giữ cơ thể luôn ấm khi thời tiết trở mùa.

– Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

– Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C.

– Khi thấy có tình trạng ho kéo dài, kèm theo đó là các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như sốt, nhiều đờm, đau ngực,… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện đề được điều trị sớm.

– Giữ không gian sinh sống sạch sẽ, thoáng khí.

– Luôn đeo khẩu trang đầy đủ mỗi khi ra ngoài, đến nơi đông người hoặc môi trường nhiều khói bụi.

Trên đây là những chia sẻ về những cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu. Hy vọng các chị em sẽ “bỏ túi” thêm nhiều kinh nghiệm giữ gìn sức khỏe trong thời gian mang thai. Nhớ theo dõi thêm các bài viết từ trang web để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]