Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm mát con giúp tăng cân nhanh

Sữa mẹ chính món quà tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho mỗi người mẹ. Nuôi con bằng sữa của mình không chỉ đem lại nhiều lợi ích, còn là nguồn sống giúp trẻ phát triển về cả thể chất và trí tuệ trong 6 tháng đầu. Vậy ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm? Hãy theo chân Mỹ Phẩm Bà Bầu giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau.

Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng của con trong 6 tháng đầu đời. Trong thời gian này, mẹ không cần phải bổ sung thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác cho trẻ, kể cả nước. Từ 6 tháng trở đi, bé vẫn có thể tiếp tục bú sữa mẹ kết hợp với những bữa ăn dặm kết hợp dinh dưỡng. Nhìn chung, việc bú sữa của trẻ còn tùy thuộc rất nhiều vào nhu cầu thực tế và tình trạng sức khỏe của trẻ. Có rất nhiều chị em vẫn tiếp tục cho con bú cho tới hết 24 tháng tuổi.

Sữa mẹ có thể cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé trong 6 tháng đầu
Sữa mẹ có thể cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé trong 6 tháng đầu

Theo thống kê, trong sữa mẹ có chứa những dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết như: Chất béo, chất đạm, carbohydrate, kháng thể thụ động, vitamin và khoáng chất, men và hormone. Cụ thể hơn:

Chất béo (lipid)

Chất béo hay lipid là thành phần chủ yếu có trong sữa mẹ. Lượng chất béo này sẽ giúp cung cấp 50% năng lượng hàng ngày cho trẻ. Nhóm chất béo có trong sữa mẹ chủ yếu là triglyceride và các acid béo dài như AA và DHA. Đây là những dưỡng chất giúp trẻ phát triển võng mạc, não bộ, các mô thần kinh và góp phần xây dựng hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, trong sữa mẹ cũng có chứa MHO, nhóm chất acid béo ngắn này có tác dụng tương tự với chất xơ, chúng có công dụng đẩy chất thải và vi khuẩn ra khỏi ruột của bé. Do đó, bé bú mẹ hoàn toàn không cần lo lắng việc táo bón hay tiêu chảy. Dù con có đi nhiều lần trong ngày hay 2 lần một ngày thì phân vẫn mềm, vàng và không bị vón cục.

Chất đạm (Protein)

Trong sữa mẹ, ngoài chất béo thì protein chính là thành phần chiếm tỷ lệ thứ hai. Chất đạm sẽ giúp cung cấp các amino acid cần thiết cho trẻ, giúp con tăng trưởng cơ và xương. Đồng thời tạo kháng thể, làm dung môi phát triển hormone và hình thành việc tạo ra các men. Đặc biệt, protein trong sữa của mẹ phần lớn là whey (chiếm 60% bao gồm các a-lactalbumin, lysozyne, lactoferrin, immunoglobulin …) và casein (chiếm 40%). Hai loại protein này được đánh giá rất cao trong khả năng bảo vệ, đào thải những cặn bã dư thừa, giúp niêm mạc ruột của trẻ phát triển hoàn chỉnh và tạo ra các kháng thể.

Chất bột đường (Cacbohydrat)

Disaccharide Lactose hay đường Lactose trong sữa của mẹ cung cấp 40% năng lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Chúng ta có thể hiểu, Lactose và Oligosaccharide chính 2 cacbohidrat quan trọng và chủ yếu nhất của sữa mẹ. Chúng có tác dụng chính là hỗ trợ sự phát triển của não bộ, đồng thời giúp con có một hệ đường ruột khỏe mạnh và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Kháng thể (thụ động)

Sữa mẹ cũng chứa một số yếu tố giúp trẻ khỏe mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Mỗi cữ bú, trẻ sẽ nhận được hàng triệu bạch cầu sống từ sữa mẹ và các globulin miễn dịch. Khi bị vi khuẩn xâm nhập, các chất này sẽ đóng vai trò bảo vệ và giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh.

Các nhóm vitamin và khoáng chất cần thiết

Sữa của mẹ có chứa rất nhiều các khoáng chất và vitamin cần thiết. Đặc biệt là sắt, canxi và selen. Tất cả các nhóm chất này đều rất dễ hấp thu. Chúng không chỉ đem lại cho trẻ một hệ xương và răng chắc khỏe, mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trí não.

Men và hormone

Ngoài các chất dinh dưỡng trên, trong sữa của mẹ còn bao gồm men tiêu hóa lipase, amylase, hormone prolactin, thyroid, oxytocin,… Những thành phần này có chức năng duy trì sức khỏe đường ruột cho trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ có thể thay đổi mùi vị khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn. Bằng cách này, con cũng dần dần làm quen với những thực phẩm khác nhau trong cuộc sống.

Lợi ích của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ?

Nuôi con bằng sữa của mẹ luôn là khuyến khích hàng đầu của các chuyên gia thai sản. Bởi sữa mẹ đã cung cấp hoàn toàn mọi nhu cầu dinh dưỡng của con trong 6 tháng đầu. Những lợi ích tuyệt vời mà sữa mẹ đem lại phải kể đến như:

– Cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho con: Sữa mẹ bao gồm rất nhiều các chất dinh dưỡng như: vitamin, khoáng chất, đạm, protein và chất béo,… Những dinh dưỡng này có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của con trong 6 tháng đầu. Bên cạnh đó, sữa mẹ cũng chứa nhiều đạm giúp dễ tiêu hóa khi các chất dinh dưỡng trong sữa được chia theo tỷ lệ vô cùng hợp lý để kích thích ruột làm việc hiệu quả hơn. Từ đó, giúp con hấp thu đối đa lượng dinh dưỡng, nhất là trong giai đoạn hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.

– Cung cấp hàm lượng kháng thể tự nhiên: Như những gì đã phân tích ở phía trên, sữa mẹ cũng có chứa các kháng thể giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ chống lại sự tấn công của các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Đây là một loại kháng thể tự nhiên vô giá mà không bất cứ nền phát triển công nghiệp nào sánh bằng.

– Giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh: Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ bú sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về dị ứng, phát triển xương hàm, răng và giọng nói. Đặc biệt, tuy sữa mẹ giàu dinh dưỡng, nhưng lại không khiến trẻ bị tăng cân quá mức. Từ đó, giúp mẹ kiểm soát tốt cân nặng, ngăn ngừa béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như: viêm tai giữa, cảm lạnh, nhiễm tụ cầu, đái tháo đường, huyết áp và các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu còn cho thấy trẻ bú sữa mẹ cũng ngăn ngừa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

– Giúp con thông minh hơn: Các nghiên cứu về sữa mẹ đã chỉ ra rằng, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn trong thời thơ ấu. Nguyên nhân là do trong sữa mẹ rất giàu hàm lượng HMO, đây là thành phần nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột. Khi hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt, trẻ ít bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đồng thời hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, trong sữa mẹ cũng có chứa khá nhiều DHA, đây là thành phần vô cùng quan trọng với trí não của trẻ.

– Giúp mẹ và bé có cảm giác gần gũi hơn: Việc nuôi con không chỉ giúp trẻ phát triển tốt hơn, mà còn là chất xúc tác giúp mẹ và trẻ có cảm giác gần gũi. Khi mẹ và bé tiếp xúc da thịt và giao tiếp bằng mắt sẽ tạo ra sự gắn kết, yêu thương, giúp con có cảm giác an tâm hơn.

Trẻ bú bằng sữa mẹ sẽ giúp trẻ có cảm giác gần gũi và an tâm hơn
Trẻ bú bằng sữa mẹ sẽ giúp trẻ có cảm giác gần gũi và an tâm hơn

Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm

Sữa mẹ sẽ thay đổi mùi vị và chất lượng khi mẹ ăn uống. Đây cũng là cách giúp con làm quen với nhiều loại thức ăn. Nếu sữa của mẹ sánh, đặc sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé, thì sữa có độ thơm sẽ kích thích con bú nhiều.Vậy phải ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm?

Theo kinh nghiệm, mẹ cần duy trì một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra, chị em cũng có thể tham khảo một số thực phẩm giúp sữa đặc hơn như:

Cà rốt

Mỗi ngày một cốc nước ép cà rốt hoặc bổ sung vào thực đơn ăn uống cà rốt sẽ giúp sữa mẹ thơm và mát hơn. Ngoài ra, trong cà rốt có chứa hàm lượng vitamin A khá cao, giúp góp phần gia tăng chất lượng sữa mẹ, đồng thời làm mát sữa, tránh nóng và nổi mẩn cho trẻ. Thêm vào đó, nước ép cà rốt cũng sẽ giúp mẹ lấy lại thân hình thon gọn và làm đẹp cho làn da sau sinh.

Cà rốt có chứa nhiều các nhóm vitamin, đặc biệt là vitamin A giúp sữa mẹ đặc và thơm hơn
Cà rốt có chứa nhiều các nhóm vitamin, đặc biệt là vitamin A giúp sữa mẹ đặc và thơm hơn

Thì là

Thì là thuộc nhóm cây gia vị, nhưng ít ai biết loại cây này cũng rất tốt cho sữa của mẹ. Khi biết cách tận dụng thì là, sữa của mẹ không chỉ tiết ra nhiều hơn, mà mùi vị cũng thơm ngon, kích thích con bú lâu. Để sử dụng thì là, mẹ có thể chế biến thì là khô để pha trà hoặc làm gia vị cho các món ăn.

Nước lá bồ công anh

Theo nền Y học cổ truyền Việt Nam, lá bồ công anh mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan. Có rất nhiều mẹ bầu sau sinh đã sử dụng loại lá này để phơi khô và nấu nước. Thêm vào đó, lá bồ công anh cũng rất giàu protein và các loại khoáng chất khác như canxi, sắt, vitamin A, C và các nhóm vitamin B. Từ đó, những dưỡng chất này sẽ giúp sữa mẹ đặc và thơm hơn, đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân nhanh hơn.

Nước gạo lứt

Hiện nay, gạo lứt là thực phẩm được khuyến khích sử dụng để bảo vệ sức khỏe hơn so với gạo trắng. Nhìn chung, hai loại gạo trắng và lứt cũng không có sự khác biệt về calo. Tuy nhiên, gạo lứt có chứa thêm chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất giúp mẹ bầu cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt là trong gạo lứt có chứa nhiều vitamin B đem lại nhiều tác dụng đặc biệt với sữa của mẹ. Ngoài ra, lượng dưỡng chất dồi dào như magie, natri… cao trong gạo lứt còn là sự lựa chọn hợp lý để sữa mẹ thơm và mát hơn.

Để nấu nước gạo lứt, mẹ có thể tham khảo công thức sau: Rang thơm gạo lứt, trữ trong hũ kín để sử dụng dần. Mỗi lần muốn dùng, mẹ có thể lấy 50g gạo lứt, nấu cùng 2 – 3 lít nước và thêm một ít muối trắng. Đến khi nước và gạo lứt hòa quyện, chuyển màu là có thể để ấm ấm và sử dụng ngay.

Rau ngót

Khác với khi mang thai, rau ngót lại là thực phẩm khuyến khích sử dụng dành cho mẹ sau sinh. Rau ngót có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, chúng lại có thể tác động lên chất lượng nguồn sữa. Các dưỡng chất như canxi, protein, phốt pho, chất béo, các loại vitamin, sắt,… đều là những vi chất quan trọng giúp cải thiện nguồn sữa mẹ. Đặc biệt, lá rau ngót cũng mang công dụng chữa lành vết loét, hạ sốt và tác động làm sạch phần nhau sót lại hay lượng máu bẩn sau khi sinh. Để sử dụng rau ngót, mẹ hãy rửa sạch, xay ra lấy nước để uống hoặc nấu canh.

Lá đinh lăng

Lá đinh lăng có rất nhiều công dụng, trong đó, công dụng gọi sữa, làm căng tức ngực, ngăn ngừa tắc sữa được rất nhiều chị em tận dụng. Khi sử dụng lá đinh lăng, sữa mẹ không chỉ về nhiều, mà còn thơm và sánh đặc, kích thích con bú lâu hơn. Tuy vậy, nhưng mẹ bầu chỉ nên dùng lá đinh lăng trong một thời gian ngắn để lợi sữa, không lạm dụng gây phản tác dụng.

Bí ngô

Trong quả bí ngô có chứa rất nhiều nhóm chất vitamin và khoáng chất. Những vi chất này sẽ là nguồn năng lượng dồi dào mỗi ngày cho mẹ. Đặc biệt, khi mẹ cảm thấy quá chán ngán với các loại sữa bột, hãy thử đổi sang sữa bí ngô hoặc bí ngô để giúp sữa đặc và thơm hơn.

Ngoài bí ngô, mẹ cũng có thể ăn các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng khác như: khoai lang, rau lang, nước vừng đen, canh đu đủ,… Không cần thiết chỉ ăn một món trong nhiều ngày, mẹ bầu nên đa dạng khẩu phần ăn để nhận được nhiều dưỡng chất hơn.

Bí ngô là thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho mẹ hàng ngày
Bí ngô là thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho mẹ hàng ngày

Hiện có rất nhiều mẹ sau khi sinh con bị tắc tia sữa. Khi gặp tình trạng này, mẹ cần cho con bú nhiều hơn, tích cực hút sữa để làm thông sữa ra bên ngoài. Những thực phẩm lợi sữa hay hỗ trợ điều trị tắc tia sữa chỉ đóng góp một phần. Nếu không cải thiện, mẹ nên nhờ các chuyên gia hoặc bác sĩ hỗ trợ.

Chế độ dinh dưỡng cho sữa mẹ đặc và mát, giúp trẻ dễ tăng cân

Để sữa mẹ luôn đặc và mát, giúp trẻ dễ tăng cân, mẹ bầu cần tuân theo chế độ dinh dưỡng sau:

– Ăn uống đầy đủ, cân đối các nhóm chất: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất,… Tập trung bổ sung đầy đủ hầu hết các thực phẩm. Trong đó, mẹ có thể ăn nhiều những thực phẩm lợi sữa như: rau ngót, đu đủ, móng giò, thịt thăn bò, quả sung, khoai lang,… Đồng thời, mẹ hãy tránh xa các loại thực phẩm có thể gây mất sữa như: lá lốt, bắp cải, dưa cải muối, đồ đóng hộp, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên, rán, mướp đắng,…

– Luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể, có thể bổ sung chất lỏng từ các loại trái cây, nước ép, sinh tố, canh, súp,…

– Không nên uống những loại thức uống có chứa nhiều caffein, cồn như cà phê, rượu, bia, nước ngọt có gas, nước ngọt đóng chai.

– Nếu muốn dùng thuốc tây thì phải có chỉ định từ bác sĩ, không tự ý mua thuốc uống tại nhà.

– Khi bé được 4 tháng tuổi, mẹ nên bổ sung thêm sắt để nguồn sữa có chất sắt dồi dào.

Ngoài dinh dưỡng, mẹ bỉm cũng cần duy trì một số bài luyện tập và chế độ sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể:

– Chế độ tập luyện: Với các mẹ sinh mổ, chị em chỉ nên vận động nhẹ nhàng sau 2 tuần. Có thể tăng mức vận động và thời gian vận động nhiều hơn tùy theo nhu cầu và sức khỏe của bản thân. Ngoài ra, để kích thích tiết sữa, mẹ hãy tập thói quen massage mỗi ngày.

– Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi: Mẹ sau sinh nên ăn uống đủ chất, ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, không thức khuya. Đồng thời, mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi. Tránh stress, căng thẳng gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm. Hy vọng chị em sẽ nắm được nhiều thông tin bổ ích trong việc cải thiện chất lượng sữa. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm và các câu hỏi liên quan

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds