Tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu?

Việc đảm bảo sức khỏe tốt cho mẹ bầu trong thai kỳ luôn được đặt lên hàng đầu, trong đó ngoài bổ sung các thực phẩm thiết yếu hay xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, các mẹ cũng cần chú ý đến việc tiêm chủng trong thai kỳ, nhất là những mũi tiêm không thể bỏ qua như uốn ván. Vậy nên tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Phụ nữ mang thai là đối tượng được khuyến khích tiêm phòng vắc xin uốn ván
Phụ nữ mang thai là đối tượng được khuyến khích tiêm phòng vắc xin uốn ván

Tiêm uốn ván là gì?

Uốn ván là một trong những loại bệnh nhiễm trùng cấp tính hết sức nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu, được gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Clostridium Tetani. Loại vi khuẩn này có khả năng sinh tồn vô cùng mạnh và rất khó bị tiêu diệt, gần như xuất hiện ở khắp mọi nơi, chủ yếu có trong bùn đất, bụi bẩn và chất thải động vật. Khi đi vào cơ thể, vi khuẩn này sẽ tiết ra độc tố Tetanospasmin có thể xâm nhập vào hệ thần kinh, làm cho bệnh phát tác nhanh chóng và làm tăng nguy cơ tử vong.

Clostridium Tetani thường đi vào cơ thể qua đường vết thương hở với dấu hiệu nhận biết là căng cơ mặt, cứng hàm, một vài trường hợp có thể xuất hiện co giật. Trong trường hợp chuyển biến nặng, toàn thân của người bị uốn ván có thể bị cơ cứng như một tấm ván bị uốn cong, dễ gây nghẹt thở, liệt cơ hô hấp và tử vong.

Đối với những trường hợp mẹ bầu mắc phải uốn ván, nguy cơ trẻ sơ sinh cũng mắc phải bệnh này do vi khuẩn xâm nhập qua đường âm đạo, vết mổ hay qua vết cắt rốn của trẻ là khá cao, có thể dẫn đến tử vong.

Vì sao bà bầu nên tiêm uốn ván?

Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm, một khi đã mắc phải thì người bệnh có tỷ lệ tử vong cao từ 25 – 90%, còn đối với trẻ sơ sinh thì bệnh lý này tỷ lệ sẽ lên đến 95%. Đối tượng dễ mắc bệnh uốn ván là những người có vết thương hở ngoài da, phụ nữ khi sinh nở, trẻ sơ sinh khi cắt rốn…

Chính vì thế, việc tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ mang thai là hết sức quan trọng, giúp tạo ra kháng thể để tránh việc mẹ bầu và thai nhi bị phơi nhiễm với ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium Tetani, nhất là ngăn chặn trực khuẩn tấn công trong quá trình chuyển dạ.

Bệnh uốn ván gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ nếu không được tiêm phòng
Bệnh uốn ván gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ nếu không được tiêm phòng

Bà bầu nên tiêm uốn ván vào tuần thứ mấy?

Tất cả mọi người trong độ tuổi sinh sản từ 15 – 35 tuổi đều được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin ngừa uốn ván và tổng số mũi cần tiêm là 5 còn với phụ nữ mang thai lần đầu là 2 mũi cơ bản. Việc tiêm phòng vắc xin từ trước sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể, ngăn ngừa trực khuẩn xâm nhập và tấn công. Do đó, mẹ bầu cần tiêm uốn ván như sau:

Phụ nữ mang thai lần đầu

Đối với những phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm vắc xin uốn ván, đã từng tiêm từ lúc nhỏ hoặc tiêm chưa đủ mũi thì nên tiêm 2 mũi như sau:

– Mũi thứ nhất: tốt nhất là khi thai được khoảng 20 tuần hoặc khi thai nhiều tuần hơn.

– Mũi thứ hai: ít nhất 30 ngày kể từ mũi tiêm thứ nhất hoặc trước khi sinh để cơ thể đủ thời gian tạo kháng thể.

Phụ nữ đã từng mang thai

Nếu lần mang thai thứ 2 cách lần thứ nhất không quá 5 năm và mẹ bầu đã từng được tiêm phòng vắc xin uốn ván ở lần trước đó thì chỉ cần tiêm 1 mũi bổ sung khi thai đủ 24 tuần tuổi. Trong trường hợp lần mang thai này cách lần trước quá 5 năm hoặc mẹ bầu vẫn chưa tiêm đủ liều trước đó thì vẫn nên tiêm đủ 2 mũi.

Các trường hợp khác

– Đối với người không rõ tiền sử tiêm vắc xin, chưa tiêm mũi nào hoặc tiêm chưa đủ 3 mũi vắc xin:

+ Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

+ Lần 2: ít nhất 30 ngày sau lần 1 và trước ngày dự sinh

+ Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau

+ Lần 4: ít nhất 12 tháng sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau

+ Lần 5: ít nhất 12 tháng sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau.

– Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin:

+ Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu

+ Lần 2: ít nhất 30 ngày sau lần 1

+ Lần 3: ít nhất 12 tháng sau lần 2

– Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:

+ Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

+ Lần 2: ít nhất 12 tháng sau lần 1

Bà bầu tiêm uốn ván chi phí bao nhiêu?

Khi mang thai, mẹ bầu cần chuẩn bị rất nhiều thứ, không chỉ sức khỏe, tinh thần mà còn cả chi phí cho nhiều khoản khác nhau. Do đó, phần lớn chị em đều muốn biết tiêm uốn ván cho bà bầu chi phí bao nhiêu.

Hiện nay trên thị trường không chỉ có một loại vắc xin ngừa uốn ván đơn giá mà còn có rất nhiều loại vắc xin kết hợp có chứa thành phần này. Chính vì thế, giá của các loại vắc xin sẽ dao động theo từng loại. Không những thế, giá thành của vắc xin cũng có thể thay đổi ở từng địa chỉ tiêm chủng khác nhau. Để biết chính xác chi tiết giá thành của loại vắc xin cần tiêm, các mẹ nên tham khảo trực tiếp tại địa chỉ tiêm chủng dự định tiêm phòng.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định lịch tiêm phòng uốn ván phù hợp nhất
Tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định lịch tiêm phòng uốn ván phù hợp nhất

Bà bầu tiêm uốn ván ở đâu uy tín?

Nếu như trước đây mẹ bầu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm địa chỉ tiêm uốn ván thì hiện nay đã có nhiều nơi tổ chức tiêm ngừa cho mẹ bầu. Trong đó, có không ít những trung tâm tiêm chủng với nhiều loại vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ nước ngoài với quy trình bảo quản tiên tiến, hiện đại giúp đảm bảo chất lượng vắc xin cũng như sự an toàn cho mẹ bầu.

Ngoài việc tìm kiếm địa chỉ tiêm chủng trên mạng internet, mẹ bầu có thể tham khảo thêm từ người thân, bạn bè xung quanh. Tốt nhất là các mẹ nên đến tư vấn từ sớm để tham khảo các loại vắc xin nên tiêm trước, trong và sau khi mang thai, từ đó sắp xếp lịch trình tiêm phù hợp nhất.

Bà bầu tiêm uốn ván cần lưu ý những gì?

Không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nơi trên thế giới đã không ngừng truyền thông đến với mọi người về việc tiêm phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ chuẩn bị sinh và những người nạo phá thai không an toàn. Tuy nhiên, khi tiêm uốn ván, các mẹ cần lưu ý những điều sau đây.

– Dù việc tiêm vắc xin uốn ván giúp cơ thể tạo ra kháng thể để chống sự xâm nhập của trực khuẩn nhưng nếu mẹ bầu sinh nở trong môi trường kém vệ sinh, điều kiện thiếu an toàn thì trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ mắc phải bệnh uốn ván. Hơn nữa, trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu ớt nên rất khó chống lại tác động của trực khuẩn, trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng.

– Sau khi tiêm phòng, vị trí tiêm có thể bị sưng, đau nhưng sẽ nhanh chóng khỏi sau một vài ngày. Trong trường hợp vị trí tiêm bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ xem xét dùng thuốc hỗ trợ. Ngoài ra, một số mẹ bầu sau khi tiêm vắc xin có thể bị sốt nhẹ, đây là biểu hiện bình thường cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động tốt, nhận diện tác nhân lạ và sản xuất kháng thể.

– Không nên ra về ngay sau khi tiêm mà cần ở lại khu vực chờ sau tiêm ít nhất là 30 phút để theo dõi tình hình sức khỏe, nhất là khi xuất hiện tình trạng sốc phản vệ. Ngoài ra, nếu có các biểu hiện lạ khác như khó thở, chân tay lạnh, tim đập nhanh, da xanh tái, tiêu chảy… thì cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên để được kiểm tra sức khỏe. Trong trường hợp sau tiêm không có triệu chứng bất thường nào thì mẹ bầu cũng cần tiếp tục theo dõi khi về nhà.

– Cần tuân thủ những hướng dẫn hay lời dặn của bác sĩ sau tiêm, chẳng hạn như không uống cà phê, thức uống có cồn, chất kích thích… để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé vì đây là những chất này không chỉ làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

– Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ mũi và đúng lịch tiêm để vắc xin phát huy hiệu quả tối đa, từ đó tạo ra kháng thể để phòng bệnh uốn ván tốt nhất. Ngoài ra, các mẹ cũng cần thăm khám sức khỏe thai kỳ để theo dõi hoặc phát hiện bệnh kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Bà bầu tiêm uốn ván có thể gặp các phản ứng phụ nào?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc về việc tiêm uốn ván có thể gây ra các tác dụng phụ nào hay không? Câu trả lời là có, không chỉ vắc xin uốn ván mà khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ nhưng không phải ai cũng gặp, có người có, có người không và mức độ nặng hay nhẹ cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm uốn ván.

Sưng đau tại vị trí tiêm

Việc bị sưng đau tại vị trí tiêm là tác dụng phụ thường gặp nhất sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Mức độ đau sẽ khác nhau ở từng người, một số người cảm thấy châm chích như kiến cắn, còn một số người thì không cảm thấy đau. Cơn đau sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn sau 1 hoặc vài ngày. Trong trường hợp sưng đau nghiêm trọng, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp xử lý phù hợp.

Sốt

Tình trạng sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin uốn ván là phản ứng bình thường và mẹ bầu có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc hạ sốt. Nếu xuất hiện sốt cao kéo dài từ 39 độ C, các mẹ nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đau đầu, đau người

Đau đầu hay đau nhức cơ thể cũng là một trong những tác dụng phụ của vắc xin uốn ván nhưng sẽ giảm dần trong một thời gian ngắn.

Mệt mỏi

Mệt mỏi, buồn ngủ là triệu chứng có thể gặp phải sau khi tiêm uốn ván, cho thấy hệ miễn dịch đang dần hình thành miễn dịch với bệnh để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, do đó các mẹ cũng không cần quá lo ngại khi gặp phải tác dụng phụ này.

Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy

Khi gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa hay tiêu chảy, các mẹ cần uống đủ nước, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu các triệu chứng này kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị phù hợp nhất.

Mẹ bầu có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau khi tiêm phòng uốn ván
Mẹ bầu có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau khi tiêm phòng uốn ván

Qua bài viết này, chắc hẳn các mẹ đã có thể tự mình trả lời được câu hỏi “tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuổi bao nhiêu?” cũng như bổ sung được những kiến thức thai kỳ vô cùng bổ ích. Nhìn chung, uốn ván là bệnh hết sức nguy hiểm không chỉ cho mẹ mà còn cho bé, do đó việc tiêm phòng từ sớm là điều vô cùng cần thiết. Đối với những mẹ bầu chưa biết thông tin này thì hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như lựa chọn địa chỉ tiêm phòng uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Các câu hỏi thường gặp khi tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds