#Mẹ Bầu Có Nên Ăn Đậu Phộng? Rủi ro và lợi ích?

Bầu ăn đậu phộng được không

Trong thai kỳ, chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì một sơ sẩy nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. Do đó, có nhiều thực phẩm phải kiêng ăn hay ăn đúng với số lượng trong giai đoạn này. Trong đó, có đậu phộng – là một loại hạt giàu dưỡng chất nhưng được xếp vào nhóm thực phẩm dễ dị ứng. Chính vì thế mà vừa qua Mỹ Phẩm Bà Bầu nhận nhiều câu hỏi bầu ăn đậu phộng được không? Để giải đáp vấn đề này, các mẹ cùng theo dõi bài viết này nhé.

Đậu phộng có giá trị dinh dưỡng thế nào?

Đậu phộng là loại hạt được xếp vào nhóm hạt có chứa dầu. Trong đó, chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn và đa, hầu hết được tạo thành từ các acid oleic và linoleic với hàm lượng dao động trong khoảng 44-56%.

Trong 100g đậu phộng có chứa các dưỡng chất:

– Calo: 567

– Nước: 7%

– Chất đạm: 25,8g

– Carbohydrate: 16,1g

– Đường: 4,7g

– Chất xơ: 8,5g

– Chất béo: 49,2g (Bão hòa: 6,28g, Không bão hòa đơn: 24,43g, Không bão hòa đa: 15,56g)

– Omega-6: 15,56g

Đậu phộng có giá trị dinh dưỡng thế nào?
Đậu phộng có giá trị dinh dưỡng thế nào?

Ngoài ra, trong thành phần của đậu phộng còn giàu vitamin và khoáng có lợi cho sức khỏe phải kể đến:

– Biotin: đậu phộng là một trong những thực phẩm giàu biotin. Đây là một loại vitamin giúp cho làn da, mái tóc, móng chân và móng tay được chắc khỏe.

– Niacin: còn được gọi là vitamin B3, vitamin này tham gia vào nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Có liên quan đến sức khỏe thần kinh, tim mạch, hệ tiêu hóa, làn da,…

– Folate: còn được gọi là vitamin B9 hay acid folic. Đây là vitamin quen thuộc đối với các mẹ bầu cần thiết bổ sung vì mang đến nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi trong thai kỳ.

– Vitamin E: là một chất chống oxy hóa mạnh, không chỉ đậu phộng mà vitamin này còn được tìm thấy trong các thực phẩm giàu chất béo. Vitamin E đem lại nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể: ngăn cản quá trình oxy hóa các thành phần thiết yếu trong tế bào, ngăn cản sự tạo thành các sản phẩm oxy hóa độc hại đối với cơ thể. Đồng thời, còn gia tăng hấp thu vitamin A và bảo vệ vitamin A không bị thoái hóa.

– Thiamine: còn được gọi là vitamin B1. Vitamin B1 là nguyên liệu cần thiết để sản xuất Acetylcholine – chất dẫn truyền xung thần kinh đặc biệt giữa hệ thần kinh và cơ, nhất là cơ tim. Cho nên, việc bổ sung vitamin B1 vào cơ thể đem đến vai trò tốt cho duy trì chức năng tim mạch, giảm nguy cơ suy tim cũng như các bệnh lý về tim mạch.

– Photpho: đậu phộng là nguồn cung cấp photpho dồi dào. Đây là một khoáng chất thiết yếu cần cho sự phát triển của xương răng và duy trì các mô của cơ thể. Ngoài ra, photpho còn tham gia vào quá trình co cơ, đông máu, duy trì chức năng thận, thần kinh và đảm bảo nhịp tim bình thường.

– Magie, đồng, kẽm, mangan: đây đều là những nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Mỗi nguyên tố đem lại lợi ích riêng cho sức khỏe và cơ thể.

Bà bầu có ăn đậu phộng được không?

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm và có những thay đổi khác biệt hơn so với trước đây. Vì thế mà việc bổ sung bất kỳ thực phẩm hay dưỡng chất nào cũng phải cân nhắc thật kỹ để an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Đậu phộng sau khi tìm hiểu các mẹ cũng thấy được đây là loại hạt giàu dưỡng chất và mang lại nhiều lợi ích tốt cho khỏe. Chính vì thế mà các mẹ muốn bổ sung để cân đối dinh dưỡng, bổ sung chất béo cũng như vitamin và khoáng chất cần thiết.

Hơn nữa, có nhiều trường hợp mẹ bầu khi mang thai thay đổi về khẩu vị, thèm ăn những món mà trước đây không thích hay chỉ đơn giản muốn ăn thực phẩm đó. Trong số đó, có đậu phộng thì các mẹ bầu lại chọn nhịn ăn vì lo sợ bà bầu ăn đậu phộng không được, không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe và gây dị ứng thai nhi không.

Theo các chuyên gia, nếu như cơ địa của mẹ nào không dị ứng với đậu phộng thì vẫn có thể bổ sung trong thời gian mang thai. Tuy nhiên các mẹ cân nhắc về liều lượng để tránh nóng cơ thể gây ra các vấn đề về da và sức khỏe khác.

Các nghiên cứu y khoa được công bố không tìm thấy bằng chứng việc tránh đậu phộng có liên quan đến nguy cơ dị ứng của em bé. Do vậy, các mẹ không nên quá kiêng khem mà cần bổ sung thực phẩm tốt để tăng cường sức khỏe. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những bà mẹ không dị ứng ăn đậu phộng 5 lần/tuần trở lên ít có khả năng sinh con bị dị ứng.

Bà bầu 3 tháng ăn đậu phộng được không?

Với câu hỏi: “Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn được đậu phộng?”. thì câu trả lời là có, nếu cơ địa không bị dị ứng với loại thực phẩm này. Vì đậu phộng là một loại hạt giàu dưỡng chất cho mẹ và bé.

Hơn nữa, thành phần đậu phộng giàu protein, chất xơ, omega 3, omega 6, folate, canxi,… đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Giúp ổn định huyết áp, tốt cho hệ tiêu hóa, duy trì sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh,…

Đặc biệt, đậu phộng còn cung cấp vitamin E góp phần vào quá trình hình thành, phát triển và nuôi dưỡng nhau thai. Đây chính là yếu tố để thai nhi phát triển khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu trong thai kỳ. Ngoài ra, vitamin E còn phòng tránh được bệnh hen suyễn cũng như các bệnh liên quan đến phổi của bé.

Bà bầu 3 tháng ăn đậu phộng được không?
Bà bầu 3 tháng ăn đậu phộng được không?

Tuy nhiên, khi bổ sung trong 3 tháng đầu mẹ bầu phải hết sức cẩn thận vì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Lợi ích của đậu phộng với sức khỏe mẹ bầu?

Từ giá trị dinh dưỡng cũng có thể thấy đậu phộng đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ và bé:

Cung cấp chất sắt

Không chỉ đậu phộng mà các loại hạt đều rất giàu sắt. Vì thế, mà khi mang thai cho bà bầu ăn đậu phộng nguyên hạt với mức vừa phải sẽ giúp các mẹ ngăn ngừa được bệnh thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai.

Tốt cho xương

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu rất dễ bị loãng xương do cơ thể lúc này sẽ phải cung cấp dưỡng chất cần thiết phục vụ cho sự phát triển của thai nhi. Nếu không đủ canxi cho trẻ thì cơ thể sẽ lấy lượng từ xương của mẹ nên làm mẹ bị thiếu hụt canxi, dẫn đến loãng xương. Do đó, thời điểm này các mẹ bổ sung đậu phộng cung cấp canxi, cải thiện những vấn đề về xương.

Cung cấp chất béo không bão hòa

Đậu phộng rất giàu chất béo không bão hòa đơn, đặc biệt là axit oleic. Đây là chất béo có lợi cho sức khỏe tim tim mạch. Bà bầu ăn một nắm đậu phộng luộc mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa phát triển bệnh tim, xơ vữa động mạch.

Bổ sung calo

Hàm lượng calo trong đậu phộng rất lớn (567 calo/100g). Đây là nguồn năng lượng cần thiết cho mẹ bầu trong các hoạt động sống hàng ngày, đồng thời, cung cấp calo để nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Ngoài ra, nếu mẹ nào thiếu cân thì đậu phộng luộc cũng là món ăn giúp mẹ tăng cân. Không những mang lại hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể.

Cải thiện tiêu hóa

Phụ nữ mang thai dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đầy hơi,… Việc ăn đậu phộng sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ phòng tránh táo bón khi mang thai. Bởi nguồn chất xơ trong đậu phộng cũng dồi dào, giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm thời gian thức ăn thừa lưu lại trong ruột và phòng tránh táo bón hiệu quả.

Các mẹ sắp sinh có thể thêm một lượng nhỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày để loại bỏ các vấn đề về ruột.

Lợi ích của đậu phộng với sức khỏe mẹ bầu?
Lợi ích của đậu phộng với sức khỏe mẹ bầu?

Ổn định đường huyết

Đậu phộng có tác dụng ổn định đường huyết nhờ thành phần có kali, vitamin B1, lipid,…

– Kali, vitamin B1: có tác dụng giảm và kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu

– Chất béo không bão hòa: có tác dụng duy trì ổn định cho nồng độ insulin trong máu. Từ đó, hạn chế tình trạng đường trong máu tăng lên gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

– Mangan: giúp chuyển hóa chất béo và carbohydrate, hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Hỗ trợ giảm nồng độ muối

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có những sự chuyển biến trong cơ thể, thêm vào đó là tình trạng ốm nghén thường kéo theo cảm giác nhạt miệng làm tăng nhu cầu về muối natri. Do đó, mẹ bầu thèm những thực phẩm mặn, dùng nước chấm để gia tăng khẩu vị hơn bình thường.

Tuy nhiên, mẹ bầu mà ăn quá nhiều muối có thể gây phù và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho cả thai nhi. Dù đậu phộng có vị mặn nhưng lại có hàm lượng muối không cao. Do vậy, mẹ bầu nên ăn đậu phộng để phục vụ sở thích ăn mặn của nhưng không bị tăng nồng độ muối.

Duy trì sức khỏe tim mạch

Ngoài tác dụng giảm cholesterol trong máu, điều hòa nhịp tim và huyết áp, thì các chất chống oxy hóa mạnh như axit oleic trong đậu phộng có khả năng ngăn chặn sự gây hại của các gốc tự do và duy trì sức khỏe tim mạch cho mẹ bầu.

Cẩn trọng với dị ứng đậu phộng ở bà bầu

Dị ứng đậu phộng là tình trạng khá phổ biến, và với những người dị ứng thì dù là lượng nhỏ nhất cũng gây nên những phản ứng nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Do đó, với mẹ bầu càng nguy hiểm hơn khi có cả bé con trong bụng.

Triệu chứng

Các triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện nếu mẹ bầu ăn đậu phộng và cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này:

– Xuất hiện các phản ứng trên da như phát ban, mẩn đỏ, nổi mề đay hoặc sưng tấy.

– Ngứa hoặc thấy râm ran trong hoặc xung quanh miệng và cổ họng.

– Sổ mũi

– Các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, co thắt dạ dày, nôn hoặc buồn nôn.

– Cảm giác co thắt vùng hầu họng, khí phế quản gây khó thở, khò khè.

– Sưng lưỡi

– Sốc phản vệ đây là triệu chứng nặng và có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu xảy ra sốc phản vệ sẽ thấy nhịp tim tăng lên, tụt huyết áp đột ngột, co giật, mạch trở nên yếu dần, đường hô hấp thắt chặt,…

Mẹ bầu khi bổ sung đậu phộng mà xuất hiện những triệu chứng này hãy đến phòng cấp cứu nhanh nhất để kịp thời có biện pháp xử lý và khắc phục.

Nguyên nhân dị ứng đậu phộng

Dị ứng đậu phộng có thể xảy ra khi mà hệ thống miễn dịch có các phản ứng quá mẫn cảm với các chất có trong đậu phộng. Khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với đậu phộng khiến hệ thống miễn dịch của mẹ bầu giải phóng các chất hóa học. Từ đó, gây nên các triệu chứng dị ứng.

– Tiếp xúc trực tiếp: nguyên nhân phổ biến nhất là ăn đậu phộng hoặc thực phẩm có chứa động phộng. Một số trường hợp da tiếp xúc trực tiếp với đậu phộng cũng gây ra phản ứng dị ứng.

– Tiếp xúc chéo: đây là trường hợp không tiếp xúc trực tiếp nhưng đồ vật, dụng cụ hay sản phẩm nào đó tiếp xúc với đậu phộng mà mẹ bầu không hay biết rồi vô tình tiếp xúc phải.

– Hít phải: phản ứng dị ứng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi mẹ bầu hít phải bụi hoặc dung dịch có chứa đậu phộng. Chúng có thể đến từ nguồn như bột đậu phộng hay dầu ăn.

Cẩn trọng với dị ứng đậu phộng ở bà bầu
Cẩn trọng với dị ứng đậu phộng ở bà bầu

Cách xử lý

Dị ứng đậu phộng là tình trạng được xem là nguy hiểm và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Do đó, các bác sĩ khuyên các bệnh nhân, mẹ bầu cần nắm rõ thông tin về dấu hiệu và cách xử lý chính là giải pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Những người có tiền sử dị ứng đậu phộng hay dị ứng dị thực phẩm, bác sĩ khuyên nên giữ một ống tiêm Epinephrine (Adrenaline) theo bên người. Điều này có thể kịp thời cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các phản ứng nghiêm trọng cũng như tình trạng xấu nhất.

Ngay khi có triệu chứng dị ứng, ngay lập tức tiêm một mũi Epinephrine vào cơ đùi. Để yên trong vòng 10 phút trước khi gỡ ống tiêm ra khỏi cơ thể. Điều này đảm bảo tất cả Epinephrine có thể ngấm đều vào cơ thể.

Quan sát triệu chứng, nếu dấu hiệu không thuyên giảm, gọi ngay cho cấp cấp hoặc đưa người dị ứng để bệnh viện ngay lập tức để ngăn tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Với những trường hợp, mẹ bầu chưa dị ứng trước đây, mà nhận thấy dấu hiệu dị ứng đậu phộng cần lập tức ngưng sử dụng các sản phẩm nghi ngờ dị ứng. Rồi uống nhiều nước và chườm lạnh lên các vùng da phát ban, ngứa hoặc có dấu hiệu bị tổn thương. Sau đó đến bệnh viện nhanh nhất để kiểm tra tình trạng, nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả, phòng tránh những nguy hại cho thai nhi.

Đậu phộng và các sản phẩm có chứa đậu phộng người dị ứng cần biết: đậu phộng rang, đậu phộng nấu, snack đậu phộng, đậu phộng ngào đường, sữa đậu phộng, bơ đậu phộng, những loại thực phẩm có đậu phộng như các loại hạt trộn lẫn hoặc xay, món ăn nướng, bánh nướng, món tráng miệng đông lạnh, kem, ngũ cốc, bánh mì có các loại hạt, bánh hạnh nhân, bánh ngọt, kem, dầu đậu phộng,…

Lưu ý khi ăn lạc mẹ bầu cần nắm

Để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, thì các mẹ nên lưu ý cách bổ sung đậu phộng để vừa cung cấp dinh dưỡng mà không gây hại cho sức khỏe hai mẹ con.

– Không nên ăn quá nhiều vì chất béo trong đậu phộng nhiều nên nếu ăn quá nhiều, mẹ bầu có nguy cơ sẽ bị đầy bụng khó tiêu, thậm chí nóng trong người dẫn đến táo bón.

– Theo khuyến cáo của viện dinh dưỡng Úc, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 30g đậu phộng/ngày

– Dừng ăn đậu phộng hay các thực phẩm có nguyên liệu đậu phộng ngay khi có bất kỳ triệu chứng dị ứng. Và phải thăm khám, báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý

– Nhà có người thân bị dị ứng với đậu phộng thì các mẹ cũng nên cảnh giác khi bổ sung

– Mẹ bầu có tiền sử dị ứng với các thành phần trong đậu phộng cũng nên tránh xa, không nên bổ sung để tránh nguy hại cho mẹ và bé

– Nếu các mẹ tăng cân quá mức thì cũng nên hạn chế đậu phộng vì loại hạt này dễ tăng cân

– Các mẹ không nên bổ sung đậu phộng đã qua chiên rán do các chất dầu mỡ kèm theo sẽ tạo nên aldehyde gây hại cho mẹ và bé. Đồng thời, các món ăn từ dầu mỡ cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ

– Một số cách bổ sung đậu phộng cho mẹ bầu: đậu phộng luộc, sữa đậu phộng, xôi đậu phộng, bơ đậu phộng, canh bí đỏ nấu đậu phộng, cháo đậu phộng táo đỏ,…

– Nếu lo sợ các mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung đậu phộng trong thai kỳ.

Qua những thông tin về Bầu ăn đậu phộng được không mà Mỹ Phẩm Bà Bầu chia sẻ giúp các mẹ hiểu hơn và an tâm hơn về loại thực phẩm này rồi nhé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Hy vọng rằng các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh với nguồn dinh dưỡng lành mạnh nhé.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]