Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu khi nào nên đến gặp bác sĩ

Thời gian mang thai mẹ bầu phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả, nhất là các triệu chứng khó chịu. Không những vậy, mỗi lần xuất hiện triệu chứng sẽ khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Một trong những dấu hiệu đó là bị đau bụng vào 3 tháng đầu thai kỳ. Trong bài viết này, sẽ chia sẻ một số kiến thức cho mẹ bầu về vấn đề bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu để mẹ biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cũng như giảm được tâm lý lo lắng không đáng có. Hãy cùng theo dõi các mẹ nhé.

Vì sao bà bầu 3 tháng đầu bị đau bụng?

Tâm lý của các của chị em thường lo lắng, và khi có triệu chứng nào cũng trở nên căng thẳng, nhất là các mẹ mang thai lần thứ nhất. Trong đó, vấn đề đau bụng là dấu hiệu mà hầu như mẹ nào cũng gặp phải, tuy nhiên xảy ra ở 3 tháng đầu khiến các mẹ lo sợ.

Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu, và các nguyên nhân này sẽ được chia thành 2 nhóm chính:

Nguyên nhân do thay đổi sinh lý

– Ốm nghén: thời gian 3 tháng đầu các chị em thường mệt mỏi, khó chịu vì các cơn ốm nghén hoành hành. Sự gia tăng progesterone và estrogen tác động đến dạ dày, ruột và thực quản gây ra các cơn ốm nghén. Khi đó, các mẹ sẽ buồn nôn, nôn dẫn đến tình trạng co thắt vùng bụng gây nên đau và căng tức ở bụng.

– Căng cơ và dây chằng: khi có thai nhi, tử cung phải căng giãn để phù hợp với kích thước của em bé. Cho nên, tử cung sẽ tạo áp lực lên các cơ và dây chằng khiến mẹ bầu thấy đau, căng tức phần bụng. Đặc biệt là những lúc mẹ ho, cử động mạnh, đứng dậy hoặc ngồi xổm mẹ sẽ thấy rất đau.

– Táo bón: sự thay đổi hormone khi mang thai và tử cung ngày một to hơn làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Kết hợp với chế độ ăn ít chất xơ, nước sẽ dẫn đến tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu. Lúc này, các mẹ cũng sẽ thấy đau bụng, khó chịu.

– Mất nước: là một hệ quả của nghén, khi lượng nước bị mất lớn hơn nhiều so với lượng nước nạp vào cơ thể. Cũng là nguyên nhân khiến mẹ mệt mỏi và đau căng tức ở bụng

– Thai nhi làm tổ: thời gian đầu của quá trình mang thai, sự hình thành và làm tổ của thai nhi trong buồng trứng sẽ khiến bụng mẹ có dấu hiệu đau nhói hay râm ran khó chịu.

Mẹ thay đổi về sinh lý khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến mẹ đau bụng khó chịu
Mẹ thay đổi về sinh lý khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến mẹ đau bụng khó chịu

Và đây là những nguyên nhân gây đau bụng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nếu như mẹ nhận biết và thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể thì sau vài ngày, các cơn đau bụng giảm dần và hết hẳn.

Nguyên nhân đau bụng do bệnh lý

Các nguyên nhân do bệnh lý các mẹ không nên chủ quan, nên tìm hiểu và nhận biết để có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt:

– Thai ngoài tử cung: thường xảy ra ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Trường hợp này thai nhi nằm ở những vị trí khác bên ngoài tử cung. Triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với trễ kinh hay ra máu giống kỳ kinh. Tuy nhiên, nếu mẹ bị đau bụng dồn dập, quặn thắt, khó chịu, đặc biệt là lúc đi vệ sinh thì có thể là thai ngoài tử cung.

– Dọa sẩy: nếu mẹ bầu thấy bụng đau căng tức đi kèm với đau lưng và ra máu âm đạo (máu đỏ hoặc đen, lượng ít có thể kéo dài nhiều ngày, máu thường có lẫn dịch nhầy,…) thì các mẹ nên thăm khám và kiểm tra ngay lập tức bởi có thể sẽ dẫn đến sảy thai thật.

– Viêm đường tiết niệu: triệu chứng đau bụng đi kèm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục hoặc có máu mùi hôi,… Nếu có thêm sốt, rét run, tiểu máu, đau một bên hông hoặc hai bên có thể nhiễm trùng đường tiểu đã lên đến thận.

– Viêm ruột thừa: có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ chứ không riêng 3 tháng đầu thai kỳ. Khi bị viêm ruột thừa, mẹ bầu có cảm giác bị đau thắt 1/3 vùng bụng, đau âm ỉ kéo dài.

– Nhiễm ký sinh trùng ở ruột: loại ký sinh trùng thường gặp là giun đũa. Khi nhiễm ký sinh trùng, mẹ bầu có thể sẽ bị đau ê ẩm phần bụng quanh rốn. Nếu giun đã chui vào ống mật hoặc ruột thừa sẽ càng làm cho bụng đau dữ dội.

– Tiền sản giật: là biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, bụng mẹ bầu đau, căng tức, đau liên tục kéo dài kèm cảm giác buồn nôn.

Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở phần trên, có nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Và có lẽ các chị em cũng thấy được đâu là nguyên nhân bình thường và đâu là nguyên nhân gây nguy hiểm.

Do đó, theo các bác sĩ sản khoa, việc bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu có nguy hiểm không còn phụ thuộc nguyên nhân gây nên.

Nhìn chung, các cơn đau khi mang thai 3 tháng đầu là bình thường do sinh lý thay đổi và không có gì đáng ngại. Đặc biệt, quá trình này là thời gian làm tổ của phôi thai. Đây là lúc thai bắt đầu bám vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ do đó làm cho mẹ có hiện tượng đau bụng lâm râm như biểu hiện đến kỳ kinh nguyệt. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có những nguyên nhân gây nguy hiểm mà các mẹ cần bổ sung kiến thức để nhận biết và có cách can thiệp kịp thời, nhằm tránh biến chứng cũng như các rủi ro không mong muốn xảy ra. Cụ thể như thai ngoài tử cung, tiền sản giật, dọa sẩy, nhiễm ký sinh trùng,…

Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu như mẹ bầu thấy triệu chứng đau bụng ngày càng không thuyên giảm và có các triệu chứng sau đây xuất hiện, thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám ngay:

– Đau bụng ngày càng tăng lên, đau từng cơn, đau quặn. Kèm xuất huyết ra máu âm đạo.

– Đau bụng từng cơn, căng tức và tăng dần, không thuyên giảm.

– Đi ngoài và buồn nôn, có dịch nhầy như bã cà phê.

– Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên choáng váng và bị ngất xỉu.

Đau bụng kèm các triệu chứng bất thường mẹ cần thăm khám bác sĩ ngay
Đau bụng kèm các triệu chứng bất thường mẹ cần thăm khám bác sĩ ngay

Đây là những triệu chứng cảnh báo nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, cần được thăm khám kịp thời để tránh điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Cách giảm đau bụng 3 tháng đầu cho bà bầu?

Ngoài việc thăm khám bác sĩ, những trường hợp không có gì đáng ngại các mẹ có thể áp dụng một số cách giảm đau sau đây để cảm thấy dễ chịu hơn, không bị ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày.

– Dùng túi chườm ấm: nhiệt giúp giãn cơ, tăng cường sự lưu thông các mạch máu do đó vô cùng hiệu quả trong trường hợp đau do căng dây chằng. Đặc biệt, những cơn đau bụng râm ran sẽ giảm và dịu đi nhanh chóng khi mẹ thực hiện chườm ấm.

– Massage lưng, chân hoặc toàn thân: giúp kích thích lưu thông máu, thư giãn các cơ. Nhờ đó cơn đau bụng sẽ dần biến mất.

– Thay đổi tư thế khi nằm: các mẹ khi đau bụng nằm nghiêng sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

– Nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái: tâm trạng lo lắng, bồn chồn ở các mẹ bầu cũng gây nên triệu chứng đau bụng hoặc có thể làm các cơn trở nên nặng hơn. Thế nên, các mẹ nên thư giãn tinh thần, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, tránh suy nghĩ tiêu cực.

Khi bị đau bụng, các mẹ nên có chế độ ngủ nghỉ hợp lý để cải thiện triệu chứng
Khi bị đau bụng, các mẹ nên có chế độ ngủ nghỉ hợp lý để cải thiện triệu chứng

– Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, nên chia thành nhiều bữa ăn trong một ngày và không ăn 1 bữa quá no để tránh gây quá tải cho dạ dày từ đó sinh ra hiện tượng căng tức bụng.

– Bổ sung vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn uống đa dạng dinh dưỡng, nhất là từ rau củ quả.

– Uống thật nhiều nước để cải thiện lưu thông hệ tuần hoàn, nhờ đó mà giúp cơ thể điều tiết tốt hơn hoạt động co thắt của tử cung và giảm cơn đau do co thắt.

– Tắm nước ấm để giúp các cơ giãn ra, nhờ đó mà giảm tình trạng co thắt gây đau bụng.

– Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng, đúng động tác, tần suất để giúp cơ thể cảm thấy thư thái và giảm bớt cơn đau.

– Khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe mẹ và con.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 nhé!

Hy vọng những thông tin về bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu giúp mẹ bầu có thêm kiến thức bổ ích. Mẹ bầu cần theo dõi tình trạng đau bụng và các dấu hiệu kèm theo để có hướng xử lý đúng và kịp thời. Chúc mẹ có thai kỳ an toàn và hoàn toàn khỏe mạnh đón bé con chào đời.

Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu và các câu hỏi liên quan

Ra máu và đau bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ bầu mà đau bụng kèm với ra máu trong tháng đầu là dấu hiệu nguy hiểm, các mẹ không nên chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai sớm,… đe dọa tính mạng của mẹ và bé. Thế nên, các mẹ bầu khi phát hiện dấu hiệu cần đến bệnh viện để được kiểm tra và có biện pháp can thiệp sớm nhất, tránh rủi ro có thể xảy ra.

Mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới có sao không?

Đau bụng dưới ở mẹ bầu 3 tháng đầu cũng là triệu chứng thường gặp. Các mẹ sẽ có cảm giác căng tức, đau vùng bụng dưới rốn. Mẹ sẽ thấy đau lâm râm, nặng bụng, tức bụng giống như đến kỳ kinh nguyệt.

Và cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau này, đặc biệt là quá trình hình thành phôi thai. Trứng được thụ tinh sẽ di chuyển đến tử cung để làm tổ. Chân giả của trứng bám vào niêm mạc gây nên những cơn đau râm ran vùng bụng dưới. Khi phôi nang bám được vào tử cung và làm tổ ổn định, tình trạng đau tức bụng sẽ dần giảm đi.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều nguyên nhân khác mà mẹ cần quan tâm để thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng tốt hơn như táo bón. Bên cạnh đó, dấu hiệu đau bụng dưới kèm các triệu chứng khác thì mẹ cũng nên đặc biệt lưu tâm vì có thể là dấu hiệu nguy hiểm: Mang thai ngoài tử cung, sảy thai, viêm đường tiết niệu, ký sinh trùng,…

Bầu 4 tháng bị đau nhói bụng bên phải có sao không?

Bầu 4 tháng bị đau nhói bụng bên phải có thể không đáng lo ngại, chỉ là sự thay đổi của cơ thể và các loại hormone thai kỳ. Tuy nhiên, nếu cơn đau kèm theo chảy máu âm đạo, đau đầu nghiêm trọng hoặc những dấu hiệu nguy hiểm khác, mẹ bầu cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng trên có sao không?

Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng có sao không còn tùy theo nguyên nhân gây nên. Bởi có thể do sinh lý gây ra khiến cơ giãn, hay thai nhi phát triển khiến áp lực tử cung tăng lên.

Bên cạnh đó, việc đau bụng trên ở mẹ bầu còn do một số bệnh lý gây nên:

– Trào ngược dạ dày: Mẹ bầu có thể cảm thấy cơn đau tức vùng ngực, có thể lan khắp bụng hoặc lên cổ họng, miệng có mùi chua bất thường.

– Ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi: hệ tiêu hóa của mẹ bầu kém hơn bình thường nên ăn uống không chú ý sẽ dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, gây đau bụng âm ỉ ở vùng trên và xung quanh.

– Không dung nạp lactose: Đây là một trong những nguyên nhân gây đau bụng trên ở bà bầu sau khi nạp vào cơ thể sữa hoặc các chế phẩm từ sữa.

– Viêm dạ dày, thực quản: đi kèm đau bụng các mẹ còn xuất hiện triệu chứng buồn nôn, khó thở,…

– Bệnh lý túi mật: Túi mật là cơ quan nằm ở vùng bụng trên. Do đó, khi mắc bệnh lý túi mật có thể là nguyên nhân gây đau bụng trên như: sỏi mật, viêm túi mật,…

Do đó, mẹ bầu cần phải quan sát triệu chứng của đau bụng, theo dõi các triệu chứng đi cùng để kịp thời thăm khám và khắc phục.

Bà bầu đau bụng quặn từng cơn có sao không?

Khi mẹ bầu bị đau bụng quặn từng cơn mà không thuyên giảm thì mẹ bầu nên đi thăm khám ngay. Bởi có thể là nhiễm ký sinh trùng, bệnh dạ dày hay các bệnh lý khác. Đồng thời, nếu đau bụng quặn từng cơn, tần suất tăng dần kèm với chảy máu âm đạo thì có thể là những dấu hiệu cho sảy thai, dọa sảy, mang thai ngoài tử cung,…

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds