#Những mốc siêu âm quan trọng trong thai kỳ mẹ bầu cần nắm

những mốc siêu âm quan trọng khi mang thai

Từ những ngày đầu khi biết mình mang thai cho đến giai đoạn chuẩn bị vượt cạn, mẹ bầu sẽ phải trải qua những ngày siêu âm thai khác nhau để kiểm tra tình trạng của bé. Đó là những mốc siêu âm nào? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu những mốc siêu âm quan trọng qua bài viết sau.

Siêu âm thai là gì?

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến trong y tế, được đánh giá có mức độ an toàn khá cao bởi đặc điểm không xâm lấn. Nhìn chung, phương pháp siêu âm là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm (sóng có tần số cao) để tái tạo về những kiến trúc bên trong cơ thể con người.

Siêu âm được ứng dụng với rất nhiều đối tượng với các mục đích phòng ngừa và hỗ trợ điều bệnh khác nhau. Ở phụ nữ mang thai, siêu âm được sử dụng để kiểm tra hình ảnh của em bé, cũng như nhau thai, tử cung của sản phụ cùng những bộ phận khác trong khung chậu. Bằng cách sử dụng sóng âm, máy siêu âm sẽ truyền sóng âm vào tử cung và cơ thể bé. Từ đó, máy tính sẽ có những “chất liệu” để tái tạo hình ảnh cho thấy hình dạng, vị trí và những cử động của con.

Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm để tái tạo hình ảnh vị trí, hình dạng của trẻ
Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm để tái tạo hình ảnh vị trí, hình dạng của trẻ

Phương pháp siêu âm thai được dùng khá phổ biến để giúp các bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai kỳ và sức khỏe của bé. Bởi những hình ảnh tái tạo từ máy siêu âm không chỉ giúp xác định chiều cao, cân nặng của trẻ; mà còn giúp các bác sĩ tầm soát những dị tật bẩm sinh thông qua một số giai đoạn nhất định.

Các hình thức siêu âm thai

Với sự phát triển của ngành y tế Việt Nam, siêu âm thai hiện nay được chia thành rất nhiều loại khác nhau. Trong đó, các mẹ sẽ thường gặp 5 loại siêu âm thai phổ biến như:

Siêu âm qua ngả âm đạo

Siêu âm qua ngả âm đạo, hay còn gọi là siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm vùng chậu. Với loại siêu âm thai nhi này, các bác sĩ sẽ đưa một thiết bị đầu dò vào trong âm đạo của thai phụ để phát ra sóng âm thanh và thu thập phản xạ.

Siêu âm qua đường âm đạo được sử dụng thường xuyên trong những tháng đầu thai kỳ. Phương pháp này được thực hiện nhằm phát hiện thai sớm, các tình trạng nhiễm trùng ở bụng, vỡ ống dẫn trứng hoặc thai làm tổ sai vị trí (thai ngoài tử cung). Đồng thời, bác sĩ sản khoa cũng có thể theo dõi tim thai và sự phát triển của trẻ qua cách thức này.

Ngoài khám thai, siêu âm đầu dò còn được dùng để thăm khám và tầm soát các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung và âm đạo của phụ nữ.

Siêu âm qua thành bụng

Nếu siêu âm qua ngả âm đạo là phương pháp kiểm tra hình ảnh thông qua âm đạo của mẹ, thì siêu âm qua thành bụng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh ngược lại, phương pháp này chỉ di chuyển đầu dò qua bụng của thai phụ.

Đây là một phương pháp có khá nhiều lợi ích trong việc phát hiện ra các bệnh lý về nội tạng của cơ thể như: gan, tụy và các bệnh lý về phụ khoa. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, không gây hại và cho kết quả nhanh. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng không thể đưa ra những chỉ số chi tiết như siêu âm đầu dò. Phương pháp này thường được dùng để kiểm tra sự phát triển của trẻ và tim thai. Nếu thực hiện siêu âm với mục đích tầm soát dị tật thai nhi, mẹ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm và siêu âm khác để biết kết quả.

Siêu âm qua thành bụng là phương pháp di chuyển đầu dò qua bụng của thai phụ
Siêu âm qua thành bụng là phương pháp di chuyển đầu dò qua bụng của thai phụ

Siêu âm 2D, 3D, 4D

Nói một cách dễ hiểu, các phương pháp siêu âm 2D, 3D, 4D là siêu âm sử dụng sóng âm, không xâm lấn. Phương pháp này cũng được đánh giá khá an toàn, có thể cung cấp hình ảnh chẩn đoán 2 chiều, 3 chiều và 4 chiều của thai nhi. Loại siêu âm này đôi khi được các bác sĩ sử dụng để phát hiện những bất thường trên khuôn mặt hoặc dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Siêu âm Doppler trong sản khoa

Siêu âm Doppler thai có lẽ là thuật ngữ khá quen thuộc với các chị em bầu bì. Phương pháp siêu âm Doppler này thường được sử dụng ở những tháng cuối thai kỳ, với cách thức đo dòng chuyển động máu trong mạch và các bộ phận cơ thể khác trên cơ thể. Từ đó phát hiện ra sự bất thường trên mạch máu, giúp bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán tình trạng sức khỏe, đồng thời phát hiện sớm các bệnh lý của trẻ như: thai chậm phát triển, tiền sản giật, nhau cài răng lược…

Hiện nay, siêu âm Doppler có hai loại:

– Doppler liên tục: Sử dụng đầu dò đặc biệt với 2 tinh thể. Một tinh thể phát sóng âm liên tục, tinh thể còn lại chịu trách nhiệm thu hồi các sóng âm này.

– Doppler xung: Sử dụng duy nhất một tinh thể, vừa có chức năng phát sóng âm, vừa thu sóng âm.

Siêu âm tim thai

Siêu âm tim thai là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong giai đoạn tiền sản. Phương pháp này được thực hiện để đánh giá các tình trạng của thai nhi như: nhịp tim, cấu trúc, chức năng của tim. Siêu âm tim thai giúp các bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của tim thai. Từ đó, sẽ có những chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh để có phương phương pháp can thiệp từ sớm.

Trong những mốc siêu âm quan trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định và tư vấn cho mẹ những phương pháp siêu âm phù hợp để kiếm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Tại sao cần phải siêu âm thai?

Thống kê năm 2017, dân số của Việt Nam có khoảng hơn 93 triệu người. Với tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ 1/33 mỗi năm. Tương đương với khoảng hơn 41.000 trẻ bị dị tật, và cứ 13 phút sẽ có 1 trẻ bị dị tật bẩm sinh sinh ra đời.

Tuy xác xuất không quá đáng kể, tuy nhiên đây cũng là con số đáng báo động. Có lẽ không một cha mẹ nào muốn con mình là một trong những trường hợp trên. Do đó, siêu âm trong thời kỳ mang thai rất quan trọng với bà bầu. Với các kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời tầm soát sớm các dị tật bẩm sinh (nếu có).

Đặc biệt trong 3 tháng đầu, siêu âm là bước đầu giúp mẹ đánh giá sự hiện diện của trẻ trong cơ thể. Các kết quả về kích thước, vị trí làm tổ, số lượng thai và ước tính thời gian sinh nở đều là những thông tin quan trọng để mẹ theo dõi sự trưởng thành của con trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, siêu âm cũng giúp sàng lọc di truyền trong ba tháng đầu, cũng như sàng lọc những bất thường trong cổ tử cung và tử cung của người mẹ.

Thêm vào đó, trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, siêu âm sẽ là phương pháp giúp bác sĩ đánh giá về sự phát triển chi tiết của trẻ như: cân nặng, chiều cao,… của trẻ qua từng giai đoạn.

Siêu âm giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời tầm soát sớm các dị tật bẩm sinh
Siêu âm giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời tầm soát sớm các dị tật bẩm sinh

Ngoài ra, các bác sĩ còn sử dụng siêu âm để:

– Xác nhận mẹ đang mang thai, số lượng túi thai và vị trí làm tổ, tầm soát các vấn đề thai làm tổ sai vị trí (ngoài tử cung hoặc trong ống dẫn trứng).

– Xác định tuổi thai. Biết được tuổi thai sẽ giúp bác sĩ xác định ngày sinh và theo dõi các cột mốc phát triển của trẻ.

– Kiểm tra và đánh giá sự tăng trưởng của bé.

– Theo dõi các chuyển động, nhịp thở và nhịp tim của bé.

– Kiểm tra nhau thai, khối lượng nước ối trong túi thai.

– Xác định và sàng lọc một số dị tật bẩm sinh.

– Xác định và sàng lọc một số biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.

– Siêu âm để thực hiện một số các xét nghiệm tiền sản khác.

– Xác định vị trí thai nhi trước khi “lâm bồn”.

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trên thực tế, bản chất của siêu âm là sóng âm có tần số rất cao, tần số này vượt quá ngưỡng mà con người có thể nghe được nên chúng hoàn toàn vô hại. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra siêu âm có thể gây hại cho trẻ. Nhưng cho đến nay, cũng chưa có ai dám khẳng định siêu âm hoàn toàn vô hại với thai nhi.

Một số bác sĩ khoa sản cho rằng, khi thai nhi còn quá nhỏ thì không nên lạm dụng siêu âm Doppler. Lúc này, các cơ quan của trẻ đang dần được phát triển, việc sử dụng tác dụng nhiệt có thể gây ảnh hưởng đến cột mốc hình thành của trẻ. Chưa kể đến việc siêu âm nhiều lần cũng gây ra nhiều vấn đề phát sinh như: chi phí đi lại, chờ đợi, lo lắng và tốn kém tiền thăm khám.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, tốt nhất mẹ nên tuân thủ đúng theo những cột mốc khám thai định kỳ của bác sĩ. Nếu mẹ có nhu cầu khám thai nhiều hơn, hãy tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện

Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần biết

Thực hiện siêu âm định kỳ sẽ giúp mẹ phát triển những biểu hiện bất thường sớm, đồng thời cũng biết được tình trạng phát triển ở trẻ. Nhìn chung, mỗi cột sốc siêu âm còn dựa theo nhu cầu thực tế và tình trạng cũa mồi mẹ. Do đó mỗi phòng khám và bệnh viện sẽ có những mốc khám thai và siêu âm khác nhau. Tuy nhiên, dù có bao nhiêu lần khám thai, mẹ cần nắm những mốc siêu âm quan trọng thai kỳ và bắt buộc siêu sau:

– Tuần 6 – 10: Ở giai đoạn này, siêu âm thai sẽ giúp bác sĩ xác định thai vị trí và số lượng thai, thai đã vào tử cung hay chưa và xác nhận tim thai của trẻ.

– Tuần 11 – 13: Siêu âm ở khoảng thời gian này giúp đo khoảng sáng sau gáy (double test) của trẻ. Từ đó, bác sĩ sẽ dự đoán một số nhiễm sắc thể bất thường, những bất thường này có thể là nguyên nhân gây ra bệnh Down, dị tật bẩm sinh ở tim, tật đốt sống, dị dạng tay chân,… ở trẻ.

– Tuần 22 – 24: Siêu âm để khảo sát sự phát triển của thai nhi. Nếu phát hiện những bất thường trong cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân,… Các bác sĩ sẽ thông báo và tư vấn phương pháp can thiệp phù hợp cho bố mẹ. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh khác như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng nội tạng.

– Tuần 30 – 32: Siêu âm để kiểm tra động mạch, tim và một vùng cấu trúc vùng não của trẻ. Đồng thời cũng giúp kiểm tra dây rốn có đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng và oxy để nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng của nước ối.

Mỗi phòng khám và bệnh viện sẽ có những mốc khám thai và siêu âm khác nhau
Mỗi phòng khám và bệnh viện sẽ có những mốc khám thai và siêu âm khác nhau

Siêu âm thai có ưu và nhược điểm gì?

Mang tâm lý mang thai, có lẽ mẹ nào cũng lo lắng cho sự phát triển của trẻ và mong mỏi sớm ngày gặp được con. Tuy nhiên đừng vì vậy mà quá lạm dụng việc siêu âm. Ngoài những mốc siêu âm quan trọng kể trên, chị em cũng cần hiểu rõ ưu và nhược điểm của siêu âm.

Trong y học, mỗi phương pháp chẩn đoán hình ảnh đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, siêu âm cũng không ngoại lệ. Cụ thể, những ưu điểm và nhược điểm của siêu âm thai phải kể đến như:

Ưu điểm

– Giúp bác sĩ thực hiện thăm khám và tìm ra các vấn đề: u, viêm, dị dạng,… trong nhiều vị trí trên cơ thể như của mẹ như: ổ bụng, gan, mật, thận, vú, cổ, tử cung,…

– Cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến thai nhi: cân nặng, chiều cao, vị trí túi thai, số lượng,…

– Đánh giá phát triển của thai nhi. Đặc biệt với siêu âm 3D, 4D, các bác sĩ sẽ đánh giá và sàng lọc được các bệnh lý bẩm sinh ở trẻ.

– Siêu âm giúp đánh giá chi tiết được vị trí của các loại sỏi như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo…

– Không xâm lấn, không gây đau, ít tổn hại đến sức khỏe bệnh nhân.

– Siêu âm sử dụng sóng siêu âm, không dùng tia X hay chất phóng xạ nên không hề ảnh hưởng cho trẻ.

– Một số loại siêu âm 4D tiên tiến còn giúp bố mẹ sớm thấy được mặt trẻ.

– Các loại máy siêu âm công nghệ cao chẩn đoán và tầm soát bệnh lý khá chính xác.

Hạn chế

– Siêu âm thai chỉ là công cụ chẩn đoán bằng hình ảnh bên ngoài, khảo sát cấu trúc hình thái học của thai nhi, nên một số trường hợp sẽ không phát hiện được tất cả những bất thường ở thai nhi. Đặc biệt là những bất thường do nhiễm sắc thể hoặc đột biến gen.

– Không thể đưa ra hình ảnh chẩn đoán chính xác cho phần ruột, những bộ phận bị ruột che khuất do sóng âm có thể bị cản trở bởi không khí và hơi.

– Siêu âm là phương pháp không thể truyền qua được không khí. Nếu muốn siêu âm các bộ phận nội tạng như dạ dày, tụy, động mạch chủ cần kết hợp với một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.

– Chỉ thấy được những hình ảnh bề mặt, không thu được các hình ảnh chẩn đoán bên trong.

– Phương pháp này khá hạn chế với các mẹ bị béo phì hoặc thừa cân.

Những lưu ý trước khi siêu âm thai

Tùy vào phương pháp siêu âm thai, thông thường các bác sĩ sẽ dặn dò mẹ trước khi đi. Tuy nhiên, trước khi siêu âm, mẹ cũng nên nắm thêm một số lưu ý sau:

– Trước khi siêu âm, mẹ cần uống nhiều nước để bàng quang chứa đầy nước giúp hình ảnh siêu âm rõ nét hơn.

– Không uống rượu bia, nước ngọt, chất kích thích, nước trai cây hoặc các loại nước ép, nước mía, nước dừa,…

– Chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát để quá trình siêu âm diễn ra thoải mái và thuận lợi.

– Cố gắng nhịn đi tiểu trong vòng 2 giờ trước khi siêu âm.

– Nên nhịn ăn sáng trước khi siêu âm. Tuy nhiên sau khi siêu âm, chị em nên bổ sung đồ ăn ngay để tránh tình trạng hạ đường huyết.

Trên đây là chia sẻ về những mốc siêu âm quan trọng khi mang thai, hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức cần thiết trong giai đoạn quan trọng này. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]