Mẹ Phải Làm Sao Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Sốt?

Với những ai lần đầu làm mẹ, trẻ sơ sinh bị sốt là nỗi lo lớn. Vì sao con bị sốt? Chăm bé bị sốt như thế nào, cần tránh những gì? Tất tần tật những thông tin mẹ cần để “đối phó” với cơn sốt của bé đều được tổng hợp trong bài viết sau. Tham khảo ngay mẹ ơi.

Không phải một loại bệnh, sốt là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Sốt được hiểu khi nhiệt độ cơ thể bé cao trên 37,5 độ C. Sốt thường kèm theo các triệu chứng như bú ít, mệt mỏi, bé hay quấy khóc, nhức mỏi toàn thân.

Khi thấy trẻ sơ sinh bị sốt, đa phần các mẹ thường tỏ ra cuống quýt, nhất là đối với những ai lần đầu làm mẹ. Sự bất an này hiện diện ngay khi nhận thấy thân nhiệt bé trở nên cao hơn bình thường dù bé chỉ sốt nhẹ. Thực tế, trẻ sơ sinh bị sốt ở nhiệt độ không quá 38,5 độ C, mẹ đừng lo lắng thái quá bởi cơn sốt này có thể tạo điều kiện cho trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sốt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt, vì thế cha mẹ cần tìm hiểu kỹ rồi cân nhắc phương pháp điều trị cho bé. Ngoài ra, mẹ cần quan sát thêm các triệu chứng đi kèm nếu thấy bé rét run, xuất huyết, co giật, khó thở, người tím tái, li bì… nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

– Sốt do vi khuẩn, virut: Trẻ bị mắc các bệnh do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào có thể thông qua đường hô hấp và đường tiêu hóa như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quảng, bệnh tả, kiết lỵ… đều có thể gây sốt.

– Sốt mọc răng: Ngoài ra, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đang trong quá trình mọc răng cũng có thể bị sốt.

– Sốt sau khi tiêm phòng: Khi cho bé đi tiêm phòng, có thể do thành phần nào đó của thuốc đặc biệt là vắc xin ho gà sẽ khiến bé bị sốt. Tình trạng sốt này thường sẽ tự hết sau 1-2 ngày.

– Với những bé bị sốt trên 38,5 độ C rất có thể trẻ đã mắc phải những bệnh nguy hiểm như viêm phổi, sốt rét, sốt siêu vi, sốt xuất huyết, viêm màng não…

Trẻ Sơ Sinh Bị Sốt

2. Biểu hiện và cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt

Hầu hết các bậc cha mẹ đều dựa theo quán tính để biết con mình có bị sốt hay không bằng cách sờ vào trán, vào người xem thân nhiệt có nóng không. Và hầu như mọi trường hợp đều mặc định rằng người bé trở nên nóng hơn là bé đã bị sốt. Thực tế, sốt ở trẻ không chỉ đơn thuần nhiệt độ cơ thể tăng mà còn kèm theo những triệu chứng khác nhau.

Thay vì dùng tay để dự đoán, mẹ nên dùng nhiệt kế. Đây là giải pháp hữu hiệu để kiểm tra thân nhiệt của trẻ sơ sinh một cách chính xác nhất. Nhiệt độ được đo chuẩn nhất tại các vùng như miệng, nách hoặc hậu môn. Dùng nhiệt kế giúp mẹ xác định xem bé sốt ở mức độ nào để có hướng chăm sóc hiệu quả và kịp thời.

Nếu thân nhiệt bé ở trong khoảng từ 37,5-38 độ, bé đã bị sốt nhẹ. Mẹ không nên quá lo lắng. Trường hợp nhiệt độ tăng từ 38-39, bé có nguy cơ sốt cao, đặc biệt tăng đến 40 độ và có dấu hiệu co giật, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

3. Cần làm gì khi trẻ bị sốt

– Ngay khi nhận thấy trẻ có biểu hiện sốt, mẹ nên tìm cách hạ sốt nhanh cho bé bằng cách thay quần áo rộng, thoáng mát để cơ thể tỏa bớt nhiệt. Để bé nằm ở nơi thoáng mát nhưng tránh những chỗ có gió lộng.

– Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường làm trẻ bị mất nước. Đồng thời, thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế cách 4 giờ 1 lần.

– Dùng khăn mềm nhúng nước ấm để lau người cho bé, đặc biệt là ở vùng nách, bẹn, vì nước ấm có công dụng làm giãn mạch máu giúp cho thân nhiệt từ từ giảm xuống. Lưu ý không nên đắp khăn lên ngực vì có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi.

– Mẹ có thể cho bé dùng thêm những loại thuốc hạ sốt thông thường dưới dạng gói hoặc siro để bé dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ.

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt: Mẹ cần làm gì

– Khi bé bị sốt, mẹ tuyệt đối không nên ủ ấm hay mặc nhiều quần áo. Việc làm này không giúp bé hạ sốt mà ngược lại càng làm tăng nhiệt độ của cơ thể dẫn đến sốt cao hơn.

– Không nên dùng nước đá lạnh để làm mát cho bé. Điều này thực sự rất nguy hiểm, khi cơ thể bé đang nóng nếu chườm đá lạnh thì nhiệt độ sẽ bị chênh lệch quá mức có thể gây nên bỏng lạnh, khiến bé bị suy hô hấp

– Không được dùng thuốc Aspirin để hạ sốt vì có khả năng gây tổn thương não bộ của bé.

Marry Baby

THAM KHẢO THÊM: CÁCH TẮM CHO TRẺ SƠ SINH AN TOÀN TẠI NHÀ

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]