+10 Mẹo chữa nghén cho bà bầu đúng cách cực hiệu quả

Khi mang thai, ốm nghén không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn; mà tình trạng này kéo dài có thể làm mẹ bị suy nhược cơ thể, dẫn đến thai nhi thiếu chất và hấp thu chất dinh dưỡng kém. Những kinh nghiệm về một số mẹo chữa nghén cho bà bầu sau sẽ giúp các mẹ giảm cảm giác buồn nôn, nghén an toàn và hiệu quả. Đồng thời giúp mẹ an tâm có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nghén là gì?

Có lẽ cụm từ “nghén” là thuật ngữ được khá nhiều chị em biết, nhưng chắc hẳn những ai từng trải qua cảm giác này mới “thấm” được cảm giác… ớn lạnh và khó chịu khi bị nghén. Nhìn chung, các chị em có thể hiểu, nghén chính là tên gọi chung của tình trạng khó chịu thường gặp ở mẹ bầu. Tình trạng này thường xuất hiện trong đầu thai kỳ, bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau như: nôn, nôn khan, có cảm giác “nhợn” cổ họng, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn,… Biểu hiện nghén của mỗi mẹ sẽ có những đặc điểm khác nhau. Một số mẹ có thể bị nghén ngủ, một số khác lại nghén chua hoặc nghén ngọt.

Ốm nghén bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó điển hình là buồn nôn
Ốm nghén bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó điển hình là buồn nôn

Nghén có thể xuất hiện từ rất sớm trong thai kỳ. Thông thường, tình trạng này thường xuất hiện ở tuần thai thứ 5 – 6 và nặng nhất ở tuần thứ 9. Ngoài ra, tình trạng này hầu hết sẽ biến mất ở tuần thai thứ 14. Nhưng cũng có khoảng 20% mẹ bầu bị nghén kéo dài, đôi lúc cũng xuất hiện một số trường hợp nghén hết cả thai kỳ. Ở những mẹ có cơ thể nhạy cảm, sức khỏe yếu thì triệu chứng thai nghén càng xuất hiện sớm. Nhiều mẹ có triệu chứng nghén nghiêm trọng, khó kiểm soát, có thể cần nhập viện để theo dõi và được can thiệp.

Dựa theo mức độ nghén, chúng ta có thể chia tình trạng này thành hai loại:

Nghén thường

Với nhóm nghén thường, có đến hơn 80% chị em bầu bí thuộc nhóm này. “Nghén thường” có thể hiểu là mẹ bầu xuất hiện những tình trạng nghén thông thường. Tình trạng nghén bao gồm các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn ói xuất hiện không quá thường xuyên (có thể xuất hiện 1 – 2 ngày/lần, hoặc khi gặp các tác nhân kích thích, mẹ bầu mới bị nghén). Nhóm mẹ bầu nghén thường thường không bị sụt cân, do tình trạng nghén có thể kiểm soát, vẫn có thể ăn uống sinh hoạt bình thường, đặc biệt là thức ăn vẫn nằm trong dạ dày. Với nghén thường, biểu hiện nôn ói, mệt mỏi sẽ giảm dần sau 12 – 20 tuần hoặc sớm hơn.

Nghén nặng

Nhóm phụ nữ mang thai còn lại có thể bị nghén nặng. Cũng đồng nghĩa với việc mẹ bầu sẽ thường xuyên bị nôn ói, mệt mỏi, cơ thể không có sức lực. Do nôn ói quá nhiều, nên thức ăn không giữ được trong dạ dày, cơ thể mẹ không hấp thu được dinh dưỡng. Hơn nữa, nhiều mẹ cũng có thêm biểu hiện chán ăn, nhiều trường hợp mẹ sẽ bị sụt 2 – 10kg đe dọa đến cả sự phát triển và sức khỏe thai nhi.

Bà bầu bị ốm nghén là do đâu?

Mẹ bầu bị nghén thường biết đến với một số nguyên nhân điển hình như:

Do sự thay đổi của các hormone

Đây được cho là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị nghén khi mang thai. Trước hết, phải nói đến hormone hCG (Hormone Chorionic Gonadotropin). Đây là hormone đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Khi người mẹ bắt đầu mang thai, hormone này sẽ tự động tiết ra từ nhau thai để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Trẻ càng lớn, cơ thể mẹ lại càng tiết ra nhiều hormone hCG. Trong thời gian ban đầu, cơ thể mẹ chưa kịp thích ứng với hàm lượng hormone thai kỳ tăng quá cao sẽ khiến các chị em bị mệt mỏi, nôn ói và khó chịu. Ngoài ra, sự thay đổi hormone estrogen và hormone tuyến giáp thyroxine cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu bị nghén.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ốm nghén được cho là do sự thay đổi nồng độ hormone
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ốm nghén được cho là do sự thay đổi nồng độ hormone

Do khứu giác mẹ bầu nhạy cảm

Có một sự thực là nhiều chị em phụ nữ khi mang thai sẽ có khứu giác vô cùng nhạy bén, đi kèm theo đó là cảm giác nhạy cảm và khó tính hơn với các loại mùi hương. Khi ngửi thấy các mùi hương mạnh hoặc mùi thức ăn nhiều dầu mỡ, xăng dầu, nước hoa, sơn,… đều khiến mẹ có cảm giác buồn nôn. Điều này xuất hiện là do tình trạng tăng nội tiết hormone estrogen. Đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Hệ tiêu hóa thay đổi

Bên cạnh hàng loại sự thay đổi về hormone, mẹ bầu cũng có sự thay đổi về hệ tiêu hóa. Trên thực tế, nguyên nhân sâu xa cũng bắt nguồn bởi hormone. Cụ thể, cơ thể mẹ trong thời gian này cũng sẽ đồng thời sản xuất sản lượng lớn hormone progesterone. Loại hormone này có khả năng làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này khiến cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và gây ra cảm giác buồn nôn.

Hormone progesterone gây ra tình trạng khó tiêu hóa thức ăn, ợ hơi
Hormone progesterone gây ra tình trạng khó tiêu hóa thức ăn, ợ hơi

Thói quen ăn uống thất thường

Các chị em có thói quen ăn uống thất thường, không cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc ăn uống vô tội vạ cũng có thể khiến tình trạng nghén ngày càng khó chịu hơn.

Do di truyền

Di truyền là điều hiển nhiên. Nếu trong gia đình mẹ bầu có người thân từng bị nghén khi mang thai thì mẹ bầu cũng có thể xuất hiện tình trạng nghén.

Bên cạnh những nguyên nhân điển hình phía trên, trên thực tế thì vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác nghiêm trọng hôn. Nếu mẹ bầu xuất hiện các tình trạng nghén khác thường, mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và xác định nguyên nhân để khắc phục.

Dấu hiệu bà bầu bị nghén?

Tình trạng ốm nghén rõ rệt khi mẹ bầu bị tác động bởi mùi, vị của thức ăn. Lúc này, các chị em sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Khứu giác của mẹ nhạy cảm với mùi vị thức ăn nên thường cảm thấy không ngon, không muốn ăn. Ngoài ra, nhiều chị em cũng gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt và nặng hơn là tụt huyết áp khi cơ thể thiếu dinh dưỡng. Thêm vào đó, mẹ cũng xuất hiện tình trạng mệt mỏi, khó chịu hoặc khó ngủ khi về đêm.

Tần suất buồn nôn và nôn nghén trong thai kỳ

Nhìn chung, việc ốm nghén còn tùy thuộc khá nhiều vào cơ địa của mỗi mẹ. Đa phần, các mẹ bầu có thể gặp triệu chứng ốm nghén ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Các mẹ bầu nghén nhẹ chỉ buồn nôn và nôn, khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày và cảm giác buồn nôn ít hơn 1 tiếng mỗi lần. Các mẹ nghén nặng có thể kéo dài nhiều giờ liên tục, xuất hiện nghén nhiều hơn 5 lần mỗi ngày. Lúc này, mẹ rất khó ăn uống và sinh hoạt như bình thường.

Có khoảng 2% mẹ bầu bị nghén nặng. Ngoài xuất hiện những triệu chứng trên, một số mẹ cũng có tần suất ốm nghén với các tình trạng như:

– Cơ thể bị mất nước, mệt mỏi

– Sụt cân nghiêm trọng

– Mẹ bị rối loạn điện giải hoặc rối loạn kiềm toan

– Buồn nôn liên tục, không thể kiểm soát được

Mẹo chữa nghén cho bà bầu hiệu quả?

Mẹ bầu bị nghén khi mang thai là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Đặc biệt, hiện tượng này không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, ốm nghén có thể làm mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, khó thực hiện những sinh hoạt thường ngày. Dưới đây là một số mẹo chữa nghén cho bà bầu mà mẹ có thể tham khảo, để đối mặt với tình trạng khó chịu này trong thời gian sắp tới.

Thay đổi chế độ ăn uống

Hầu hết mẹ nào cũng phải trải qua giai đoạn nghén khi mang thai. Ở giai đoạn này, dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng để giúp giảm triệu chứng ốm nghén một cách hiệu quả. Để giảm các tình trạng nôn ói, buồn nôn do ốm nghén; mẹ không nên để bụng đói. Hãy chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi lần không ăn quá no. Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là giàu chất sắt như: thịt bò, trứng, trái cây, rau có màu đậm, táo chuối,…

Ngoài ra, những loại thức ăn có vị chua rất giàu vitamin, cũng có tác dụng ngăn ngừa nôn ói vô cùng hiệu quả. Đồng thời, mẹ cần tránh xa các thực phẩm khiến tình trạng ốm nghén ngày càng trầm trọng hơn như: đồ ăn cay nóng, thức ăn có chứa nhiều chất béo, thức ăn có mùi mạnh, rượu bia, cà phê,…

Tận dụng gừng

Có thể các mẹ chưa biết, gừng chính là “kẻ thù” của ốm nghén. Vị cay cay của gừng là yếu tố giúp mẹ xua tan đi cảm giác khó chịu khi bị ốm nghén. Trong thời gian mang thai, nếu bị nghén, mẹ hãy thử ăn các món có chứa gừng như: kẹo gừng, trà gừng, gừng nấu nước sôi với mật ong,… Đây sẽ là gợi ý rất hữu ích giúp mẹ vừa bảo vệ sức khỏe, vừa có thể giảm nghén vô cùng hiệu quả.

Tận dụng chanh và nước chanh

Như đã chia sẻ, trong các loại trái cây có vị chua chứa rất nhiều vitamin C, đồng thời cũng giúp giảm nghén rất tốt. Ngoài ra, tinh dầu từ vỏ chanh cũng là “người bạn” mà mẹ không thể bỏ qua khi bị thai nghén. Nếu bị nghén, mẹ hãy thử áp dụng việc ngửi chanh, vỏ chanh hoặc sử dụng chanh để pha nước uống. Chanh sẽ là một giải pháp giúp mẹ xua tan cơn buồn nôn.

Không để bụng đói

Rất nhiều mẹ bầu sợ hãi cảm giác buồn nôn hoặc bị chán ăn nên thường chọn cách để bụng đói. Tuy nhiên, để bụng đói chỉ khiến cảm giác buồn nôn nặng hơn. Giải pháp là mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn hàng ngày. Không cần ăn quá no vào mỗi bữa, những bữa ăn nhỏ sẽ giúp cơ thể có thời gian hấp thu dinh dưỡng, cũng giúp mẹ giảm cảm giác buồn nôn rất tốt.

Hạn chế các thực phẩm gây buồn nôn

Các thực phẩm chiên, xào không chỉ là nguyên nhân khiến mẹ buồn nôn, mà còn khiến mẹ bầu khó tiêu, nóng trong người. Đặc biệt, các thực phẩm này đều thường chứa các chất béo không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu bị nghén không nên ăn nhiều các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chiên rán,…

Ăn nhẹ trước khi đi ngủ

Việc ăn nhẹ trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu bổ sung thêm năng lượng, đồng thời giữ lượng đường cần thiết trong máu khi chìm vào giấc ngủ dài. Với một số mẹ bầu nghén nặng, ăn bữa phụ trước khi đi ngủ cũng là giải pháp giúp mẹ tránh hiện tượng nghén vào sáng ngày hôm sau.

Giải tỏa tâm lý

Phụ nữ mang thai rất dễ bị stress. Nhưng ngược lại, việc giữ tinh thần thoải mái, thư thái mới là điều quan trọng nhất với mẹ bầu. Nếu sức khỏe tinh thần của mẹ không tốt, tình trạng ốm nghén sẽ ngày càng trở nên nặng hơn. Mẹ nên dành nhiều thời gian để ngủ, nghỉ ngơi, thư giãn và làm những việc mà mình yêu thích.

Có chế độ luyện tập hợp lý

Bên cạnh việc nghỉ ngơi, ăn uống thì có chế độ luyện tập hợp lý chính là bí quyết giúp mẹ giảm ốm nghén hiệu quả. Trên thực tế, việc vận động nhẹ nhàng khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, giảm hiện tượng ốm nghén. Mẹ có thể chọn các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… để cải thiện tâm trạng, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Với các mẹ bầu áp dụng những mẹo trên mà tình trạng sức khỏe vẫn không cải thiện, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân cụ thể

Một số cách giảm ốm nghén nhanh khác cho bà bầu

Ngoài những mẹo chữa nghén cho bà bầu, mẹ bầu cũng có thể áp dụng những cách trị nghén nhanh như:

Bổ sung thêm vitamin B6

Để giảm nghén, mẹ hãy thử cách bổ sung vitamin B6. Đây là cách thức bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, tuy nhiên cũng có tác dụng giảm nghén cho mẹ bầu rất tốt. Thông thường, theo các bác sĩ, mẹ bầu chỉ cần uống trong 3 ngày với hàm lượng 25mg vitamin B6 (sử dụng 3 lần một ngày, tổng cộng 75g/ ngày).

Cố gắng ngủ nhiều nhất có thể

Một số mẹ bầu bị ốm nghén, kéo theo đó là tình trạng kiệt sức khi chống chọi với cơn buồn nôn. Vì vậy, mẹ bầu hãy cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Hạn chế stress vì tình trạng căng thẳng chỉ khiến ốm nghén ngày càng nặng thêm. Bên cạnh đó, mẹ hãy từ từ rời giường vào mỗi sáng để tránh tình trạng chóng mặt, buồn nôn.

Sử dụng thuốc điều trị

Với các mẹ bầu bị nghén nặng, một số bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ sử dụng thuốc. Phương pháp này cần có sự theo dõi và kiểm soát bởi bác sĩ sản khoa. Các loại thuốc có thể được sử dụng để giảm tình trạng ốm nghén bao gồm:

– Thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này thường được dùng trong các trường hợp dị ứng, chống nôn do say xe hoặc ốm nghén.Thuốc này có thể khiến mẹ có cảm giác buồn ngủ. Do đó, lưu ý đặc biệt là không nên dùng trước khi lái xe hoặc sử dụng máy móc thiết bị.

– Thuốc chẹn H1: Loại thuốc này khá thường gặp để sử dụng giảm tình trạng ốm nghén kéo dài. Tuy nhiên, loại thuốc này có nhiều nguy cơ tiềm ẩn về việc ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu chỉ nên dùng khi được bác sĩ chỉ định.

Bà bầu bị nghén có nên gặp bác sĩ không?

Theo một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, mẹ bầu bị ốm nghén là dấu hiệu tích cực cho thấy thai phụ đang có một thai kỳ khỏe mạnh. Cũng có nghĩa là, nghén không ảnh hưởng đến thai nhi, mà còn là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển rất tốt.

Mẹ bầu bị ốm nghén là tình trạng bình thường khi mang thai
Mẹ bầu bị ốm nghén là tình trạng bình thường khi mang thai

Một số nghiên cứu khác cho thấy, mẹ bầu bị nghén có tỷ lệ sảy thai thấp hơn khoảng 50-70% so với những mẹ không bị nghén. Nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá các triệu chứng ở những tuần đầu tiên của thai phụ. Khẳng định sự mật thiết giữa buồn nôn, nôn ói với nguy cơ sảy thai thấp ở mẹ bầu.

Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai thường chỉ xảy ra trong một thời gian nhất định. Khi các triệu chứng kéo dài, khó kiểm soát khiến mẹ bầu bị sụt cân, mất cân bằng điện giải, mất nước,… Khi đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu, khiến mẹ bị ảnh hưởng về sức khỏe, đồng thời cũng gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, các bác sĩ khuyên mẹ bầu đến cơ sở y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng:

– Sốt cao, tim đập nhanh;

– Sụt cân quá nhiều;

– Buồn nôn, tần suất nôn ói liên tục, không ăn uống được;

– Mệt mỏi,choáng váng, ngất xỉu;

– Tiểu rắt, nước tiểu có màu vàng sẫm;

– Đau bụng, xuất huyết âm đạo, đau đầu;

– Nôn nhiều, nôn ra máu.

Trị ốm nghén cho bà bầu cần lưu ý gì?

Nếu đang bị ốm nghén, các bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho mẹ một số điểm lưu ý trong chế độ sinh hoạt và ăn uống để giúp giảm triệu chứng như:

– Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, không ăn quá no trong một bữa sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn;

– Luôn ăn sáng và ăn sáng đủ chất;

– Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, không gắng sức khiến tình trạng ốm nghén nặng thêm;

– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nên thêm các loại rau củ và trái cây vào khẩu phần ăn;

– Tránh ăn các món có gia vị mạnh, cay nóng, chiên rán hoặc có thể khiến mẹ khó chịu. Ngoài ra,mẹ bầu cũng cần tránh các đồ lạnh;

– Khi bị nghén, mẹ có thể dùng gừng, chanh, tinh dầu bưởi hoặc uống các loại nước có chứa nhiều vitamin C để giảm cảm giác buồn nôn;

– Cố gắng uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày;

– Duy trì các bài luyện tập nhẹ nhàng;

– Có thể sử dụng thêm các viên uống tổng hợp có chứa hỗn hợp Vitamin B để giảm tình trạng ốm nghén;

– Nếu ốm nghén quá nặng có thể dùng thuốc. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là một số mẹo chữa nghén cho bà bầu. Nếu mẹ bầu bị nghén nặng có thắc mắc thêm về những vấn đề thai sản, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds