Thai giáo là gì? Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu đúng cách?

Thai giáo cho trẻ ngay từ sớm không chỉ là cách giúp con phát triển trí tuệ, thông minh; mà còn là phương pháp giúp hoàn thiện nhân cách, tình cảm và nhiều kỹ năng quan trọng nơi con. Tuy nhiên, thai giáo như thế nào là câu hỏi được nhiều bà mẹ đặt ra. Liệu phương pháp mà mình đang áp dụng có đúng với nhu cầu phát triển của trẻ? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu các hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu ngay dưới bài viết sau.

Thai giáo là gì?

Có thể hiểu, thai giáo là quá trình giáo dục với các biện pháp tổng hợp được tổng hợp từ lúc mang thai. Đây là biện pháp giáo dục được điều chỉnh trong hoàn cảnh trong và ngoài cơ thể để tránh những kích thích, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được đánh giá có khả năng mang lại những tác động có lợi, thúc đẩy sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Từ đó, giúp con có sự phát triển toàn diện và đầy đủ.

Thai giáo là một trong những cách hỗ trợ sự phát triển của con
Thai giáo là một trong những cách hỗ trợ sự phát triển của con

Hiện nay, có hai phương pháp thai giáo được nhiều người áp dụng bao gồm:

– Thai giáo trực tiếp: Phương pháp này thường sử dụng thông tin từ bên ngoài tác động trực tiếp lên thai nhi, thông qua các bài tập năm giác quan.

– Thai giáo gián tiếp: Tác động và chăm sóc trực tiếp cơ thể mẹ bằng dinh dưỡng và tinh thần. Phương pháp này sẽ giúp con tiếp nhận những hành động, suy nghĩ và cảm xúc của người mẹ.

Thai giáo có tác dụng gì?

Theo các chuyên gia, thai giáo từ sớm cho trẻ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích đặc biệt. Trong đó, một số lợi ích mà chúng ta có thể nhắc đến bao gồm:

– Đảm bảo trẻ luôn được phát triển trong môi trường tốt nhất;

– Kích thích phát triển não bộ của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ, phản xạ và chỉ số cảm xúc nơi trẻ;

– Tạo ra sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và em bé;

– Trang bị các kiến thức, kỹ năng, thái độ của bố mẹ trong việc nuôi dạy con sau này.

Thai giáo nên bắt đầu từ tháng thứ mấy?

Có thể các mẹ đều đã biết, ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển hoàn thiện các giác quan, Thậm chí đã có khả năng tập ghi nhớ mọi thứ. Từ tuần thai thứ 18, con đã bắt đầu có thể nghe được nhiều âm thanh bên trong của cơ thể mẹ như tiếng tim đập, dạ dày hoạt động. Đến tuần thứ 26, con đã phản ứng với những tiếng ồn cả bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ. Ở trong tử cung, có thể bé sẽ nghe thấy âm thanh nhỏ chỉ bằng một nửa âm lượng bình thường. Tuy nhiên, con vẫn có thể giật mình và khóc nếu đột ngột nghe tiếng ồn quá lớn. Lúc này, mẹ có thể dỗ dành và xoa dịu trẻ bằng giọng nói của mình.

Việc thai giáo cần được thiện hiện xuyên suốt quá trình mang thai
Việc thai giáo cần được thiện hiện xuyên suốt quá trình mang thai

Nhiều người cho rằng thai giáo chỉ nên bắt đầu từ lúc thụ thai và trong thời gian mà trẻ phát triển. Song, trên thực tế, để đạt được hiệu quả thai giáo cần bắt đầu chuẩn bị ngay từ lúc chuẩn bị mang thai. Dĩ nhiên, trong khi mang thai, sẽ có một số cột mốc đặc biệt mà mẹ có thể để ý để hiệu quả thai giáo cao hơn. Đặc biệt vào thời điểm bắt đầu từ tuần thứ 18, bố mẹ đã có thể bắt đầu thai giáo cho con bằng những hoạt động đơn giản như cho trẻ nghe nhạc hoặc xoa bụng. Việc kích thích thính giác cho trẻ từ sớm sẽ vô cùng có ích trong tuần thứ 20, bởi giai đoạn này là lúc các cơ quan thính giác của trẻ đã phát triển đầy đủ. Đến khoảng tuần thứ 28, mẹ có thể kết hợp thai giáo bằng phương pháp kích thích xúc giác của trẻ.

Các phương pháp thai giáo?

Để thực hiện thai giáo hiệu quả, bố mẹ cần điều chỉnh tâm lý, sức khỏe và môi trường sống thật tốt. Đồng thời, cả bố và mẹ đều cần có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Điều này sẽ tác động rất lớn đến quá trình thụ thai, chất lượng của trứng và tinh trùng. Và đóng vai trò là nền tảng cho sự hoàn thiện thể chất và trí tuệ của con ngay khi vừa hình thành.

Việc thai giáo nên bắt đầu trước khi mang thai, trong và sau khi thụ thai. Song song đó, bố mẹ cần theo dõi thật kỹ sự phát triển về thính giác, khứu giác, thị giác, vị giác và cảm xúc của trẻ để chọn các phương pháp thai giáo phù hợp. Một số phương pháp thai giáo mà bố mẹ có thể tham khảo bao gồm:

Phương pháp thai giáo bằng thính giác

Tuần tuổi thứ 18 – 20 là lúc trẻ phát triển hoàn thiện thính giác. Tuy nhiên, trên thực tế thì từ lúc 4 tuần tuổi, thai nhi đã bắt đầu phát triển thính giác. Đến tuần tuổi thứ 16, con đã có phản ứng nhẹ với những âm thanh. Đến tuần tuổi 24 – 25, hầu như các bé đều đã hoàn chỉnh sự phát triển hệ thống dẫn truyền âm thanh.

Với các mốc phát triển này, cách thai giáo đầu đời tốt nhất là cho con nghe âm thanh. Bố mẹ có thể thai giáo cho trẻ bằng cách kể chuyện, hát ru, cho con nghe một số bản nhạc khác nhau.

Cho con nghe nhạc là một trong những cách kích thích dây thần kinh hoạt động của trẻ
Cho con nghe nhạc là một trong những cách kích thích dây thần kinh hoạt động của trẻ

Phương pháp thai giáo tiếp xúc, tương tác qua da

Trong thai kỳ, xúc giác của trẻ sẽ bắt đầu phát triển từ tuần thứ 8. Dựa vào cột mốc này, bố mẹ hãy ứng dụng phương pháp thai giáo cho con bằng cách tiếp xúc qua da. Bằng việc tương tác với con thông qua các đầu ngón tay, xoa nhẹ nhàng vào thành bụng sẽ giúp con có cảm giác gần gũi hơn. Lưu ý, bố mẹ nên tham khảo kỹ thuật của bác sĩ để có các phương pháp tương tác qua da hợp lý. Không sờ, bóp, nắn hoặc thực hiện những tác động nguy hiểm gây kích thích cơn co thắt tử cung.

Phương pháp thai giáo tâm lý

Sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ đều rất quan trọng khi mang thai. Do đó, trước và trong khi mang thai, mẹ phải luôn giữ tinh thần thật thoải mái, không áp lực. Tinh thần của mẹ thoải mái sẽ tạo ra môi trường phát triển cho cho cả thể chất lẫn tâm lý của trẻ.

Trên thực tế, thai giáo bằng tâm lý không hề có hướng dẫn cụ thể nào. Mỗi mẹ sẽ có những cách thai giáo cho con riêng. Lời khuyên duy nhất đối với phương pháp này, là mẹ bầu cần giữ sức khỏe tinh thần thật khỏe mạnh, duy trì cảm xúc tích cực, lạc quan, vui vẻ, hạn chế tức giận, buồn bã,… để giúp con có một môi trường phát triển thật lành mạnh.

Phương pháp tiếp xúc với ánh sáng

Ở tuần thứ 26, đây là thời điểm thị giác của thai nhi đã phát triển. Do đó, con sẽ tương đối nhạy cảm với ánh sáng. Thậm chí, một số mẹ bầu đi khám thai, trẻ có thể đùa giỡn với ngọn đèn trên một số máy siêu âm của bác sĩ. Lúc này, để rèn luyện phản xạ cho con, bố mẹ có thể áp dụng một số trò chơi đơn giản như: bật tắt bóng đèn, di chuyển đèn nhẹ nhàng trên bụng và quan sát những phản ứng của trẻ.

Phương pháp thai giáo dinh dưỡng

Có thể nói, dinh dưỡng luôn là điều bắt buộc và cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Bởi ngay từ khi thụ thai thành công, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đều hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể của người mẹ. Hơn thế nữa, bắt đầu từ tuần thứ 13 – 16 của thai kỳ, bé đã hình thành vị giác, đầu lưỡi đã có các gai để cảm nhận nhiều loại mùi vị khác nhau. Vì vậy, ăn nhiều thực phẩm khác nhau cũng là cách giúp con làm quen với nhiều loại mùi vị.

Trong giai đoạn mang thai, mẹ cần ăn đủ chất, không nên kiêng khem quá mức. Luôn luôn áp dụng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, không ăn quá no cùng một lúc và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.

Cách thai giáo cho mẹ bầu

Để thai giáo hiệu quả cho trẻ, mẹ cần tiến hành kích thích 5 giác quan của trẻ ngay từ trong bụng mẹ như: thính giác, thị giác, khứu giác và xúc giác. Bởi cả 5 giác quan này đều đã được hình thành ngay từ trong bụng mẹ.

– Thính giác: Bố mẹ có thể thai giáo cho con bằng các hoạt động kích thích thính giác như: nói chuyện, đọc truyện, cho con nghe nhạc,…

– Thị giác: Thai giáo bằng ánh sáng đúng cách sẽ giúp trẻ kích thích thị giác, là tiền đề giúp con con có một đôi mắt khỏe mạnh. Để thực hiện phương pháp này, bố mẹ có thể ra ngoài tắm nắng, hoặc dùng đèn pin soi bụng để con làm quen với ánh sáng.

– Khứu giác: Để con làm quen với các loại mùi, mẹ có thể dùng một số loại tinh dầu có mùi hương nhẹ nhàng và an toàn như: tinh dầu bưởi, tinh dầu oải hương, tinh dầu khuynh diệp,… để xông phòng hoặc massage. Lưu ý, mẹ nên ưu tiên chọn các sản phẩm tinh dầu thuần một nhóm chất, không pha trộn nhé.

– Xúc giác: Các hoạt động massage, âu yếm, vuốt bụng sẽ giúp con cảm thấy an tâm và cảm nhận được tình yêu của bố mẹ. Đồng thời, các tế bào não cũng được kích thích phát triển mạnh mẽ. Lưu ý, mẹ không nên xoa bụng quá nhiều lần trong ngày, hoặc có những hành động mạnh như: nắn, bóp, ấn,… để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của thai nhi và tránh kích thích tình trạng co thắt tử cung nhé.

Thai giáo bằng cách massage sẽ kích thích xúc giác của trẻ
Thai giáo bằng cách massage sẽ kích thích xúc giác của trẻ

– Vị giác: Bắt đầu từ tuần thứ 13 – 16, trẻ đã có những gai lưỡi để cảm nhận nhiều mùi vị khác nhau. Do đó, mẹ hãy bổ sung đa dạng các thực phẩm để giúp con làm quen với nhiều loại thức ăn.

Cách thai giáo cho thai nhi qua từng tháng tuổi

Nhìn chung, chắc hẳn mỗi bố mẹ sẽ có những thói quen và suy nghĩ khác nhau về việc thai giáo cho trẻ. Tuy nhiên, để thai giáo hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo các hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu qua từng tháng tuổi sau:

Tháng thứ 1

Tháng thứ nhất là giai đoạn vừa thụ tinh thành công, túi thai sẽ di chuyển ngược trở lại tử cung để làm tổ. Những lúc này, tâm trạng của mẹ sẽ có nhiều chuyển biến đặc biệt. Trong đó, một số mẹ sẽ có những biểu hiện ốm nghén đặc trưng như: mệt mỏi, buồn nôn, nôn khan, sợ mùi đồ ăn,… Giai đoạn này là lúc con chỉ mới là một mầm thai bé xíu, chưa rõ hình. Để tiến hành thai giáo, bố mẹ có thể đầu tư vào các yếu tố quan trọng như: dinh dưỡng, tâm lý, âm thanh.

Tháng thứ 2

Dù bước sang tháng thứ 2, nhưng nhiều mẹ vẫn sẽ gặp phải hiện tượng ốm nghén. Đi theo đó là những thay đổi khác nhau như: khó tiêu, ợ nóng, chướng bụng, mệt mỏi,… Ở tháng này, các cơ quan quan trọng của thai nhi đã bắt đầu được hình thành. Để thai giáo cho trẻ, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp thai giáo như: trò chuyện với con, cho trẻ nghe nhạc,… Ngoài ra, dinh dưỡng luôn là mấu chốt lớn giúp trẻ phát triển toàn diện, mẹ vẫn nên ăn đầy đủ các nhóm chất, kết hợp với việc chia nhỏ bữa ăn ra mỗi ngày.

Tháng thứ 3

Sang tháng thứ 3,có thể nhiều chị em sẽ xuất hiện tình trạng như: da bị sẫm màu, vòng ngực thay đổi,… Do với tháng thứ 2, trẻ đã lớn bằng quả mận. Đặc biệt, bé đã có thể chuyển động và lăn lộn bên trong bụng mẹ. Đây là thời điểm tốt để thai giáo bằng âm thanh, dinh dưỡng và vận động.

Tháng thứ 4

Tháng thứ 4 là giai đoạn cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi rõ rệt về mặt sinh lý. Đồng thời, đây cũng là lúc trẻ đã bắt đầu tiếp nhận được những âm thanh ở trong và ngoài bụng mẹ. Lúc này, bố mẹ có thể thai giáo cho trẻ bằng âm nhạc, vận động và trò chuyện cùng con mỗi ngày.

Tháng thứ 5

Tháng thứ 5 là giai đoạn nửa chặng và là cột mốc đánh dấu quan trọng của cả mẹ và con. Lúc này, các gian quan của trẻ sẽ nhanh chóng hoàn thiện. Đặc biệt, các vùng riêng biệt như khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác và xúc giác hầu như đã đều hoàn thành. Lúc này, mẹ có thể áp dụng các bài thai giáo vận động, kích thích thính giác. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng vẫn là yếu tố rất quan trọng trong thời gian này.

Tháng thứ 6

Ở tháng thứ 6, thai nhi đã có nhịp tim, đồng thời khả năng nghe của con cũng gần như hoàn thiện. Việc thai giáo bằng âm thanh sẽ giúp con cải thiện khả năng nghe, kích thích phát triển trí tuệ cho trẻ. Mẹ có thể áp dụng một số phương pháp thai giáo như: trò chuyện, nghe nhạc.

Tháng thứ 7

Ở tháng thứ 7, hệ thống não bộ và hệ thần kinh, cũng như các cơ quan của con đã phát triển đầy đủ. Các hoạt động thai giáo bằng ánh sáng sẽ giúp con học được cách phân biệt ngày và đêm. Đồng thời, phương pháp này cũng sẽ là cách giúp trẻ hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ, ít quấy khóc, giúp mẹ được thư giãn hơn.

Tháng thứ 8

Vào tháng thứ 8, em bé đã phát triển rất nhanh về kích thước. Lúc này, gương mặt con đã hoàn thiện, các cơ quan nội tạng cũng đã xong bước hoàn thành. Đặc biệt, não bộ và hệ miễn dịch của trẻ đểu đã phát triển đầy đủ các cơ quan. Lúc này, bố mẹ hãy thai giáo cho trẻ bằng việc duy trì cảm xúc, cho trẻ nghe nhạc thường xuyên. Các tiết tấu của âm nhạc cũng như sóng âm có khả năng hình thành ký ức cho trẻ. Ngoài âm nhạc Việt Nam, mẹ có thể nghe thêm một số bài hát tiếng Anh vui vẻ, để giúp con tối ưu khả năng ghi nhớ ngôn ngữ trong tương lai.

Tháng thứ 9

Tháng thứ 9 là giai đoạn chuẩn bị chào đời của con. Hầu hết các bố mẹ đều đang rất mong chờ ngày được gặp mặt “thành viên mới”. Những phương pháp thai giáo trong giai đoạn này bao gồm: âm nhạc, trò chuyện, vận động và ánh sáng.

Các sai lầm thường gặp khi thai giáo cho con mẹ

Trên thực tế, không phải mẹ bầu nào cũng sẽ làm theo các hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu được bác sĩ tư vấn. Việc thai giáo được thực hiện đúng cách và kiên trì sẽ giúp con yêu chào đời khỏe mạnh, thông minh và nhạy bén, dễ thích nghi hơn với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều chị em thực hiện phương pháp thai giáo không đúng cách. Một số sai lầm cơ bản khi thực hành phương pháp thai giáo thường gặp bao gồm:

Tự ép bản thân nghe nhạc cổ điển

Có lẽ mẹ bầu nào cũng đã nghe đến phương pháp thai giáo bằng cách nghe nhạc cổ điển. Dòng nhạc này là lựa chọn lý tưởng để giúp trẻ phát triển trí não và khả năng ghi nhớ. Tuy nhiên, việc cố gắng ép bản thân chọn các dòng nhạc cổ điển, thính phòng hàn lâm là không cần thiết. Trên thực tế, các mẹ có thể thai giáo cho trẻ bằng nhiều dòng nhạc khác nhau. Bởi thai nhi cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi tâm trạng của người mẹ. Vì vậy, mẹ nên ưu tiên những giai điệu nhẹ nhàng, có tiết tấu chậm (60-80 nhịp/ phút) và khiến bản thân cảm thấy thoải mái, yêu thích.

Cho trẻ nghe âm lượng quá lớn

Nhiều mẹ có suy nghĩ, môi trường bên trong tử cung khá hẹp, có thể trẻ sẽ không nghe rõ được âm thanh. Cũng vì lý do này nên nhiều chị em chọn cách mở âm thanh thật lớn, vì muốn con nghe rõ hơn. Tuy nhiên, điều này có thể gây khó chịu, giật mình hoặc thậm chí là làm hại đến thính giác của con.

Khi cho bé nghe nhạc, mẹ chỉ cần mở loa ngoài vừa đủ nghe hoặc sử dụng tai nghe chuyên dụng để bảo vệ cho sự phát triển thính giác của con. Trong khi nghe nhạc, mẹ có thể trò chuyện và lắng nghe những chuyển động của con để bé cảm thấy an tâm hơn.

Lạm dụng việc xoa bụng

Ở tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ, bé sẽ có những tương tác đầu tiên khi bố mẹ vuốt ve bụng bầu. Trên thực tế, việc xoa bụng cũng là cách giúp trẻ kích thích dây thần kinh hoạt động rất tốt. Tuy nhiên, quá lạm dụng việc vuốt bụng lại là chuyện khác. Hành động xoa bụng, vuột bụng quá mạnh có thể gây ra các cơn gò tử cung, tăng nguy cơ sinh non, động thai hoặc sảy thai.

Do đó, các mẹ lưu ý không nên dùng cả bàn tay mà chỉ nên dùng các ngón tay, nhẹ nhàng vuốt ve bụng. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên xoa bụng quá nhiều lần. Mẹ có thể thay thế hành động xoa bụng bằng động tác ôm bụng và đi lại nhẹ nhàng hoặc trò chuyện cùng con. Đây là cách thể hiện tình cảm yêu thương không thua kém gì so với việc xoa bụng đấy.

Ngoài ra, bên cạnh việc thai giáo, bố mẹ nhớ đi khám thai thường xuyên để theo dõi tình trạng phát triển và sức khỏe của con.

Trên đây là hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu. Hy vọng các chị em sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho chặng đường làm mẹ sắp tới. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds