Thông điệp của thai nhi qua cú đạp bung mẹ nên biết

Trong giai đoạn thai nghén, có lẽ bố mẹ nào cũng mong chờ ngày được gặp mặt con yêu. Mỹ Phẩm Bà Bầu nghĩ rằng, các bé cũng sẽ có những mong muốn tương tự bố mẹ. Bằng chứng là, chúng sẽ gửi sự “giao tiếp” đến bụng mẹ bằng cách đạp. Những cú đạp không chỉ thể hiện bé đang phát triển khỏe mạnh, mà còn mang theo rất nhiều thông điệp. Cùng Mỹ Phẩm bà Bầu tìm hiểu các thông điệp của thai nhi qua cú đạp qua bài viết sau nhé.

Trẻ thường gửi thông điệp cho mẹ bằng những cú đạp
Trẻ thường gửi thông điệp cho mẹ bằng những cú đạp

Thông điệp 1: “Đạp” là sự thể hiện trẻ đang hoạt động

Trong quá trình phát triển, con sẽ có rất nhiều hoạt động. Trong đó, các bước di chuyển ở buồng tử cung cũng được gọi là “đạp” bụng mẹ. Khi con càng lớn hơn, mẹ sẽ càng cảm nhận được rõ rệt những cú đạp ngộ nghĩnh và đáng yêu đến từ con.

Thông điệp 2: Con đã lớn hơn trước rồi mẹ ơi!

Trước khi có thể đạp bụng mẹ, con sẽ bó cuộn tròn lại trong tử cung của mẹ. Điều này như một sự “lấy đà” tinh nghịch để trẻ dễ dàng duỗi tay, chân ra ngoài. Duỗi tay chân của trẻ cũng giúp các bác sĩ dễ dàng đo được kích thước của trẻ. Việc này như một lời thông báo của trẻ gửi đến bố mẹ, rằng: con đã cao lớn hơn rồi bố mẹ ơi!

Thông điệp 3: Đạp để giao tiếp với mẹ

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nhịp tim của con sẽ chậm và dịu lại khi nghe thấy giọng của mẹ. Đặc biệt, bé có thể ghi nhớ giọng của mẹ và có xu hướng thích thú, đạp mỗi khi nghe thấy giọng nói quen thuộc của bố mẹ. Có thể nói, “đạp” cũng chính là một cách giao tiếp đặc biệt của con. Vì vậy, bố mẹ nhớ dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng trẻ nhé.

Nhịp tim của trẻ thường có xu hướng đập ổn định hơn khi nghe được giọng nói thân quen của bố mẹ
Nhịp tim của trẻ thường có xu hướng đập ổn định hơn khi nghe được giọng nói thân quen của bố mẹ

Thông điệp 4: Đạp để thể hiện sở thích

Ngay từ trong bụng mẹ, các giác quan và những cơ quan quan trọng hầu như đã được hình thành. Do đó, bé cũng có thể cảm nhận được hương vị của các món ăn mà mẹ thưởng thức. Không chỉ thế, các bé còn đã có khả năng cảm thụ âm nhạc riêng của mình. Điều này cho thấy, các bé đã phát triển sở thích cá nhân ngay từ trong bụng mẹ. Đây cũng là lý do nhiều bé có xu hướng đạp nhiều khi nghe nhạc, tỏ ra thích thú lúc mẹ đọc truyện, nhưng một số bé khác thì không có phản ứng.

Thông điệp 5: “Bất bình” với không gian chật chội trong tử cung

Một trong những thông điệp của thai nhi qua cú đạp mà chúng ta không thể bỏ qua, đó chính là sự bất bình của con khi không đủ không gian để “ngọ quậy”. Trong những tháng đầu của thai kỳ, các mẹ chỉ có thể cảm động những chuyển động khẽ khàng khi trẻ di chuyển. Tuy nhiên, khi bé lớn lên, đặc biệt là từ sau tuần thai thứ 18 – 19, con sẽ có xu hướng đạp mạnh với tần suất cao hơn. Một phần là do trẻ đã lớn hơn, đồng thời, không gian trong tử cung của mẹ đã trở nên chật hẹp hơn nhiều so với ban đầu. Con sẽ cảm thấy khó chịu, muốn duỗi chân tay và đạp mẹ nhiều hơn.

Thông điệp 6: Có xu hướng đạp nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng

Chắc hẳn nhiều mẹ cũng cảm thấy con sẽ có xu hướng đạp nhiều hơn mỗi khi mẹ nằm nghiêng sang một bên. Đây là do sự lưu thông máu tăng lên khi mẹ nằm nghiêng, điều này sẽ tạo điều kiện cho bé dễ dàng chuyển hơn hơn so với khi mẹ nằm ngửa.

Bé sẽ di chuyển thoải mái hơn khi mẹ nằm nghiêng
Bé sẽ di chuyển thoải mái hơn khi mẹ nằm nghiêng

Thông điệp 7: Con đạp khi bị nấc, giật mình

Đôi khi con sẽ đạp mạnh và bất ngờ, điều này sẽ khiến không ít bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên, những có đạp bất ngờ của con rất có thể là do trẻ bị nấc cụt do uống uống nước ối. Nhiều trường hợp khi mẹ bật âm thanh quá lớn, cũng sẽ khiến con hoảng sợ và giật mình. Hiện tượng này không có gì đáng lo lắng, bởi trẻ đang trong quá trình phát triển thần kinh thính giác và xúc giác mà thôi.

Thông điệp 8: Cho bố mẹ biết rằng con đang thức

Bắt đầu từ tuần thứ 30 trở đi, hệ thần kinh của trẻ đã gần như hình thành gần như hoàn chỉnh. Bé có thể cảm nhận rõ ràng về giấc ngủ và lúc thức. Con cũng có xu hướng ngủ nhiều hơn về ban ngày và thức vào ban đêm. Chính vì vậy, các mẹ sẽ thường cảm thấy con đạp nhiều hơn vào ban đêm. Đây cũng là lý do nhiều bé sau sinh thường thức đêm, ngủ ngày.

Thông điệp 9: “Đạp” để cố gắng tránh né ánh sáng

Điều kiện trong bụng mẹ mà con nhận được, đó là không gian ấm áp, tối và mềm mại. Nên khi có ánh sáng tác động, trẻ sẽ có xu hướng chói mắt và đạp nhiều hơn để quay đi chỗ khác. Ngoài ra, có một số bé sẽ tỏ ra rất tò mò và thích thú khi có ánh sáng chiếu vào, nên đôi khi các trẻ cũng sẽ đạp nhiều hơn để đến nơi có ánh sáng chiếu vào.

Môi trường sống trong bụng mẹ rất tối và ấm áp
Môi trường sống trong bụng mẹ rất tối và ấm áp

Thông điệp 10: Tần suất “đạp” ít ở những tháng cuối

Tuy thường xuyên đạp bụng mẹ trong giai đoạn tuần thứ 20 – 30 của thai kỳ. Nhưng đến những tháng cuối, bé sẽ có xu hướng ít đạp hơn. Nguyên nhân là do lúc này con đã lớn, không gian trong tử cung mẹ không còn đủ chỗ để con có thể tự do di chuyển như lúc trước. Thậm chí, nếu lúc này bé chỉ cần chuyện động một chút cũng có thể khiến xương sườn của mẹ đau nhói.

Thông điệp 11: Thông báo rằng: Con đã sẵn sàng cho “hành trình” mới

Trong những tháng cuối, mẹ bầu sẽ có giác vô cùng nặng nề và áp lực ở phần xương chậu. Đặc biệt là ở giai đoạn gần “lâm bồn”. Lúc này, những cú đạp, thúc mạnh của trẻ chứng tỏ con đã sẵn sàng cho chuyến hành trình lớn đầu đời. Mẹ có thể duy trì các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ để tăng cường thể lực và giảm bớt áp lực cho vùng xương chậu.

Thông điệp 12: Bé trườn nhiều hơn đạp trong tháng cuối

Do bị hạn chế không gian, ở tháng cuối của thai, trẻ không còn đạp nhiều như trước. Thay vào đó, con sẽ chuyển sang trườn nhiều hơn. Khi trẻ trườn, mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng được tình trạng trồi lên trồi xuống như những làn sóng. Tuy vậy, nhưng cũng có nhiều trường hợp bé trườn vào khu vực xương sườn khiến mẹ đau nhói.

Thông điệp 13: Không phải lúc nào bé cũng thích đạp và trườn

Vì không thể thấy được con, nhiều bố mẹ sẽ rất lo lắng nếu thấy con ít cử động. Tuy nhiên, bố mẹ đừng quá lo lắng, bởi không phải em bé nào cũng có sở thích “đu dây”, “nhào lộn” bên trong bụng mẹ đâu. Ngoài ra, không phải lúc nào bé cũng sẽ cử động. Sẽ có nhiều thời điểm con thức, nấc cụt, mỏi người, muốn duỗi chân tay nên sẽ đạp liên tục. Tuy nhiên, cũng có nhiều thời điểm con ngủ, nằm im để lắng nghe âm thanh từ bản nhạc mà mình yêu thích. Dĩ nhiên, có rất nhiều lo ngại về việc thai nhi ít vận động,nhưng không phải lý do nào cũng nguy hiểm.

Thông điệp 14: Có thể con đang kêu cứu!

Trong các buổi khám thai, bác sĩ sẽ luôn nhắc nhở mẹ nhớ đếm số lần đạp của con. Điều này rất quan trọng. Bởi nếu trước đó con đạp nhiều, nhưng tần suất đạp giảm mạnh thì có thể là dấu hiệu bất ổn. Có thể rằng trẻ đang cố gắng báo hiệu cho bố mẹ rằng mình đang cần được hỗ trợ. Do đó, nếu mẹ cảm thấy những bất thường về sức khỏe, đồng thời xuất hiện những hiện tượng lạ nơi trẻ, mẹ nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Tuyệt đối không chủ quan để tránh những rủi ro không mong muốn.

Có lẽ qua bài viết này, các mẹ đã hiểu hơn về những thông điệp của thai nhi qua cú đạp rồi phải không? Mỹ Phẩm Bà Bầu chắc chắn các mẹ sẽ có nhiều trải nghiệm khi lắng nghe những cú đạp “thần sầu” của con trong thời gian tới. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và sớm ngày được gặp mặt con!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds